điều phục 6 căn?

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
chanhhienlong
Bài viết: 12
Ngày: 19/05/09 18:30
Giới tính: Nam

Re: điều phục 6 căn?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhienlong »

Trong 6 Can ( co 3 can vien tho^ng ) giong nhu 6cua va`o nha` , chi can mo 1 cua de vao nha , nhu vay chi can tu 1 can la du , 5 can kia ..thang 1, vd Tu thien : Y Can


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: điều phục 6 căn?

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong
ý căn là bộ óc
Đạo hữu hlich ơi ;mình nghĩ ý căn hay ý quyền hay ý môn là danh pháp;còn bộ óc là sắc pháp. Còn ý vật mới là sắc pháp. :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: điều phục 6 căn?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
mình nghĩ bộ óc vừa là "danh" vừa là "sắc"
hành động một người tùy vào hành uẩn (các tâm sở) của người đó
nhiều người sau khi bộ óc thay đổi qua tai nạn, qua phẫu thuật, qua sự lạm dụng của chất kích thích, hành động của họ có khác với khi bộ óc chưa trải qua những biến cố đó
kết luận: bộ óc là nơi tàng ẩn của các hành uẩn, đó là phần "danh" của bộ óc; với phần "danh" này mà bộ óc được coi là ý căn, ý môn, ý quyền
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: điều phục 6 căn?

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Theo tạng abhidhamma thì ý quyền chính là ý;ý xứ và là một danh pháp à nha.

Còn mình nghĩ cái bộ não chỉ là một phần của ý vật thôi;nếu hình dung như hộp sọ là một phần của xương sống;thì não bộ cũng thuộc về một phần của tủy sống;hay có thể coi là "tủy sống có bướu ở các loài sinh vật có hệ thần kinh";không chỉ có tổn thương về não mà tổn thương về tủy sống hay các dây thần kinh cũng ảnh hưởng đến các danh uẩn ở cõi ngũ uẩn;bởi vì chúng đồng nương vật. Còn cõi tứ danh uẩn thì không có sắc ý vật mà vẫn có ý quyền;ý xứ đó thôi.

Câu hỏi ý vật nằm ở đâu hình như đã được nhiều người thảo luận.Có người cho rằng nó nằm ở trái tim;khoa học hiện đại thì cho rằng nó nằm ở não với quan niệm duy vật rằng não sinh ra ý thức.Trong abhidhamma thì nói rằng ý vật là nơi sắc chất mà ý nương vào;chỉ giản dị thế thôi.Vì phân tích rõ ràng nó ở cơ quan nào thì cũng ko có cần thiết lắm với người học Phật mà cần cho bác sĩ y khoa hơn. :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: điều phục 6 căn?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
não bộ cũng thuộc về một phần của tủy sống
tủy sống dẫn cảm giác về não bộ thì đúng hơn; tổn thương tủy sống thường gây tê liệt chớ không làm thay đổi cách suy nghĩ như khi bị tổn thương não bộ
ý vật nằm ở đâu
trích Thắng pháp tập yếu luận nè,
theo truyền thống Upanishad, thời quả tim là cứ điểm của tâm thức. Theo các vị sớ giải như Ngài Buddhaghosa và Anuruddha, thì cứ điểm của tâm thức cũng là trái tim
tức là thắng luận coi trái tim là ý căn đó; đây là điều có nhiều người không đồng ý và thay thế bằng bộ óc đó

theo thắng luận thì ý căn là trái tim, ý quyền là 89 tâm thức, ý môn là tâm hữu phần trước khi có lộ trình tâm mà đối tượng là tâm cảnh (mental object); chỗ này mình thấy thắng luận không được hệ thống lắm

cho nên một khi chấp nhận bộ óc là ý căn thì cũng nên cho nó là ý môn ý quyền như mắt, tai, mũi, ...; bộ óc cũng có phần "danh" trong đó; dùng ngôn ngữ điện toán thì bộ óc có phần cứng (hardware hay "sắc") và phần mềm (software hay "danh")

khi nói bộ óc có phần "danh" thì không có nghĩa là theo quan niệm duy vật; quan niệm duy vật coi bộ óc là vật chất và thức sanh ra từ đó; ở đây mình muốn nói bộ óc vừa là "danh" vừa là "sắc"

theo duy thức thì thức thứ bảy là ý căn của ý thức thứ sáu; và thức thứ bảy cũng thường được giải thích là bộ óc
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: điều phục 6 căn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Phật không nói rỏ Ý Căn là gì nên không thể phán đoán rằng nó là bộ óc hay trái tim được.

Ta chỉ nên hiểu Ý Căn khi hợp với Pháp Trần thì sanh Ý Thức.

Có lẽ trạng thái nầy cần phải tu tập Thiện Định rất sâu mới rỏ được Ý Căn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: điều phục 6 căn?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Theo trường phái của ngài Pa-Auk ở Miến Điện, thì Sắc Ý Vật hay ý Căn là trái tim, nơi vật chất được tạo ra từ tâm.

Hành giả tu theo Kinh Định Niệm Hơi Thở cho đến vào được định sâu và vững mạnh, hơi thở và Nimita bây giờ trở nên một, sau đó xuất thiền nhìn vào phần dưới của trái tim. Nơi đây chính là dòng Bhavanga sinh lên ở tâm căn.
Khi định tâm vững mạnh, Danh Bhavanga sản sinh những nhóm Sắc màu có ánh sáng, khi tâm hành giả nhìn vào ánh sáng Bhavanga chính là nhìn vào Nimita (đối tượng của tâm) để thấy được Lộ Trình Tâm.

Hành giả tu theo ngài Pa -Auk rất nhiều, người Việt chúng ta thì có Ni Sư Liên Tường tu phương pháp này với Ngài 8 năm, hiện giờ Ni Sư đã trở về Việtnam và tu tại Hà Nội.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: điều phục 6 căn?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Theo trường phái của ngài Pa-Auk ở Miến Điện, thì Sắc Ý Vật hay ý Căn là trái tim, nơi vật chất được tạo ra từ tâm.
A Nan bị Phật trách tới 7 lần vì không tìm ra tâm. Nay lại có người nói ý căn trong trái tim. (trong thân).
(Hên là kinh Lăng Nghiêm còn, nếu không bị tà sư dẫn dụ rùi)

Ví dụ 1: như có một tên tử tù bị đem ra pháp trường, bị chặt đầu, vừa chặt đầu xong thì dĩ nhiên hắn chưa chết hẳn mà còn ý thức để nhận biết bị chặt đầu, vậy cái ý thức lúc đó nó nằm phần đầu hay phần thân (chỗ có trái tim)???

Ví dụ 2: người bị bệnh tim, cấy ghép tim (đổi tim hư này với tim mới kia), vậy người đó có đổi ý căn luôn không ???

Ví dụ 3: Nếu ý căn là trái tim, vậy trái tim đó khi hết xí quách, liệu ý căn có tiêu diệt ???
Phật không nói rỏ Ý Căn là gì nên không thể phán đoán rằng nó là bộ óc hay trái tim được.
Không là óc cũng không là tim, mà nếu thiếu 2 duyên đó cũng không thể diễn tả được ý căn.
Ma quỉ, hoặc chư thiên không có óc, cũng chớ có tim, nhưng nó vẫn có ý căn thôi. (cho nên ý căn không phụ thuộc vào có óc hoặc có tim).

Ý căn là 1 trong "dây mơ rễ má" vọng tâm (nôm na có 6 căn), nặng về chủ thể, còn 5 căn còn lại cũng thuộc về vọng tâm, nặng về tác dụng.

Cho nên nó chẳng phải là Tâm, nó chỉ là bóng dáng của vọng tâm, không phải là óc ác hay tim mạch gì hết.
Vì thế có nhiều người cho rằng Ý Căn ở tim là ...Tà.

Niệm Nam Mô A Di Đà Phật,
Ta chỉ nên hiểu Ý Căn khi hợp với Pháp Trần thì sanh Ý Thức.
Học Phật không phải "chỉ nên hiểu" như vậy, như vậy, như vậy sẽ dễ sanh ra tà kiến chấp trước. Hiểu đúng hay hơn biết suông.

Như đã nói, ý căn là tướng trạng của tâm khi mê, khi cái tướng trạng tâm mê này (ý căn) nó đối với pháp trần thì nó có sự ...nhận biết, sự phân biệt. Cho nên gọi là ý thức.

Như nói Nhĩ Căn đi, nhĩ căn không phải là cái .... màn nhĩ, nhĩ căn là tướng trạng của tâm, màn nhĩ là cửa ra vô của Nhĩ Căn. Người điếc cũng có nhĩ căn nhưng mà cái cửa ra vô của màn nhĩ bị ....hư. Cho nên không nghe được âm thanh bên ngoài. Ở chỗ đó ....nhĩ căn vẫn nghe .....cái không có tiếng, chứ không phải là không nghe. Nhận biết nghe cái không có tiếng đó là Nhĩ Thức. Cái này gọi là khiếm khuyết căn. Kẻ không có phước.

Mấy cái căn kia cũng vậy.
Có lẽ trạng thái nầy cần phải tu tập Thiện Định rất sâu mới rỏ được Ý Căn.
Tu bất cứ pháp môn đại thừa viên đốn nào cũng có thể thành tựu được ý căn.

Ví như niệm Phật, pháp môn thù thắng vi diệu nhất, niệm đến Nhất Tâm không loạn, phiền não không nhiễu được, điều phục ý thức không còn để nó nhoi như dòi nữa, cái điều phục đó chính là anh ý căn. Ý căn lúc này đã và đang thuận đường đến với Tánh Giác Ngộ, đạt đến Lý Nhất Tâm thì tác dụng của ý căn (gọi là ý căn cho dễ hiểu chứ nó lúc này đã là chân tâm rồi) bây giờ không còn là thức nữa mà đã là Trí. Nếu nó là thể thì gọi nó là Bát Nhã, còn nó có tác dụng thì gọi là nó Trí.

Cho nên niệm Phật càng nhiều càng sanh trí huệ. Thức chẳng mần ăn gì được, bên bờ sanh tử, chỉ có niệm Phật nguyện vãng sanh là đại trí tuệ. là đại giác ngộ, là cứu cánh nhất. Là con đường viên đốn thành Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
vacun
Bài viết: 25
Ngày: 16/05/10 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: điều phục 6 căn?

Bài viết chưa xem gửi bởi vacun »

dct87 đã viết:
Cho nên nó chẳng phải là Tâm, nó chỉ là bóng dáng của vọng tâm, không phải là óc ác hay tim mạch gì hết.
Vì thế có nhiều người cho rằng Ý Căn ở tim là ...Tà.

Niệm Nam Mô A Di Đà Phật,
Ta chỉ nên hiểu Ý Căn khi hợp với Pháp Trần thì sanh Ý Thức.
Học Phật không phải "chỉ nên hiểu" như vậy, như vậy, như vậy sẽ dễ sanh ra tà kiến chấp trước. Hiểu đúng hay hơn biết suông.
tự nhiên cậu chèn "Niệm Nam Mô A Di Đà Phật," vô trong phần đó là có ý gì đây nhĩ :-? , tớ không thấy có ăn nhập gì hết hì hì


Nghe Chỉ Nghe, Đừng Suy Nghĩ
Nhìn Chỉ Nhìn, Đừng Suy Nghĩ
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: điều phục 6 căn?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

tự nhiên cậu chèn "Niệm Nam Mô A Di Đà Phật," vô trong phần đó là có ý gì đây nhĩ :-? , tớ không thấy có ăn nhập gì hết hì hì
Cứ tưởng chỗ này không ai hỏi ...hihi !!! ... không thấy ăn nhậu gì hết phải không ??? (hihi ........và.....và những ai không tu Tịnh Độ mới hỏi như vậy thôi :D )

chuyện nà như vầy...

Lúc đầu định ghi "Nam Mô A Di Đà Phật", mà nhỡ tay ghi chữ "niệm" , định xóa mà thôi, wánh tiếp Nam Mô A Di Đà Phật sau 1 giây lát nhanh suy nghĩ với những lý do:

1. Vọng tưởng quá nhiều khi viết bài cho nên khi hết viết một ý là ...niệm nhắc mình, niệm là nhắc nhỡ. wánh sao wánh luôn chữ "niệm" (trong đầu vừa nhớ... là ngón tay vừa đánh luôn).
2. Chữ "niệm" đó dct muốn ai đọc cũng phải chú ý để có ấn tượng sâu với câu Nam Mô A Di Đà Phật. Vì chú ý cho nên mới có người hỏi đây. Chữ niệm đó là dct cố tình để, không muốn xóa á.

Nó là vậy đó. Nghe lạ như A Lại Da bị ấn tượng mạnh!!!
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách