Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Tứ Vô Lượng Tâm ra đời nhằm giúp chúng sinh sống theo phẩm hạnh của 1 bậc Thánh , nhằm giúp chúng sinh đến đứng trước ngưỡng cửa của sự giải thoát Đức Phật đã nói"Không nên trả thù. Khi bị nguyền rủa, mắng chửi, phải biết làm câm như cái mõ bể. Ðược như vậy tức đã đứng trước ngưỡng cửa Niết Bàn, mặc dầu trong thực tế chưa đắc Quả Niết Bàn."

Sân hận (Dosa) là một tật xấu có sức tàn phá vô cùng khốc liệt. Ðối diện với lòng sân, tâm Từ (Mettà) là một đức độ nhẹ nhàng êm dịu làm cho con người trở nên cao thượng, tuyệt luân.
Hung bạo (Himsà) là một tật xấu khác đã gây nên biết bao tội ác và biết bao hành động bạo tàn trên thế gian. Tâm Bi (Karunà) là vị thuốc công hiệu để tiêu trừ bệnh hung bạo.
Ganh tỵ (Issà) là chất độc cho cơ thể, vừa là động lực thúc đẩy con người vào những cuộc ganh đua nhơ bẩn và những hoàn cảnh tranh chấp hiểm nguy. Phương thuốc trị liệu nhiệm mầu và công hiệu nhất để trị bệnh ganh tỵ là tâm Hỷ (Mudità).
Bám níu vào những gì ưa thích, và bất toại nguyện với những điều không vừa lòng làm cho tâm mất bình thản. Do sự phát triển tâm Xả (Upekkhà) hai tệ đoan đối nghịch trên có thể sẽ bị tiêu diệt dần dần.
Bốn phẩm hạnh vô giá kia được gọi chung trong tiếng Phạn là "Brahma Vihàra" có nghĩa là lối sống cao thượng, trạng thái cao siêu, hoặc chỗ nương tựa của bậc Thánh Nhân. Ta gọi là Tứ Vô Lượng Tâm.
(còn tiếp)


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Thích Huệ Viên
Điều Hành Viên
Bài viết: 160
Ngày: 17/07/07 08:12
Giới tính: Nam

Re: Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thích Huệ Viên »

Kính chào bạn.
Mời bạn nói tiếp nữa đi. :roll:


"Nhứt thiết hữu vi pháp.
Như mộng huyễn bào ảnh.
Như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán."

http://daitangkinhvietnam.org
http://daitangkinhvietnam.org/tudien
http://daitangkinhvietnam.org/diendan
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

tứ vô lượng tâm (tt)
Như vậy ta đã thấy Tứ Vô Lượng Tâm giúp chúng sinh đến gần sự giải thoát và cần phải tu tập cao hơn nữa thì mới giải thoát được . Tuy nhiên có thể nói đây là con đường đi đến ngưỡng giải thoát rất nhanh .
Tứ Vô Lượng Tâm , tức là 4 tâm rải kháp rộng lớn vô biên . Tâm Từ bao trùm tất cả mọi chúng sanh; tâm Bi, những chúng sanh đau khổ; tâm Hỷ, những chúng sanh hạnh phúc; tâm Xả phủ khắp những gì tốt đẹp và những gì xấu xa, những điều khả ái và những điều khả ố, những thích thú và những nghịch lòng.
Tâm Từ là bước đầu tu tập để đạt đến tâm Bi , Tâm BI được tu tập cao dầy thành Tâm Hỷ và cái tột cùng rốt ráo của Tứ Vô Lượng Tâm là Tâm Xả .Khi ta chỉ có Tâm Từ , Bi , Hỷ thì kô có tâm Xả nhưng nếu ta có tâm Xả thì ta đã có Tứ Vô Lượng Tâm. NHư vậy Zelda sẽ nói thêm về tâm xả là gì ?
Upekkhà (Xả) là đức tánh thứ tư trong Tứ Vô Lượng Tâm, khó thực hành nhất, mà cũng cần thiết nhất trong bốn phẩm hạnh cao thượng nầy. Phạn ngữ Upekkhà do hai căn "upa" và "ikkha" hợp thành. Upa là đúng đắn, chân chánh, vô tư. Ikkha là trông thấy, nhận định, suy luận. Vậy Upekkhà là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, hoặc suy luận vô tư, tức không luyến ái cũng không ghét bỏ, không ưa thích cũng không bất mãn. Không tham cũng không sân.
(còn tiếp)


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Sau khi đọc đến đây ta sẽ thấy Từ Bi Hỷ nâng cao hơn hẵng Từ Bi Hỷ ban đầu của ta là tâm Xả , tuy nhiên nên tránh dùng từ Đại Từ Đại Bi vi khi ta nói lên câu này ta đã thành Đại ngã mạn . Trong Tâm Xả có Tâm Từ và Tâm Bi Hỷ .
Nhân đây Zelda cũng nói về Tam Từ lúc đầu trong Từ Bi Kinh ""Tâm Từ phải được rải khắp đồng đều cho mọi chúng sanh, phải bao trùm vạn vật, phải sâu rộng và đậm đà như tình thương của bà từ mẫu đối với người con duy nhất, chăm nom bảo bọc con, dầu nguy hiểm đến tánh mạng cũng vui lòng." -- Mettà Sutta"
Tuy nhiên chúng nên nhận ra So sánh tâm Từ với tình mẫu tử trong đoạn kinh Mettà Sutta (Từ Bi), Ðức Phật không nhấn mạnh đến lòng trìu mến ít nhiều vị kỷ của người mẹ. Ngài chỉ nhắm vào sự mong mỏi thành thật của bà mẹ hiền, muốn cho người con duy nhất của mình được sống an lành. Tâm Từ (Mettà) không phải sự yêu thương thiên về nhục dục, cũng không phải lòng trìu mến, luyến ái một người nào bởi vì cả hai, tình dục và luyến ái đều là nguyên nhân chắc chắn sẽ phát sanh phiền muộn.
Và trong kinh rải Tâm Bác Ái Đức Phật đã dạy " Chúng sinh thương yêu sinh ra lo , chúng sinh thương yêu sinh ra sợ , chúng sinh ko kô thương yêu kô lo kô sợ "
Với đoạn kinh Rải Tâm Bác Ái đã giúp chúng ta nhận dạng ra Từ Bi là thế nào tránh nhầm lẫn .
Khi thực hành Tứ Vô Lượng Tâm dù là ta rải tâm Bác Ái , có tâm mong giúp chúng sinh an vui an lac kô phân biệt , Bi đặc biệt rải tâm đến chúng sinh túng thiếu khó khăn và vẫn trên nền tảng tâm Từ , đến Tâm hỷ có sự vui với mọi chúng sinh kô phân biệt và đến đây đã cao hơn Bi và Từ , khi đến Tâm Xả thì đã thành trí tuệ nhận biết cái gì nên làm và cái gì kô nên làm . Tức là mọi hành động của người hành đến Tâm Xả là trí là những suy nghĩ là những hành động nên làm kô sai sót , dững dưng trước khổ đau kô lo lắng kô thương yêu , và đây là Từ Bi Hỷ mà Đức Phật mong ta đạt được . Dầu rằng trên con đường tu tập Từ Bi Hỷ ta vẫn có chút gì đó tham ái , tuy nhiên kô phải là thương yêu nha các bạn .( Zelda quên nói cái này :thật sự cái sự kô phân biệt ở đây cũng là kô phân biệt tôi và anh tức là tôi Tứ Vô Lượng với anh thì tôi cũng phải Tứ Vô Lượng với tôi , nếu chỉ có anh ma kô có tôi vậy tôi còn chưa đạt còn phân biệt vướng chấp )
Phần trên Zelda đã cố tóm tắt về Tứ Vô Lượng Tâm mà Zelda đã nghe đã biết và cũng cô gắng tìmtư liệu để có copy lời Đức Phật vì lẽ ngày nay chúng sinh chấp pháp cứ phải là Phật nói cứ phải là kinh nói ma lại bỏ đi cái sự suy xét bằng trí tuệ của bản thân mình . Có lẽ hệ tư tưởng này được giáo trưyền từ thời La Mã Cỗ Đại lúc ấy người ta tự cho mình là Ngu chỉ có bề trên hay cái gì đó là đúng mà mất đi tính tự lực tự cường nâng cao trí tuệ
(hết).


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Zelda xin bổ sung bài viết .
Tứ VÔ Lượng Tâm Đức Phật đã dùng toán học cấp cao để đưa ra pháp này . Chúng sinh Đức Phật gọi là vô cùng còn tham ái ĐỨc Phật gọi là một số hạn và khi một số hạn chia cho vô cùng sẽ tiến đến 0 . NHưng chưa = 0 đâu do vậy phải tu tập them chút nữa về Tam Pháp Ấn lúc đó sẽ=0 thành 1 vị Alahan.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Phật Tử

Re: Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Bài viết chưa xem gửi bởi Phật Tử »

-Tôi là một Phật Tử tại gia.Không có được điều kiện học và đi sâu vào giáo lý của đức Thế Tôn.Nhưng nhờ ánh đưốc trí tuệ cửa Người soi sáng.Tôi đả tò nhiều điều xin phép được tỏ bầy và xin được quý đạo hữu góp ý chì dẫn.
-Theo thiển ý cùa tôi thì Phật học là một chân lý bao gồm tất cà mọi lãnh vực về vũ trụ học và nhân sinh quan.Hiện tại chúng ta chì vận dụng và thực hành được một phần rất nhỏ nên chưa phát huy được công năng của giáo lý. Nhưng dù sao chúng ta củng được thứa hướng phần tinh túy cốt lõi đó là vấn đề về nhân sinh quan. Trong giáo lý Phật Học tôi thấy nét quan trọng nhất so với các nền văn hóa khác là thuyết:Tất cà duy tâm tạo.Thuyết duy tâm tạo ờ đây không phải nghĩa(theo nhận xét cá nhân tôi) như các luận thuyết duy tâm(Tâm có trước),hay duy vật(vật có trước)của xã hội thòi bấy giờ.Mà có ý nghỉa :Muốm giài quyết được các vấn đế mâu thuẫn trong cuộc sống(nguyên nhân cùa sự khồ đau)một cách triệt đề phải bắt đầu bằng nghiên cứu và điều phục chính tâm thức cùa chúng ta.Đức Phật tìm cách giài quyết vấn đề chứ không đi sâu vào vấn đề. mặc dù không đi sâu vầo vấn đề"duy vât"nhưng trong khi tìm phương pháp điều phục tâm thức thì luật tắc các sự vật"Pháp"được phơi bầy trước cái Kiến cùa Ngài và Ngài đả trao thuyết cho các đòng chúng sanh .Đề chỉ dẫn họ củng được vị giài thoát như Ngài.Trong đó nồi bật là các thuyết:Vô thường,Vô ngã,Vô sanh...lý nhân duyên,..Luật nhân quả v...v...Nhưng quan trọng hơn là các phương pháp điều phục tâm thức.Rất nhiều phương pháp tôi không thề biết hết...nhưng chủ đề là pháp "Tứ vô lượng tâm"nên nay tôi xin được trình kiến giải riêng cùa mình.
Y áo cùa phật hoc tất cà nhằm mục đích:Tự giác và giác tha,mà các vấn đề lại liên quan chặt chẽ với nhau trong một tồng thể không tắch rời và cụ thể hóa .Nhưng nay ta tạm bàn gọi là thế gian pháp về vấn đề"Đức phật không có tình thương"liên quan đến phần giác tha.Trong Phật hoc vấn đề ngôn ngử có thể hiểu theo một dịnh nghỉa khác vời định nghĩa của các nền văn hóa khác vì các từ ngữ trong Phật hoc có sự tương quan trong toàn mạch:Thí dụ từ"THƯƠNG"vì là người đả tự giác,thoát khỏi sự trói buộc nên Ngài thấu hiểu nỗi khổ do vô minh cùa các đồng chúng sanh cùa ngài mác phài.Theo tôi phài được lý giải như sau:
-Xét về tính bình đẳng của chúng hữu tình thì tất cà đều bình đẳng trong pháp giới(mà ngày nay khoa hoc hiện đại củng đã chứng minh được sự tương quan chặt chẽ sự sống gọi là môi trường sinh thái)
-xét về thuyết vô thường thì tất cà vũ trụ này củng không nằm ngoài quy luật đó(cũng khoa học đã chứng minh)
-Về vô ngã cũng có nhiều luận thuyết tương đồng,nhưng Phật học còn có quan điềm riêng liên quan nhiều vấn đề như :nghiệp,luật nhân quả,nhân duyên,và nhất là thuyết luân hồi(tái sinh sau khi chết)
-Và ở đây là vấn đề tình thương nên tôi xin nhấn mạnh về biệt nghiệp(tính cách riêng cùa cá nhân)trong đồng nghiệp(cộng đồng)....và rất nhiều vấn đề không thề nói hết vì tổng thể
-Tạm sâu chuỗi các vấn đề trên với nhau ta thấy:mình là gì trong bức tranh toàn cành trên?vô ngã ư? vô thường ư?Mình có bị chi phối bời luật nhân quà không?cò bị luân hồi không?cái biệt nghiệp của cá nhân minh với cộng đồng liên quan thế nào?Và nếu có thì phải ứng sử thế nào trong mối liên hệ tổng thể này?...với tôi đây là câu hỏi lớn đang phải giải đáp.Còn chư vị thế nào?...và nếu cứ kiểu này có khi tôi cùng các quý đạo hữu còn là............... Thôi tôi "hổng dám" ...đâu.Chào thanva2 chúc tinh tấn.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào bạn Phật Tử mình đã đọc qua bài viết của bạn .
Qua bài viết này mình thật sự cũng chưa hiểu hết ý bạn nói gì . Vì trí tuệ mình chưa đủ để đọc hiểu hết .
Nhưng có thể nhận thấy rằng bạn có nghiên cứu phật pháp . Về quan điểm vạn pháp quy tâm theo ý của bạn thì mình chỉ muốn nói thêm rằng , khi nói đến tâm thì chia làm 2 phần đó là Tâm và Sở Hữu Tâm . Tâm nếu đơn thuần nói ra cũng chỉ dùng nhận cảnh cái chính là sở hữu tâm vì nó chưa đựng sự tham ái , Tác Y hay chính no sinh nên nghiệp . Mà nghiệp có thể đưa chúng sinh đến thế giới tương xứng với chúng sinh ấy và trình độ cũng như mọi thứ các cái mà người ấy sẽ có trong tương lai và đời hiện tại này . Nên quan điểm Vạn Pháp QUy Tâm cũng chỉ nói lên quy luật nhân quả . Nhưng song song đó cũng có những tư tưởng rằng vạn vật chúng ta thấy đây , mọi cảm thụ chúng ta có đây là ảo là không thật chúng nó là do tâm biến hiện ra . Với những quan điểm sai lệch như vậy vô tình làm chúng ta quên đi quy luật nhân quả vì vạn vật cũng như cảm thọ là ảo thì nhân quả cũng kô thật là ảo . Suy cho cùng khỏi tu khỏi giải thoát .
Theo là bạn ý nói đến giác tha . Nói theo một cách nào đó thì mình ráng đừng phân biệt mình với người tức là giảm đí cái Thân Kiến ấy . Do vậy những gì mình kô muốn thì đừng làm cho người . CŨng vậy với quan điểm giác tha đúng đắng thì chúng ta thấy 1 chúng sinh nào trước đáng được độ trước thì thời chúng ta phải ráng độ trước . Sau đến là chúng sinh gặp sau đáng độ sau thì độ sau . Vấn đề chúng sinh nào bạn gặp trước đáng độ trước ? Nghe có lẽ lạ nhưng quan điểm của mình đó chính là bản thân bạn . Khi ai đó nghe Zelda nói vậy thì sẽ có trạng thái biểu môi chế giễu cho rằng Zelda ích kĩ nhưng thật sự bạn hãy suy xét xem . Bản thâm bạn và những người xung quanh bạn hãy đưng phân biệt mà . Nếu bạn còn phân biệt thì bạn lại có cái quan điểm đi độ người khác trước rồi mới đến bản thân minh sau . Như vậy là kô đúng với giáo lý Đức Phật rồi . Đức Phật là một nhà giáo dục đại tài ngài đã cho chúng sinh 1 quyển sách và ngài khuyên chúng sinh ráng tu và hành theo và nhớ là copy sách ấy cho những ai cần phải cho . Nếu mọi chúng sinh hành đúng lời ngài thì đã hành xong hạnh Tự Giác và Giác Tha . Tuy phân ra tự giác hay là giác tha thì thật ra chỉ có 1 giác đó là Tự Giác . Mình Tự Giác được người khác TỰ GIác được , 1 đơn vị chúng sinh tự giác thì toàn thể chúng sinh tự giác . Ví như đi học thầy cô khuyên học sinh tự về nhà mà học và nếu các bạn ấy chịu học thì cả lớp lên lớp và đây chính là tự giác cũng là giác tha . Nhưng song song đó có quan điểm rằng mình phải kô hoàn tất phận sự đạt đến sự giải thoát mà phải ở lại để mà cứu người ta . Nếu mình trên khía cạnh vĩ mô ta sẽ thấy kô ai giải thoát được với giáo lý ấy cả . Và giáo lý ấy kô có tự giác và kô có giác tha . Vì sao Zelda cho rằng ko có giác tha ? Vì ai đó học giáo lý ấy sẽ co phát nguyện kô giải thoát . Một người dạy 1 ngươi 1 người dạy 10 người 10 người dạy toàn thể đạo tràng giáo lsy ấy => toàn thể đạo tràng giáo lý ấy kô có 1 ai giải thoát mà lại đi ngược lai ý nguyện Đức Thế Tôn đó là cầu luân hồi .Do vậy người học Phật chúng ta cần có 1 cái nhìn Vĩ Mô đưng nên chỉ nhìn 1 cách phiến diện nhỏ hẹp như vậy.

Sau cùng là những câu hỏi của bạn . Mình là gì trong bức tranh toàn cảnh trên ? Thật sự sao bạn kô nghĩ bức tranh toàn cảnh ấy kô là gì với mình ? Đúng vậy dù tin hay kô tin thì bạn vẫn kô có cai ngã nào. Cũng vậy dù tin hay kô tin bạn vẫn kô thoát được quy luật nhân quả.Cũng vậy dù tin hay kô tin bạn cũng kô thoát được sự luân hồi nếu bạn chưa doạn tân Tham Sân Si .NHưng nói đến đây câu hỏi có luân hồi kô thì câu hỏi này thật sự kô có gì để phải hời vì sao :? Nếu bạn kô còn luân hồi nữa là điều đáng vui , nếu bạn còn luân hồi nữa thì là điều đáng buồn . Vậy thì câu hỏi này dùng để trân an Thân Kiến thật kô đáng hỏi.Bản thân mình có tác động rất lớn với cộng đồng xung quanh , nếu chúng ta là một người trí thì ta sẽ có thể giúp nhiều người . Tuy con en kô làm nên mùa xuân nhưng nếu con én ấy đủ trí tuệ thì sẽ có nhiều con én đến và tạo nên mùa xuân.Với câu hỏi lớn của bạn Phật Tử Zelda khuyên bạn hãy tin tấn tu tập cho mình . Tu tập đây tức là Pháp Học và Pháp Hanh đi đôi . Khi bạn làm được vậy thì sẽ vô số người học tập theo bạn đến lúc đó bạn đã làm cả thế giới thay đổi . Lành thay đây là Giác Tha tối thượng.
Có gì bạn hãy cứ nói thẳng đừng ngại , cũng chỉ là nick ảo chát với nick ảo thôi mà .
Mong bạn chỉ giáo thêm , mà mong lượng thứ nếu Zelda nói kô đúng trọng tâm.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
lang nghe

Re: Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Bài viết chưa xem gửi bởi lang nghe »

kinhle kính lễ quý thầy và các bạn.
:shock: :shock: hic..hic...2 bài viết này khá dài...đọc xong mờ con mắt luôn... :(
Lắng Nghe hổng dám có ý kiến gì hết...chỉ mong mỏi 1 điều: quý vị làm ơn, mai mốt mà viết bài dài nhớ cho font chữ to to lên 1 tí nhá...hi`hi` caunguyen ====>Xin cảm ơn
kinhle
...Kính.


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

lang nghe đã viết:kinhle kính lễ quý thầy và các bạn.
:shock: :shock: hic..hic...2 bài viết này khá dài...đọc xong mờ con mắt luôn... :(
Lắng Nghe hổng dám có ý kiến gì hết...chỉ mong mỏi 1 điều: quý vị làm ơn, mai mốt mà viết bài dài nhớ cho font chữ to to lên 1 tí nhá...hi`hi` caunguyen ====>Xin cảm ơn
kinhle
...Kính.
Bác Lắng Nghe ơi,

muốn phóng font chữ to to lên thì bác nhìn qua góc bên tay phải phía trên cùng, có cái hình chữ A ngay bên trên của cái dòng chữ đăng nhập đó bác cứ nhấn vào chữ A đó là nó to nhỏ tùy ý. Người viết không nên phóng lớn phông chữ khi không cần thiết nếu phóng lớn chỉ nên phóng cái tựa thôi. Chúc bác vui và an lạc nhé.

Monggiac


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Hay lắm Lắng Nghe có nhân định rất đúng . Vì bạn Phật Tử viết bài khó hiểu nên Zelda cô gắng hiểu và viết theo cái hiểu của mình . Nên có lẽ là kô khớp và kô chính xác .
Kính mong Lắng Nghe suy xét và cho vài lời góp ý.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
QuayDauLaBo
Bài viết: 64
Ngày: 20/11/07 22:53

Re: Đức Phật không có tình thương?(Tứ vô lượng tâm)

Bài viết chưa xem gửi bởi QuayDauLaBo »

Tâm ko phải được chia làm 2 phần là Tâm và sở hữu Tâm. Mà sở hữu tâm chỉ là phần phụ thuộc vào tâm mà thôi. Cái này trong Vi diệu pháp: http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-vd ... pgg-17.htm
Nếu muốn chia Tâm là 2 phần thì ta có thể chia ra Tâm Vương và Tâm Sở.


"ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT
CHÚNG SINH ĐỘ TẬN PHƯƠNG CHỨNG BỒ-ĐỀ"
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.0 khách