TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Hoa Nghiêm Nói Pháp Giới Là Giảng Cho Các Bậc Đại Bồ Tát Trong Thập Địa Không Phải Là Hàng Phàm Phu.

Chilan Ra Khỏi 3 Cõi Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới Chưa Mà Bàn Đến Pháp Giới.

Chilan Hay Nói Lý Cao Vậy Chi Lan Đã Chứng Được Phần Nào Điều Mình Nói Hay Chưa Hay Chỉ Là Nói Lý Rỗng Chơi CHo Vui



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Trước hết, chúng ta cùng công nhận với nhau rằng : "Cửu Phẩm Liên Hoa..." là cách hình tượng hóa sự phát triển của trí tuệ Bát Nhã khi tu tập pháp môn "Trì Danh Hiệu Phật". Và lưu ý rằng chữ "Phát triển" không có nghĩa đơn thuần là lớn lên, mà phải đồng thời hiểu là "như nước vẩn đục, để yên thì tạp chất lắng xuống, tạp chất lắng xuống thì nước từ từ trở nên trong", cái trong của nước là "tự tánh nước là trong" chứ không phải nước "phát triển " thành trong.

Tịnh độ thì phân thành chín bậc (Cửu phẩm), đây không phải là cứu cánh bất biến, mà chỉ là phương tiện chỉ bày, Trong kinh Phật có khi gọi là Tứ thánh, Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A la hán., hoặc ngũ thừa, Nhơn thừa, Thiên Thừa, Thinh văn Duyên Giác Thừa, Bồ tát Thừa, Phật thừa.

Vậy, một Phẩm nào đó trong Cửu Phẩm có tương đồng, tương đương, với một quả vị hay một thừa nào không ? Điều này dứt khoát là không ? Chúng ta hảy tự suy nghĩ thử !!!

Kính thưa các ĐH.

Tịnh Độ Tông là một Đại Thừa Tông Phật Giáo. Nghĩa là có đầy đủ ba vế :"Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn". Chỉ nhiêu đây củng cho thấy, sự cầu sanh hay cầu vảng sanh đều chỉ là nuôi lớn cái tự Ngã và đó không phải là Đại Thừa Tông Phật Giáo.

Tiếp tục xin cùng thảo luận về : "vảng sanh liên hoa trung phẩm hạ sanh Vô Lậu Địa".

Nghĩa của chữ :

Lậu = Nhơ nhớp, ô nhiễm, rỉ chảy...
Địa = Tâm địa.
Vô lậu địa = Tâm địa không còn, không có nhơ nhớp ô nhiễm... Nghĩa là sạch trong không còn cáu bẩn.

Như đã phân tích các Hạ phẩm, Người thấy việc Thiện nên làm, việc ác nên tránh thì chỉ được Hiền Giác Địa, người đã thấu rỏ Tánh Thiện Tánh Ác chẳng phải hai, Tâm và Cảnh là một thì là Chân Giác Địa. Nhưng củng còn là Hạ Phẩm.

Trung Phẩm thì không còn một chút gì ô nhiễm nửa. Tức là dứt "phân biệt" dù là một chút xíu như hạt bụi củng không có ! Nên mới gọi là Vô Lậu Địa. Như một câu kệ.

Bất kiến nhất pháp tức Như Lai.
Phương đắc danh vi Quán Tự Tại.


Người "vảng sanh" Trung Phẩm Hạ Sanh Vô Lậu Địa này rất là vi diệu, và chỉ có "Trí Tuệ Phật" mới biết rỏ ! Bởi vì , trong suốt ! Và Phẩm này thất đáng là bậc Tổ sư dìu dắt Phàm phu vào Chánh Giác. Chilan con nguyện xin gieo nhân lành này để được có duyên đê đầu xin Quy Y bậc "Vảng Sanh Liên Hoa Trung Phẩm Hạ Sanh Vô Lậu Địa"


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đ/h ChiLan thân mến, cho phép VO_HUU_BAT_KHONG606 nói lời chân thành tự đáy lòng mình: Đ/h vẫn chưa biết được Nhân để vãng sanh! Đới nghiệp vãng sanh!

Huống chi luận bàn đến việc sau khi vãng sanh, cấp bậc vãng sanh.

Nếu cảm thấy không hài lòng, xin hãy bỏ qua xem như lời gió thoảng mây bay.

tangbong NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT tangbong


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Đi ngủ cái đã, (giờ 2h sáng) mai đi học sớm...
Đi học xong về .... tính tiếp...bài viết của Chị Lan rồng rắn hỗn tạp (rắn nhiều lắm), cũng là " tâm tịnh tức Phật Độ Tịnh" đây mà...

Đã tự hứa mà không giữ lời.... ôi vì Đạo Pháp.... lếch mặt vào !!!
Xin Phật tha cho con .... :)


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tịnh Độ Tông là một Đại Thừa Tông Phật Giáo. Nghĩa là có đầy đủ ba vế :"Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn". Chỉ nhiêu đây củng cho thấy, sự cầu sanh hay cầu vảng sanh đều chỉ là nuôi lớn cái tự Ngã và đó không phải là Đại Thừa Tông Phật Giáo.
Phương Pháp Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Là Do Chính Đức Phật Thíc Ca Mâu Ni Nói Ra Và 10 Phương Chư Phật Chứng Minh.

Chilan Tu Hành Có Thật Chứng Biết Hay Chỉ Là Ngã Mạn Nói Cuồng.

13 Tổ Tịnh Độ Không Ai Là Không Phát Nguyện Vãng Sanh.

Chilan Tu Hành Đạo Hạnh Hơn 13 Tổ Tịnh Độ Chưa?


Chilan nói
sự cầu sanh hay cầu vảng sanh đều chỉ là nuôi lớn cái tự Ngã


Trong Các Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà Đức Phật Đã Dạy Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Như Vậy Chilan Muốn Nói Là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và 10 Phương Chư Phật Đều Dạy Nuôi Lớn Tự Ngã Tức Là Đồng Nghĩa Với Dạy Chấp Ngã.

Chilan Chính Là Đang Nuôi Lớn Bản Ngã Vì Chilan Chỉ Ham Lý Luận Rỗng Mà Không Thật Chứng Biết.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

dct87 đã viết:Đi ngủ cái đã, (giờ 2h sáng) mai đi học sớm...
Đi học xong về .... tính tiếp...bài viết của Chị Lan rồng rắn hỗn tạp (rắn nhiều lắm), cũng là " tâm tịnh tức Phật Độ Tịnh" đây mà...

Đã tự hứa mà không giữ lời.... ôi vì Đạo Pháp.... lếch mặt vào !!!
Xin Phật tha cho con .... :)

Như vậy là sao? Đổi thừa cái "mặt" à! Cái "mặt" nó đâu có biết tự vào đây :D .
Sửa lần cuối bởi MinhDao vào ngày 26/05/10 14:30 với 1 lần sửa.


MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

ChiLan đã viết:
Tịnh Độ Tông là một Đại Thừa Tông Phật Giáo. Nghĩa là có đầy đủ ba vế :"Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn". Chỉ nhiêu đây củng cho thấy, sự cầu sanh hay cầu vảng sanh đều chỉ là nuôi lớn cái tự Ngã và đó không phải là Đại Thừa Tông Phật Giáo.

Tiếp tục xin cùng thảo luận về : "vảng sanh liên hoa trung phẩm hạ sanh Vô Lậu Địa".

[/b]
Chính Phật trong Kinh dạy Niệm Phật Cầu Vãng Sanh đấy mà.

ChiLan lại nói Niệm Phật cầu Vãng Sanh là nuôi lớn cái tự Ngã. Chỉ câu nầy của ChiLan thôi cũng có thể nói ChiLan là người phỉ báng Phật, phỉ báng Pháp Môn Tịnh Độ. Tội nầy là đọa vào A-Tỳ Địa Ngục đó.

Nếu người không Tín, Nguyện, Niệm Phật cầu Vãng Sanh vậy thì thảo luận tiếp có ích gí, chỉ tạo thêm tội thôi.

Xin mọi người miễng bàn tiếp...


http://niemphat.net/Luan/100keniemphat.htm

Một Trăm Bài Kệ Niệm Phật
Triệt Ngộ Ðại Sư
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm


Hán 1:
Nhứt cú Di Ðà
Ngã Phật tâm yếu
Thụ triệt Ngũ Thời
Hoành cai Bát Giáo


Việt 1:
Một câu A Di Ðà
Tâm yếu của Phật ta.
Dọc năm thời thấu suốt
Ngang tám giáo trùm xa.


Lược giải:
Một câu niệm Phật là tâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm, không thể dùng lời nói và tư tưởng để luận bàn suy nghĩ được. Năm thời là: Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Ðẳng, Bát Nhã và thời Pháp Hoa. Tám giáo là: Tạng, Thông, Biệt, Viên, Ðốn, Tiệm, Bí Mật và Bất Ðịnh Giáo. “Dọc” là chỉ cho chiều cao thuộc thời gian. “Ngang” chỉ cho chiều rộng thuộc không gian. Ý nói câu niệm Phật rất mầu nhiệm, về nghĩa lý bao trùm Năm Thời Tám Giáo, về cao rộng suốt cả thời gian, không gian.




Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TÊN 9 PHẨM NƠI CÕI CỰC LẠC

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"ChiLan"]
Thầy Thánh Tri giải nghĩa , là ý của Hoa Nghiêm Tông, "một là tất cả, tất cả là Một". Hoa nghiêm Tông thì quán "Nhất Chân Pháp Giới" nghĩa là Pháp giới là nhất thể, là một. Không có biên giới trong Pháp giới Nhất chân. Không có nơi nào cụ thể chính xác có ranh giới là Cưc Lạc Quốc, hay Ta Bà, hay Địa Ngục.
Tôi cũng chẳng hiểu mình đã nói ý Hoa Nghiêm Tông hồi nào.

Nhất Chân Pháp Giới cũng còn gọi là Bất Nhị Pháp Giới vì nói Nhất thì có thể hiểu lầm có nhất thì phải có hai. Cho nên nói Pháp Giới Bất Nhị.

Đã nói rằng "Nhất Thể" thì Thể của các cõi nước trong mười phương như Cực Lạc, Ta Bà đồng nhất, vì vậy "Tất cả là Một".

Nhưng Tướng và Dụng thì hoàn toàn chẳng đồng vì vậy "Một là Tất Cả".

Tất cả chúng sanh đều là một vì Thể Tánh đồng nhau, nhưng trên tướng trạng thì vô lượng vô biên chúng sanh không thể tính kể, đa hình đa dạng.

Phải Tự Tại như thế thì mới thành Phật được, còn cứ nếu chấp chặc một thứ nào trong hai thứ thì chẳng thể viên thành Phật Đạo.

Vì vậy Kinh Duy Ma Cật dạy: "Bồ Tát vì chúng sanh mà vào chốn sinh tử", "Nếu chúng sinh bệnh, bồ tát cũng bệnh, nếu chúng sanh hết bệnh, bồ tát cũng hết bệnh", "chúng ma ưa thích sinh tử, bồ tát chẳng bỏ sinh tử"

Kinh Hoa Nghiêm cũng dạy: "Chúng sanh là rể cây, Dùng nước đại bi lợi ích chúng sanh thì có thể trổ bông Bồ Tát và Quả Phật"

Kinh Pháp Hoa và Lăng Nghiêm dạy: "Quán Thế Âm Bồ Tát hiện đủ mọi thân hình để độ thoát chúng sanh"

Vì thế biết rằng Phật Bồ Tát tuy Ngộ Nhập Thể Tánh, mà chẳng rời bỏ chúng sanh, thường ra vào các cõi để lợi ích chúng sanh, dùng đủ mọi phương tiện thù thắng để ban vui cứu khổ chúng sanh.

Dẫu biết rằng, thân, tâm, thế giới đều là huyễn, mà vẫn hiện đủ mọi thân, tâm, thế giới để lợi ích chúng sanh.

Nhưng bậc được tự tại như thế phải là Đại Bồ Tát đã ở hàng Thập Địa chứng Vô Sanh Nhẫn. Phàm phu thật làm không nỏi vì vẫn còn bị nghiệp lực chi phối, dẫn dắc lôi kéo ra vào sáu nẻo khổ đau. Chỉ mong nương nhờ Phật Lực, Pháp Lực, Hiền Thánh Tăng Lực, Phương Tiện Thù Thắng Lực để thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử do Nghiệp dẫn dắc, về cõi Phật để tu học, tiến đến Phật Đạo, mới có thể trèo thuyền đại Nguyện ra vào chốn sinh tử, để độ thoát chúng sanh.

Thế gian mà Lục Tổ nói trên là "Thế Gian của Tâm Địa tạo" chứ không phải là thế gian đơn thuần là Trái Đất. Thầy Thánh Tri phải lưu ý như vậy.
Không hiểu thế nào là Thế Gian của Tâm Địa Tạo? Như vậy tại sao lại viết là "Thế Gian nầy" mà chẳng viết là "Thế Gian của Tâm Địa Tao"?

Tâm đã tạo ra thế gian, thì thế gian vốn chẳng có mà cũng chẳng nơi nào chẳng phải thế gian.

Càng nói càng xa!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách