Mỗi Ngày Một Việc Thiện (Bài số 121,122)

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Mỗi Ngày Một Việc Thiện (Bài số 121,122)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Mỗi Ngày Một Việc Thiện
(Bài làm số 01) Dựa đề.3

Chào các bạn,

Tất cả mọi vị thầy của tất cả mọi môn học trên thế giới đều xác nhận với bạn là muốn nhuần nhuyễn môn học của họ, bạn phải luyện tập hàng ngày. “Thường xuyên” là yếu tố quan trọng nhất cho tinh tấn, dù đó là toán, hội họa, khiêu vũ, võ thuật, tư duy tích cực, thiền…

Một trong những cách giản dị và dễ nhất để luyện tập tư duy tích cực, thiền tâm, và tâm nhân ái là “Mỗi ngày một việc thiện.”

Thực ra chúng ta đã thường làm mỗi ngày hơn một việc thiện rồi. Ta chỉ không nghĩ đến mà thôi. “Mỗi ngày một việc thiện”, hoặc cho chính mình hoặc cho người khác, chẳng làm ta nặng gánh thêm tí nào, ngoại trừ nó nhắc ta ‎ý thức đến điều ta làm mỗi ngày mà thôi.

Có rất nhiều việc thiện lớn nhỏ ta có thể làm mỗi ngày trong cuộc sống thường nhật:

3.1. Việc thiện cho mình:

• Nhịn hút một điếu thuốc lúc đang lên cơn thèm.
• Đang muốn nằm nướng, nhưng đứng dậy đi bơi.
• Đang lừ nhừ, làm một ly cà phê, mở của đứng uống cà phê nhìn mặt trời lên trên ngọn cây.
• Đi bộ một quãng sau khi ăn tối.
• Đang tức giận việc gì đó, mở nhạc nhẹ nghe và ngủ một giấc cho quên giận.

3.2. Việc thiện cho người khác:

• Nhường chỗ cho một phụ nữ trên xe bus.
• Đưa một cụ già qua đường.
• Cho một người ăn xin một tí tiền.
• Cho người hàng xóm mượn một đồ vật cần dùng.
• Tính mắng ai đó một câu, nhưng nuốt nước bọt rồi mỉm cười.
• Tính làm gì đó để ai đó cho hả giận, nhưng niệm (phật hay chúa) một câu rồi quyết định không làm.
• Nhặt một mảnh rác và bỏ vào thùng rác gần đó.
• Ai đó sửa soạn đánh nhau, nói vài lời can ngăn.

Đại loại là như thế. Việc thiện đầy dẫy quanh ta, chỉ cần mở mắt một tí thì thấy bao nhiêu là cơ hội để làm, mà lại chẳng tốn tí công sức gì của ta cả.

“Mỗi ngày một việc thiện” có ảnh hưởng rất lớn đối với chính ta và xã hội của ta. Việc thiện của ta có ảnh hưởng trực tiếp đến 3 nhóm người:

3.4. Người được ta giúp: Hoặc là họ nhận một điều thiện từ ta, hoặc là không nhận một điều ác từ ta, đó đều là điều tốt cho họ. Và họ sẽ nghĩ: “Ờ, thế giới này vẫn còn người tử tế.” Suy nghĩ như vậy là một năng lượng tích cực trong tâm của một người. Có cơ hội nó sẽ được nhân lên thành nhiều người.

3.5. Chính ta: Ý thức và hành động của “Mỗi ngày một việc thiện” là cách luyện tư duy tích cực và thiền rất hiệu quả. Có lẽ là ít có gì hiệu quả bằng, vì đây là luyện tập bằng hành động sống.

3.6. Những người nghe/thấy được việc thiện của ta: Như những người qua đường, nhìn thấy ta giúp một lão bà, họ sẽ nghĩ: “Ờ, thế giới này vẫn còn người tử tế”. Và năng lượng tích cực này trong họ sẽ được nhân lên khi có cơ hội.

Các bạn có thể thấy được sức mạnh của năng lượng tích cực này trên thế giới của ta nếu bạn chỉ làm một việc thiện một ngày, và cứ như thế cả đời không?

Mong các bạn nồng nhiệt tham dự vào “dự án cá nhân” này cho chính bạn, đồng thời chuyển message này đến bạn bè, mời gọi mọi người tham dự vào “dự án cá nhân” cho riêng họ; và như thế các “dự án cá nhân” của chúng ta đã là một “dự án xã hội”, cho thành phố, quốc gia, và thế giới chúng ta đang sống.

Chẳng có gì lớn lao. Nhưng ta chẳng nên quên là “Tiếng động của một cái khảy móng tay có thể rung động đến vô lượng thế giới.”

Các bạn thỉnh thoảng hãy đến ghi vào phản hồi của bài này một việc thiện nhỏ bạn đã làm, để chia sẻ ‎ý tưởng với các bạn khác. Đây là sống. Đây không phải là phong trào kéo dài một vài tháng. Đây là dự án sống cả đời. Và bạn đã thường làm rồi, chẳng có gì mới, chỉ là suy nghĩ có hệ thống hơn. Thế thôi.

Chúc các bạn một ngày vui. Đừng quên chuyển message này đi. Chúng ta đã có một link thường trực trên ĐCN về “Mỗi Ngày Một Việc Thiện”.

Mến, Trần Đình Hoành

4. Thư phản hồi

I. Kính gởi: Bạn Hoành,

Mỗi ngày một việc thiện, tiêu đề này rất có ý nghĩa.

Mong mõi rằng anh viết nhiều bài thêm.

Có thể tôi xin thêm chi tiết như vầy.

Mỗi ngày một việc thiện: Chưa hẳn rốt ráo.

Chỉ là tu Phước, còn tu tâm (đức)thì mới rốt ráo.

Bạn có thể viết thêm. Mỗi ngày tìm cho mình một lỗi lầm không?

- Vì muốn tu phước nhiều, phải sửa tâm cho tốt. Thì làm phước mới dể thành công mỹ mãn.

Mong chờ thư phản hồi. Thân.

Có thể tôi đưa bài này lên http://diendan.daitangkinhvietnam.org/ ?

Phản hồi bởi Thien Nhan | Tháng Năm 21, 2010.

II. Cám ơn anh Thiện Nhân.

Xin anh cứ tự nhiên dùng bài này vào việc gì anh nghĩ là tốt.

Và cám ơn anh đã nhắc đến tu phước và tu tâm. Dĩ nhiên là tu tâm mới là rốt ráo.

Tu tâm thì cũng có rất nhiều cách. Theo mình nghĩ các cách tu tâm rốt ráo nhất là các cách làm cho tâm thanh tịnh hoàn toàn. Minh nghĩ rằng Bát Nhã Tâm Kinh hay Kinh Kim Cang rất tốt cho tu tâm rốt ráo.

1. Bát Nhã Tâm Kinh – 4 câu đầu, chia thành 2 cặp:

Quán tự tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời.
Chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.

Xá lợi tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc.
Sắc tức thị không, không tức thị sắc.

Nếu chúng ta quán sát các chân lý này cho đến lúc ta thực sự thấy được rốt ráo, cảm được rốt ráo, rằng thực tánh của đời sống, và của tâm ta là thế, là sắc là không, thì đương nhiên tâm ta sẽ rất tĩnh lặng.

2. Kinh Kim Cang: Phá chấp triệt để, cho đến khi không còn một tí chấp trước nào trong tâm, thì đương nhiên tâm cũng tĩnh lặng.

Chỉ một điều là tu Bát Nhã Tâm Kinh hay Kinh Kim Cang thì thường đòi hỏi trí tuệ rất cao mới nắm vững được. Nếu không thì rất dễ lạc, nhất là Bát Nhã Tâm Kinh.

Mình có giải thích hai kinh này, và có đặt liên kết trong trang “Giới Thiệu”.

3. Cách dễ hơn để tu tâm là Pháp môn niêm Phật Adiđà của Tịnh độ tông. Niệm đúng cách như trong Kinh Vô Lượng Thọ Phật. Niệm phật với suy niệm sâu sắc về Tây phương tịnh độ, về Phật Adiđà, về Phật tánh của chính mình, và về hình ảnh của mình ngồi trên tòa sen như một vị Phật bên cạnh Phật Adiđà…

Đây là cách tu tâm rất hay, để phát triển các thiện tánh có sẵn trong ta, để thiện tánh thắng diệt ác tánh trong ta.

Mình nghĩ rằng tìm “một ngày một lỗi lầm” thì vẫn hay, nhưng có lẽ đó không phải là thượng sách, vì đó là tập trung tư tưởng vào cái sai của mình, chứ không tập trung vào cái tốt của mình như trong pháp môn niệm Phật.

Nếu tập trung vào cái ác thì tốn rất nhiều thời gian nhổ từng cọng cỏ, vì cái ác trong ta thi rất nhiều, cho nên nhổ không hết mà lại không có thời gian phát triển tính thiện. Nếu tính thiện của ta mà phát triển, thì tính thiện tự động đè bẹp mọi tính ác.

Hơn nữa, khi ta tập trung vào việc phát triển tính thiện, thì ta tự nhiên thấy các cái ác trong ta, như người mang đèn vào căn phòng tối tự nhiên sẽ thấy bao rác rến trong phòng, không cần phải mất công.

Chúc anh Thiện Nhân vui khỏe. Phản hồi bởi tdhoanh | Tháng Năm 21, 2010


Ý nghĩa của chủ đề?

Cư sĩ:

Đừng xem nhẹ phạm điều ác nhỏ,
"Nó chẳng đến gần", có hại chi!
Nước rơi từng giọt li-ti,
Bình kia hứng chứa, mấy khi cũng đầy.
Người ngu mà đắm-say trong ác-đạo,
Cũng vì ác tạo mỗi ngày một thêm.
(Kệ số 121.)

Đừng xem nhẹ bỏ qua điều thiện nhỏ,
"Nó chẳng đến gần", nào có lợi chi!
Nước rơi từng giọt li-ti,
Bình kia hứng chứa, mấy khi cũng đầy.
Người hiền-trí vui say trong thiện-đạo,
Nhờ phước lành chất-chứa dài lâu.
(Kệ số 122.)
Dịch giả Thiện Nhựt:

Ý nghĩa của bài kệ?

Lời hay ý đẹp?

I. Thêm chi tiết:

Kính gởi Thầy, Cô, Admin, và các bạn hữu.

1. Để đem lại sự lợi ích chung cho diễn đàn và các Phật tử tại gia nói riêng, thỉng cầu quí vị tra xét, phê bình, kiểm chứng các chi tiết sai lầm.
Như là: Sai tiêu đề, chủ đề, kết luận, văn từ đạo/đời, chánh tả.v.v.

2. Giải đáp, bình luận các quyết nghi “Giáo lý học” theo chuyện đời.
3. Giải đáp, luận bàn, vấn đáp các quyết nghi “Giáo lý học” theo chuyện đạo.

II. Ý nghĩa học hỏi:

Thứ nhứt cho người mới.
Thứ hai ôn lại bài,
Thứ ba thêm kiến thức,
Thứ tư học kinh nghiệm.
Thứ năm ứng-dụng đời/đạo.

III. Mục đích thực dụng:

Năng cao đời sống cộng đồng. Và Giáo lý Phật-giáo nói riêng.

IV. Nhớ nhớ:

Bạn tôi nhắn nhủ đôi điều,
Cho người mới học đặng ngay hiểu nhiều.
Trước là Phật Học Phổ Thông,
Sau là Pháp Cú làu thông,thuộc lòng.
Thông này chẳng hiểu liền ngay.
Hai mươi tiểu luận đọc ngay hiểu liền.

Thân ái. TN

http://sites.google.com/site/layphat/
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 19/06/10 07:25 với 4 lần sửa.


Trần Đình Hoành
Bài viết: 1
Ngày: 27/05/10 07:39
Giới tính: Nam
Đến từ: Washington DC, USA

Re: Mỗi Ngày Một Việc Thiện (Bài số 121,122)

Bài viết chưa xem gửi bởi Trần Đình Hoành »

Chào anh Thiện Nhân và các bạn,

Cho phép mình góp ý thêm về phần "ý nghĩa học hỏi" anh TN có bên trên.

* Thường thì khi mình chia sẻ suy tư về một vấn đề, một giáo pháp, người đầu tiên được lợi ích của chia sẻ là chính mình, vì khi mình viết ra nói ra một vấn đề gì đó tức là mình đang suy nghĩ về vấn đề đó, tức là đang quán chiếu nó, đang ôn lại hiểu biết cũ và tìm thêm tư duy mới, sâu sắc hơn, dù là mình là ngừoi thầy đã làu thông vấn đề đó nghìn lân rồi. Thầy dạy học, luôn luôn là dạy mình trước trò mỗi lần dạy.

Vì vậy, mình thường khuyến khích mọi người, muốn nắm vững vấn đề gì thì cứ nói nó ra--hỏi, giải thích, chia sẻ, giảng dạy... Cứ có chữ ra khỏi mình là mình sẽ học thêm được điều gi đó, ngày cả từ học trò của mình khi học trò phản hồi điều mình nói (nếu mình là thầy).

* Về tư duy thì, mọi giáo pháp đều giản di. Khó là khi áp dụng.

Vì dụ: "Tâm dẫn đầu các pháp." Câu này thì quá dễ hiểu ai cũng biết.

Nhưng khi áp dụng thì, Tâm là gì? Làm sao ta biết tâm ta? Một anh chàng đang la lối thóa mạ Phật ngay Ngã Bảy, ta đến cho anh chàng một cú đấm bất tỉnh để anh chàng thôi không lộng ngôn nữa, thế thì đó là tâm gì của ta? Tâm sân hận? Hay tâm tĩnh lặng? Tâm Phật hay tâm ma? Làm sao ta biết tâm nào là tâm ta?

Trong đời sống hàng ngày ta luôn luôn gặp những vấn đề và ta giải quyết vấn đề, thường khi là ngay lập tức không có thời giờ suy nghĩ nhiều. Mỗi khi giải quyết như thế, tâm nào của ta đang làm việc? Làm sao để ta có thể chắc chắn là ta dùng tâm Bồ tát trong mỗi quyết định và hoạt động hàng ngày...

Các điều này thường đòi hỏi ta suy tư chiêm nghiệm thường xuyên về giáo pháp, để có thể dùng giáo pháp trong đời sống vận tốc cao mỗi ngày mà không bị lạc.

Chúc mọi người an lạc :-)

Hoành


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Mỗi Ngày Một Việc Thiện (Bài số 121,122)

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Làm Thiện Cho Người Mà Không Mong Cầu Hồi Báo, Làm Rồi Không Dính Mắc Nơi Tâm Mới Thật Là Thiện.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách