Truy Tìm Tự Ngã

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

tangbong
ok đ/h nói đến chấp không thì mình hỏi thế này,
sự thấy mọi thứ là huyễn hóa và sự chấp không khác nhau thế nào?
:)
Chấp Không Có 2 Loại:

Phàm Phu Chấp Không Là Nói Không Nhân Quả Nghiệp Báo Không Tội Phước.

Ngoại Đạo Chấp Không Là Nói Cứu Cánh Tất Cả Mọi Pháp Đều Trở Về Hư Vô Không Có Gì Cả

Thấy Các Pháp Như Huyễn Là Biết Các Pháp Không Có Thực Thể (Không Thực Có Không Phải Là Không Có)

Các Pháp Như Huyễn Là Như Ngủ Nằm Mộng Thì Cảnh Trong Mộng Là Huyễn (Giả Không Thực Có Nhưng Không Phải Là Không Có)



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Như Đệ trình bày ở bài trước đệ đã cố giải thích cái chấp huyễn của đạo Phật và cái chấp "Không" như kim cang nói là của Phàm phu. Còn chấp "Không" của những đạo khác với đạo Phật thì đệ chưa biết. Nên không thể so sánh cho đ/h được.

Đệ nghĩ là không có "Không gian" "thời gian" đó chỉ là vọng kiến của "Tâm Thức" . Những cái ta sờ mó được, thấy xa thấy gần là nơi sự đối đãi của những quy ước trong tâm mà vọng ra như vậy. Những suy nghĩ đó chỉ là những suy luận đệ suy ra từ lời Phật nói.

Trước khi đi ngủ đệ cũng cố từ bỏ những bám víu vào cái thấy cái biết của các giác quan. Sáng dậy đệ cũng cố nhẵm lại bài học này. Nhưng không biết là làm theo cái suy nghĩ này có đúng không. Lỡ suy nghĩ này là sai thì có phải mình uổng phí cuộc đời không. Nhưng rốt cuộc những gì mình làm trong cuộc đời này cũng sẽ tan biến. Vậy tại sao mình không thử sống theo một suy nghĩ khác . Nếu sống theo suy nghĩ rằng mọi thứ là huyễn hoá là việc làm vô nghĩa thì sao.Nhưng cuộc đời này vốn chẳng phải là vô nghĩa rồi sao vì những gì mình làm rồi cũng bị thây thế. Suy cho cùng cuộc đời này vốn dĩ là vô nghĩa mà. Nếu là vô nghĩa vậy mình bám víu vào điều gì chi cho mệt dù mọi thứ là huyễn hay không huyễn thì cách sống tốt nhất là không bám vào điều gì cả. Nhưng có người nói không bám vào điều gì cả thì mày lấy cuc mà bỏ vào mồm à. :(( Vậy thì đành phải bám lại thôi. :D


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nhưng có người nói không bám vào điều gì cả thì mày lấy cuc mà bỏ vào mồm à :(( Vậy thì đành phải bám lại thôi. :D
Đây Là Cái Hiểu Sai Lạc Về Huyễn.

Huyễn Là Không Thực Có Không Phải Là Không Có.

Không Bám Tức Là Không Chấp Chặc Không Dính Mắc Chứ Không Phải Là Nói Cái Gì Cũng Như Nhau Cả.

Kinh Phật Dạy Các Pháp Tánh Bình Đẳng Nhưng Khi Hiện Ra Thành Hình Tướng Thì Mỗi Pháp Đều Sai Khác.

Thí Dụ Chén, Bình, Chậu, Lu Đều Là Làm Từ Đất Nhưng Mà Mỗi Loại Có Hình Dạng Và Sự Sử Dụng Khác Nhau.

Không Thể Dùng Chậu Hay Lu Được Để Đựng Cơm Ăn.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Lỡ suy nghĩ này là sai thì có phải mình uổng phí cuộc đời không. Nhưng rốt cuộc những gì mình làm trong cuộc đời này cũng sẽ tan biến. Vậy tại sao mình không thử sống theo một suy nghĩ khác .
sự suy nghĩ, cũng như giác quan, tự chúng không có đúng không có sai; chúng chỉ là những dụng cụ cần cho sự hiện hữu của chúng ta; là chúng sanh chúng ta hiện hữu do nghiệp chướng duyên thành thân này; nếu chúng ta thực hành phật pháp thì nghiệp chướng giảm đi, có thể diệt trong kiếp này nếu căn duyên được vậy

kinh nói các pháp như mộng huyễn, nhưng chúng ta do nghiệp chướng chụp lấy câu nói đó mà suy diễn ra cái chi đó cũng chỉ phản ánh nghiệp chướng của chúng ta thôi; cho nên thay vì sống theo lối suy nghĩ của mình, tại sao không thực hành phật pháp làm điều thiện, tránh điều bất thiện, học hỏi trí tuệ phật pháp?
:)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

kinh nói các pháp như mộng huyễn, nhưng chúng ta do nghiệp chướng chụp lấy câu nói đó mà suy diễn ra cái chi đó cũng chỉ phản ánh nghiệp chướng của chúng ta thôi;
Kinh Nói Các Pháp Như Mộng Huyễn Thì Đức Phật Có Đưa Ra Thí Dụ Cụ Thể Là Như Ngủ Nằm Mộng Chứ Không Phải Chỉ Là Nói Mà Không Có Thí Dụ Cho Hiểu.

Trong Kinh Đức Phật Luôn Luôn Dùng Thí Dụ Để Giảng Giải



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Ho trong khanh viết: Trước khi đi ngủ đệ cũng cố từ bỏ những bám víu vào cái thấy cái biết của các giác quan. Sáng dậy đệ cũng cố nhẵm lại bài học này. Nhưng không biết là làm theo cái suy nghĩ này có đúng không. Lỡ suy nghĩ này là sai thì có phải mình uổng phí cuộc đời không. Nhưng rốt cuộc những gì mình làm trong cuộc đời này cũng sẽ tan biến. Vậy tại sao mình không thử sống theo một suy nghĩ khác . Nếu sống theo suy nghĩ rằng mọi thứ là huyễn hoá là việc làm vô nghĩa thì sao.Nhưng cuộc đời này vốn chẳng phải là vô nghĩa rồi sao vì những gì mình làm rồi cũng bị thây thế. Suy cho cùng cuộc đời này vốn dĩ là vô nghĩa mà. Nếu là vô nghĩa vậy mình bám víu vào điều gì chi cho mệt dù mọi thứ là huyễn hay không huyễn thì cách sống tốt nhất là không bám vào điều gì cả. Nhưng có người nói không bám vào điều gì cả thì mày lấy cuc mà bỏ vào mồm à. :(( Vậy thì đành phải bám lại thôi.


>>Chấp không!

Nhân lành tuy không hẳn quyết định cho sự giác ngộ nhưng nhờ những nhân lành này mà gặp Phật pháp, gặp rồi mới có thể giác ngộ. Nhờ thực hành Phật pháp mà nghiệp chướng từ từ được hóa giải. Nếu cuộc đời này vô nghĩa hay huyễn gì đó thì phải dứt khoát với nó. Nếu chưa dứt khoát thì có nói "vô nghĩa" hay " huyễn" thì chỉ lâm vào sự vô nghĩa, huyễn hoặc, mờ mờ, ảo ảo, khổ đau, phiền não vô tận.

tangbong NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT tangbong


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Kinh Nói Các Pháp Như Mộng Huyễn Thì Đức Phật Có Đưa Ra Thí Dụ Cụ Thể Là Như Ngủ Nằm Mộng Chứ Không Phải Chỉ Là Nói Mà Không Có Thí Dụ Cho Hiểu.
vâng kinh luận có giảng giải nhưng chúng sanh nghiệp chướng căn duyên khác nhau nên lãnh hội khác nhau; kẻ ngoại đạo do không muốn hiểu còn chỉ trích là đằng khác
:)


Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

Kính các Bác.
Thấy các Bác thảo luận sôi nổi vấn đề này Minh Thiện cũng xin trình kiến giải của mình.
-Đức Phật Thích Ca Mầu Ni là Người Đại Trí Huệ,ở thời của Người đương thời,Giáo Lý của Người đã Thuyết phục các nền giáo lý của các Luận chủ có từ trước và hiện thời khiến họ quy y và thoát khỏi những tri kiến sai lầm.Vậy chúng ta nên quán xét kỹ những ý chỉ trong giáo lý của Người.Là Giáo lý Chân Thật nên mới dẫn dắt được các Luận chủ có công phu và nghiệp lực cao thoát khỏi những mê lầm.Vì thế nền Giáo Lý của Người phải là CHÂN THỰC.
Theo kinh nghiệm của bản thân khi quán xét về"CÁC PHÁP NHƯ HUYỄN" Minh Thiện không áp đặt các Pháp là huyễn.Vì với nghiệp duyên và nhận thức hiện tại của mình đang thấy là 'THẬT" và bắt đầu từ đấy lần theo Giáo lý như :Sự vô thường,lý nhân duyên... của Pháp mà quán xét kỹ càng và thấy được không có gì bền chặt và cố định ở một Pháp nào,sự hiển hiện của một Pháp là do nhân duyên hội đủ thì có.thiếu duyên thì chuyển hoá chớ không do một chủ thể nào tạo tác nên nổi và có sự chuyển hoá đó là vì tất cả các pháp đều không thể tự chủ mà tác động liên đới làm duyên cho nhau vì thế không có Pháp nào độc lập và tự chủ được nên không thể nắm giữ và trụ.Và hiểu được nguyên nhân là các Pháp:KHÔNG CÓ TỰ TÍNH. Mọi điều ta thấy nơi Tướng,Tính,Dụng... của Pháp đang hiện hành chỉ là tạm thời có đấy rồi tan,hợp rồi lại hoá theo đúng luật tắc của nó.Vì vậy ý thức coi trọng mọi sự việc giảm dần .Và khi đã có thay đổi về tư tưỡng thì thân,tâm cũng tự thay đổi theo được tương đối ổn định và niền tin vào Giáo Pháp tăng trưởng nên tinh tấn một cách tự giác. Thời gian vọng động trước đây giành để quán xét đi sâu vào Giáo lý của Người.
Xin các Bác góp ý và cùng thảo luận để cùng nhau tiến bộ trên con đường Học Phật.

Minh Thiện:Kính chào và... tangbong


thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

nhìn, thấy, nghe, ngửi.....các Pháp mà không có lời thì thầm, vô ngôn, lặng thing, thì ngay tại đó tâm bình, thế giới chung quanh bình, các Pháp Không cũng là Có, mà Có cũng là Không


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Nay, Chilan sẻ nói về "Địa Ngục".
Thường, ai củng hay thắc mắc, "có hay Không" ? Thật ra,không thể khẳng định là "Có" như là có biên địa như "Địa giới hành chánh" ở thế gian, và củng không khẳng định "Không hề".

Trong bài cúng Mông Sơn Thí Thực mỗi chiều ở các chùa Việt Nam thường tụng.

Cô hồn nhược yếu sanh Tịnh Độ.
Thính tụng Hoa Nghiêm bán kệ Kinh.
Nhược nhơn dục liểu tri
Tam thế nhất thiết Phật.
Ưng quán Pháp giới tánh.
Nhất thiết duy tâm tạo.


Nghĩa là "Oan hồn, uổng tử" muốn sanh về Tịnh độ, hảy nghe nửa bài kệ của Kinh Hoa Nghiêm là , Ai muốn hiểu ba đời mười phương Phật, hảy quán tánh của Pháp giới, tất cả đều do Tâm tạo. (Chổ này, xin đi lạc đề chút xíu, là tại sao người sống thì khuyên Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, còn hồn ma thì chỉ cần nghe nửa bài kệ Kinh Hoa Nghiêm thôi) !!! :-?

ChiLan sẻ mở một chuyên mục khác về vấn đề đó !

Bậc Tổ sư khuyên thì không thể nhầm lẩn! , Tất cả Pháp giới tánh này có chổ sai biệt đều là từ Vọng Tâm mà ra.

(còn nửa, mà mệt quá...!)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nghĩa là "Oan hồn, uổng tử" muốn sanh về Tịnh độ, hảy nghe nửa bài kệ của Kinh Hoa Nghiêm là , Ai muốn hiểu ba đời mười phương Phật, hảy quán tánh của Pháp giới, tất cả đều do Tâm tạo. (Chổ này, xin đi lạc đề chút xíu, là tại sao người sống thì khuyên Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, còn hồn ma thì chỉ cần nghe nửa bài kệ Kinh Hoa Nghiêm thôi) !!! :-?
Muốn Biết Tại Sao Thì Tìm Kinh Trung Ấm, Kinh Phật Thuyết Nhân Xử Thai, Phật Thuyết Nhập Thai Tạng, Kinh Địa Tạng Thì Hiểu.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Địa Ngục là gì? có hay không?

Địa là Tâm địa.
Ngục là giam cầm, là tra khảo, là hình phạt.

Địa Ngục là cảnh giới bị giam cầm tra khao hình phạt của chính cái Tâm địa mỗi người. Tội nhân là mình, mà Diêm Vương củng chính là mình, và Ngưu đầu Mã diện củng là mình luôn.Chứ không có ai "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" nghĩa là không có ông nào rảnh hơi mà làm Diêm Vương xét xử mình, hay làm Ngưu đầu mã viện tra khảo mình.

Địa Ngục là bất lạc, nghĩa là ở đâu mà không có một chút xíu gì an lạc thì đó chính là Địa Ngục. Như người về nhà mà Vợ chồng không hòa thuận, con cái ngỗ nghịch phá gia chi tử, nợ nần bịnh tật, thì đó là địa ngục.
Ở đâu mà, lúc nào củng nơm nớp lo sợ thì đó là Địa Ngục, như tôi phạm bị truy nả là sống trong Địa Ngục.
Ở đâu mà bị bức bách, bị đe dọa, không có một chut xíu gì an bình là Địa Ngục. như những người sống trong vùng chiến sự, vùng khủng bố,
Sống bất Nhân, Bất Nghĩa, Bất Lương là đọa vào Địa Ngục. Có người bị tra khảo liền, có người rồi củng bị tra khảo.


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]27 khách