Tưởng niệm 15-04, al. Lễ Phật Đản (Bài.296-298)

Kính mời các bạn góp sức bảo tồn tất cả các tài liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và thế giới, tiểu sử tăng ni, và Phật tử có công trong việc hoằng truyền Phật pháp.
Nội qui chuyên mục
- Trong quá chứ ban quản trị diễn đàn đã chịu rất nhiều phiền toái, do những kẻ giả mạo chùa và đoàn thể từ thiện để kêu gọi giúp đỡ. Một lần nữa chúng tôi yêu cầu tất cả các thành viên không được gởi thư kêu gọi từ thiện lên diễn đàn và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung đăng tải bởi thành viên.
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tưởng niệm 15-04, al. Lễ Phật Đản (Bài.296-298)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Lễ Phật Đản

15-04- Ấm lịch Lễ Phật Đản. là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch[2]. vi.wikipedia.org.

Phật Đản là ngày tưởng niệm ba sự kiện lớn nhất trong Phật Giáo.

Đản Sanh, Giác ngộ và nhập Niết bàn của Đức Phật.

Thời gian Sử chép trong Phật Học Phổ Thông. Dương lịch (Thí dụ: Năm 2010).

Đản Sanh
2010 + 624 = 2634
08-04- âm lịch (trước Tây lịch 624 năm). Đản Sanh

Thành Ðạo
2010+624-30=2604
08-12 âm lịch, vào lúc sao mai mọc. Lúc ấy Ngài được 29 tuổi. Thành Ðạo

Nhập niết bàn
2010+ 544 = 2054
(Trước Thiên Chúa Giáo 544 năm). 15-02, ngày rằm tháng hai ÂL (theo giáo sử Trung hoa). Nhập niết bàn

Tóm lược: Sử chép trong Phật Học Phổ Thông.

Người đời thường nói một cách hời hợt cho qua chuyện, "Ðạo nào cũng tốt!". Lời nói ấy, hoặc vì xã giao để cho vui lòng khách, hoặc vì chưa rõ bề mặt trong của các Ðạo khác nhau thế nào, nên mới ra như thế.

Thật ra về mục đích thì đạo nào cũng có giá trị của nó, chẳng qua chỉ hơn nhau về từng bậc cao thấp mà thôi.
Nhưng mục đích tốt dù sao, cũng chưa đủ. Ðiều quan trọng là làm sao thực hiện được mục đích ấy, và đem lợi ích rộng lớn cho đời.
Thử hỏi nếu đạo nào cũng có giá trị như nhau, thì sao trước đây 2500 năm, trong lúc xứ Ấn Độ đã có 94 thứ đạo rồi, mà đức Phật Thích Ca còn giáng sinh làm chi nữa?

Chẳng qua các Ðạo tuy nhiều, mà chưa được toàn "chơn, thiện, mỹ", nên đức Phật mới ứng thân thị hiện, dạy cho chúng sanh đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, ngõ hầu giải thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi, được tự tại vô ngại như Phật. Kinh Pháp Hoa chép, "Vì một nhân duyên lớn, Phật mới xuất hiện ra đời".
Nhân duyên lớn ấy là gì? -- Chính là: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến", để cho chúng sanh được nhờ đó mà đổi mê ra ngộ thấy tánh tỏ tâm, vượt sống khỏi chết, lìa khổ được vui.

Ðạo Phật có từ lúc nào?

Có hai nghĩa: Ðứng về phương diện bản thể mà xét thì Ðạo Phật có từ vô thỉ (nghĩa là không có đầu mối, không có giới hạn ở trong thời gian). Vì Ðạo Phật là bản tánh sáng suốt của chúng sanh, nên có chúng sanh là có Ðạo Phật; mà chúng sanh đã có từ vô thỉ thì Ðạo Phật cũng có từ vô thỉ.

Ðứng về phương diện lịch sử và hạn cuộc trong thế giới này mà nói, thì Ðạo Phật đã có từ 2501 (1) năm nay (tính đến năm 1957), trước Thiên Chúa Giáo 544 năm.

Thường trong danh từ nhà Phật, khi nói đến sự hiện diện của đức Phật Thích Ca trong cõi đời này, người ta thường dùng chữ đản sanh (nghĩa là một sự ra đời vui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho cõi đời); hay thị hiện (nghĩa là hiện ra bằng xương bằng thịt, cho con mắt trần của chúng ta thấy được); hay giáng sanh (nghĩa là từ một chỗ cao mà xuống một chỗ thấp để sanh ra).

Ngày Đản Sanh

Ngày mồng tám tháng tư âm lịch (trước Tây lịch 624 năm)đản sanh.

Ðức Phật giáng sinh ở xứ Trung Ấn Ðộ, bây giờ là nước Népal, một nước ở ven sườn dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, là một dãy núi cao nhất thế giới. Phong cảnh ở đấy rất đẹp; đến mùa xuân cả nước đơm bông nảy lá như một vườn hoa vĩ đại.
Dân cư ở xứ ấy rất là thuần lương. Vị vua trị vì là Tịnh Phạn, một vị vua thuộc dòng Thích Ca, là một dòng họ lớn đã mấy mươi đời nối nghiệp trị vì đất nước này. Bà Hoàng Hậu Ma Da, cũng là một người thuộc dòng vua chúa đã lâu đời. Cả hai ông bà vua Tịnh Phạn đều là người đã nhiều kiếp tu hành, có đức hạnh lớn, xứng đáng làm cha mẹ muôn dân.
Một hôm, trong thành Ca Tỳ La Vệ, là kinh đô của vua Tịnh Phạn, có lễ vía tinh tú, vua tôi cùng nhau mở hội ăn chơi. Hoàng Hậu Ma Da, sau khi dâng hương hoa cúng kiến trong cung điện rồi, ra ngọ môn bố thí thức ăn, đồ mặc cho dân bần cùng.

Khi trở về cung an giấc, Bà nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà từ trên hư không xuống, lấy ngà khai hông bên hữu của Bà mà chun vào. Bà đem điềm chiêm bao ấy thuật lại cho vua Tịnh Phạn nghe.
Vua ra lịnh mời các thầy đoán mộng. Các nhà tiên tri đoán rằng: "Hoàng hậu sẽ sanh một quý tử tài đức song toàn". Vua Tịnh Phạn rất mừng rỡ, vì ngôi báu từ đây sẽ có người truyền nối.
Ðến sáng ngày mồng tám tháng tư âm lịch (trước Tây lịch 624 năm), tại vườn Lâm Tỳ Ni, cách thành Ca Tỳ La Vệ 15 cây số, Hoàng hậu Ma Da đang ngoạn cảnh, trông thấy cành hoa Vô Ưu mới nở, thơm ngát, bà đưa tay phải vói hái, thì Thái Tử cũng vừa xuất hiện ngay đấy.
Ngày đản sanh Thái Tử, trong thành Ca Tỳ La Vệ, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ, cây cỏ đều đơm hoa trổ trái; sông, ngòi, mương, giếng nước đều trong đầy; trên hư không chim chóc và hào quang chiếu sáng cả mười phương.

Vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết mời các vị tiên tri đến xem tướng Thái Tử. Trong số ấy, có đạo sĩ tên A Tư Ðà tu ở núi Hy Mã Lạp, tiên đoán rằng: Thái Tử vì có 32 tướng tốt xuất hiện, nên sẽ trở thành một vị Thánh. Nhưng vua Tịnh Phạn lại chỉ muốn con mình làm một vị vua để nối dõi tông đường mà thôi. Vì thế, Tịnh Phạn Vương muốn đổi số mệnh con mình, nên đặt tên cho Thái Tử là Tất Ðạt Ða (Siddartha) theo tiếng Phạn, nghĩa là: "Kẻ sẽ giữ chức vị mà mình phải giữ". Chức vị mà Tịnh Phạn Vương muốn ám chỉ đây tức là ngôi Vua. Ngài không ngờ rằng chính thật chức vị của Ngài là chức vị Phật.

Hoàng hậu Ma Da sau khi sanh Thái Tử được bảy ngày, vui thú quá vì thấy mình đã làm tròn nhiệm vụ cao quý, và đã rửa sạch nghiệp báo nên Bà trút được xác phàm và sanh về cõi trời Ðao Lợi. Vua Tịnh Phạn giao Thái Tử cho em gái Hoàng hậu là Ma Ha Ba Xà Ba Ðề nuôi dưỡng.

Ngày Thành Ðạo

Thái Tử đã ngồi nhập định 49 ngày đêm dưới gốc Bồ Ðề. Trong 49 ngày ấy. Ngài đã chiến đấu với bọn giặc phiền não ở nội tâm như tham, sân, si, nghi, mạn...và chiến đấu với giặc Thiên Ma do Ma Vương Ba Tuần chỉ huy.
Sau khi thắng cả giặc ở nội tâm lẫn ngoại cảnh, tâm trí được khai thông, Ngài hốt nhiên đại ngộ.

Trong đêm thứ 49, vào canh hai, Ngài chứng được quả "Túc Mệnh Minh", thấy rõ được tất cả quá khứ của mình trong tam giới. Ðến nữa đêm, Ngài chứng được quả "Thiên Nhãn Minh", thấy được tất cả bản thể của vũ trụ và Ngài nguyên nhân cấu tạo của nó. Ðến canh tư, Ngài chứng được quả "Lậu tận Minh", rõ biết nguồn gốc của đau khổ và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Từ ngày ấy, Ngài được Ðạo vô thượng, thành bậc "Chánh Ðẳng Chánh Giác", hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày thành đạo của Ngài tính theo âm lịch là ngày mồng 8 tháng 12, vào lúc sao mai mọc. Lúc ấy Ngài được 30 tuổi. (Tuổi ta là tuổi mới sanh, Tính đúng ra là 29).

Sự Hóa Ðộ Viên Mãn

Từ khi thành Ðạo dưới gốc cây Bồ Ðề cho đến ngày nhập diệt, trải qua một thời gian 49 năm, Ðức Phật đã đi khắp xứ Ấn độ rộng lớn bao la, hết nước này đến nước khác. Hễ chỗ nào có chân Ngài dẫm đến là Ánh Ðạo Vàng bừng tỏa huy hoàng.

Mỗi ngày Ngài theo một thời dụng biểu, một chương trình nhất định, không bao giờ xao lảng, giải đãi, từ khi trẻ cho đến già, từ mùa mưa cho đến mùa nắng.
Mỗi ngày khi trời chưa sáng, Ngài đã lìa khỏi giường đi tắm rửa, thay đổi y phục rồi vào phòng quán cơ cho đến lúc mặt trời xuất hiện. Sau đó Ngài thuyết pháp cho chúng Tăng đến lúc trưa mới nghỉ để thụ trai.
Buổi chiều, Ngài thuyết pháp cho Tín đồ các vùng lân cận đến nghe; rồi lại giảng giải những nghi vấn của các Tăng về những vấn đề mà Ngài đã thuyết pháp buổi sáng.

Mỗi năm, Ngài đi chu du để thuyết pháp độ sanh trong 9 tháng nắng ráo; còn ba tháng về mùa hạ có mưa lớn (theo thời tiết Ấn độ), thì Ngài lại ở luôn trong Tịnh xá để an cư kiết hạ.

Ròng rã trong 49 năm như thế, hạt giống Từ bi được Ngài tinh tấn gieo rắc khắp các xứ ở Ấn độ. Từ Bắc chí Nam, từ Ðông sang Tây, từ rừng rú đến đồng bằng, không nơi nào là Ngài không đặt chân đến, hay truyền đệ tử đến thay Ngài để hóa độ chúng sanh.

Và ở đâu Ngài và các đệ tử cũng được, nhân dân, từ vua đến dân, từ giàu đến nghèo, từ già đến trẻ, từ phái nam đến phái nữ, đổ xô ra đón tiếp Ngài, vui thú đươc tắm gội trong ánh nắng trí huệ và nước Từ bi do Ngài tưới xuống. Ở đâu có Ánh Ðạo vàng đến, thì Tà giáo và ngoại giáo lui xa dần, tan biến như những làn mây, như những bóng tối, tan biến trước ánh bình minh Ðang lên.

Giọng thuyết pháp của Ngài có oai lực như tiếng sư tử rống, làm cho cầm thú phải khiếp phục, như tiếng Hải triều lên, lấn ác tất cả bao nhiêu tiếng tỉ tê của côn trùng, chim chóc.

Ðạo Bồ Ðề từ đây đã ăn sâu gốc rễ trên bán đảo Ấn độ bao la, và trở thành tôn giáo chính của các nước lớn, nhỏ thời bấy giờ tại Ấn độ. Ðức Phật sau khi đã tự giác, đã giác tha và đến đây giác hạnh của Ngài đã viên mãn.

Trước Khi Nhập Niết bàn

Khi giác hạnh đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Ðến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu già.
Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách thành Ba la nại chừng 120 dặm. Một hôm Ngài gọi ông A nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo:

-"A Nan! Ðạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di.
Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và Ðạo ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình ta, theo luật vô tường, bây giờ như một cổ xe đã mòn rã.
Ta đã mượn nó để chở pháp, nay xe đã vừa mòn mà pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn mến tiếc làm gì cái thân tiều tụy này nữa? A-Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết bàn".

Tin Ðức Phật sắp vào Niết bàn, lan ra như một tiếng sét. Các đệ tử của Ngài đi truyền giáo ở các nơi xa, lục tục trở về để cùng đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối.

Trong thời gian ba tháng cuối cùng của Ngài, Ðức Phật vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền Ðạo.
Một hôm Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Thuần Ðà, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai.
Ngài im lặng nhận lời cùng các đệ tử theo ông về. Ðến nhà ông Thuần Ðà dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm Chiên đàn, thường gọi là nấm heo rừng, vì giống nấm này rất được giống heo rừng ưa thích.

Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử từ giã ông Thuần Ðà ra đi. Ðược một quãng đường, Ngài giao bình bát cho ông A Nan và truyền treo võng lên, trong rừng cây Ta-la (Tàu dịch là cây song thọ, cây có hai nhánh lớn chia ra như hai cái nạn), để Ngài nằm nghỉ.
Ngài nằm xuống võng đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phiá tay phải, mặt xây về hướng mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.

Nghe tin Ngài sắp nhập Niết bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài 80 tuổi, tên Tu Bạc Ðà La đến xin xuất gia thọ giới Sa di với Ngài, Ngài hoan hỷ nhận lời. Ðó là người đệ tử chót trong đời Ngài.


Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc

Lúc bấy giờ các đệ tử của Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ ông Ca-Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa về kịp. Ngài hội tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài phú chúc như sau:

a) Y bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma-Ha Ca-Diếp.

b) Các đệ tử phải lấy giới luật làm Thầy.

c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: "Như thị ngã văn".

d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm ba phần:
- Một phần cho Thiên cung,
- Một phần cho Long cung,
- Một phần chia cho 8 vị Quốc vương ở ẤnÐộ

Sau đây là lời vàng ngọc mà Ngài đã để lại trong giờ phút cuối cùng.
- "Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khát, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

- "Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có chân lý cuả Ðạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!".

Sau khi đã dặn dò cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào Niết bàn. Lúc bấy giờ nhằm ngày rằm tháng hai ÂL (theo giáo sử Trung hoa).

Rừng cây Ta-la tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót. Vạn vật như chìm lặng trong giây phút nặng nề của sự chia ly.

Các đệ tử tẩn liệm xác Ngài vao trong kim quan và 7 ngày sau, đưa kim quan Ngài vào thành Câu thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ (lễ hỏa thiêu).

Tám vị Quốc vương lớn ở Ấn độ kéo binh hùng tương dũng đến toan tranh dành Xá Lợi. Nhưng ông Hương-Tích y theo di chúc của Phật, đứng ra điều đình, và nhờ thế việc phân chia Xá Lợi đều được ổn thỏa.

Phật Đản (chữ Nho 佛誕; sa. Vaisakha; p. Visakha) là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh (sinh ra) tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á ngày này chỉ là ngày kỉ niệm Phật đản sanh; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch[2].

Thái tử Siddatha Gotama. Cha của ngài là Hoàng Đế Tịnh Phạn (Cuddhodana) họ Cồ Đàm (Gotama), và mẹ của Ngài là hoàng hậu Ma Gia (Mayadevi) Ngài tên là Siddhartha Gautama. Ngài mất mẹ rất sớm. Sau khi hạ sanh Hoàng Tử được 7 ngày thì hoàng hậu thăng hà.

Ý nghĩa của chủ đề?

Cư sĩ:
Hằng tỉnh-giác, chuyên-cần thúc-liễm,
Các đệ-tử Phật Gotama,
Chẳng kể ngày ngày, đêm đêm qua,
Công-đức Phật-đà luôn tưởng-niệm.
(Kệ số 296.)
Hằng tỉnh-giác, chuyên-cần thúc-liễm,
Các đệ-tử Phật Gotama,
Chẳng kể ngày ngày, đêm đêm qua,
Công đức Chánh-pháp luôn tưởng-niệm.
(Kệ số 297.)
Hằng tỉnh-giác, chuyên-cần thúc-liễm,
Các đệ-tử Phật Gotama,
Chẳng kể ngày ngày, đêm đêm qua,
Công-đức Tăng-già luôn tưởng-niệm.
(Kệ số 298.)
Dịch giả Thiện Nhựt:

Ý nghĩa của bài kệ?

Lời hay ý đẹp?

I. Thêm chi tiết:

Kính gởi Thầy, Cô, Admin, và các bạn hữu.

1. Để đem lại sự lợi ích chung cho diễn đàn và các Phật tử tại gia nói riêng, thỉng cầu quí vị tra xét, phê bình, kiểm chứng các chi tiết sai lầm.
Như là: Sai tiêu đề, chủ đề, kết luận, văn từ đạo/đời, chánh tả.v.v.

2. Giải đáp, bình luận các quyết nghi “Giáo lý học” theo chuyện đời.
3. Giải đáp, luận bàn, vấn đáp các quyết nghi “Giáo lý học” theo chuyện đạo.

II. Ý nghĩa học hỏi:

Thứ nhứt cho người mới.
Thứ hai ôn lại bài,
Thứ ba thêm kiến thức,
Thứ tư học kinh nghiệm.
Thứ năm ứng-dụng đời/đạo.

III. Mục đích thực dụng:

Năng cao đời sống cộng đồng. Và Giáo lý Phật-giáo nói riêng.

IV. Nhớ nhớ:

Bạn tôi nhắn nhủ đôi điều,
Cho người mới học đặng ngay hiểu nhiều.
Trước là Phật Học Phổ Thông,
Sau là Pháp Cú làu thông, thuộc lòng.
Thông này chẳng hiểu liền ngay,
Hai mươi tiểu luận đọc ngay hiểu liền.

Thân ái. TN

http://sites.google.com/site/layphat/
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 19/06/10 07:19 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tưởng niệm 15-04, al. Lễ Phật Đản (Bài.296-298)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nói Phật đản sanh ngày nầy, thành đạo ngày nầy, nhập niết bàn ngày nầy là phương tiện tùy thuận thế gian mà nói vậy thôi, chứ hiểu Phật pháp rồi thì không cần, vì thời gian cũng chẳng có, chỉ tạm gọi là có thời gian vậy thôi.

Thành ra bây giờ tôi chỉ nói phỏng đoán rằng Phật thị hiện ra đời đã gần 3000 năm cho nó gọn. :)

Còn người mới vào đạo hoặc ai muốn biết thì bảo họ tìm hiểu, hoặc nhớ thì nói cho họ nghe năm nào Đản sanh, thành đạo, niết bàn.

Mỗi năm tôi đi Phật Đản thấy chùa có ghi là lần thứ mấy mà tôi cũng chẳng nhớ, mà thấy ghi vậy thì chỉ thấy vậy thôi chứ không có chấp vào đó, vì tôi đã Tin Tam Bảo rồi thì không cần phải bắc buộc có mấy ngày đó tôi mới tin là Phật có đản sanh, thành đạo, niết bàn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách