THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

16 – TỰ GIỚI

Hòa thượng Đại Giác nói :
Thuấn Lão Phu tính giản trực, không biết đến các việc quyền hành, của cải. Hàng ngày ngài có thời khóa nhất định , và không bao giờ thay đổi chút nào. Dù rằng đến việc thắp đèn, quét đất ngài cũng làm lấy. Ngài thường nói : “Cổ nhân (Bách Trượng, Đại Trí thiền sư) có lời răn ‘một ngày không làm, một ngày không ăn’. Nếu tôi làm trái, tôi là người thế nào ?”.
Tuy thân hình ngài đã già, nhưng chí khí ngài càng bền. Có người nghi ngờ hỏi “Sao ngài không sai người chung quanh làm?” Ngài Thuấn Lão Phu đáp “Thân thể tôi giờ đây trải qua sự nóng, lạnh thay đổi. ngồi, dậy bất thường, tôi không muốn làm mệt người khác”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

17 – CHÂN THỰC

Ngài Thuấn Lão Phu nói :
Truyền giữ đạo Phật, điều quí trọng hơn hết là hết thảy phải chân thực.
- Phân biệt tà, chính, trừ bỏ vọng tình là cái thực trị tâm.
- Biết nhân quả, rõ tội phúc là cái thực thao lý ( giữ ý chí không thay đổi và việc làm hợp lý).
- Mở rộng đạo đức, tiếp đón người từ các phương tới là cái thực trụ trì
- Lượng tài năng, mời giữ việc là cái thực dùng người.
- Xét nói, làm, định nên hay không là cái thực cầu hiền

Người không giữ được đức chân thực thì chỉ là tự giới thiệu hư danh mà không có ích gì về đạo lý. Vì vậy người biết giữ ý chí không thay đổi, và việc làm hợp lý, chỉ cần ở chỗ thành thực.,Nếu giữ được đức chân thực không thay đổi thì dù gặp lúc bình thường hay trắc trở cũng có thể đạt tới nhất trí được


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

18 – CHÍ KHÍ

Thuấn Lão Phu nói với Viễn Lục Công ( Pháp Viễn, Viên Giám thiền sư ở Phù Sơn. Ngài họ Vương ở Trịnh Châu . Ngài nối pháp Diệp Huyện, Qui Tỉnh thiền sư ) ở Phù Sơn :
Muốn nghiên cứu đạo nhiệm màu vô thượng, khi khốn cùng, chí khí càng phải bền, lúc già yếu chí khí càng phải mạnh, không nên theo đòi, bám víu vào thanh danh, quyền lợi để chôn vùi trí đức của mình. Viên ngọc quí trong suốt thì màu xanh tím cũng không làm mờ được tính chất của nó. Cây thông quen giá lạnh hàng năm thì sương tuyết cũng không làm điêu tàn được tiết tháo của nó. Thế nên tiết nghĩa là đức lớn trong thiên hạ. Chỉ có ngài (Viễn Lục Công) là bậc siêu việt đáng chuộng, há ngài không tự cường ! Cổ nhân nói : Chim bằng tung cánh bay một mình, phong tái cao hơn bạn”. Câu ấy hợp với ý chí của ngài vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

19 – CHÍNH THÂN

Hòa thượng Phù Sơn Viễn nói :
Người xưa gần thầy, chọn bạn, sớm hôm không dám lười biếng. Đến như việc làm bếp, giã gạo hay lăn lôn vào cả những việc hèn hạ cũng chưa bao giờ ngại nhọc. Tại Diệp Huyện (1) nơi ngài Qui Sơn Tỉnh thiền sư, tôi đã từng thi hành đầy đủ những việc ấy. Một khi còn có tâm ngoái đến sự lợi hại, so sánh sự được mất thì thái độ theo hay không theo, lừng chừng cầu an sẽ hiện ra và không có việc gì là không làm.
Thân đã không cính thì học đạo làm sao được.

GHI CHÚ :
(1) Quản giáo viện thuộc Diệp Huyện (Nhữ Châu) do Qui Tỉnh thiền sư làm chủ pháp. Qui Tỉnh thiền sư họ Giả ở Ký Châu, ngài nối pháp Thủ Sơn Niệm thiền sư, thuộc đời thứ 9 phái Nam Nhạc. Tính tình ngài khô khan, đạm bạc, nghiêm mật, tăng chúng đều sợ. Ngài Phù Sơn Viễn và ngài Thiên Y Hoài nghe cao phong của ngài liền rủ nhau đến tham thiền. Gặp mùa đông, hai vị tới lễ thiền sư. Thiền sư múc nước té ướt hết và đuổi đi. Các vị thiền sinh khác đều đi hết, duy chỉ có hai vị cứ ngồi yên không dậy, Thiền sư đuổi mãi vẫn không đi, và nói “Chúng tôi muốn tới tham thiền nơi thiền sư nên không vì gáo nước mà bỏ về”. Thiền sư nói “ Thực tâm tham thiền à ?” rồi cho dậy, cất hành lý và cử ngài Phù Sơn Viễn giữ chức điển tọa, trông coi vật thực, vật dụng trong chùa. Nhân khi Thiền Sư ra ngoài, ngài Phù Sơn Viễn thấy tăng chúng quá khổ mới lấy ít dầu và miến nấu cho tăng chúng dùng. Khi Thiền sư về biết được, bắt ngài Phù Sơn Viễn phải bán áo mà đền, và còn đuổi ra khỏi chùa. Các bạn hữu xin cho ngài Phù Sơn Viễn tuy ra khỏi chùa nhưng được vào nghe pháp. Thiền sư cũng không cho. Dù vậy ngài Phù Sơn Viễn vẫn ra ngoài, ở trọ nơi mái hiên ngoài phố chứ không đi xa. Một hôm Thiền sư ra phố, trông thấy, bắt phải nộp tiền ở trọ. Ngài Phù Sơn Viễn lại đi xin tiền, nộp đủ số tiền ở trọ. Tỉnh Thiền sư thấy thế, công nhận là người có pháp khí, thực tâm tham thiền, liền gọi về chùa, lên trượng đường trước chúng tăng, trao cho y bát và pháp hiệu.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

20 – TỰ CƯỜNG

Ngài Viễn Công nói :
Trong trời đất thực có những vật dễ sinh. Nhưng nếu một ngày ấm mà mười ngày lạnh thì cũng chưa thấy vật nào có thể sinh được.

Diệu đạo vô thượng rõ ràng ở nơi tâm, và ngay trước mắt mình, nên cũng dễ thấy được. Song điều cốt yếu là chí phải bền, làm phải tận lực, thì ngay nơi mình đứng, ngồi cũng có thể mong đợi là đạt tới được. Nếu một ngày tin, mười ngày ngờ, sớm siêng, tối nản, thì không những ngay trước mắt khó thấy, mà tôi sợ rằng suốt đời cũng vẫn cách xa diệu đạo vậy.

21 – THỦ XẢ

Ngài Viễn Công nói :
Điều quan trọng của trụ trì , trước tiên phải xét kỹ vấn đề thủ, xả (lấy hay bỏ). Sự tích cực của thủ hay xả, quyết định ở trong tâm. Nhưng mầm mống của sự an hay nguy được đặt định ở bên ngoài. AN, không có sự an một ngày. NGUY, cũng không có sự nguy một ngày. Mà nó hình thành đều từ cỗ gom góp dần dần. Vì vậy chúng ta không thể không xét kỹ.

Dùng đạo đức trụ trì cần phải gom góp đạo đức. Dùng lễ nghĩa trụ trì cần phải gom góp lễ nghĩa. Dùng bóc lột trụ trì đương nhiên gom góp oán hận. Oán hận gom góp thì trong ngoài trái nhau. Lễ nghĩa gom góp thì trong ngoài hòa vui. Đạo đức gom góp thì trong ngoài cảm phục. Cho nên đạo đức, lễ nghĩa lan rộng thì trong ngoài vui vẻ. mà bóc lột, oán hận nhiều thì trong ngoài buồn tẻ.

Ôi cảm xúc buồn, vui ứng hợp với họa phúc vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

22 – NHÂN MINH DŨNG

Ngài Viễn Công nói :
Trụ trì có ba đức tính cần yếu là : Nhân, Minh, Dũng .
NHÂN là thực hành đạo đức, hưng hiển giáo hóa , an định người trên kẻ dưới, vui hòa tân khách tới lui.
MINH là tuân theo lễ nghĩa, biết rõ an nguy, xét hiểu hiền ngu, biện minh phải trái.
DŨNG là việc làm quả quyết, quyết đoán không ngờ, gian quyết trừ, nịnh quyết bỏ.
Nhân mà không có Minh như có ruộng không cày, Minh mà không có Dũng như có lúa mà không làm cỏ. Dũng mà không có Nhân như biết gặt lúa mà không biết gieo trồng.

Trụ trì có đủ ba đức tính ấy thì tùng lâm hưng thịnh. Thiếu một thì suy, thiếu hai thì nguy và nếu ba đức tính ấy không có thì đạo trụ trì phế hủy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

23 – TUYỂN TRẠCH

Ngài Viễn Công nói :
Người trí, kẻ ngu,người hiền, kẻ bất tiếu, như nước vag lửa không thể ở chung cùng một đồ đựng được, và cũng như mùa lạnh và mùa nóng, không thể nào là cùng một mùa được. Đó là cái phần đã định sẵn vậy.
Người hiền, trí thì thật thà, ngay thẳng, mềm dẻo, phúc hậu, họ làm những việc đạo đức, nhân nghĩa. Khi họ nói ra lời gì, làm việc gì, họ chỉ sợ không hợp nhân tình, không suốt vật lý . Ngược lại những kẻ bất tiếu thì gian hiểm, dối nịnh, cậy mình, khoe tài, ham muốn cầu lợi và hết thảy việc gì họ cũng đều chiếu cố tới. Cho nên tùng lâm được người hiền thì tu theo đạo đức, dựng đặt kỷ cương, và nơi này trở thành nơi truyền bá chính pháp. Nhưng nếu trong ấy lẫn một kẻ bất tiếu thì họ quấy phá mọi người, làm loạn chúng tăng, khiến cho trong, ngoài không yên. Dù có lễ pháp của ngài Đại Trí đi nữa, phỏng có dùng gì được.
Trí, ngu, hiền, bất tiếu đã có sự hơn kém như thế, há không biết lựa chọn ư ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

24 – ĐẠO TÌNH

Ngài Viễn Công nói :
Trụ trì ở ngôi trên nên đem lòng khiêm cung tiếp người dưới. Nững người giữ chức sự ở dưới phải tận tình để phụng sự người trên. Trên dưới đã hòa thì đạo trụ trì thông suốt.
Nếu trụ trì ở ngôi trên, kiêu ngông tự tôn, người chấp sự ở dưới thì lười biếng, kiêu mạn tự xa, khiến cho tình người trên, kẻ dưới không thông thì đạo trụ trì bế tắc.
Bậc cổ đức trụ trì, khi nhàn rỗi vô sự, thường cùng những người theo học (thiền) thung dung bàn bạc tất cả mọi vấn đề. Vì vậy một lời nói hay nửa câu được chép vào truyện ký cho tới nay còn xưng tụng , thì việc ấy như thế nào ? Sở dĩ có việc ấy, một là muốn cho tình trên dưới được thông suốt và đạo không bị ngăn che. Hai là dự biết tài năng, tính tình của những người theo học được hay không, để trong sự tiến thoái đều được thích hợp. Như thế tự nhiên trên dưới êm hòa, nghiêm kính, xa gần đều qui kính. Sự hưng thịnh của tùng lâm do đấy mà được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

25 – HƯ DANH

Ngài Viễn Công nói với Khả Chân thiền sư ở chùa Đạo Ngô: (Ngài Khả Chân trụ trì chùa Đạo Ngô. Ngài đắc pháp nơi Thạch Sương Viên thiền sư, thuộc đời thứ 10 phái Nam Nhạc)
Người học chưa đạt đạo hay khoe khoang sự kiến văn, thông thạo về cơ giải, dùng miệng lưỡi bàn cãi linh lợi tranh thắng, không khác gì như nơi nhà xí , tô vẽ màu mè chỉ làm tăng thêm mùi hôi thối mà thôi.

26 – TRỊ TÂM

Ngài Viễn Công nói với ngài Pháp Diễn , thủ tọa: (Pháp Diễn thủ tọa tức là Ngũ Tổ. Pháp Diễn thiền sư họ Đặng, ở Kỳ Châu. Ngài nối pháp Bạch Vân Đoan thiền sư , thuộc đời thứ 13 phái Nam Nhạc )
Tâm làm chủ thân và là gốc của muôn hạnh. Tâm không đạt tới chỗ diệu ngộ thì vọng tình tự sinh. Vọng tình đã sinh thì thấy lý không rõ. Thấy lý không rõ thì phải trái lầm loạn. Cho nên muốn trị tâm phải cầu diệu ngộ. Ngộ thì tinh thần hòa, khí lực tĩnh, dung mạo kính ái, sắc tướng trang nghiêm, và vọng tưởng, tình lự đều tan hòa vào chân tâm. Dùng phương thức đó mà trị tâm thì tâm tự linh diệu. Sau đó dẫn dắt người , chỉ chỗ mê lầm, thì ai lại không theo sự giáo hóa của mình.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

27 – HÀNH TRÌ

Ngũ Tổ Diễn hòa thượng nói :
Thời nay những người học đạo ở chốn tùng lâm, tiếng tăm không nổi, không được người ta tín kính, vì phạm hạnh không được thanh bạch, là người không chính đáng.
Lại nữa, hoặc họ tạm cầu tiếng khen, lợi dưỡng, khoe khoang sâu rộng sự trang sức hoa mỹ, bị các thức giả chê cười. Vì những lẽ ấy làm che mất lẽ quan yếu và vi diệu của đạo. Tuy có đạo đức như Phật tổ, nhưng khi họ đã có ý nghĩ, hoặc nghe, hoặc thấy, hoặc ngờ vực về mình thì họ không tin.
Ngày sau các ông có ở am tranh, nên lấy lời khuyên này mà tự gắng sức hành trì.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

28 – LẠC ĐẠO

Ngài Diễn tổ nói :
Sư ông (tức thầy ngũ tổ là Dương Kỳ, Phương Hội thiền sư. Nối pháp Từ Minh, Sở Viên thiền sư, đời thứ 10 phái Nam Nhạc) khi mới trụ trì chùa Dương Kỳ . Nơi này nhà cũ, đòn tay hư nát, chỉ tạm che mưa gió mà thôi, nưng tới mùa đông thì tuyết rơi đầy giường , không chỗ nào ở được thanh thản. Các tăng sĩ thấy thế, tỏ lòng chân thành, nguyện sửa chữa. Sư ông từ khước, nói: “ Xưa kia đức Phật có nói: Thời nay đang thuộc về kiếp giảm, nơi bờ ao. Hang sâu còn thay đổi bất thường, thì làm sao chúng ta được trọn vẹn như ý và tự cầu cho mình đầy đủ được ! Các ông đi xuất gia học đạo, làm việc đến nỗi tay chân chưa yên, mà đã bốn, năm mươi tuổi rồi há còn có công phu rảnh rang để phụng sự cho căn nhà đầy đủ, đẹp đẽ sao ? Cuối cùng sư ông không thuận theo. Ngài hôm sau sư ông lên pháp đường đọc bốn câu kệ sau :

Dương Kỳ sạ trụ ốc bích sơ
Mãn sàng tận tát tuyết trân châu
Súc khước hạng, ám ta hu,
Phiên ức cổ nhân thụ hạ cư.

Dịch

Dương Kỳ vừa ở vách nhà hoang
Tuyết tợ châu rơi ngập trắng giường
Rụt cổ nằm co thầm trách phận
Gốc cây xưa nghỉ nhớ làm gương.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

29 – NGHĨ VÀ LÀM

Ngài Diễn Tổ nói :
Tăng sĩ giữ tâm như thành, phụng trì giới luật, ngày đêm suy nghĩ, sớm hôm thực hành. Thực hành không vượt suy nghĩ, suy nghĩ không vượt thực hành. Có cái trước mà thành cái sau , như người cày ruộng có bờ, thì lỗi lầm của sự vượt qua sẽ ít.

30 – PHÁP ĐỘ

Ngài Diễn Tổ nói :
Tùng lâm là nơi nặn đúc ra các bậc thánh, rèn luyện cho các người thường. Là nơi nuôi nấng các bậc pháp khí, các bậc tài năng và là nơi đem sự giáo hóa đến khắp muôn phương. Nơi đó tuy là nơi ở, nơi tụ họp của nhiều người, nhiều hạng, nhưng sự quản lĩnh được nghiêm chỉnh thì trong đó mỗi người đều có bổn phận và tình nghĩa thày trò. Nay các nơi không lo về việc giữ gìn pháp độ của các bậc tiên thánh, lại hay đem tình thiên lệch, người ưa kẻ ghét, lấy lẽ phải của mình để đổi mới người khác. Như vậy những người hậu học lấy pháp độ nào để tu tiến ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách