Tự Giác- Giác Tha

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Tự Giác- Giác Tha

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Người thường nghĩ Tự Giác và Giác Tha là 2 điều khác nhau . Nhưng đó là quan điểm sai lầm .
Vì họ nhầm lẫn " yêu thương bản thân - yêu thương người khác " . Thưa các bạn Tự Giác - Giác Tha kô có y nghĩa hay chứa chấp sự tham ái hay yêu thương như vậy .
Tự Giác là dùng trí tuệ chán ghét sự đời nhận rõ bản chất cuộc đời và đoạn tận khổ đau .
Giác Tha tức là trên con đương Tự Giác vị ấy đã có tác ý giúp những bậc hữu duyên thời đáng để biết Diệu Pháp cùng biết với và khuyến khích họ hành theo hạnh Tự Giác mà giải thoát nhanh gấp .
Đức Phật ví Tam GIới như nhà lữa và khuyên chúng sinh nhanh gấp thoát ra đó . Lưu ý chúng sinh thoát ra chứ kinh sách hay Tam Bảo còn nằm trong đó . Do vậy khi 1 vị được giải thoát thì lành thay Giác Tha hiện hữu .
Đức Phật cũng khuyên chính chúng sinh tự thắp đuốc mà đi ko có ai nắm tay mà dắt mình đi được ngọn đuốc ấy là Tam Bao và Tam Bảo luôn hiện hữu cho đến 5000 sau khi Đức Thế Tôn Diệt và kô còn tái sinh nữa . Do vậy Giác Tha đây chính là Tam Bảo và cái quý hơn Giác Tha nữa đó chính là Tự Giác , Vì ngọn đuốc là phương tiện nhưng mà kô có người cầm duốc thì ngọn đuốc ấy thật vô ích vì chẳng ai xài .
Cũng vị 4 Sự Thật luôn luôn hiện hữu dù người ta tin hay kô tin và no luôn luôn sáng nhưng nó có tác dụng khi và chỉ khi có người cầm nó mà thôi .
Sau cùng Zelda muốn nói đến các bạn khi các bạn Tự Giác thì các bạn có Giác Tha . Nếu các bạn chỉ quan điểm có Giác Tha hoặc đề cao nó hơn Tự GIác thì thời các bạn chẳng có cái giác nào . Bậc có trí thời ấy sẽ chê cười . Zelda nói bậc có trí đây là những người có học vị rõ ràng trong cuộc sông,
Các bạn hãy xem suy xét và góp ý .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
QuayDauLaBo
Bài viết: 64
Ngày: 20/11/07 22:53

Re: Tự Giác- Giác Tha

Bài viết chưa xem gửi bởi QuayDauLaBo »

QuayDau nghi ngờ đoạn trên chỉ là những lời nói càng của zelda, suy diễn ko bằng chứng.
QuayDau đã dùng google search với từ Nam Tông (nguyên thuỷ) và giác tha, QuayDau kiểm tra rất kỹ 60 web đầu tiên mà google cung cấp thì ko thấy có sự xuất hiện của 2 từ giác tha trong Tam tạng Kinh điển Nguyên Thuỷ. Zelda giải thích thế nào đây, chẳng lẽ những lý luận trên của ông lại ko đựa trên Tam tạng Kinh điển?
Nhân đây cũng xin hỏi, bộ Na Tiên vấn đáp có nằm trong Kinh Điển Nam Tông ko? Xin mọi người hoan hỷ cho biết nhé.


"ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT
CHÚNG SINH ĐỘ TẬN PHƯƠNG CHỨNG BỒ-ĐỀ"
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Tự Giác- Giác Tha

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Cách nói này của QD chứng tỏ QD chưa đủ trí tuệ đọc được bài của tôi rồi . Thôi khuyên QD nên về thường xuyên Chánh Niệm một ngày nào đó sẽ hiểu được ý của tôi.
Những gì Zelda nói thì trong kinh NT có nói , nhưng muốn thấy nó phải có một con mắt trí tuệ để nhìn . Không thể nào đi tim trên google để tìm ra từng chữ được . NHân đây có gì kô hiểu QD có thể hoi đúng sai thế nào , không hiểu chổ nào . Zelda sẽ giúp dù gì cũng là thế hệ 8X như nhau mà thôi.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
QuayDauLaBo
Bài viết: 64
Ngày: 20/11/07 22:53

Re: Tự Giác- Giác Tha

Bài viết chưa xem gửi bởi QuayDauLaBo »

zelda đã viết:Cách nói này của QD chứng tỏ QD chưa đủ trí tuệ đọc được bài của tôi rồi . Thôi khuyên QD nên về thường xuyên Chánh Niệm một ngày nào đó sẽ hiểu được ý của tôi.
Những gì Zelda nói thì trong kinh NT có nói , nhưng muốn thấy nó phải có một con mắt trí tuệ để nhìn . Không thể nào đi tim trên google để tìm ra từng chữ được . NHân đây có gì không hiểu QD có thể hoi đúng sai thế nào , không hiểu chổ nào . Zelda sẽ giúp dù gì cũng là thế hệ 8X như nhau mà thôi.
Laugh!! :D
HiHi`, zelda lại đóa mò #-o 8x với chả 7x 8-> Ko phải ai cũng trẻ con như anh đâu.
P/s
Nhân đây cũng xin hỏi, bộ Na Tiên vấn đáp có nằm trong Kinh Điển Nam Tông không? Xin mọi người hoan hỷ cho biết nhé.


"ĐỊA NGỤC VỊ KHÔNG THỆ BẤT THÀNH PHẬT
CHÚNG SINH ĐỘ TẬN PHƯƠNG CHỨNG BỒ-ĐỀ"
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Tự Giác- Giác Tha

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Thật sự Zelda có biết ra về Kinh Na Tiên vấn đáp.
Nhưng chua biết có trong tạng kinh Nguyên Thủy kô.
Tuy nhiên có bộ kinh được gọi là Kinh Na Tiên Tỳ Kheo.
Bản Kinh Na Tiên Tỳ Kheo đúng là chính xác nhất nằm trong tạng kinh Nguyên Thủy , dù rằng kinh NaTien có du nhập sang Trung Hoa nhưng kô đáng tin cậy bằng .
Trung Hoa cũng đã có ba bản dịch khác nhau. Cả ba bản đều mất tên người dịch nên không rõ là đã dịch vào thời đại nào. Chỉ thấy Ðại Tạng ghi là "Phụ Ðông Tấn Lục". Văn dịch rất xưa và hơi tối nghĩa. Căn cứ vào đó, ta có thể suy đoán rằng các bản dịch nầy có lẽ đã được thực hiện vào khoảng đời Tam Quốc hay đời Tây Tấn, nghĩa là khi Phật Giáo mới du nhập Trung Hoa.
Nếu QD muốn biết đúng kinh NaTien dạy gì mời tham khảo qua link:
http://www.budsas.org/uni/u-natien/nati ... gioi-thieu
Đảm bảo nguyên bản đáng tin cậy và kô bị chế tác thêm mắm thêm muối.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Tự Giác- Giác Tha

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

QuayDauLaBo đã viết:QuayDau nghi ngờ đoạn trên chỉ là những lời nói càng của zelda, suy diễn không bằng chứng.
QuayDau đã dùng google search với từ Nam Tông (nguyên thuỷ) và giác tha, QuayDau kiểm tra rất kỹ 60 web đầu tiên mà google cung cấp thì không thấy có sự xuất hiện của 2 từ giác tha trong Tam tạng Kinh điển Nguyên Thuỷ. Zelda giải thích thế nào đây, chẳng lẽ những lý luận trên của ông lại không đựa trên Tam tạng Kinh điển?
Nhân đây cũng xin hỏi, bộ Na Tiên vấn đáp có nằm trong Kinh Điển Nam Tông không? Xin mọi người hoan hỷ cho biết nhé.
Chào bạn QuayDauLaBo,

Có tự giác mới có khả năng để giác tha . Từ xưa, các vị Thánh Tăng đã được Đức Thế Tôn gửi đi bốn phương tám hướng truyền bá đạo pháp . Đời sống của các vị tăng bao gồm "dạy đạo" cho cư sĩ . Như vậy, có "giác tha" không, hở bạn ?

Bộ Na Tiên Vấn Đáp được coi như nằm trong Kinh Điển Nam Tông tại Miến Điện và Tích Lan, thưa bạn :

http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... ien-00.htm

Lời nói đầu

Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.

Đi sâu vào những lời đối thoại, người nắm giáo nghĩa của Phật giáo Nguyên Thủy (Theravàda) dễ nhận ra rằng, những vấn đề được đề cập hoàn toàn là tinh yếu của Tam Tạng Pàli văn, chưa hề pha tạp tư tưởng và kiến giải của các bộ phái phát triển sau này. Do vậy, không lạ gì Phật giáo Miến điện xếp bộ kinh Milindapanha vào Thánh điển, và Phật giáo Tích lan đặt chung với năm bộ Nikàya để tôn thờ và phụng hành.

Chúng ta cần biết rằng, các bộ phái Bắc truyền cũng có phổ biến kinh này do người Trung hoa phiên dịch vào các thế kỷ sau T.L kỷ nguyên. Và hiện tại có vài bản tiếng Việt đang lưu hành rộng rãi lấy tên là "Na-tiên tỳ-kheo kinh" như bản của Đoàn trung Còn, và bản của Cao hữu Đính, xuất bản vào năm 1971.

YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách