Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Niệm Phật Mà Cầu Thấy Phật Là Sai Vì Như Vậy Sẽ Sanh Tham Chấp Sanh Tà Niệm Dễ Bị Thiên Ma Phá.

Các Tổ Tịnh Độ Cũng Dạy Không Nên Cầu Thấy Phật Mà Chỉ Nhất Tâm Niệm Phật.

Niệm Phật Đến Khi Tâm Thanh Tịnh Thì Thấy Phật Nhưng Cũng Chẳng Nên Chấp.
A Di Đà Phật...

Mỗi lần Kimcang trả lời bài lại thêm vấn đề để nói nữa,
nhân dịp hum nay rảnh nên lôi tà kiến ra đạp nát hết để Sự Tu + Lý Tu của Tịnh Độ không bị Tà Kiến làm điên đảo,

Niệm Phật Mà Cầu Thấy Phật Là Sai Vì Như Vậy Sẽ Sanh Tham Chấp Sanh Tà Niệm Dễ Bị Thiên Ma Phá.

À, Cái này thuộc NGOẠI CẢNH GIỚI của người niệm Phật nguyện vãng sanh.

Không thể nói một cách "trơ trẽn" như trên được, Kimcang phải hiểu pháp trì danh hiệu Phật, và quán tưởng niệm Phật là từ sự mà vào....Pháp này thuộc về HỮU MÔN. Từ tướng có mà vào, như mỗi lần đọc sám thường đọc ...đại khi như lấy thấy Phật và Thánh chúng hiện thân, hoặc nguyện về cõi Tây Phương...v.v...

Đến khi thấy hảo tướng đó là QUẢ ĐẾN ĐÁP NHÂN, nhân và quả hợp nhau sao có thể nói là Tham Chấp Sanh Tà Niệm, niệm Phật nguyện muốn thấy tướng hảo Phật sao có thể gọi là Tà Niệm được khi môn Tịnh Độ thuộc về Hữu Môn ???

Cho nên không thể nói "Niệm Phật Mà Cầu Thấy Phật Là Sai" được, đó là nói về sự tu bình thường đã còn không đúng lý nhân quả, huống chi lúc lâm chung mà không muốn khởi tâm thấy được Phật A Di Đà ????
Các Tổ Tịnh Độ Cũng Dạy Không Nên Cầu Thấy Phật Mà Chỉ Nhất Tâm Niệm Phật.
Nói như vậy là gieo tiếng oan cho tổ sư ???? Nói vậy là không có nguyện tiếp dẫn.....
Khi muốn nói gì phải đem minh chứng ra, không thể nói ...khơi khơi không nguồn gốc vậy được...và lời nói đó trong giai đoạn nào (giai đoạn phát nguyện hay giai đoạn thực hành hay tu chứng ????) ???
Niệm Phật Đến Khi Tâm Thanh Tịnh Thì Thấy Phật Nhưng Cũng Chẳng Nên Chấp
Nói vậy cũng không rõ ràng, thậm chí còn sai ....

* Niệm Phật đến tâm thanh tịnh MÀ CÓ NGUYỆN CẦU THẤY PHẬT không đã thì mới nói tướng Phật hiện ra dựa theo lý NHÂN QUẢ.
* Không phải niệm Phật được thanh tịnh là Phật hiện ra cho thấy, mà phải xem duyên phần người đó thế nào.

Kimcang trích đoạn kinh trong Quán Phật Tam Muội Hải ....không ăn nhập vì với bài trả lời trên của Kimcang:
Chúng sanh đời sau nếu có ai đắc Niệm Phật Tam Muội, quán tướng hảo của Chư Phật, đắc Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội, nên dạy người ấy giữ kín thân, khẩu, ý, chớ khởi tà mạng, đừng sanh kiêu ngạo. Nếu khởi lên những pháp tà mạng và kiêu ngạo, phải biết kẻ ấy là tăng thượng mạn, phá diệt Phật Pháp, hay khiến cho chúng sanh khởi tâm chẳng lành, loạn hòa hợp Tăng, bày sự lạ để mê hoặc chúng.

Kẻ ác như vậy là bè lũ ma, tuy là niệm Phật mà đánh mất vị cam lộ. Người ấy sanh ở chỗ nào, do vì kiêu ngạo, thân luôn kém nhỏ, sanh nhà hạ tiện, bần cùng, các chỗ suy sụp, vô lượng nghiệp ác dùng để nghiêm sức. Các thứ sự ác như thế rất nhiều, cho nên phải tự ngăn dè, trọn chớ để nảy sanh. Nếu khởi nghiệp tà mạng như vậy, thì nghiệp tà mạng đó giống như voi say giẫm nát ao hoa. Nghiệp tà mạng ấy cũng lại như thế, hư hoại căn lành.

Có Niệm Phật thì phải tự phòng hộ, chớ nên phóng dật. Người Niệm Phật Tam Muội, nếu chẳng phòng giữ sanh lòng ngạo nghễ thì gió ác tà mạng thổi lửa kiêu mạn đốt rụi thiện pháp. Thiện Pháp là nói hết thảy vô lượng thiền định. Các pháp niệm Phật sanh từ các tâm tưởng.
VHBK đã nói sai trầm trọng ở chỗ: "Nhị thừa phát bồ đề tâm liền được VÔ SANH PHÁP NHẪN"

Nay dán cáo thị.
Xin hãy thẩn trọng với những bài viết của VHBK.

Tội này rất nặng không biết VHBK có kham nỗi hay không nữa!
Đôi khi thảo luận vậy mà bổ ích cho nhau, có thể đem tà tri tà kiến của đôi bên đạp phá hết, để chánh tri chánh kiến hiển bày...

dct có nghe 1 câu rất hay.

"Không dạy mà tốt chẳng phải Thánh sao?
Dạy rồi mà tốt chẳng phải Hiền sao?
Dạy vẫn không tốt, chẳng phải Ngu sao???"

VHBK nên niệm Phật nguyện vãng sanh, nên đọc sách của các vị Tổ Tịnh Độ, còn phàm tăng thân thì đọc cho biết thôi, và phải đem lời đó so sánh với các bậc cổ nhân mới phân biệt được con đường Chánh, Tà.

Lời của dct chỉ là để cho mọi người Tịnh Độ tham khảo,
Hỏi: Lúc lâm chung thấy Phật hiện ra, có chắc là không phải ma không ?

Đáp : Người tu (Pháp khác) tâm chẳng quán tưởng đến Phật, mà Phật bỗng hiện ra, không phải tâm mình mong đợi, thì là ma thật.
Nhưng mình niệm Phật, cốt mong thấy Phật, mà Phật hiện ra, thế tức là tâm mình đã ứng hợp với tâm Phật rồi . Huống chi lúc lâm chung chẳng phải là lúc mong cho ma đến, sao lại còn nghi ngờ lo sợ là ma ?

(trích Kinh Di Đà Yếu Giải)
Cám ơn bác Bình trích về bài trên.... Rất hay!.

dct không đọc sách nhiều và nhớ như các vị, dct cầm sách tổ sư lên ĐỌC QUA ĐOẠN NÀO LÀ CHỈNH CÁI TRI KIẾN CỦA MÌNH LẠI HOẶC BỔ SUNG THÊM CÁI TRI KIẾN CỦA MÌNH. Cho nên không để cho tri kiến mình bị lệch đường rày....lệch mà không biết thì không đáng tội lắm, nhưng đã đọc sách của Tổ Sư, thì phải nên lấy kiến giả của Tổ Sư ...chỉnh sửa cho kiến giải của mình để làm tư lương giác ngộ + hoằng dương chánh pháp. Và dĩ nhiên cũng không muôn mình bị lọt vào danh sách "Tà Sư Thuyết Pháp Như Các Sông Hằng".

Đối với Pháp Môn Tịnh Độ đối với căn cơ thời nay là một cánh cửa rộng nhất có thể đưa mọi người bước ra ải sanh tử trong hiện kiếp, cho nên dct vẫn nhớ câu nói của VHBK ... "Bồ Tát vì chúng sanh thời nay mà tu niệm Phật".... Câu này rất chí lý.

Nếu 2 cánh của pháp môn Khó Tin này bị đóng môn bên do người thiếu hiểu biết Tịnh Độ nói ngông càng nói cho kẻ không hiểu Phật Pháp nghe, họ sẽ bị mất phần vãng sanh, mất cơ hội đi làm Phật, TỘI NÀY AI GÁNH NỔI ĐÂY?...

Trên không phải là lời tâm sự hay tâm tình mà đó là một lời cảnh giác cần phải nói ra cho những ai "KHÔNG BIẾT MÀ NÓI", để có thể qua bài này cảnh tỉnh lại.

À, mà lạ ở chỗ, dct làm Mod cũng biết cái luật KHÓA BÀI, muốn khóa bài đó cần phải nêu lên lý do trước khi khóa lại. Không phải muốn làm Mod rồi thì thích khóa thì khóa (ai làm gì được?) mà không thông cáo.

Dct vừa viết 2 cái bài trả lời trong hai bài gần đây nhất thì thì tự dưng khóa bài, không hiểu lý do... Nhất là bài Chi Lan nói bậy về Tịnh Độ, chưa hạch tội phá hoại Phật Pháp của Chi Lan ra được là bị khóa rồi. Cũng không nêu lý do tại sao khóa bài...

Thượng bất chánh, hạ tất loạn

Chánh Pháp trước tiên
Mến ghét chẳng màng
Di Đà Tây Phương
Tâm ta nhất niệm.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chúng ta niệm Phật, cốt yếu là để được vãng sanh CỰC LẠC. Cứ lấy TÍN - NGUYỆN-HẠNH làm đầu. Chúng ta cầu vãng sanh chứ không cầu chứng điều này điều nọ. Chỉ khi thực sự đã được vãng sanh thì tha hồ mà muốn gì thì chứng.

A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi nghĩ các tổ mỗi người nói mỗi cách là vì nói cho đương sự nào, hạng người nào để phá nghi ngờ và tình chấp của họ.

Vậy ta cũng không nên chấp quá mà cho ai đúng ai sai.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đến khi thấy hảo tướng đó là QUẢ ĐẾN ĐÁP NHÂN, nhân và quả hợp nhau sao có thể nói là Tham Chấp Sanh Tà Niệm, niệm Phật nguyện muốn thấy tướng hảo Phật sao có thể gọi là Tà Niệm được khi môn Tịnh Độ thuộc về Hữu Môn ???
Bạn DCT Không Để Ý Là KC Nói
Niệm Phật Mà Cầu Thấy Phật Là Sai
Cái Sai Là Ở Chổ Cầu Thấy Phật.

Người Tu Tịnh Độ Theo Pháp Trì Danh Niệm Phật Là Nguyện Lúc Lâm Chung Thấy Phật Đến Tiếp Dẫn Vãng Sanh Chứ Không Phải Là Lúc Bình Thường Cầu Thấy Phật Hiện Đến

Người Tu Tịnh Độ Theo Pháp Quán Tưởng Niệm Phật Mà Thấy Phật Hiện Trong Lúc Bình Thường Thì Đó Là Nhân Quả Tương Ứng Bởi Vì Quán Tưởng Niệm Phật Là Quán Sắc Thân Phật 32 Tướng 80 Vẻ đẹp
.

Trì Danh Niệm Phật Đến Khi Tâm Thanh Tịnh Tương Ứng Với Phật Thì Tự Nhiên Sẽ Thấy Phật Chứ Không Thể Cầu Thấy.

Nước Chưa Trong Kiếng Chưa Sạch Có Cầu Mong Cũng Không Thấy Bóng.

Nước Trong Kiếng Sạch Thì Bóng Tự Hiện Rõ.

Pháp Môn Tịnh Độ Cũng Như Các Pháp Môn Khác Lý Sự Đều Phải Viên Thông.

Không Thể Nói Tịnh Độ Dùng Hữu Tướng Tu Rồi Tâm Chưa Tịnh Mà Mong Cầu Thấy Phật Là Hợp Lý.

Không Nhất Tâm Niệm Phật Mà Cứ Mong Cầu Thấy Phật Thì Sẽ Sanh Ra 2 Thứ Chướng:

1-Là Nếu Cầu Mà Không Được Thấy Phật Hiện Thì Sanh Chán Nản Nghi Ngờ.

2-Sanh Vọng Tưởng Làm Loạn Tâm Dễ Bị Tà Ma Phá.

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT ĐỦ TÍN NGUYỆN HẠNH THÌ KHI NHÂN DUYÊN CÔNG ĐỨC ĐẦY ĐỦ THÌ THẤY PHẬT.

Trong Thời Phật Có 500 Người Dòng Họ Thích Ca Tu Pháp Quán Phật Tam Muội Hải Mà Thấy Thân Phật Như Màu Than Đen.

Họ Không Hiểu Nguyên Nhân Đem Hỏi Đức Phật Thì Ngài Dạy Là Do Nhân Duyên Đời Trước Vì Họ Phỉ Báng Chánh Pháp Cho Nên Phải Càng Nhất Tâm Tu Tập Sám Hối Sau Khi Họ Tu Tập Sám Hối Thì Được Thấy Thân Phật Đầy Đủ Hào Quang Tướng Tốt


Trong Lá Thơ Tịnh Độ Có Người Hỏi Tổ Ấn Quang Là Người Ấy Niệm Phật Thấy Tướng Tốt Thì Tổ Nói Là Như Vậy Là Tốt Nhưng Đừng Tham Chấp.
Nói như vậy là gieo tiếng oan cho tổ sư ???? Nói vậy là không có nguyện tiếp dẫn.....
Khi muốn nói gì phải đem minh chứng ra, không thể nói ...khơi khơi không nguồn gốc vậy được...và lời nói đó trong giai đoạn nào (giai đoạn phát nguyện hay giai đoạn thực hành hay tu chứng ????) ???
Tổ Tịnh Độ Nào Mà Dạy Lúc Bình Thường Niệm PhậtCầu Thấy Phật A Di Đà.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

dct87 đã viết:
À, còn chỗ bác Bình nhỡ miệng khe dct,... dct đã nói không nên làm vậy vì điều đó không đúng sự thật, chứ không phải nó là một đoạn kêu ngạo mà người khác dành cho dct và giờ đây được đưa lên chỉ trích.

A Di Đà Phật.

dct nè...đừng hiểu lầm ý MD. Đây không phải là lời chỉ trích dct đâu mà lúc trước cũng có một người khác khen dct trước mật MD thật sự ngoài Bác Bình.

MD cũng đồng ý với lời Thánh Tri...Mình thật sự chưa rỏ lài bài viết lúc đó nói với đối tượng nào. Nếu thích hợp với mình thì chúng ta chỉ dùng để tham khảo và rút những lời hay để tu tập.
Gửi bởi dct87 Ngày 07 6 2010, 10:39

Tổ Ngẫu Ích (Vị tổ dct tâm đắc nhất) dạy: Niệm Phật mà còn tham cứu chữ ai niệm thì "đầu chồng thêm đầu". Cưởi lừa mà đi tìm lừa, Lấy Như Ý Châu đổi gạch đá.

Cho nên phải tha thiết niệm danh hiệu Phật, ngoài câu Phật hiệu ra không vọng tưởng đều khác, chú ý lắng nghe câu Phật hiệu để huân tập câu Phật hiệu sâu vào A La Da thức, điều phục 7 thức còn lại.

Nam Mô A Di Đà Phật.
Ở đây Tổ Ngẩu Ích dạy chỉ "tha thiết niệm danh hiệu Phật, ngoài câu Phật hiệu ra không vọng tưởng đều khác,". Vậy nếu cầu thấy Phật là thuộc về Vọng Tưởng.

Theo md nghỉ thì lúc Lâm Chung, bang Hộ Niệm dùng hình Phật A Di Đà để giúp nhiếp hộ thêm Tâm loạn nhưng chính thì Tâm và Miệng vẩn tha thiết với câu Phật hiệu không rời bỏ(1 việc).

Nếu Tâm niệm Phật và cầu thấy Phật thì Tâm không tha thiết niệm hanh hiệu Phật(2 việc) thì thật càng là sai, Tâm sẽ thấy Ma(Tâm nghỉ thấy Phật và Niệm danh hiễu Phật cùng lúc là 2 việc trong Tâm thuộc về Vọng Tâm, Tâm chỉ tha thiết Niệm danh Phật Hiệu thì là 1 việc = Nhất Tâm).

Nếu Tâm "tha thiết niệm danh hiệu Phật" mà Phật hiện ra thì chính là Phật trong Tâm.

1 việc = "tha thiết niệm danh hiệu Phật, ngoài câu Phật hiệu ra không vọng tưởng đều khác" (Nhất Tâm).

2 việc = Niệm Phật và Cầu Thấy Phật (Vọng Tâm), chẳng phải Trì Danh.



"Chấp Trình Danh Hiệu" + "Nhất Tâm Bất Loạn" = Phật hiện ra là Phật trong Tâm.

Hỏi: Lúc lâm chung thấy Phật hiện ra, có chắc là không phải ma không ?

Đáp : Người tu (Pháp khác) tâm chẳng quán tưởng đến Phật, mà Phật bỗng hiện ra, không phải tâm mình mong đợi, thì là ma thật.
Nhưng mình niệm Phật, cốt mong thấy Phật, mà Phật hiện ra, thế tức là tâm mình đã ứng hợp với tâm Phật rồi . Huống chi lúc lâm chung chẳng phải là lúc mong cho ma đến, sao lại còn nghi ngờ lo sợ là ma ?

(trích Kinh Di Đà Yếu Giải)

Đoạn này trích từ Kinh Di Đà Yếu Giải và trong Kinh A Di Đà nói "Chấp Trì Danh Hiệu" và "Nhất Tâm Bất Loạn"
vậy thì cảnh giới trong Tâm của người Lâm Chung này nhất định đã được "Nhất Tâm Bất Loạn" vậy Phật hiện ra đâu còn nghi ngờ.



Con xin Sám Hối nếu có lời chia sẽ lệch lạc sai lời Tổ dạy. kinhle


A Di Đà Phật tangbong


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Niệm Phật Mà Cầu Thấy Phật Là Sai

Cái Sai Là Ở Chổ Cầu Thấy Phật.
Chỗ này Kimcang nói không đúng, tuy không sai...Chỗ này sâu lắm, cũng có thể nói là "làm mà không làm".
Dĩ nhiên chỗ này cũng cần nói ra để học hỏi nhau, tuy nhiên không có thời gian online hoài cho nên nói ...túm tét...

Vì ngay cái chỗ dct nói "không đúng, tuy không sai" cho nên dct mới hỏi thêm câu dưới là:
Khi muốn nói gì phải đem minh chứng ra, không thể nói ...khơi khơi không nguồn gốc vậy được...và lời nói đó trong giai đoạn nào (giai đoạn phát nguyện hay giai đoạn thực hành hay tu chứng ????) ???
Ở đây nói chung hành giả tu Tịnh, nhất là trì danh, cho nên nói đại để phạm vi này thôi, nói rộng ..là nói tới tháng sau luôn.

Niệm Phật mà cầu thấy Phật là sai hay là đúng ???
Vậy phải hỏi mục đích của việc niệm Phật đó là gì?

* Nếu người tại gia PHÀM PHU CHƯA CHỨNG LÝ tu tịnh nghiệp, TRONG LÚC NIỆM PHẬT một lòng chuyên niệm thì không nên (ở đây không nói là sai) cầu thấy Phật hiện ra (nghĩa là 1 tâm thì niệm,1 tâm muốn thấy tướng hảo Phật).

* Nếu lúc lâm chung bệnh khổ bức bách (dù không là bệnh khổ bức bánh), cũng phải nên nguyện Phật đến tiếp dẫn, tuyệt đối không thể "Khi lâm chung, đừng nên để tâm muốn thấy hình tướng chư Phật, Bồ-tát." (HT Quảng Khâm). Vì cái này là chống trái với lời nguyện ban đầu của mình, nguyện không vững thì khó mà đi được.

Như Kimcang cũng để cập:
Người Tu Tịnh Độ Theo Pháp Trì Danh Niệm Phật Là Nguyện Lúc Lâm Chung Thấy Phật Đến Tiếp Dẫn Vãng Sanh Chứ Không Phải Là Lúc Bình Thường Cầu Thấy Phật Hiện Đến
Nếu là người chứng lý, khai tâm, chuyện họ cầu thấy Phật tuy cầu mà họ không chấp nơi cầu CHỨ KHÔNG PHẢI KHÔNG CẦU, (nghĩa là tâm không chống trái việc Phật hiện ra hay không hiện ra) thì trong lúc họ niệm Phật khởi tâm muốn thấy Phật không phải là sai đâu.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Nhập Định khi Ngài Phổ Hiền nhập vào Tam Muội, tất cả chúng Bồ Tát cùng Đại Bồ Tát chẳng thể thấy được, cho đến khi Phật bào phải nên phát nguyện muốn thấy được thân của Ngàu Phổ Hiền và tưởng thân của Ngài Phổ Hiền trước mặt mới có thể thấy được.
(Chỗ này lý sự cao lắm, là do nơi các sức dụng của tâm).

Cho nên không thể nói, niệm Phật muốn cầu thấy Phật là sai được.

Trong Kinh Địa Tạng Thánh Nữ vào chùa cầu xin Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, mong Phật chỉ cho cô biết chỗ của mẹ cô thác, Phật không hiện thân mà dùng âm thanh từ không trung đáp lại lời Thánh Nữ.

Cho nên không thể nói, niệm Phật muốn cầu thấy Phật là sai được.

Tổ Ưu Ba Cúc Đa (Tổ Thiền), vì muốn thấy thân tướng của Phật cho nên nhờ Ma Vương hiện thân Phật, khi Tổ đãnh lễ "Phật", Ma Vương hoảng biến mất thân vì sợ tổn phước, Tổ mới nói Ma Vương rằng: Xa thì ta đảnh lễ Phật Thích Ca, gần thì ta đảnh lễ tượng Phật. Đây là "làm mà không làm".

Cho nên không thể nói, niệm Phật muốn cầu thấy Phật là sai được.
Ngay chỗ thiền tông cứu cánh đó, chỗ Vô Môn mà vào đó còn phải động một niệm hướng lên mà đi thì, pháp niệm Phật là pháp Hữu Môn thì làm sao có thể chống trái được.

Song chỉ khi mình ngồi niệm Phật, nếu tâm chưa thuần mà lại 1 mặt vừa niệm 1 mặt vừa tưởng thì khó mà thành tựu. Chứ không phải nói lúc lâm chung không nên để ý muốn thấy Phật, cái này là nghiệp chướng sâu nặng;

Tổ Ấn Quang dạy: cả đời niệm Phật khi lâm chung mà ghét nghe tiếng niệm Phật thì kẻ ấy tiền kiếp thấy người khác chết mà làm lơ, không cứu giúp. Kẻ đó chết sẽ đọa vào lọa quỉ.

Điều này cũng tương đương việc nếu niệm Phật lâm chung mà không muốn thấy Phật đến thì phải biết kẻ đó bị Tà Sư dụ dỗ đi trái lại hạnh nguyện Phật A Di Đà.
Trì Danh Niệm Phật Đến Khi Tâm Thanh Tịnh Tương Ứng Với Phật Thì Tự Nhiên Sẽ Thấy Phật Chứ Không Thể Cầu Thấy.
Cái này dct nói nhiều rồi, chỉ thêm ý lại thôi...và sẽ không nói điều này thêm lần nữa
Trì danh hiệu Phật, khi mới phát tâm nó là con đường tương lai nhất định sẽ dung nạp tướng Phật, cho nên khi niệm Phật, chẳng cần biết tâm tịnh hay không tịnh, khi có nhân duyên, có duyên phần tự dưng Phật hiện ra...có thể là xoa đầu khuyến chẳng hạn .v.v...

Cảnh giới tốt
* Tướng hảo hiện ra không thể hiện ra hoài được
* Thân tâm ngay lúc đó có cảm nhận được an lạc, thanh tịnh hay không, chứ không thể là lu mờ tâm trí lúc đó.
* Quang minh nhu hoà êm dịu, không chói lóa hoa mắt, ảo tưởng.
* Khuyến tấn tu tập, không làm tâm khởi cống cao ngã mạng.

Thà Kimcang nói:
Tổ Tịnh Độ Nào Mà Dạy Lúc Bình Thường Niệm Phật Cầu Thấy Phật A Di Đà.
hơn là nói:
Niệm Phật Mà Cầu Thấy Phật Là Sai

Cái Sai Là Ở Chổ Cầu Thấy Phật.
Còn một điều ác nữa là:
"Khi lâm chung, đừng nên để tâm muốn thấy hình tướng chư Phật, Bồ-tát.
Tự tâm chống trái, thử hỏi có thể vãng sanh chăng ??? Nếu có vớt vác ở Biên Địa sao có thể phong làm Thánh nhân được ??? Biên Địa còn tệ hơn kẻ Ngũ Nghịch Thập Ác đó.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Ở đây Tổ Ngẩu Ích dạy chỉ "tha thiết niệm danh hiệu Phật, ngoài câu Phật hiệu ra không vọng tưởng đều khác,". Vậy nếu cầu thấy Phật là thuộc về Vọng Tưởng.
Chỗ này dct đính chính trước đã, câu đó không phải của Tổ, mà của dct viết...
Theo md nghỉ thì lúc Lâm Chung, bang Hộ Niệm dùng hình Phật A Di Đà để giúp nhiếp hộ thêm Tâm loạn nhưng chính thì Tâm và Miệng vẩn tha thiết với câu Phật hiệu không rời bỏ(1 việc).
Chỗ này không đúng lắm...(nghĩa là không trật).
Khi lâm chung, nghĩa là sắp chết (không phải lúc bình thời). Điều quan trọng lúc này là làm sao cho người lâm chung đó được Phật đến tiếp dẫn, chứ không phải như đoạn bôi đen trên.

Nếu là không phải lúc lâm chung, thì ai niệm Phật cũng nhắm mắt chứ có mở thao tháo ra đâu cho bị cảnh trần làm động tâm.

Giống như bệnh nhân sắp chết mà mong chờ một vị thầy thuốc đến cứu vậy, người lâm chung cũng vậy, họ bị bức bách (như rùa lột vỏ chẳng hạn), đau đớn như vậy nếu tai không nghe tiếng người hộ niệm, mắt không thấy tướng Phật A Di Đà (chỗ này là bức hình), nhất định tâm sẽ chẳng thể tập trung nổi. Dù là niệm Phật không nổi, cũng có thể xưng danh như trong kinh nói 10 niệm tất sanh. Nếu mà không mở miệng xưng danh nổi (á khẩu hay gì đó) thì NHÌN HÌNH TƯỞNG PHẬT CŨNG NHẤT ĐỊNH VÃNG SANH...
Nếu Tâm niệm Phật và cầu thấy Phật thì Tâm không tha thiết niệm hanh hiệu Phật(2 việc) thì thật càng là sai, Tâm sẽ thấy Ma(Tâm nghỉ thấy Phật và Niệm danh hiễu Phật cùng lúc là 2 việc trong Tâm thuộc về Vọng Tâm, Tâm chỉ tha thiết Niệm danh Phật Hiệu thì là 1 việc = Nhất Tâm).
Cái chỗ này Minhdao hiểu cũng không đúng lắm đâu...Nhất là cái chỗ thấy Ma.
Tuy nó không chuyên nhất cho phàm phu, nhưng nó cũng là phương cách có thể giúp cho 1 vài chúng sanh đó.
Còn chỗ... :Miệng niệm Phật mà Tâm nghĩ thấy Phật cùng lúc là thuộc về Vọng Tâm coi chừng sai đó.

Nếu nói vậy thì vừa làm việc vừa niệm Phật là vọng tâm sao? đứng đi nằm ngồi và niệm Phật là vọng tâm sao?
Như Minhdao vừa đi vừa niệm Phật, Tâm nào bảo chân đi? tâm nào bảo miệng niệm Phật, tâm nào bảo tai lắng nghe tiếng niệm Phật? Vậy có phải chẳng 1 lúc tâm làm nhiều việc không??? Tuy nó là vọng, nhưng là là phương pháp lấy vọng nhiếp vọng đó. (Trong phim thường nói là "lấy độc trị độc")

Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, nghe tiếng cứu của chúng sanh, Ngài dùng tâm nào để ứng hóa thân 1, tâm nào ứng hóa thân 2, cho đến dùng tâm nào để ứng hóa vô lượng vô biên thân, sao kiểm soát nổi đây ???

Cho nên không thể nói "miệng niệm phật, tâm tưởng Phật" là "thấy Ma" được.
"Chấp Trình Danh Hiệu" + "Nhất Tâm Bất Loạn" = Phật hiện ra là Phật trong Tâm.
Dct không biết công thức này ở đâu.

Nhưng nó sai từ A đến......Â.

Chấp trì danh hiệu cần phải có điều kiện phát nguyện ban đầu.
Nhất tâm bất loạn cũng cần có điều kiện phát nguyện ban đầu.

Còn vụ Phật hiện ra là Phật trong Tâm <---- câu này nghe phi lý (lúc đầu nghe HT Quảng Khâm, bây giờ là Minhdao).

* Tâm bao trùm cả 10 pháp giới, thì Phật nơi đâu chẳng là Tâm, tại sao có chuyện trong tâm và ngoài tâm. Vả như nói Phật từ Tây Phương sang đến tiếp dẫn người lâm chung, vậy thì Phật này là Phật ngoài tâm rồi. Không đáng tin sao?

Còn nếu dựa theo "công thức cộng trừ nhân chia" trên mà nói "chấp trì danh hiệu còn phải thêm "nhất tâm bất loạn" nữa thì Phật mới hiện thì càng sai, cảnh giới nhất tâm là cảnh giới chẳng còn mảy mai bị kiến, tư phiền não làm nhiễu loạn nữa (theo lời Ngài Ngẫu Ích). Vậy thì nếu không được nhất tâm Phật sẽ không hiện? Vậy 9 phẩm trong Quán Kinh là gì ???
Hỏi: Lúc lâm chung thấy Phật hiện ra, có chắc là không phải ma không ?

Đáp : Người tu (Pháp khác) tâm chẳng quán tưởng đến Phật, mà Phật bỗng hiện ra, không phải tâm mình mong đợi, thì là ma thật.
Nhưng mình niệm Phật, cốt mong thấy Phật, mà Phật hiện ra, thế tức là tâm mình đã ứng hợp với tâm Phật rồi . Huống chi lúc lâm chung chẳng phải là lúc mong cho ma đến, sao lại còn nghi ngờ lo sợ là ma ?

(trích Kinh Di Đà Yếu Giải)
Chỗ này 1 lần nữa cám ơn bác Bình,

Phần trên có nói 2 chỗ, với 2 thời gian khác nhau;
Chỗ bình thường và chỗ lúc lâm chung...
(Còn chỗ nhất tâm bất loạn, minhdao cần phải nghiên cứu kĩ nữa, kẻo hủy con đường vãng sanh của chúng sanh).

Nam Mô A Di Đà Phật


Hình ảnh
Minh Thiện
Bài viết: 156
Ngày: 10/03/08 03:27

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi Minh Thiện »

Kính các Đạo Hữu.
Theo thiển ý của Minh Thiện thì nghĩa của đoạn:
]Niệm Phật Mà Cầu Thấy Phật Là Sai

Cái Sai Là Ở Chổ Cầu Thấy Phật
Minh Thiện hiểu là: nói về Pháp niệm trì Danh Phật thì khi được NHẤT TÂM BẤN LOẠN (đã trong lặng không còn loạn động)thì tự Tâm phát huy công năng:Đã trong lặng thì phản chiếu bao gồm đủ thể TÁNH &thể TƯỚNG của Pháp Trì Danh hiệu Phật,nghĩa là người Niệm có thể thấy Tướng Hảo của Phật hoặc Chư Bồ Tát và các Tính Năng của PHẬT TÁNH.Vì thế nếu hành trì phương pháp Niệm Hồng Danh Phật người thực hành nếu KHỞI tâm mong cầu thấy Phật tức là tự làm Tâm loạn động, vì ý Thức chấp trước mong thấy Tướng Phật nên khi thể TÁNH hiện không biết.Các cảnh giới hiện vì chấp TƯỚNG là do tự kỷ ám thị của vọng tâm hoặc ngoại Ma,nếu cho là đúng thì vọng thức đó che lấp thể TÁNH không khai mở được Trí Huệ còn thấy được thể TÁNH thì Trí Huệ khai mở giúp hành giả càng tinh tấn hơn..
Còn về vấn đề Trợ Niệm cho Người xắp Chết và đã chết thì:Khi đó Thân,Căn vật lý của họ đang chuyển đổi nên các công năng như Nghe,Nhìn vv...cũng thay đổi theo luật tắc của nó.Vậy phương pháp Trợ Niệm chỉ tác động hỗ trợ đối với Người đã có công phu hành trì Pháp Niệm Hồng Danh Phật và Người hữu duyên thông qua các công năng của thể TÁNH(sóng Tâm) chứ thể TƯỚNG rất ít tác động vì bị hạn chế bởi các luật tắc của nó.Bởi vậy phương pháp này chỉ có tác dụng gieo duyên Phật Pháp(nếu hành đúng Pháp)đối với Người sống.

Minh Thiện: Kính Chào và... tangbong


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Hỏi: Lúc lâm chung thấy Phật hiện ra, có chắc là không phải ma chăng?

Thưa: Người tu tâm chẳng quán tưởng đến Phật mà Phật bỗng hiện ra, không phải bản tâm mình mong đợi, thì là ma thật. Nhưng mình niệm Phật, cốt mong thấy Phật, mà Phật hiện ra, thế là tâm mình đã cùng ứng hợp với tâm Phật rồi. Huống chi, lúc mình lâm chung chẳng phải là lúc mong chờ ma đến, sao lại còn nghi ngờ lo sợ là ma?

(trích Kinh Di Đà Yếu Giải)
Đoạn này nói rất rõ ràng là Thấy Phật Hiện Ra Khi Lâm Chung.

Còn lúc bình thường Niệm Phật mà Khởi Tâm Cầu Thấy Phật Hiện Ra như vậy là sai



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Lúc bình thường Niệm Phật mà Khởi Tâm Cầu Thấy Phật Hiện Ra thì chưa được niệm Phật Tam Muội. Nhưng không có nghĩa là không được vãng sanh.


vacun
Bài viết: 25
Ngày: 16/05/10 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi vacun »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Lúc bình thường Niệm Phật mà Khởi Tâm Cầu Thấy Phật Hiện Ra thì chưa được niệm Phật Tam Muội. Nhưng không có nghĩa là không được vãng sanh.
vãng sanh nơi nào dạ :-?


Nghe Chỉ Nghe, Đừng Suy Nghĩ
Nhìn Chỉ Nhìn, Đừng Suy Nghĩ
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ý NGHĨA CỦA CHỮ A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Cũng không chắc là được vãng sanh.

Vãng sanh ở đây là vãng sanh về TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.39 khách