Thế nào là Kiến Tánh??

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Nhị Nguyên
Bài viết: 41
Ngày: 06/10/07 05:00

Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhị Nguyên »

Nghe nói kiến tánh có chơn kiến tánh & tợ kiến tánh....

Kiến Tánh có ích gì??? Liệu làm sao biết người đó là chơn kiến hay tợ kiến!!!!

Nhiều người lầm tưởng chơn kiến với tợ kiến, người không hiểu biết chơn kiến & tợ kiến, nếu tu hành rất dễ duôi khi được tợ kiến tánh.....

Kính monh đạo hữu nói rõ hơn về vấn đề này cho Nhị Nhuyên hiểu hơn chăng??? :cry:


Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Chào Nhị Nguyên, mới đến ha ? Vậy thì học trò là ma cũ nè cho ăn hiếp ma mới chút nghe.

Nhị Nguyên = kiến tánh hay không kiến tánh ? chứ "tợ kiến tánh" nghe không hiểu. Danh từ "tợ kiến tánh = tương tự kiến tánh = chưa kiến tánh = vô minh vẫn còn = chưa được giác ngộ mà lầm tưởng mình đã giác ngộ ?" :) Ý bạn là thế ? nếu không học trò chắc còn phải học nhiều.

Kiến tánh hay không kiến tánh ? :o Một câu hỏi ngắn gọn vô cùng! nhưng dụng công phu một đời chưa chắc đã có câu trả lời thỏa mãn! Mời bà con vào thảo luận cho tiếng pháp âm vang rền nào! cho hoctro được học với. một là sáng tỏ chân tâm hai là mãi vô minh u tối không có lừng khừng ở giữa à nghe. lá là la... thử câu này nhé hình như trong quyển ngữ lục nào đó học trò quên rồi "khi nào anh có thể một ngụm mà uống hết nước sông trường giang thì ta sẽ nói cho anh kiến tánh là gì." lá là la... chanhientam ới ời ơi đến cứu nè. Các Thầy ơi.... đến cứu học trò.


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Xin chào xin chào Nhị Nguyên!!!

Trong các phái Phật giáo, chỉ có Thiền lập tôn chỉ là "bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền". Đã gọi là “Không lập văn tự” là cố ý bảo hành nhân đừng câu chấp vào ngón tay mà quên đi mặt trăng, nay bạn lại hỏi kiến tánh là gì ? nghĩa muốn dùng tri thức để đo lường thánh cảnh ? “giáo ngoại biệt truyền” nghĩa là thầy truyền cho trò tâm ấn tâm. Nếu không được thầy ấn chứng thì xem như là người đó còn ngoài cửa! Dù sở chứng sở ngộ có cao đến mấy đi nữa ? (mình đọc sách thấy bảo thế chứ mình chưa đạt đến cảnh giới đó nên đặc dấu hỏi tồn nghi xin đừng cho đây là chân lý!)

Nếu nói thẳng một lèo thì "tợ kiến tánh" tức là chưa kiến tánh! còn muốn giải thích lung tung thêm chút thì tợ kiến tánh tức là ảo giác kiến tánh là cho rằng mình kiến tánh nhưng thật sự là chưa kiến tánh, đây gọi là thiền bệnh! Trong thiền tông sợ nhất là thứ bệnh này! Ma Phật chỉ cách nhau gang tấc nếu được thầy chỉ điểm đúng lúc đúng thời thì hà hà việc làm đã xong! Còn không thì ngàn năm cũng chỉ là làm kẻ cùng tử của Kinh Pháp Hoa!


Còn kiến tánh là gì mình thật chẳng biết ! dù có nói thì cũng chỉ nói theo sách vở thôi. Nếu nói theo sách vở thì thôi để mình giới thiệu Bộ Thiền luận của Suzuki và quyển Thiền Đạo Tu Tập của Trương Trừng Cơ cho bạn đọc còn tốt hơn nghe mình nói... phét. Đây là hai bộ sách hay nhất mà mình đã xem qua về thiền.

Còn trả bài à ? mình chưa kiến tánh xin thú nhận, tuy hơi mắt cở một chút nhưng thật tình đấy. Nhưng bạn đã lấy biết làm không biết thì mình cũng bắt trước cái anh học trò trên kia mà trả bài cho thầy. nói theo chữ nghĩa thì kiến tánh tức là liễu ngộ Phật tánh của tự tâm, chứng tự tánh của mình, làm sáng tỏ được khuôn mặt của mình, là giải đáp được 1200 công án của tổ sư là hiểu được ý nghĩa của nụ cười của tổ Ca Diếp khi đức Phật đưađđóa hoa ra. Là hiểu được nghĩa "Tổ sư Tây Lai ý" là hiểu được ý của đệ nhị tổ Thần Quang khi nói "con tìm không thấy tâm" là hiểu đươcj ý của Huệ Năng nói khi bảo rằng "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" là hiểu ý của Triệu Châu nói gì khi hỏi "con chó có Phật tánh không?"... là chứng đại niết bàn, là chân như, là thật tướng, là viên giác... là sum la vạn tượng giai vi tự tánh!

Còn nếu bạn có kiến giải về kiến tánh thì mình xin ngã mũ học hỏi! Biết đâu bạn là Bàng Uẩn của Việt Nam! Lâu lâu thắc mắc sẽ giơ tay. hà hà vui nhé.

Kính chúc bạn tìm được nguồn an lạc của nội tâm và hy vọng bạn tìm được chút chút an lạc khi đến với diễn đàn. Diễn đàn tuy mới nhưng huynh đệ trong diễn đàn sống với nhau bằng tất cả trái tim từ ái của người con Phật đây là ghi nhận của mình. lượm được chữ này của Thiền Minh sài luôn: thân mến


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Nhị Nguyên
Bài viết: 41
Ngày: 06/10/07 05:00

Re: Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhị Nguyên »

Cám ơn các vị chỉ giáo!!! Thật có nhiều luận thuyết chơn kiến & tợ kiến, nhưng theo N2 có lẽ thuyết này tương đối ổn thỏa...

Đúng như đã được các bạn giải thích, tợ kiến tánh thật sự là chưa kiến tánh. Nhưng có sự sai khác giữa ảo giác kiến tánh & kiến tánh thật sự...

Ảo giác đây là gì!!! (Có lẽ theo lời một người tu Thiền rất lâu hiểu ra mà nói).

Đó là liễu ngộ được bổn nguyên tự tánh vốn thanh tịnh hằng sinh các pháp (cái này phải một trực ngộ mà ra, mà hiểu ), nhưng các lậu hoặc chưa trừ dứt nên vẫn còn tập khí chúng sanh... Nên cần phải bảo nhậm tánh này cho đến Kiến tánh toàn triệt (Cái này thật khó vô cùng - vì nhiều người suốt cả đời bảo nhậm chẳng thấy tâm hơi của "sự sự vô ngại")...
Nên tợ kiến tánh tham sân si vẫn còn tuy rằng vẫn thấy được bổn lai xưa nay, nhưng thật chưa chứng được Pháp Thân, các lậu hoặc vẫn rò rỉ. (Hình như có một số người nhận được chỗ này, nhưng trong tâm vẫn cho đó là kiến tánh)... Tâm vẫn còn nhiễm ô... Chưa chủ sanh tử... Vẫn có thể bị đọa lạc nếu bị nghiệp lôi kéo.

Còn chơn kiến tánh... Cái này chỉ có bật thánh chứng đạo mới có thể nói được, nhưng hiểu nôm na là chứng thực pháp thân thanh tịnh, đoạn trừ hoàn toàn các lậu hoặc, có đầy đủ Tam Minh Lục Thông, rõ biết các pháp, rõ biết các bậc giác ngộ... Có vô lượng Tam muội, làm chủ sanh tử nghiệp phước, tự tại du hí thần thông, và ra các cõi tự tại như đi chợ...

Còn ảo giác kiến tánh hình như dùng chưa chính xác lắm, vì vẫn có người hiểu kinh điển, ngữ lục, rồi tự tìm thấy tánh, nhưng không do trực ngộ bổn lai nên vẫn còn lý giải chỗ nhị nguyên về kiến tánh (kiến thức mà ra). Những người này ôm một đống sở tri rồi đem lý giải tự tánh, thật ra chưa liệt vào hàng tợ kiến tánh...

Theo ngu ý của NN là như thế!!! Không biết ai có cao kiến nào xin chỉ giáo thêm.
Sửa lần cuối bởi Nhị Nguyên vào ngày 07/10/07 19:58 với 3 lần sửa.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ht cũng góp vài ý cho xôm với bạn bè.

Kiến tánh là gì? Nếu có nói thì cũng chỉ là giải thích danh từ đó cho hiểu chút đỉnh, hoặc nói những chuyện xung quanh hai từ đó mà thôi, chứ bản thân hai từ đó thì mỗi chúng ta phải tự "kiến" mà thôi! Điều này tất cả những phần trả lời trên đã hiển quá đầy đủ.

Ht hiểu chữ Chân kiến tánh và Tợ kiến tánh của Nhị nguyên như sau :

1. Chân kiến tánh là trực nhận được chính bản tâm thanh tịnh của mình. Đại khái như nói đường ngọt, thì mình phải thực sự nếm vào đường và trực nhận vị ngọt của nó. Cái trực nhận này, theo Ht, nó chỉ là một niệm. Nhưng tùy tập khí của từng người mà niệm này :
. Hoặc là "Đốn ngộ đồng chư Phật, đa sanh tập khí thâm v.v...". Ngộ được niệm vô sanh đó, nhưng cần phải bảo nhậm v.v...
. Hoặc là Đại ngộ một cái là sạch mọi bóng ngờ. (Quên mất thơ rồi, ghi ý thôi, xin lỗi).
. Hoặc ngộ một cái là "Một trong tất cả, tất cả trong một" trùng trùng như lưới châu trời Đế Thích ...

Trong trường hợp, nó chỉ là một niệm mà đa sanh tập khí thâm, thì ngay cái niệm mình chứng được đó (vì dùng ngôn từ nên phải nói như thế), tâm mình đồng với chư Phật. Nhưng qua niệm đó thì mình vẫn là một hữu tình đang trên đường tìm sự giác ngộ. Cần phải có sự bảo nhậm để tiêu trừ tập khí. Chính vì thế, luận Thành Duy Thức mới phân ra 10 loại chân như, tương đương với 10 địa. Luận Đại Thừa Khởi Tín thì có ba loại phát tâm. Nhà Thiền thì có vô số loại ngộ : Triệt ngộ, đại ngộ, tiểu ngộ. Chư vị thiện tri thức thì nói "Đốn ngộ khởi tu" ...

Ht không phân cái "Đốn ngộ đồng chư Phật ..." vào tợ kiến tánh, vì cái đốn ngộ đó là thật "kiến tánh". Đó chính là cái nhân Phật tánh, để ta có cái quả là niết bàn Phật.

Ht rất thích cuốn Thiền Đạo Tu Tập của ngài Vương Trừng Cơ. Có nhiều chi tiết quan trọng và đáng xem cho một hành giả tu Thiền.

2. Tợ kiến tánh : Chỉ cho việc tin mình có bản tâm thanh tịnh. Từ niềm tin đó, phát tâm tu hành để chứng thực cho được bản tâm thanh tịnh của mình (Nói cách khác là nhận cho ra tự tánh của chính mình). Nghĩa là, mình nghe người ta nói đường ngọt, mình tin như thế, nhưng trực nghiệm đích thị nó ngọt thế nào thì chưa. Với Ht, những cái thấy nào còn nằm trong vòng năng sở dù là thấy tâm mình bỗng dưng bặt hết vọng tưởng, thấy tâm mình không vọng niệm, sáng lòa v.v... đều không phải là kiến tánh, dù tánh không lìa mấy thứ đó. Những thứ đó mới chỉ là cái cửa báo hiệu rất tốt, mình sẽ kiến tánh nếu mình vẫn tiếp tục công phu. Những cái chứng còn trong vòng năng sở đó, Ht đều liệt nó vào Tợ kiến tánh. Nghĩa là giống như kiến tánh, nhưng chưa phải là kiến tánh.

Ht thấy hiện nay, rất nhiều người ngộ nhận giữa sự trực nhận và tin. Tin mình có bản tâm thanh tịnh, so với tâm mình thực sự thanh tịnh, đã thấy khác xa một trời một vực rồi. Nhưng dù thấy tâm mình yên lắng thanh tịnh chăng nữa, thì cái thanh tịnh mình cảm nhận được đó, cũng chưa phải là cái tánh mà chư vị Cổ đức thường gọi là tự tánh thanh tịnh.

Nếu đúng là kiến tánh, thì phải như kinh Lăng Nghiêm nói "kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến". Hay như các vị Thiền sư nói "Biết mà không biết. Không biết mà biết". Vời Ht, tất cả những cái thấy nào còn có "cái thấy" và "đối tượng để thấy", dù nó thanh tịnh vi diệu bao nhiêu, thì nó vẫn chưa phải là cái tánh để chúng ta kiến tánh. Đây đang nói đến "tánh" nghe. Và những điều Ht nói đây chỉ có giá trị khi nói về cái "kiến tánh" thôi nghe.

Việc kiến tánh qua lăng kính của Ht là vậy. Xin mời tiếp tục ...


Nhị Nguyên
Bài viết: 41
Ngày: 06/10/07 05:00

Re: Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhị Nguyên »

Chanhientam đã viết:Ht cũng góp vài ý cho xôm với bạn bè.

Kiến tánh là gì? Nếu có nói thì cũng chỉ là giải thích danh từ đó cho hiểu chút đỉnh, hoặc nói những chuyện xung quanh hai từ đó mà thôi, chứ bản thân hai từ đó thì mỗi chúng ta phải tự "kiến" mà thôi! Điều này tất cả những phần trả lời trên đã hiển quá đầy đủ.

Ht hiểu chữ Chân kiến tánh và Tợ kiến tánh của Nhị nguyên như sau :

1. Chân kiến tánh là trực nhận được chính bản tâm thanh tịnh của mình. Đại khái như nói đường ngọt, thì mình phải thực sự nếm vào đường và trực nhận vị ngọt của nó. Cái trực nhận này, theo Ht, nó chỉ là một niệm. Nhưng tùy tập khí của từng người mà niệm này :
. Hoặc là "Đốn ngộ đồng chư Phật, đa sanh tập khí thâm v.v...". Ngộ được niệm vô sanh đó, nhưng cần phải bảo nhậm v.v...
. Hoặc là Đại ngộ một cái là sạch mọi bóng ngờ. (Quên mất thơ rồi, ghi ý thôi, xin lỗi).
. Hoặc ngộ một cái là "Một trong tất cả, tất cả trong một" trùng trùng như lưới châu trời Đế Thích ...

Trong trường hợp, nó chỉ là một niệm mà đa sanh tập khí thâm, thì ngay cái niệm mình chứng được đó (vì dùng ngôn từ nên phải nói như thế), tâm mình đồng với chư Phật. Nhưng qua niệm đó thì mình vẫn là một hữu tình đang trên đường tìm sự giác ngộ. Cần phải có sự bảo nhậm để tiêu trừ tập khí. Chính vì thế, luận Thành Duy Thức mới phân ra 10 loại chân như, tương đương với 10 địa. Luận Đại Thừa Khởi Tín thì có ba loại phát tâm. Nhà Thiền thì có vô số loại ngộ : Triệt ngộ, đại ngộ, tiểu ngộ. Chư vị thiện tri thức thì nói "Đốn ngộ khởi tu" ...

Ht không phân cái "Đốn ngộ đồng chư Phật ..." vào tợ kiến tánh, vì cái đốn ngộ đó là thật "kiến tánh". Đó chính là cái nhân Phật tánh, để ta có cái quả là niết bàn Phật.

Ht rất thích cuốn Thiền Đạo Tu Tập của ngài Vương Trừng Cơ. Có nhiều chi tiết quan trọng và đáng xem cho một hành giả tu Thiền.

2. Tợ kiến tánh : Chỉ cho việc tin mình có bản tâm thanh tịnh. Từ niềm tin đó, phát tâm tu hành để chứng thực cho được bản tâm thanh tịnh của mình (Nói cách khác là nhận cho ra tự tánh của chính mình). Nghĩa là, mình nghe người ta nói đường ngọt, mình tin như thế, nhưng trực nghiệm đích thị nó ngọt thế nào thì chưa. Với Ht, những cái thấy nào còn nằm trong vòng năng sở dù là thấy tâm mình bỗng dưng bặt hết vọng tưởng, thấy tâm mình không vọng niệm, sáng lòa v.v... đều không phải là kiến tánh, dù tánh không lìa mấy thứ đó. Những thứ đó mới chỉ là cái cửa báo hiệu rất tốt, mình sẽ kiến tánh nếu mình vẫn tiếp tục công phu. Những cái chứng còn trong vòng năng sở đó, Ht đều liệt nó vào Tợ kiến tánh. Nghĩa là giống như kiến tánh, nhưng chưa phải là kiến tánh.

Ht thấy hiện nay, rất nhiều người ngộ nhận giữa sự trực nhận và tin. Tin mình có bản tâm thanh tịnh, so với tâm mình thực sự thanh tịnh, đã thấy khác xa một trời một vực rồi. Nhưng dù thấy tâm mình yên lắng thanh tịnh chăng nữa, thì cái thanh tịnh mình cảm nhận được đó, cũng chưa phải là cái tánh mà chư vị Cổ đức thường gọi là tự tánh thanh tịnh.

Nếu đúng là kiến tánh, thì phải như kinh Lăng Nghiêm nói "kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến". Hay như các vị Thiền sư nói "Biết mà không biết. Không biết mà biết". Vời Ht, tất cả những cái thấy nào còn có "cái thấy" và "đối tượng để thấy", dù nó thanh tịnh vi diệu bao nhiêu, thì nó vẫn chưa phải là cái tánh để chúng ta kiến tánh. Đây đang nói đến "tánh" nghe. Và những điều Ht nói đây chỉ có giá trị khi nói về cái "kiến tánh" thôi nghe.

Việc kiến tánh qua lăng kính của Ht là vậy. Xin mời tiếp tục ...
Chỗ lý giải của MOD chanhientam cũng có lý, vì chỗ tợ kiến tánh là tổ nói là đầu xào trăm trượng chưa phải kiến tánh... Còn kiến tánh có nhân kiến tánh & quả kiến tánh nên vần gọi là kiến tánh.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Đồng thanh tương ứng. Đồng khí tương cầu.


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

Vì lòng từ bi phổ độ chúng sanh .
Câu hỏi trên xin sửa lại AI là người được Kiến Tánh ? mong quí đ/h đồng ý câu hỏi mới và Tôi có bài viết đầu tiên về AI là người được Kiến Tánh ?
Kiến TÁNH là thấy lại bộ măt thật của thân tứ đại mà nguời nào cũng sẳng có chứ không phải do tu chứng, tu luyện hay do sức thần thông chuyển thành hể có tâm là tự tương ưng.
Trức nhất tôi mượn câu : Kiến Kiến Chi Thời.Kiến Phi Thị Kiến
Tạm dịch :Thấy Thấy suốt cả thời gian. Thấy như sai lại ĐÚNG như đã thấy
Diễn giải:khi đã thấy thì thấy được trong tất cả thời gian và không gian cho dù ban ngày hay ban đêm cho đến đi ,đứng,nằm ngồi, nhấm mắt hay mở mắt cũng thấy y vậy, tuy thấy như sai trái nhưng lại đúng như thật thấy. tóm lại là cái thấy Chân Thật Chân Thường không thay đổi của người Giác Ngộ còn gọi là người đã Kiến Tánh.
Căn cứ vào câu: Kiến Kiến chi Thời Kiến Phi thị Kiến mà giải nói thì việc Kiến Tánh hay Ngộ Tánh là thường thấy Chơn Như Bổn Tánh còn gọi là Ông chủ và nhiều tên khác nữa tùy theo người Ngộ đặt tên . trên đây tôi tạm giải viết về Sự Kiến Tánh.
Xin trở lại chủ đề AI là người được Kiến Tánh ? như quí đ/h đã biết đó lá hàng Thượng Căn Thắng Sĩ.,tiếp câu hỏi Thượng Căn Thắng Sĩ có bao nhiêu Công đức tôi xin giải như sau: 1. họ là người đã Tu nhiều đời kiếp. mặc dù đời hiện tại họ không có xuất gia họ chỉ là cư sĩ bình thường cho đến không biết một cái chữ chỉ cần nghe một câu kinh là họ giácNgộ hay một giọt sương rơi họ vẫn kiến Tánh bình thường
2.họ sanh ra là đã có VÔ SƯ trí .từ sự vật mà họ thấy suốt tận nguồn chân lý và họ tự Kiến Tánh.
3.được Minh Sư hay Thiện tri Thức cũng là ngươi đã Kiến Tánh chứ không phải người học nhiều tu lâu , thấy biết cái nút thắt trói buộc của họ mà điềm chỉ rồi họ tự mỡ và tự Kiến Tánh
4. họ sanh ra là đã có Nhĩ Căn Viên Thông chỉ nghe kinh là họ đã ĐỐN Ngộ điển hình là LỤC TỔ .
Vì phân biệt giải viết để cùng quí đ/h chia sẻ trên con đường tinh tấn học Phật, học Pháp ,học THIỀN .học pháp mônTịnh Độ chớ nên trở thành nhà Lý luận suông ,mình chưa Kiến Tánh thì nên cẫn trọng .tranh luận chỉ làm bít cái Đạo Tâm của chính mình mà thôi.

TRÂN TRỌNG cùng chia sẻ với những người có TÂM ĐẠO.


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Kiến tánh mà còn thấy mình kiến tánh thì chưa kiến Tánh. Kiến tánh mà còn một quá trình thì ắt hẳn chưa rốt ráo. Chỉ có Phật mới rốt ráo. Cho nên kiến tánh theo thật nghĩa mà nói thì chỉ có Phật mới kiến tánh.

Các bậc thượng căn thắng sĩ đó tuy đã thấy đường và có thể chỉ bày cho người khác thấy đường, nhưng chưa Đạo mãn. Trong các bậc đã thấy đường thì sai biệt không ít. Thành Văn, Duyên Giác tuy cắt đứt dục vọng nhưng công đức kém xa bậc này. Vì sao? Vì họ đều là các Bồ Tát ít nhất đều đã được VÔ SANH PHÁP NHẪN, cứu độ chúng sanh tự tại, đủ định lực trừ phiền não chướng cho chính mình.

Vậy các bậc chưa thấy đường thì sao? Chẳng phải các bậc đã thấy đường trước đây cũng từng là phàm phu sao, chẳng phải từng mê muội chăng, từng phạm tội chăng? Nhưng vì gặp Phật pháp và khéo tu tập thì trước đã thấy đường đi, sau viên mãn Bồ Đề Đạo. Không phải tự dưng mà có. Bao nhiêu cái khổ mà họ đã trãi qua không ít hơn ta. Âu cũng là sự thậm thâm tuyệt diệu mỗi người đều phải tự nổ lực theo dấu chân người đi trước mà đặng thành quả xứng đáng.

Nếu không dựa vào tín nguyện tịnh độ mà tu trì thì phải liễu đứt dục vọng mới giải thoát khỏi luân hồi sanh tử, nhưng nếu chưa phát Tâm Bồ Đề thì bậc thánh như thanh văn, duyên giác. Còn nếu đã phát Tâm Bồ Đề thì ít nhất được VÔ SANH PHÁP NHẪN, ra vào luân hồi tự tại.

Trái lại, nếu có tín nguyện tịnh độ, không nuôi dưỡng dục vọng thì không nhất thiết phải đoạn trừ sạch dục vọng mới được vãng sanh. Đây có đới nghiệp vãng sanh. Nếu đoạn hết dục vọng thì dĩ nhiên là rất tốt. Có nhiều tịnh độ, nhưng tịnh độ CỰC LẠC là thâu nhiếp cả tát cả căn tánh, lợi căn hay độn căn đều có thể vãng sanh. Mà vãng sanh được CỰC LẠC nhờ thọ giáo pháp của ĐỨC A DI ĐÀ và thánh chúng mà chư vị có Tâm Bồ Đề thành tựu ít nhất là VÔ SANH PHÁP NHẪN. Sau đó hoặc tự tại ra vào luân hồi cứu độ chúng sanh theo bản nguyện riêng; hoặc tiếp tục tại CỰC LẠC cứu cánh đến bậc nhất sanh bổ xứ. Cả hai chắc chắn trọn thành Phật đạo.

A DI ĐÀ PHẬT


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ cũng dẫn đến KIẾN TÁNH .Một NIỆM CHÁNH GIÁC chúng sanh làm PHẬP. một niệm bất Giác Phật làm chúng sanh lời LỤC TỔ Nếu đ/h có TÍN TÂM NIỆM PHẬT


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

VÃNG SANH TỨC THÀNH PHẬT


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Thế nào là Kiến Tánh??

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< NIỆM PHẬT TAM MUỘI


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách