HỮU CÚ, VÔ CÚ

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hữu cú vô cú
Như thị như thị
Bát tự đả khai
Toàn vô ba tỷ.

(Tâm Như dịch)
Chấp có chấp không,
Như vậy như vậy
Mở miệng nói ra
Đều không khỏi mũi

(binh)
Có lời, không lời
Vẫn vậy, vẫn vậy
Tám chữ đã thông
Không qua khỏi mũi.

Nghĩa:

Dù có nói, có giải thích hay không giải thích
Thì vạn vật cũng vẫn như vậy, chân như cũng vẫn như vậy
Tám chữ (có, không, vừa có, vừa không. Chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải chẳng có, chẳng phải chẳng không ) nếu đã thông , đã hiểu rằng bản chất của vạn vật chẳng nằm trong tám chữ đó.
Thì liền biết cái gì không qua khỏi mũi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong Thiền Tông, tám chữ đó là :
" Lợi, suy, hủy , dự, xưng, cơ, khổ, lạc", có nghĩa là
" Lợi, hại, nhục, vinh, khen, chê, khổ, vui "
Còn gọi là bát phong, (Tám thứ gió)
Nếu ai trong đời sống, không bị tám thứ này ảnh hưởng (Bát phong suy bất động), thì liền được giải thoát.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:Hữu cú vô cú
Như thị như thị
Bát tự đả khai
Toàn vô ba tỷ.

(Tâm Như dịch)
Chấp có chấp không,
Như vậy như vậy
Mở miệng nói ra
Đều không khỏi mũi

(binh)
Có lời, không lời
Vẫn vậy, vẫn vậy
Tám chữ đã thông
Không qua khỏi mũi.

Nghĩa:

Dù có nói, có giải thích hay không giải thích
Thì vạn vật cũng vẫn như vậy, chân như cũng vẫn như vậy
Tám chữ (có, không, vừa có, vừa không. Chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải chẳng có, chẳng phải chẳng không ) nếu đã thông , đã hiểu rằng bản chất của vạn vật chẳng nằm trong tám chữ đó.
Thì liền biết cái gì không qua khỏi mũi.
8 chữ đó là tám chữ gì thì không biết, nhưng nói đó là có, không, vừa có vừa không ... thì nhất định không phải. Bởi nó không phải là 8 như bác nghĩ, mà thật là chỉ có 4. Vì thế ngoại đạo cũng như chư Tổ Phật giáo từ xưa đến nay chỉ gọi chúng là TỨ CÚ chứ không phải bát cú.

Nói 4 là thế này :
1. Có
2. Không
3. Vừa có vừa không.
4. Không có không không.

Ngài Hiền Thủ, Tổ thứ 3 tông Hoa Nghiêm thì phân thành 6, vì đứng trên lập trường Hoa Nghiêm :

1. Có
2. Không
3. Vừa có vừa không. (Tức bao gồm luôn cả hai)
4. Không có không không. (Tức không có cả hai)
5. Hợp cả 4 câu trên, duyên khởi một lần, vô ngại, đồng tồn tại.
6. Mất cả năm câu trên, dứt đối đãi, lìa nghĩ nói, đồng biển tánh chân như.
binh đã viết: Trong Thiền Tông, tám chữ đó là :
" Lợi, suy, hủy , dự, xưng, cơ, khổ, lạc", có nghĩa là
" Lợi, hại, nhục, vinh, khen, chê, khổ, vui "
Còn gọi là bát phong, (Tám thứ gió)
Nếu ai trong đời sống, không bị tám thứ này ảnh hưởng (Bát phong suy bất động), thì liền được giải thoát..
Đây không nói về bát cú. Chỉ bàn về ảnh hưởng của nó.

Đúng là Bát phong thổi không động thì liền giải thoát.
tangbong Nói chi tiết hơn, gió nào thổi mà mình không động là mình giải thoát được gió nào.
tangbong Chi tiết hơn nữa ... sự nào mình không động thì mình giải thoát được sự đó.
tangbong Nói chung, niệm nào không động, ta được giải thoát niệm đó.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Có người nhắc tôi rằng “: Có, không, vừa có vừa không, chẳng phải có chẳng phải không “. Gọi là tứ cú.
Trong Thiền tông có câu nói “ Phi tứ cú, tuyệt bách phi” là nói đến chân tâm. Tâm không phải có, chẳng phải không, chẳng phải vừa có vừa không, cũng không phải chẳng có chẳng không. Và có dùng trăm cách phủ định cũng không thể chỉ đúng được. Chỉ còn một cách là chỉ trực tiếp mà thôi.

Nhớ có lần ngoại đạo hỏi Phật:
- Chẳng hói có lời, chẳng hỏi không lời ?
Đức Phật ngồi nghiễm nhiên (lặng thinh). Ngoại đạo tán thán
- Đức Thế Tôn từ bi, chỉ cho con lối vào
Rồi lạy tạ mà đi. Ngài Anan hỏi Phật:
- Ngoại đạo thấy gì mà tán thán Đức Thế Tôn ?
Phật bảo :
- Như ngựa hay trên đời, thấy bóng roi mà chạy

Chẳng thể nói rằng ngoại đạo không thấy gì. Nhưng ngoại đạo đã thấy gì thì không thể diễn tả ra được. Bởi vậy mới nói :

Hữu cú vô cú
Như thị, như thị
Bát tự đả khai
Toàn vô ba tỷ

Có lời, không lời
Vẫn vậy, vẫn vậy.
Mở miệng nói ra
Không qua khỏi mũi


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:Có người nhắc tôi rằng “: Có, không, vừa có vừa không, chẳng phải có chẳng phải không “. Gọi là tứ cú.
Trong Thiền tông có câu nói “ Phi tứ cú, tuyệt bách phi” là nói đến chân tâm. Tâm không phải có, chẳng phải không, chẳng phải vừa có vừa không, cũng không phải chẳng có chẳng không. Và có dùng trăm cách phủ định cũng không thể chỉ đúng được. Chỉ còn một cách là chỉ trực tiếp mà thôi.
Nhớ có lần ngoại đạo hỏi Phật:
- Chẳng hói có lời, chẳng hỏi không lời ?
Đức Phật ngồi nghiễm nhiên (lặng thinh). Ngoại đạo tán thán
- Đức Thế Tôn từ bi, chỉ cho con lối vào
Rồi lạy tạ mà đi. Ngài Anan hỏi Phật:
- Ngoại đạo thấy gì mà tán thán Đức Thế Tôn ?
Phật bảo :
- Như ngựa hay trên đời, thấy bóng roi mà chạy

Chẳng thể nói rằng ngoại đạo không thấy gì. Nhưng ngoại đạo đã thấy gì thì không thể diễn tả ra được. Bởi vậy mới nói :

Hữu cú vô cú
Như thị, như thị
Bát tự đả khai
Toàn vô ba tỷ

Có lời, không lời
Vẫn vậy, vẫn vậy.
Mở miệng nói ra
Không qua khỏi mũi
Chỉ còn một cách là chỉ trực tiếp mà thôi. Thứ mà có thể chỉ trực tiếp được thì nhất định thứ đó không phải là chân tâm.

Có lời, không lời
Vẫn vậy, vẫn vậy.
Mở miệng nói ra
Không qua khỏi mũi


:) Bộ bác tưởng không mở miệng nói thì có thể qua khỏi mũi sao? :)

Mở miệng hay không
Vẫn vậy vẫn vậy
Có gì dính dáng
Như thị như thị

PHI tất cả mà TỨC tất cả. Quan trọng là đã PHI chưa mà TỨC thôi.

Bánh vẻ không no bụng đói.
Thành thật vẫn là trên hết.
Vọng ngữ là nhân địa ngục.
Địa ngục không phải đợi chết mới có. Ngay trong thân người vẫn hiện địa ngục.

:)


Tuan
Bài viết: 21
Ngày: 07/12/08 08:51
Giới tính: Nam
Đến từ: hcm

Re: HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tuan »

Tứ cú hay bát cú
Địa ngục hay tây phương
Thoại đầu ta tham mãi
Hoa sen tự hiển bày....


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

=D>


TieuBangHo
Bài viết: 80
Ngày: 19/08/08 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: PHUCDUONGTINHXA

Re: HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi TieuBangHo »

tangbong Thật lí vốn hiển bày rờ rỡ như mũi trước mặt. Song le Kinh-Lục trùng trùng mấy ai "Thấy" được Bản lai diện mục của mình. Những ai nương kinh bàn nghĩa, chấp cảnh, chấp người có khác chi bàn luận suông hoài những có -có -không - không, như cây bìm sắn leo nhờ thân gỗ mục, chẳng biết ngày thân gỗ mục cành rơi; Có khác chi chấp hoài ngón tay chỉ hướng của các bậc Cổ đức-Danh tăng, mà không chịu "hồi quang phản chiếu" tìm kho báu ngay trong hiện tại thân mình. Vốn tự biết phận mỏng đức bạc chưa được học hỏi nhiều ở các bậc Thiện tri thức, cũng muốn trình một vài ngu ý lạm bàn, mong quý chư huynh tỷ chớ cười. Tỏ lí Hư Tâm, thực lòng mong mỏi chư đạo hữu ngày càng tinh tấn.
"Bát tự đả khai" xưa nay đã được bàn khá nhiều trong giới tham Thiền Trung Hoa, Việt Nam... Có người hiểu là "tám chữ đánh thông", hay "tám chữ mở toang"; Và rồi tám chữ đó là gì? Liệu có phải " Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm" mà Vua Trần Thái Tông đại ngộ?! Hay "... Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc" ? Hay có thể là một câu nào đó được trích từ tám vạn bốn ngàn pháp môn giáo hóa xưa nay?
Với Đức Phật Hoàng Điều Ngự Tôn giả Trần Nhân Tông thì giáo hóa lại khác. Trong những buổi thuyết pháp của Người, Người luôn yêu cầu Tăng chúng tháo tung chữ bát, khai thông trí huệ. Người luôn mong mỏi thị giả mở được con mắt trí huệ nơi gốc đầu sống mũi (tượng trưng cho tính chân thật); Đó cũng là nơi hai lông mày tìm đến nhau. Hình ảnh tại đây: nơi hai lông mày giao nhau tại gốc sống mũi (sơn căn) chẳng khác chi chữ bát (chữ nho). Hình ảnh tượng trưng "bát tự đả khai" là dụ cho mở con mătt trí huệ trong quá trình tu chứng của các thiên gia. Tuy tám chữ đã mở, chẳng còn chi để trao nhau, nhưng để đến thể chân thật của cảnh giới Phật-Tổ thì vẫn còn những chặng đường dài ".. toàn thân vô tỵ" Chao! ;;)
Thật hay như Tuan viết:
"Tứ cú hay bát cú
Địa ngục hay tây phương
Thoại đầu ta tham mãi
Hoa sen tự hiển bày...."


Tam giáo đồng nguyên
Tâm vong giác liễu tri
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

mọi cố gắng của một học thuyết là để thiết lập mô hình của thực tế; mô hình dù tinh vi đến đâu cũng chỉ là mô hình, chẳng thể cam đoan nói thực tế thế này hay thế kia

ngay cả nếu một người tin rằng thực tế là gì đó, điều đó có thực sự làm cho tâm bình an thanh tịnh không?

cho nên Krishnamurti có nói, "one has to die to what one knows, and thus one lives" (hãy sống vô chấp với kiến thức?)

:)


naicon
Bài viết: 60
Ngày: 02/10/07 21:29

Re: HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi naicon »

Tieubangho nói hay.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

trích dịch ở tự điển phật giáo trên internet (Digital Dictionary of Buddhism)

bát cú nghĩa: (chủ trương thiền tông)

chánh pháp nhãn tàng
niết bàn diệu tâm
thực tướng vô tướng
vi diệu pháp môn
bất lập văn tự
giáo ngoại biệt truyền
trực chỉ nhân tâm
kiến tánh thành phật

bát tự: (tám chữ "tuyên ngôn" của Thánh Hạnh Phẩm, Niết Bàn Kinh)

sinh diệt diệt dĩ tịch diệt vi lạc

:)


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: HỮU CÚ, VÔ CÚ

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

PHÁP NGỮ THIỀN TÔNG chánh hiệu xin mời quí đ/h tham gia bình luận P N THIỀN TÔNG


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.44 khách