THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

44 – TRI CƠ

Ngài Bạch Vân đầu tiên trụ trì chùa Thừa Thiên (Cửu Giang) , sau ngài dời về chùa Viên Thông , khi ấy ngài còn ít tuổi.
Bấy giờ ngài Hối Đường ở chùa Bảo Phong (Hối Đường, Hoàng Long, Tổ Tâm, Bảo Giác thiền sư. Ngài họ Ô ở Nam Hùng, nối pháp Hoàng Long Nam thiền sư , thuộc đời thứ 12 phái Nam Nhạc) nói với ngài Nguyệt Công Hối ( Công Hối húy Hiểu Nguyệt, tự Công Hối, đắc pháp nơi Lang Da Giác thiền sư ở Lặc Đàm. Ngài làm bộ Lăng Nghiêm Tiêu Chí) :
- Vị tân trụ trì chùa Viên Thông là người thấy suốt nguồn gốc một cách rõ ràng , thực không hổ là người nối pháp của ngài Dương Kỳ. Nhưng tiếc rằng ngài đắc dụng quá sớm, chẳng phải phúc của tùng lâm.
Ngài Công Hối mới hỏi :
- Tại sao vậy ?
Ngài Hối Đường nói :
- Công danh, mỹ khí, tạo vật thường tiếc, không muốn cho người ta được hoàn toàn. Người ta cố mong muốn được điều ấy thì tạo vật quyết đoạt lấy.

Đến khi ngài Bạch Vân mất ở chùa Hải Hội (Thư Châu), năm ấy ngài mới có 56 tuổi. Các thức giả đều cho ngài Hối Đường là người biết cơ vi, thật là bậc triết nhân vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

binh đã viết:41 – NÓI VÀ LÀM

Ngài Bạch Vân nói với ông Vô Vi Tử (Ông Vô Vi Tử họ Dương, tên Kiệt, làm quan bộ Lễ , học pháp nơi Thiên Y Hoài thiền sư)
Nói mà không làm được chẳng bằng đừng nói. Làm mà không hiểu lời, chẳng bằng đừng làm. Nói ra phải nghĩ đến chỗ chung cục của nó. Và định làm gì phải nghĩ đến chỗ ngăn trở của nó. Vì vậy bậc tiên triết cẩn trọng lời nói và lựa chọn việc làm. Nói ra không phải để cầu cho lý được hiển lộ, mà hầu mong mở tỏ chỗ chưa ngộ cho người học. Làm việc không phải là muốn hay riêng cho mình, mà hầu mong dạy chỗ chưa thành cho người học. Cho nên nói ra có pháp độ, làm việc có lễ tiết, mới có thể nói không bị mang họa, và làm không bị mang nhục. Nói phải là mực thước, và làm phải là khuôn pháp.
Kinh Dịch nói “ nói và làm là then chốt của người quân tử, là căn bản của việc sửa mình “.
Nói và làm làm động đến trời đất, cảm đến quỉ thần, thực đáng kính vậy.

Ghi chú: cẩn trọng lời nói.

Lời nói không mất tiền mua,
lựa lời mà nói, cho vừa lòng nhau


Cảm ơn bác Bình.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

45 – TỰ THẮNG

Ngài Hối Đường tham học cùng ngài Nguyệt Công Hối ở chùa Bảo Phong. Ngài Công Hối thấy rõ ý chỉ sâu xa của kinh Lăng Nghiêm nên được coi là bậc “Hải thượng độc bộ” ( độc bộ là bước đi riêng của mình, không ai có thể bước theo được). Ngài Hối Đường mỗi khi nghe được một câu, một chữ, như là được viên ngọc báu, vui mừng khôn xiết. Trong hàng tăng sĩ, đôi khi có một số người bàn trôm về ngài. Ngài Hối Đường nghe được, nói “ Rút tỉa sở trường của người, mài dũa sở đoản của mình, mình hiềm với họ làm chi”.
Ngài Anh Thiệu Vũ nói ( Anh Thiệu Vũ tức Hồng Anh thiền sư ở phủ Long Hưng. Ngài họ Trần ở Thiệu Vũ. Ngài nối pháp Hoàng Long Nam thiền sư) Hối Đường sư huynh, đạo học được các tăng sĩ tôn trọng, mà còn lấy sự tôn đức tự thắng làm hơn và cho những điều chưa thấy, chưa nghe được làm hổ thẹn, khiến cho tùng lâm tự mở rộng ra, mà thu hẹp người ta vào chỗ khuôn phép. Như thế sẽ có sự bổ ích lớn lao vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

binh đã viết:45 – TỰ THẮNG

Ngài Hối Đường tham học cùng ngài Nguyệt Công Hối ở chùa Bảo Phong. Ngài Công Hối thấy rõ ý chỉ sâu xa của kinh Lăng Nghiêm nên được coi là bậc “Hải thượng độc bộ” ( độc bộ là bước đi riêng của mình, không ai có thể bước theo được). Ngài Hối Đường mỗi khi nghe được một câu, một chữ, như là được viên ngọc báu, vui mừng khôn xiết. Trong hàng tăng sĩ, đôi khi có một số người bàn trộm về ngài. Ngài Hối Đường nghe được, nói “ Rút tỉa sở trường của người, mài dũa sở đoản của mình, mình hiềm với họ làm chi”.
Ngài Anh Thiệu Vũ nói ( Anh Thiệu Vũ tức Hồng Anh thiền sư ở phủ Long Hưng. Ngài họ Trần ở Thiệu Vũ. Ngài nối pháp Hoàng Long Nam thiền sư) Hối Đường sư huynh, đạo học được các tăng sĩ tôn trọng, mà còn lấy sự tôn đức tự thắng làm hơn và cho những điều chưa thấy, chưa nghe được làm hổ thẹn, khiến cho tùng lâm tự mở rộng ra, mà thu hẹp người ta vào chỗ khuôn phép. Như thế sẽ có sự bổ ích lớn lao vậy.
-------------------------

“ Rút tỉa sở trường của người, mài dũa sở đoản của mình, mình hiềm với họ làm chi”.


Lấy đầy đắp thiếu, lấy tốt đắp dở...

Lấy kinh nghiệm của người làm kinh nghiệm mình.
Lấy đại trí của người, đắp cái tiểu trí của mình.

Nếu đã thông suốt, thì chia lại người, có mất đâu, mà làm hiểm với họ.

Do vậy nói nhiều không bằng nghe nhiều, học nhiều không bằng thực hành nhiều là vậy.

Thân TN


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

46 – MƯU ĐỊNH

Ngài Hối Đường nói :
Sự quan yếu của trụ trì là nên chọn lấy những sự có ý nghĩa xa, rộng và nên bớt những sự nhỏ nhặt, gần gũi. Những việc mà mãi chưa giải quyết được, nên hỏi bậc lão thành. Những việc còn ngờ vực nên hỏi người hiểu biết. Ví dù có chỗ chưa hiểu biết hết cũng không đến nỗi phải tranh luận nhiều. Kỳ hoặc, người chủ ưa thích lòng riêng tư, tự dụng và tự giữ lấy việc LẤY hay CHO tùy ý, một mai sẽ gặp phải mưu kế của kẻ tiểu nhân thì tội ấy sẽ về ai ? Cho nên có chỗ nói :” Mưu tính cần nhiều người và quyết đoán chỉ một mình”. Mưu tính cần nhiều người vì nhiều người có thể quan sát được đến chỗ cùng cực của sự lợi hại. Quyết đoán chỉ một mình vì nó có thể đặt định được sự phải, trái nơi tùng lâm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

binh"]46 – MƯU ĐỊNH
Ngài Hối Đường nói :
Sự quan yếu của trụ trì là nên chọn lấy những sự có ý nghĩa xa, rộng và nên bớt những sự nhỏ nhặt, gần gũi. Những việc mà mãi chưa giải quyết được, nên hỏi bậc lão thành. Những việc còn ngờ vực nên hỏi người hiểu biết. Ví dù có chỗ chưa hiểu biết hết cũng không đến nỗi phải tranh luận nhiều.
Những đoạn ở trên bài thì cũng tương tự bài Tự thắng. Ví như một người có thông minh, mạnh như Hán võ, cũng không thắng nổi quần hùng. Lấy ý của người, làm ý mình. Thì được người ủng hộ nghe theo. Còn lấy ý mình làm ý người là nghịch với thiên đạo. "Mất lòng dân". Nơi chùa chiền cũng vậy.
Kỳ hoặc, người chủ ưa thích lòng riêng tư, tự dụng và tự giữ lấy việc LẤY hay CHO tùy ý, một mai sẽ gặp phải mưu kế của kẻ tiểu nhân thì tội ấy sẽ về ai ?
Câu này nhờ bác Bình giải hộ dùm vì một bài văn mà tới ba nghĩa, khó quá. Và Trong Thiền Lâm Bảo huấn không phải đọc một lần là hiểu, Dầu cho có người hiểu, cũng chỉ là trong khuân khổ cá nhân. Mong rằng các bạn thành viên giúp thêm ý kiến.

Cho nên có chỗ nói
:” Mưu tính cần nhiều người và quyết đoán chỉ một mình”.
Mưu tính cần nhiều người vì nhiều người có thể quan sát được đến chỗ cùng cực của sự lợi hại. Quyết đoán chỉ một mình vì nó có thể đặt định được sự phải, trái nơi tùng lâm.

Mưu tính cần nhiều người và quyết đoán chỉ một mình. Chính là không ai biết mình bằng mình biết mình. (Giống như sức lực, khả năng của mình...). Cho nên lấy đông thắng yếu, lấy chánh bỏ tà, lấy lý bỏ sự (Sự này không phải theo luận Thiền. Sự này là đừng quá chấp vào từ ngữ, người dịch hay sai lỗi của soạn giả). Học kinh cũng giống vậy.

Và sự quyết định thì chính là do nơi mình, Nếu thật sự đã hiểu thấu đáo, tường tận.
Nên lưu ý, coi chừng hai chữ "độc đoán". Xem lại bài hai cha con dắt lừa trong chuyện đạo.

Thân, TN.


Có sai lầm thiếu soát, Mông Bác và đọc giả chỉnh sửa lại. Rất cám ơn.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kỳ hoặc, người chủ ưa thích lòng riêng tư, tự dụng và tự giữ lấy việc LẤY hay CHO tùy ý, một mai sẽ gặp phải mưu kế của kẻ tiểu nhân thì tội ấy sẽ về ai ?
Câu này ý nói:
Còn nếu người chủ tùng lâm, vì lòng ưa thích riêng tư mà tự mình sử dụng của thường trụ, tự mình giữ quyền lấy cái gì của thường trụ hay cho ai, thì mai này nếu gặp kẻ tiểu nhân dùng thủ đoạn nịnh hót, ve vãn, mưu đồ lấp cắp, sang đoạt của chùa, thì ai sẽ chịu tội ấy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

47 – LỢI SINH (LÀM LỢI CHO CHÚNG SINH)

Ngài Hối Đường không đi dự cuộc lễ theo lời mời của chùa Qui Sơn . Ông Trần Oánh Trung ( hiệu là Hoa Nghiêm cư sĩ, Đời Tống Huy Tôn ông đậu tiến sĩ. Ông trọng nhậm quận Diên Bình, sau làm đến chức Thừa Tướng. Ông lưu tâm về Không môn của Phật giáo ) huyện Diên Bình gởi thơ khuyên rằng :
Cổ nhân, trụ trì không phải chức sự, mà chỉ lựa chọn người có đức vào chức sự ấy. Người đương gánh vác chức sự ấy, quyết phải đem đạo lý mà mình đã tu chứng được, để giác ngộ cho nhân dân nơi địa phương ấy, chứ không phải dùng quyền thế, địa vị, thanh danh, lợi dưỡng để cải biến họ.
Nay những người tu học, đại đạo chưa rõ mà đều chạy theo dị học, trôi vào danh tướng, liền bị thanh sắc khuấy động . Như thế người hiền, kẻ bất tiếu chung cùng lẫn lộn, không thể phân biệt rõ ràng được. Và chính lúc này cần có các bậc lão thành , còn giữ được lòng trắc ẩn, cho đạo là trách nhiệm của mình, để thay đổi lại tình thế, như ngăn chặn trăm sông đừng cho thuận dòng suôi chẩy, thực không khó vậy. Nếu các vị lui về, tìm cầu sự vắng lặng cho được an nhàn , đó là cái tốt của sự độc thiện kỳ thân, nhưng chẳng phải là chỗ tùng lâm trông mong nơi các ngài vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

"binh"]47 – LỢI SINH (LÀM LỢI CHO CHÚNG SINH)

Ngài Hối Đường không đi dự cuộc lễ theo lời mời của chùa Qui Sơn . Ông Trần Oánh Trung ( hiệu là Hoa Nghiêm cư sĩ, Đời Tống Huy Tôn ông đậu tiến sĩ. Ông trọng nhậm quận Diên Bình, sau làm đến chức Thừa Tướng. Ông lưu tâm về Không môn của Phật giáo ) huyện Diên Bình gởi thơ khuyên rằng :
Cổ nhân, trụ trì không phải chức sự, mà chỉ lựa chọn người có đức vào chức sự ấy. Người đương gánh vác chức sự ấy, quyết phải đem đạo lý mà mình đã tu chứng được, để giác ngộ cho nhân dân nơi địa phương ấy, chứ không phải dùng quyền thế, địa vị, thanh danh, lợi dưỡng để cải biến họ.
Ông Trần Oánh Trung Khuyên Ngài Hối Đường rất đúng, Nếu còn sống ở đời, thì ráng ra sức giúp đời. (Nhưng theo học giả hiểu phỏng đoán Ông Trần Oánh Trung có hơi gấp gúp nóng lòng).
Ngài Hối Đường là bậc đã giác ngộ, thì ngài đã biết lúc nào là thời cơ chính mùi. Và lúc nào là thời cơ chưa chín mùi. Thì mới mong "Mã đáo thành công"

Nay những người tu học, đại đạo chưa rõ mà đều chạy theo dị học, trôi vào danh tướng, liền bị Danh sắc khuấy động. Như thế người hiền, kẻ bất tiếu chung cùng lẫn lộn, không thể phân biệt rõ ràng được.
Hai câu trên này, Ông Trần Oánh Trung đã thấy quá rõ thế gian tình đời, chánh tà lẫn lộn. Kẽ ham danh, lợi dưỡng thì nhiều. Còn người hiền lương muốn cầu đạo thì chẳng biết nơi nào nương tựa.

Như ngày nay ở đất nước nghèo thì tệ nạn xẩy ra rất nhiều, nếu còn núp bóng chánh quyền thì càng lọng hành hơn. Sự vẽ gà ra phượng, nói cá tưởng rồng, họ đều làm được. (Quí vị suy nghĩ một chút thì sẽ hiểu ngay. Những tờ báo thông tin một chiều, những website không cho bình luận.v.v.).

Và chính lúc này cần có các bậc lão thành , còn giữ được lòng trắc ẩn, cho đạo là trách nhiệm của mình, để thay đổi lại tình thế, như ngăn chặn trăm sông đừng cho thuận dòng suôi chẩy, thực không khó vậy. Nếu các vị lui về, tìm cầu sự vắng lặng cho được an nhàn , đó là cái tốt của sự độc thiện kỳ thân, nhưng chẳng phải là chỗ tùng lâm trông mong nơi các ngài vậy.
Những đoạn này theo như bác Bình và đọc giả nghĩ sao!

Thân ái. TN.

Cảm ơn bác Bình.
----------------------------------------------------------------------------------
Độc thiện kỳ thân 獨善其身 (Trong CDTD)
Độc: Chỉ có một, một mình. Thiện: lành, tốt đẹp. Kỳ: cái ấy. Thân: mình, bản thân mình.

Độc thiện kỳ thân là chỉ cầu cái tốt đẹp cho riêng bản thân mình.

Độc thiện kỳ thân là một lối tu ích kỷ, chỉ biết lo độ mình, mà không nghĩ đến biết bao người khác còn đang chìm đắm trong biển khổ. Người tu độc thiện kỳ thân đóng cửa luyện đạo, mong đạt được thần thông để đưa mình lên địa vị cao thượng. Trong khi đó, đại đa số nhơn sanh còn đang mê muội, tứ khổ vây quanh, mà không để ý tìm phương cứu khổ, thì lối tu đó phỏng có ích lợi gì cho Đạo và cho đời.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

48 – DÙNG NGƯỜI

Ngài Hối Đường , một ngày kia thấy ngài Hoàng Long (Hoàng Long, Huệ Nam thiền sư ở phủ Long Hưng. Ngài họ Trương ởTín Châu. Ngài nối pháp Thạch Sương, Sở Viên thiền sư , thuộc đời thứ 11 phái Nam Nhạc) có nét mặt không vui, nhân đó, ngài Hối Đường đón hỏi duyên cớ. Ngài Hoàng Long đáp “ Tôi chưa chọn được người giữ chức giám thụ “. Ngài Hối Đường liền tiến cử Cảm-Phó-Tự (Cảm Phó Tự tức Phúc Nghiêm, Từ Cảm thiền sư ở Nam Nhạc. Ngài họ Đỗ ở Đồng Châu. Ngài nối pháp Hoàng Long Nam thiền sư. Đương thời ngài giữ chức Phó tự, tức sau chức Giám tự trong tùng lâm) Ngài Hoàng Long nói :” Cảm Phó Tự tánh tình còn thô bạo, sợ kẻ tiểu nhân mưu hại “ . Ngài Hối Đường thưa: “ Vậy có Hóa thị giả (Hóa thị giả tức Song Lĩnh, Tâm Hóa thiền sư ở phủ Long Hưng. Ngài nối pháp Hoàng Long Tổ Tâm thiền sư. Đương thời ngài giữ chức thị giả , tức là người hầu cận ngài Hoàng Long) tánh tình liêm cẩn”. Ngài Hoàng Long nói :” Hóa thị giả tuy liêm cẩn nhưng không bằng Tú Trang Chủ (Tú Trang Chủ tức Đại Qui, Hoài Tú thiền sư. Ngài họ Ứng ở Tín Châu. Ngài nối pháp Hoàng Long Nam thiền sư. Đương thời ngài giữ chức trang của, tức là chức vụ trông coi về ruộng vườn của tùng lâm) là người có độ lượng mà trung thành.

Ngài Linh Nguyên hỏi ngài Hối Đường :” Không hiểu sao ngài Hoàng Long chỉ cần dùng một chức Giám Thụ mà lo nghĩ quá như thế”. Ngài Hối Đường nói : ” Từ khi có nước, có nhà đến nay ai cũng phải xét kỹ trong việc dùng người và được người (đắc nhân tâm) làm căn bản “. Đây há riêng gì ngài Hoàng Long làm như thế, mà các bậc tiên thánh cũng từng răn như vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

49 – TINH TIẾN

Ngài Hối Đường nói với ông cấp sự Chu Tế Anh (Ô. Chu Thế Anh tên Hiển Mô, tự Thế Anh , làm quan Cáp Sự. Ô. Hỏi đạo nơi thiền sư Hoàng Long Nam) :
Khi tôi mới vào đạo, tôi tự thị là đạo rất dễ . Nhưng sau khi tôi yết kiến Hoang Long tiên sư , tôi nghĩ lại về những việc thường dụng của tôi đối với đạo lý , tôi thấy nó mâu thuẫn rất nhiều. Tôi liền gắng sức thực hành trong ba năm . Dù gặp mùa lạnh buốt hay nắng gắt tôi vẫn bền chí không dời . Và sau đó tôi mới thấy được sự sự như lý. Ngày nay dù là tôi ho hắng hay khoa chân múa tay cũng đều là như ý của Tổ Sư từ Tây Phương lại (ám chỉ Tổ Bồ Đề Đạt Ma).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

binh đã viết:48 – DÙNG NGƯỜI

Ngài Hối Đường , một ngày kia thấy ngài Hoàng Long (Hoàng Long, Huệ Nam thiền sư ở phủ Long Hưng. Ngài họ Trương ởTín Châu. Ngài nối pháp Thạch Sương, Sở Viên thiền sư , thuộc đời thứ 11 phái Nam Nhạc) có nét mặt không vui, nhân đó, ngài Hối Đường đón hỏi duyên cớ. Ngài Hoàng Long đáp “ Tôi chưa chọn được người giữ chức giám thụ “. Ngài Hối Đường liền tiến cử Cảm-Phó-Tự (Cảm Phó Tự tức Phúc Nghiêm, Từ Cảm thiền sư ở Nam Nhạc. Ngài họ Đỗ ở Đồng Châu. Ngài nối pháp Hoàng Long Nam thiền sư. Đương thời ngài giữ chức Phó tự, tức sau chức Giám tự trong tùng lâm) Ngài Hoàng Long nói :” Cảm Phó Tự tánh tình còn thô bạo, sợ kẻ tiểu nhân mưu hại “ . Ngài Hối Đường thưa: “ Vậy có Hóa thị giả (Hóa thị giả tức Song Lĩnh, Tâm Hóa thiền sư ở phủ Long Hưng. Ngài nối pháp Hoàng Long Tổ Tâm thiền sư. Đương thời ngài giữ chức thị giả , tức là người hầu cận ngài Hoàng Long) tánh tình liêm cẩn”. Ngài Hoàng Long nói :” Hóa thị giả tuy liêm cẩn nhưng không bằng Tú Trang Chủ (Tú Trang Chủ tức Đại Qui, Hoài Tú thiền sư. Ngài họ Ứng ở Tín Châu. Ngài nối pháp Hoàng Long Nam thiền sư. Đương thời ngài giữ chức trang của, tức là chức vụ trông coi về ruộng vườn của tùng lâm) là người có độ lượng mà trung thành.

Ngài Linh Nguyên hỏi ngài Hối Đường :” Không hiểu sao ngài Hoàng Long chỉ cần dùng một chức Giám Thụ mà lo nghĩ quá như thế”. Ngài Hối Đường nói : ” Từ khi có nước, có nhà đến nay ai cũng phải xét kỹ trong việc dùng người và được người (đắc nhân tâm) làm căn bản “. Đây há riêng gì ngài Hoàng Long làm như thế, mà các bậc tiên thánh cũng từng răn như vậy.
Dùng người hay còn gọi là Dụng người. "Biết người biết mặt, trăm trận trăm thắng".

CHUYỆN A LƯU

A Lưu là một tên tiểu đồng nhà ông Chu Nguyên Tố. Nó thực là ngây ngô, không được việc gì cả, mà ông Nguyên Tố vẫn nuôi nó suốt đời.

Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được một cái buồng con. Ông giận mắng, thì nó quăng chổi xuống đất, lẩm bẩm nói: "Ông quét giỏi, thì ông phiền tôi làm gì!"

Khi ông đi đâu vắng, sai nó chực ngoài cửa, dù khách quen đến, nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: "Người ấy lùn mà béo. Người ấy gầy mà lắm râu. Người ấy xinh đẹp. Người ấy tuổi tác và chống gậy..." Ðến lúc nó liệu chừng không nhớ xuể, thì nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.

Trong nhà có chứa một ít đồ cổ như chén, lọ, đỉnh, đôn. Khách đến chơi, nó đem bầy ra cho xem. Lúc khác về, nó lén đến gõ các thứ ấy, mà nói: "Những cái này có khi bằng đồng mà sao nó đen xì lại như thế này!" Rồi nó chạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh.

Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai đi chặt cành cây có chạc, để chữa lại thì nó cầm búa, cầm cưa đi khắp vườn. Hết ngày, về, nó chìa hai ngón tay làm hiệu mà nói: "Cành cây có chạc đều chỉa trở lên cả, không có cành nào mọc chúc xuống đất." Cả nhà ai cũng phải phì cười.

Trước sân có vài cây liễu mới trồng. Ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giữ gìn, đến lúc nó vào ăn cơm, thì nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ.

Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng bật cười như thế cả.

Ông Nguyên Tố là một người viết chữ chân tốt mà vẽ lại giỏi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mực để vẽ, thấy A Lưu đấy, nói đùa với nó rằng: "Mày có vẽ được không?"

A Lưu đáp: "Khó gì mà không vẽ đươc." Ông bảo vẽ thì A Lư vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần, như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thấy vậy thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu vẽ cũng được như ý cả.

Tự bấy giờ, ông dùng dến A Lưu luôn không lúc nào là rời ra nữa. Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa.

--------------------------------------------------------------------------------

LỜI BÀN:

Quét nhà suốt buổi không sạch được cái buồng con, trồng cây lúc ăn cơm, nhổ cả cây đem vào, người mà ngốc như thế, thì bảo còn dụng làm được gì nữa! Tuy vậy không nhớ tên người, chỉ nhớ hình người, thấy cành mọc lên, không thấy cành chúc xuống, xem đồ vật biết phân biệt đồng hay đất, thế đủ hay A Lưu có cái trí khuynh hướng về nghề vẽ vậy. Ôi! gỗ mục vứt đi người kiếm củi vẫn nhặt, đá cuội là xấu, tợ ngọc vẫn dùng, trong trời đất thì không có vật gì là vật bỏ đi, huống chi là người ta tinh khôn hơn vạn vật, lại không được một điều gì khả thủ ư? A Lưu ngây dại, tưởng là người bỏ đi, thế mà được nổi tiếng về nghề họa, cũng nhờ ông Nguyên Tố có lượng bao dung, biết dụng nhân như dụng mộc. Xem bài này thì cha mẹ dạy con, thầy dạy học trò chẳng nên tìm rõ cái sở trường của mỗi đứa mà dẫn dụ, mà luyện tập nó mặt ấy, ngay tự lúc còn trẻ tuổi, để cho nó may có cơ thành tài được ru! Ðã đành: Thiên địa vô khí vật, thánh nhân vô khí nhân, nhưng cốt phải biết: nhân tài nhi đốc, (tùy theo cái tài mà bồi bổ khải phát cho nẩy nở ra) thì tài mới thành được. (Trích trong Cổ học tinh hoa)

Thân.TN
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 05/07/10 05:32 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách