Xin cho hỏi

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Xin cho hỏi một số vấn đề :
1. Ví dụ thi rớt thì có nên buồn không ? (cơ hội chỉ có 1 lần)(biết là có một lần nhưng chắc chắn là có nhiều người buồn).
2. Gặp việc đáng sợ, có nên sợ không ?
3. Có nên lấy vợ không ?
Xin quý đồng đạo thông cảm nếu câu hỏi khờ khạo ! :">


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Ví dụ thi rớt thì có nên buồn không ? (cơ hội chỉ có 1 lần)(biết là có một lần nhưng chắc chắn là có nhiều người buồn).
Không buồn mà trong tâm mình cũng buồn rồi, vì mình còn là phàm phu đang tu tập thì không tránh khỏi.

Nhưng đã nói là đang tu tập Phật Pháp thì không phải đến nỏi buồn hoài, rồi như người xưa đi thi làm quan, mà thi rớt thì là đi tự sát, hoặc điên cuồn.

Tôi nhớ hồi nhỏ tôi học ở Việt Nam mà điểm thấp là tôi khóc trong lớp học vì mất mặt với bạn bè quá, sấu hổ.

Còn ở Mỹ thấy mấy đứa học sinh nó có điểm thấp mà nó cũng chẳng thấy nó khóc lóc gì ráo hay buồn bả sấu hổ gì cả.

Có chết chóc gì đâu, nó vẫn sống bình thường. Đôi khi thi rớt đại học, nó không học được và có bằng cắp đại học thì nó vẫn sống vui vẻ bình thường, đâu có chết chóc vào đâu đâu! Tụi học sinh nó cũng ra đi kiếm việc làm, hoặc vào quân đội Mỹ. Có người lúc trẻ không thi đậu đại học, nên nghỉ học đi quân đội, đi làm nghề gì đó, cái sau nầy già già chút thì họ thi lại và đậu, rồi cũng vào học đại học. Hoặc có người như nhà Tỷ Phú Bill Gates, đâu có học đại học gì đâu, vậy mà ông ta vẫn có thể làm giàu, sống bình thường, có chết chóc gì đâu?

Ai cũng có phước duyên nghiệp báo riêng cả vì vậy có người làm bác sĩ tiến sĩ, giàu có, có người thì nghèo, có người không có học thức mà vẫn giàu, có người có học thức mà vẫn nghèo. Không thể nào mà nói hết được. Do vậy không phải ai cũng thi đậu vào đại học, mà cũng không phải ai ai cũng không đậu. Có người đậu có người không đậu.

Tuy rằng học pháp thế gian để mà có thể đi làm kiếm tiền nhiều để có được đời sống khá giả, nhưng nếu mình thi rớt thì có thể thi lại, mà thi nhiều lần không đậu thì đừng miễn cưỡng, tìm những việc khác làm thôi.

Bây giờ lớn lên rồi, và được Học Phật rồi nên tôi mới biết công danh sự nghiệp như trò đùa vậy, như hoa sớm nở tối tàn. Chết rồi thì tiêu tan tất cả. Có người chưa chết mà ngay hiện đời công danh sự nghiệp vẫn tiêu tan đấy chứ rồi đi tự tử. Giàu một lúc cái bị Phá sảng một lúc mất sạch, không chấp nhận nỏi đau khổ đi tự tử. Làm chức phận lớn ông nầy bạ nọ, bị người ta ganh ghét muốn trục xuống, nên cũng bị té ngã. Ôi tranh danh đoạt lợi đau khổ vô cùng! Chết rồi mới biết không một thứ gì có thể mang theo cả.

Vì thế người xưa nói: "Càng cao danh vọng càng dày giang nan"

Vì vậy cốt yếu của người học Phật không phải là công danh sự nghiệp thế gian, mà là sống đời cho lương thiện giải thoát an vui giác ngộ, lấy việc "Liễu Thoát Sanh Tử" làm mục đích của đời minh.

Học giỏi, làm lớn, giàu có làm ông nầy bà nọ, đủ chức phận rồi được cái gì? Quá ra cực khổ như thế chỉ để nuôi cái thân, thỏa cái miệng ngày ba bửa mà thôi!

2. Gặp việc đáng sợ, có nên sợ không?
Có việc đáng sợ thì nên sợ
Việc không đáng sợ thì không sợ.

Như Sanh Tử là việc đáng sợ, nên nhờ đó ta mới nổ lực tinh tấn tu hành để giải thoát.

Hay là sợ bị ở tù nên mới không phạm luật pháp như cướp của giết người.

Gặp việc chẳng đáng sợ như là người ta chê cười mình, nói sấu mình, sợ tối sợ ma v.v...

3. Có nên lấy vợ không ?
ông phải tự trả lời câu hỏi nầy chính mình chứ. Người khác đâu thể trả lời cho ông.

Nhưng nếu ông đã hỏi thì cũng có thể đem lời Phật dạy mà góp ý:

1. Phật không cấm người tại gia không được có vợ có chồng
2. Phật cũng răng, tham ái là góc của mọi khổ đau ràng buộc


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Xin cho hỏi một số vấn đề :
1. Ví dụ thi rớt thì có nên buồn không ? (cơ hội chỉ có 1 lần)(biết là có một lần nhưng chắc chắn là có nhiều người buồn).
2. Gặp việc đáng sợ, có nên sợ không ?
3. Có nên lấy vợ không ?
Xin quý đồng đạo thông cảm nếu câu hỏi khờ khạo ! :">
Không Phải Nên Hay Là Không Nên Mà Là Do Sự Tu Tập Của Mình.

Người Phàm Thì Đương Nhiên Là Còn Có Niệm Vui Buồn Vì Vui Buồn Là Phiền Não.

Việc Mình Làm Được Khi Gặp Cảnh Thuận Nghịch Là Quán Sát Mọi Sự Việc Đều Là Vô Thường.

Thấy Rõ Lý Vô Thường Thì Không Còn Bị Vui Buồn Ảnh Hưởng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Hì hì ! Cảm ơn nhá ! :D


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Vậy còn tùy duyên hóa độ ? Ví dụ như bạn bè cùng trang lứa, ngưới quen, mình độ họ (họ ko biết gì về Phật Pháp cả) có dc ko ? Nếu họ ko quan tâm thì thôi, phải ko ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Đức Phật có dạy cho chúng ta biết hành tâm Xã, nếu sự giúp đở của chúng ta không được người đáp ứng:
"Tôi cố gắng giúp đở và làm lợi ích cho người, nhưng nếu họ vẫn không hài lòng, không vui, không tin vv...vv...., thì tôi Biết Chấp Nhận, vì tôi hiểu: Đó Là Ngiệp Quả Của Họ"


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Lâm Nghĩa đã viết:Vậy còn tùy duyên hóa độ ? Ví dụ như bạn bè cùng trang lứa, ngưới quen, mình độ họ (họ ko biết gì về Phật Pháp cả) có dc ko ? Nếu họ ko quan tâm thì thôi, phải ko ?

Ông biết rành Phật Pháp chưa mà độ họ?

Dẫu cho có hiểu rành rỏ còn chẳng dám độ vì chính mình chưa thật chứng, chưa giác ngộ giải thoát rốt ráo lấy gì để độ kẻ khác, chỉ mong gieo cái nhân duyên với họ để đời kiếp sau khi mình thành Phật mới đủ khả năng để cùng họ hội ngộ mà độ thoát họ thôi!

Ông phải nên chính mình tự học Phật Pháp.
Rồi chính mình phải thực hành đúng như những gì Phật dạy mà ông đã học được trong Kinh.

Khi minh học và thực hành lấy mình thì tự nhiên không cần đi rao truyền mà người khác người ta cũng nhận được, thấy được cái đức hạnh của mình, mà người ta tự đến gần mình, học hỏi tu tập.

Ôi chao, ông chẳng biết bà Võ Tắc Thiên từng làm kệ Tán Khai Kinh như vầy sao?:

Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp
Bá Thiên Vạn Kiếp Nan Tao Ngộ
Ngã Kim Kiến Văn Đắc Thọ Trì
Nguyện Giải Như Lai Chân Thiệt Nghĩa


Cái Pháp của Phật nó vi diệu, nó thâm sâu, nó vô thượng không gì cao hơn được
Trăm ngàn muốn kiếp khó tiềm gặp được.

Há lại đi truyện bậy bạ được sao! Dễ dàng được sao!

Nếu Phật Pháp mà dễ dàng gặp được thì chúng sanh sẽ sanh cái tâm biến nhác, ỷ lại mà không Quý Kính Phật Pháp, là bởi vì dễ dàng gặp quá, thôi tôi đợi kiếp sau rồi tôi cũng sẽ gặp mà tu, hứ hẹn từ trẻ đến già mới tu, đến già rồi bệnh hoạn tu không được bao nhiêu lại hứa hẹn đời sau tôi sẽ tu, rồi hứa mây hứa cụi mãi, trầm luân đau khổ mãi, khinh miệt Phật Pháp, chẳng biết quý tiếc.

Tôi với Ông và mọi người trong diễn đàn nầy, thật là không biết đã bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp tạo cái Nhân Duyên với Tam Bảo rồi, mà đến ngày hôm nay, trong đời nầy mới có thể được thân người và được biết Phật Pháp. Một cái Nhân Duyên không nhỏ vậy!

"Ngã Kim Kiến Văn Đắc Thọ Trì" nghĩa là hôm nay con đã thấy nghe được Phật Pháp và được tiếp nhận Phật Pháp, mà hành trì.

"Nguyện giải như lai chân thật nghĩa"
xin nguyện hiểu cái nghĩa chân thật của đức Như Lai đã dạy.

Nay ông đã gặp được Phật Pháp không dễ gặp thì phải biết quý kính mà không bỏ. Nguyện học hiểu và tu tập đúng như lời của Phật dạy để giải thoát và giác ngộ.

Vì vậy có bài kệ:

Thân người khó được nay đã được
Phật pháp khó nghe nay đã nghe
Thân nầy không hướng đời nay độ
Phải đợi kiếp nào độ thân nầy?


Thân người khó được mà nay ông đã được.
Phật pháp khó nghe mà nay ông đã được nghe.
Cái thân ông ngay hiện tại không hướng một đời nầy độ thoát
Ông còn phải chờ đợi đến bao giờ nữa! hứa hẹn đến bao giờ nữa! Chần chừ đến bao giờ nữa!

Đừng nhìn kẻ khác mà lo cho họ khi ông chưa từng nhìn chính ông và lo cho chính ông!

Đã từ lịch kiếp đến nay, ông và tôi đã nhìn ra ngoài nhiều lắm rồi, mỏi mệt mê lầm lắm rồi, bị luân hồi sanh tử cũng chỉ vì nhìn ra ngoài, quét lá nhà người, mà tự chẳng nhận thấy được chính mình, quét cho sạch rác nhà mình.

Đừng nghĩ tưởng vớ vấn đâu khác, hãy lo cho chính mình.

Hãy như lời Phật dạy:
"Tự mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi"

Dùng Trí Tuệ của Phật dạy trong Kinh Phật để soi sáng Tâm Mình, dùng lửa Trí Tuệ của Phật trong Kinh để châm cho sáng cái ngọn đèn bế tắc tối tâm của chính mình.

Thế thì may ra mình mới thấy rỏ con đường mà TRỞ VỀ BẾN GIÁC, NGỘ NHẬP TRI KIẾN PHẬT của chính mình.

Cũng nhờ mình châm sáng ngọn đèn đã tắc của mình từ lịch kiếp, mà may ra người khác có thể nhìn thấy đèn mình từ xa mà họ nương đến ánh sáng đó, cùng đi chung để VỀ NHÀ!

Mong Lắm Thay! Mong Lắm Thay!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Nhưng chỉ hỏi vậy thôi, tui có dám độ ai đâu !


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Bây giờ có nhiều người học dữ lắm, học ngày học đêm, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, ngày này qua ngày kia, ko sợ cực khổ, chỉ mong sao có cái bằng, mong sao sau này mình đừng khổ, đừng thua thiệt người ta. Theo lí lẽ cuộc đời thì là đúng, còn theo đạo Phật thì sao ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Vấn đề là học cái gì? Vì mục đích gì?

Nếu theo Phật giáo thì mục đích cuối cùng của đời sống là chấm dứt khổ, không toại ý.
Như vậy thì cần phải thực hành ngày đêm: không làm việc ác, không suy nghĩ bất thiện. Hoặc đơn giản đến mức chỉ chú tâm niệm Phật. Như vậy là đủ, học ngày đêm làm gì.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Nhưng ko học thì cho là thất học, khó sống với đời thường lắm !


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Nhiều người bằng cấp tiến sĩ, thông minh trí tuệ uyện bác đầy ra cả đấy mà chưa biết đến Phật pháp thì vẫn đau khổ như thường. vì họ chưa làm chủ dc tâm mình, và còn v.v...nhiều thứ nữa.
nói tóm lại những gì mà ng thế gian cho là hạnh phúc thì khác hẳn với định nghĩa hạnh phúc trong đạo Phật.
Mục đích của ng ta là mưu cầu hạnh phúc nhưng vì ng đời đi sai đường nên cứ mãi khổ đau.
cái vô thường cho là thường
bất tịnh cho là tịnh
cái khổ lại cho là vui
còn cái niềm vui chân thật lại chưa hề biết đến.
tặng bạn mấy câu này
Pháp thì thắng mọi thí
Pháp vị thắng mọi vị
Pháp hỷ thắng mọi hỷ
Ái diệt dứt mọi khổ
(kinh Pháp Cú)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách