Ai bảo Đi Tu Là Khổ

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Hôm nay chú can đảm rời vòng tay mẹ, không biết ngày mai đời sẽ lạnh đến chừng nào. đối với lòng người đầy những gian nan hiểm ác không có mẹ chú sẽ sống ra sao ? Trên bước đường đời đầy những giông ba bão táp không có mẹ liệu chú có đứng vững được không ? Giờ phút này, không hiểu sao chú thấy cái gì trong nhà cũng dễ thương và đáng yêu làm sao! mà sao bao năm sống trong gia đình chú không cảm nhận được sự lưu luyến ấy, bây giờ trước phút chia tay lại muôn ngàn luyến tiếc. Thời gian lưu luyến không còn, chú ra phòng khách đến trước bàn thờ đốt một nén nhang cắm vào lư hương để cầu nguyện ngài Quán Thế Âm Bồ tát, gia hộ cho mọi người trong gia đình được bình an. Rồi quay lại, chú nhòa mắt trước khung ảnh gia đình (trong khung ảnh ấy mỗi người trong gia đình được phép gắn lên năm tấm ảnh mà mình thích nhất). Chú gở lấy hai tấm hình của mẹ (một tấm hình chụp khi mẹ còn là cô gái của thời đi học, tấm thứ hai là hình chụp cả gia đình vào dịp Tết năm ngoái). Từ từ bước vào phòng riêng của mình, chú cẩn trọng đặt hai lá thư từ biệt mà chú đã viết sẵn mấy hôm trước. Rồi ra đi.

May là mấy hôm trước chú đã viết trước lá thư dâng Mẹ, song cuối thư chú còn nhí nhảnh để lại bài thơ “Ra đi” cho Mẹ đọc đỡ buồn, chứ nếu như hôm nay thì không sao chú viết được.

Nhớ xưa, mồng tám tháng hai,
Vũ trụ ghi chép một Ngài ra đi.
Với tâm cao thượng khắc ghi,
Muốn được tất cả, bỏ đi hết nào.

Vượt thành vất vả gian lao,
Ba hình chung bóng khác nhau tâm hồn.
Xa Nặc thì nét bồn chồn,
Thái Tử, Người hỡi đi đâu vậy người?

Còn Ngài sung sướng mỉm cười,
Thả hồn mơ ước chân trời ngày mai.
Riêng chàng Kiền Trắc hiểu Ngài,
Ngoan ngoãn chở chủ, không hoài đi đâu.

Đến bờ Nô-Ma sông sâu,
Chia tay con nhé, về tâu Phụ Hoàng:
“Đây là búi tóc của con
Hẹn ngày đạo quả viên tròn về thăm.”

Một mình dấn bước âm thầm,
Con đường gian khó, quyết tâm đến cùng.
Từ nay cuộc sống sướng sung,
Đổi thành khổ hạnh tột cùng suy vi!

Nay con quyết chí ra đi
Noi gương Từ Phụ, sử ghi rõ ràng.
Đi vì thương chốn nhơn gian,
Khổ đau tràn ngập thương tang một màu.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

3. Bên Trong Cửa Chùa

Em bỏ lại khung trời tuổi mộng
Bước chân đi duyên kiếp tự thuở nào
Câu kinh Phật sớm hôm bầu bạn
Gối thềm khuya mơ một vì sao.
Bóng dáng thiên thần/Thích Thiện Long

Với ba lô bé tẹo trên vai, chú chẳng dám vô Chùa nhưng đứng ở cổng dán mắt vào Chánh điện, chú suy nghĩ mông lung... Nhớ lại thuở nhỏ, lần đầu tiên chú biết Chùa là thời gian ở Đà Lạt. Ông ngoại chú thường bắt chú mỗi rằm và ba mươi đều phải đi Chùa lạy sám hối cùng với mấy cậu và mấy dì. Ban đầu chú đi Chùa là vì bắt buộc và không còn cách nào khác để chọn lựa, nhưng càng về sau chú lại càng mong cho mau đến rằm và ba mươi. Ừ phải vậy mới được chứ! (ông ngoại chú mừng thầm). Nhưng đừng vội mừng nhé, bởi vì, không phải chú mong đi Chùa để lạy Phật tụng kinh đâu, mà vì sau mỗi thời khoá lạy sám hối (ở Chùa Linh Sơn) ra, là chú được mấy cậu và dì dẫn đi uống sữa đậu nành, ăn bánh đậu xanh, hoặc có bữa được dẫn đi ăn chè, ở nhà Thủy Tạ ẩn hiện trong sương và dạo chơi dưới mưa phùn quanh hồ Xuân Hương rồi mới về nhà. Đấy thế có khoái không chứ, vẻ sao chú lại không mong tới ngày sám hối cho được. Thật ra đối với chú lúc ấy cái gì là giác ngộ, cái gì là vô minh ? Ôi ! xa xôi quá ! Với tuổi thơ ấy thì được sống hồn nhiên là đã quá đủ rồi, còn phiền não và bồ đề à ? Mấy cái phiền não và bồ-đề đó là của “người lớn” và chỉ dành cho người lớn suy tư đi. Đối với chú sau khi lạy Phật và tụng kinh xong được đi ăn chè uống sữa đậu nành và đi chơi dưới sương là đã quá đủ rồi. Thuở nhỏ chú thích đi Chùa chỉ có vậy, đơn giản và hồn nhiên làm sao!


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Nhưng dù sao khi lên Chùa thì cũng phải lạy sám hối, trước khi lạy có tụng Kinh. Thật ra lúc đó chú đâu có phân biệt được Kinh hay là thần chú gì ? Mà dù phân biệt được cũng không quan trọng ! bởi vì thứ nào chú cũng không hiểu và đối với chú hiểu hay không cũng không thành vấn đề, miễn là chú ‘cuốc’ cho đủ 108 lạy, tụng cho trọn thời Kinh thì sau đó sẽ được dẫn đi ăn chè, bằng không thì hỏng có chuyện ăn đêm đó đâu, đó là điều quan trọng nhất đối với chú. Còn ai có bảo chú là ‘cuốc’ cũng được và ai bảo chú là ‘két’ cũng xong. chẳng can hệ gì !

Thả hồn về tuổi thơ, chú nhớ chi lạ gương mặt từ bi của đức Phật (Chùa Linh Sơn) xa xưa, giờ phút này gương mặt ấy lại hiện lên trong tâm chú rõ từng nét mồn một như thúc giục chú mau bước vào chánh điện để chiêm ngưỡng tượng Phật ở Chùa này có khác gì tượng Phật tuổi thơ chăng?

Theo từng bước chân sợ sệt, tim chú đập dồn hồi tưởng nụ cười bí ẩn của sư trụ trì cách đây gần hai tháng. Đúng vậy, cách đây gần hai tháng lần đầu tiên chú biết Chùa này là do tình cờ đọc được tờ nguyệt san Phật giáo thấy mô tả cảnh Chùa này thật tuyệt, ngôi Chùa ẩn mình dưới bóng cây như thể tự giấu mình giữa phố thị phồn hoa của vị trụ trì. Chú một mình lái xe đến thăm Chùa. Chú dạo một vòng quanh Chùa nhưng không biết chánh điện nằm ở đâu, bỗng thấy có một cánh cửa hé mở, chú tiến đến thò đầu vào nhìn.

Bất chợt một vị Thầy lên tiếng hỏi:
“Con tìm ai?”

Bất giác chú thưa:
“Dạ con muốn đi tu.”


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Bất giác chú thưa:

“Dạ con muốn đi tu.”

Giọng Thầy hiền hòa hỏi:

“Bao giờ con muốn vào tu?”

Lúc bấy giờ chú mới suy nghĩ và đáp:

“Bây giờ con đang còn đi học, sắp sửa thi rồi, khi nào thi xong con sẽ lên Chùa tu.”

Thầy mỉm cười huyền bí vì vẻ mặt ngơ ngác của chú và nói:

“Vậy thì khi nào lên đây con đừng mang theo áo quần gì hết chỉ mang giấy tờ tùy thân là đủ rồi. Con đã lên chánh điện lạy Phật chưa?”

Chú ôn tồn:

“Dạ chưa, con không biết chánh điện nằm ở đâu ?”

Thầy chỉ tay về phía chánh điện và nói giọng trầm trầm:

“Bên đó, con hãy qua lễ Phật đi.”

Sau khi lễ Phật xong thì có một Thầy khác trẻ hơn tợ như tình cờ ra gặp chú, nói chuyện hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình của chú, vấn đề học tập và nguyên nhân tại sao chú muốn đi tu v.v… Chú cứ y như thật mà trả lời. (Sau này vào Chùa, chú mới biết vị Thầy này chính là vị tri chúng kiêm luôn chức tri sự trong Chùa. Hôm đó Thầy ấy ra nói chuyện với chú nhưng trên thực tế là một cuộc điều tra.) Sau khi nói chuyện xong chú ra về. Lúc ấy trong tâm chú chợt có một sự ngạc nhiên và suy nghĩ lạ lùng: tại sao khi nãy mình lại bảo là muốn đi tu, trong khi trước đó mình không hề có ý định đó và nguyên nhân nào đã khiến mình buộc miệng bảo là muốn đi tu? Lạ quá nhỉ !?

...Vậy mà hôm nay chú lại đi tu thật, kể cũng lạ thật, chính chú cũng không hiểu nổi. Ừ, thật ra việc gì cũng có nhân duyên của nó. Hôm nay chú đến đây và trở thành một thành viên của ngôi Già lam này âu cũng là do hội đủ nhân duyên từ đời trước vậy!


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: CON ĐƯỜNG SIÊU THOÁT

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Trong Chùa, lúc bấy giờ có cả thảy năm người (bốn huynh đệ và Sư phụ). Ba sư huynh thì hai người đã thọ giới Tỳ kheo và một đã thọ giới Sa di, chú nhỏ nhất là người thứ tư. Nghe nói, chú còn có mấy sư huynh và sư tỷ nữa nhưng họ đã vào tu lâu lắm rồi và đã đi làm Trụ trì riêng ở những tiểu bang khác.

Ở Chùa, chú có một đời sống hoàn toàn khác thế tục. Mỗi sáng sớm chú phải thức dậy cùng với các sư huynh đi công phu vào lúc 5:00 a.m. Vào giờ này, khi ở nhà chú còn đang ngon giấc. (Lúc còn ở nhà, thông thường thì chú thức khuya và dậy trễ chứ ít khi nào chú phải thức dậy sớm vào giờ này, trừ khi còn ở Việt nam có những hôm cùng với chúng bạn trong xóm thức dậy sớm ra biển bắt dế về chơi và đi tắm biển mà thôi.) Dù ngủ sớm và thức dậy sớm như vậy, nhưng không hiểu sao trong thời gian này chú rất hay buồn ngủ, có lẽ vì tập quán thức khuya dậy trể của 20 năm sống đời thế tục vậy. Trên nguyên tắc thì 10:30 pm mới đánh kiểng đến giờ an tức.

Thế nhưng nhiều khi học xong là đôi mắt chú cứ nhắm nghiền lại chẳng chịu nghe lời chú nữa. Đã vậy, còn bị ma làm biếng tấn công thế là, chú lên giường “tọa thiền” sớm hơn thường lệ, chỉ khác hơn chút ít là lấy cái khăn choàng lên vai và kéo cái tọa cụ đến sát bên tường đặng trong lúc ngủ ngồi chú có thể dựa tường ngủ mà không bị ngã. Vì là ngủ phi thời cho nên, chỉ có cách ngủ ngồi này là an toàn mà không ai biết và không bị la thôi. Chứ lúc ấy mà “ngọa thiền” thì nguy hiểm lắm! Ân sư mà phát giác được thì phạt lạy Phật đến sói trán chứ hổng chơi. Không biết ân sư ngày xưa có biết cái màn này không? Thật ra, đây chỉ là chiêu thức cũ của các chú vô trước ‘truyền trao’ không chính thức lại cho hàng đàn em để chữa “cháy" trong những trường hợp cái thân và cái tâm không còn chịu nghe lời mình nữa mà thôi.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Ai bảo Đi Tu Là Khổ

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Mỗi ngày sau khi hoàn tất thời công phu tối 9:00 p.m, chú cùng các sư huynh có một lớp học Kinh (do ân sư dạy) tới 10:00 p.m. Ngày nào cũng đều đặn như vậy ngoại trừ chủ nhật. Ngoài ra, ân sư cũng như mấy sư huynh chẳng ai chỉ bảo gì thêm cho chú cả. Ai cũng có một thế giới tâm linh và công hạnh riêng. Mới đầu chú có cảm giác như mình bị bỏ rơi và bị lạc trên một hoang đảo nào đó, nơi ấy không có loài người nhưng cũng rất an lạc và hoàn toàn tự do.

Thông thường, những ngôi Chùa Việt ở Mỹ vào năm ngày trong tuần thì rất ít người đến Chùa. Hầu hết những sinh hoạt có tính cách đại chúng cho Phật tử đều xảy ra vào những ngày cuối tuần (còn trong tuần thì Chùa có sự sinh hoặc riêng.)

Trong thời gian đầu ở Chùa, chú chẳng có trách nhiệm gì phải làm cả ngoại trừ việc học. Ân sư bắt chú học thuộc lòng quyển Kinh nhật tụng khoảng 60-70 trang. (Lẽ dĩ nhiên trong đó có cả hai thời công phu sáng và tối.)

Chú cũng có được một gia tài nho nhỏ để làm hành trang trên bước đường giác ngộ, đó là quyển Kinh nhật tụng, quyển kinh này đã được truyền thừa không biết bao nhiêu thế hệ rồi. Nguyên thủy là của ân sư, sau đó truyền cho các đệ tử, rồi chú trước truyền thọ cho chú sau cứ vậy... cho đến khi chú phát giác ra quyển kinh nằm khiêm tốn trong một góc nhỏ của tủ sách. Mở ra ngay trang đầu tiên là một danh sách tên theo thứ tự của các “bậc tiền bối” của chú. Chú xin ân sư và được quyền làm chủ quyển Kinh cũ này. Chùa chú chẳng thiếu gì kinh sách mới tuy nhiên, chú thích quyển kinh này hơn. Vì chú nghĩ mình sở hữu quyển kinh này sẽ giúp chú học Kinh mau thuộc hơn. Bởi vì, có lực gia trì của các “bậc tiền bối”. Trong đó chú ép không biết bao nhiêu loại “lá thuộc bài” nghe ai bảo ép lá gì vào vở, học kinh mau thuộc là chú đều hái vài lá ép vào.

Có một lần nọ đọc xong quyển sách của một nhà khoa học siêu hình thấy trong đó có kể một người chỉ cần để quyển sách dưới gối hôm sau thức dậy tự nhiên sẽ thuộc lòng quyển sách ấy. Nghĩ rằng biết đâu mình cũng có khả năng siêu nhiên ấy, nếu không chắc hẳn mình đã không trở thành tu sĩ ? Tu sĩ cũng là loại người có năng lực phi thường đó chứ ? Thế là đêm hôm ấy trước khi đi ngủ chú cũng bỏ quyển kinh cũ dưới gối và làm một giấc thẳng đến sáng. Hôm sau, trước khi ra tụng công phu sáng cùng đại chúng, chú hồi hộp thử xem mình có thuộc gì không ? Với niềm hy vọng tràn trề chú bắt đầu đọc nhưng đời thật chớ trêu, khi người ta hy vọng đến cùng cực thì cũng ngay lúc ấy họ sẽ bị ném thật mạnh xuống tận cùng của vực sâu thất vọng ... nghĩa là chú chẳng thuộc thêm được chữ nào cả.

còn nữa, nghe người ta nói muốn học kinh mau thuộc thì cứ việc chép kinh lên giấy rồi đốt đi, trước khi ngũ bỏ tro ấy vào nước, rồi uống thì đọc kinh qua một lượt là thuộc ngay. Bán tín bán nghi, chân thật lại đi kèm với ngốc nghếch chú cũng cặm cuội chép bài chú lăng nghiêm vào giấy rồi đốt, xong bỏ vào nước uống rồi leo lên giường làm một giấc đến sáng và cũng như trước hy vọng để rồi thất vọng nghĩa chú chẳng thuộc thêm được chữ nào. ngược lại do vì giấc ngũ quá kỷ của đêm trước chú đã quên mất đi mấy đoạn. qua lần ngốc đấy chú tự hứa với mình sẽ chẳng bao giờ ngốc như vậy nữa !


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Ai bảo Đi Tu Là Khổ

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Suốt ngày chú cứ cặm cụi học, học rồi ôn nhưng ngặt nỗi học sau quên trước nên chú cứ mãi nhâm nhi trong mọi tư thế như người bị thần kinh vậy. Học chán thì chú lang thang ngoài vườn ngắm cảnh, nên trang nhật ký của chú ngày nào cũng có trời, trăng, hoa, cỏ kiến và cả tiếng chim.

Đôi khi gặp trang Kinh khó, học hoài không thuộc chú thả hồn mơ mộng. Có những lần chú ước ao mình có thể làm chim để tự do tung cánh bay lên bầu trời đến khắp mọi nơi. Nơi nào thích thì hạ cánh xuống rảo chơi vài hôm, chán thì bay đi nơi khác, chẳng phải lo toan tính toán như loài người. (Hì, hì, hì, có đúng vậy không, chúng ta thử nghĩ xem? Con người ta ai cũng ăn ngày ba bữa, chén đũa cũng chỉ một đôi, mỗi bữa thì chỉ ăn có vài ba chén cơm là no ứ hơi, áo mặc một bộ, đêm ngủ một giường. Vậy mà ngày thì tất bật lo toan thu tiền, đêm thì chong đèn ngồi đếm bạc và nghĩ cách làm sao để ngày hôm mai mình làm ra nhiều tiền hơn hôm qua. Kho nõng tràn đầy mà cứ mãi lo tích chứa đến nỗi ăn cũng không có thời gian ăn nữa là. Nghĩ có đáng thương cho con người không chứ!)

...Hết lang thang trong vườn, có hôm chú lại ra hồ Quán Âm ngắm sen, coi cá. Chú thích cá lắm, vì bản tánh hồn nhiên của nó, cứ tung tăng bơi lội, khi nào đói thì rỉa rỉa mấy cái rong nhâm nhi lót dạ, chẳng cần phải nấu cơm, nấu nước, tích chứa thức ăn chi cả, no rồi thì lửng lờ thả mình theo dòng nước trôi chơi, thú nhỉ! nếu chúng ta có thể được một phần hồn nhiên tự tại vô chấp trước. Có lẽ cuộc đời sẽ đẹp và bình an hơn nhiều.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Ai bảo Đi Tu Là Khổ

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

...Sau những lúc học hành mệt mõi, việc làm mà chú thích nhất là quét Chùa. khi mới vào Chùa chú tiểu nào cũng được học những bài kệ, những câu chú để “chú tâm tỉnh giác” trong mỗi việc làm. đối với cái tuổi làm điệu quét chùa ấy, lúc bấy giờ bài kệ quét Chùa làm chú say mê nhất, bởi nghe “thời thời phước huệ sanh” là chú khoái, nghĩ rằng mình siêng quét Chùa để học Kinh cho mau thuộc. Mỗi khi cầm đến chổi là chú bắt đầu nhẩm nhẩm: “Cần tảo già lam địa, thời thời phước huệ sanh, tuy vô tân khách chí, diệc hữu Thánh nhân hành.” Lúc bấy giờ chú chỉ hiểu nghĩa đại khái là: “Siêng năng quét đất Chùa, thì phước huệ được sanh, tuy không có khách đến, cũng có Thánh nhân đi”. Chứ chú nào có hiểu về lý sâu xa của việc quét rác giống như quét sạch phiền não. (phiền não đại khái nghĩa là những cái gì làm cho con người sa đọa vào cảnh giới thấp hơn, nói theo ngôn ngữ nhân gian thì những cái gì làm cho người ta đau đầu nhức óc đều gọi là phiền não.) Do đó quét Chùa cũng là một pháp trong tám vạn bốn ngàn pháp môn có thể đưa hành giả quét lá đa trở thành một vị Thánh. Vì vậy mà quét lá đa nơi sân Chùa cũng mang đầy ý nghĩa công phu tu tập đấy.

Chú nhớ lại câu chuyện Ngài Châu-lợi-bàn-đặc khi Phật còn tại thế, chỉ nhờ quét lá sân Chùa mà chứng Thánh quả nên chú thích lắm việc làm này. Chuyện ấy chú nghe ân sư kể rằng: Ngày xưa vào thời đức Phật, lúc bấy giờ có hai anh em cùng đi Tu, người anh tên là Đại Lộ Biên người em tên là Tiểu Lộ Biên.* Người anh vốn là người thông minh kiệt xuất, học một biết mười. Trong khi đó người em lại không được may mắn cho lắm, bởi vì cậu ấy thuộc loại “dốt đặc cán mai”. Do đó, chỉ có bài kệ quét Chùa 20 chữ mà Tiểu Lộ Biên học hoài không thuộc. Cuối cùng đức Phật dạy rút ngắn lại còn có hai chữ là “quét đất” thế nhưng Tiểu Lộ Biên cũng không thể thuộc nổi, khi nhớ được chữ trước thì lại quên chữ sau. Cuối cùng đề giải quyết vấn đề, đức Phật chỉ nói: con không cần học nữa nhưng khi con quét Chùa, con biết là con đang “quét” những rác bẩn trong tâm con ra vậy. Nhờ công phu ấy mà không bao lâu Tiểu Lộ Biên chứng Thánh quả trước người anh thông minh kiệt xuất của mình. bởi vậy trong Phật Pháp có một thứ vô cùng chướng đạo mà những người tự nhận mình là tri thức thường bị vướng phải đó là thế trí biện thông. Không những nó làm chướng ngại sự tiến tu của người học đạo mà còn rất ư là chướng. chướng đến độ mà nó trở thành một trong tám sự chướng ngại (bát nạn) của người tu đạo, và những người có thế trí biện thông đôi khi họ cũng có thể là người rất giỏi giáo lý, tuy nhiên vì ngôn bất cập hạnh do vậy. Những gì họ nói thường cao chín tầng mây nhưng những hành vi của họ thấp ở dưới chín tầng địa ngục.

* Lộ Biên có nghĩa là bên cạnh đường nguyên nhân khá đơn giản chỉ vì cả hai anh em đều được Mẹ sanh ra bên cạnh con đường, về sau cả hai anh em đều đi xuất gia và chứng quả A-la-hán.
còn tiếp...


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Ai bảo Đi Tu Là Khổ

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

...Một tuần trôi qua, ngoài hai thời công phu chính là sáng và tối đại chúng còn có thêm một thời sám hối vào lúc 7:00 a.m và một thời tụng “Mông Sơn” vào lúc 5:00 p.m. Ngoài ra, trước và sau bữa cơm chú còn phụ dọn chén bát và rửa cất (tuy ân sư và mấy sư huynh chẳng ai biểu làm nhưng chú tự giác thấy việc gì vừa sức mình chú đều nhúng tay vào.)

Ngày tháng im lặng trôi qua mau, khoảng một tháng sau, Chùa chú có thêm một chú tiểu mới vào tu nữa nhưng chú ấy lớn tuổi quá nên chẳng thể làm bạn với chú được, tuy nhiên chú cũng đỡ buồn hơn trước vì có người đồng hành, và chú ấy cũng thường phụ công việc chung với chú.

Tánh chú cứ thật thà, chất phác như bác nông dân, ưa gì nói nấy, không để tâm chuyện gì. Có một hôm, sau khi ăn cơm xong, lúc rửa chén bát với huynh đệ, trong lúc nói chuyện vui, chú phát ngôn: “Mấy bữa trước thì Chùa mình chỉ có bốn người tức là tứ quý, bây giờ thêm một người nữa thành ra ngũ quỷ mất rồi. E rằng sẽ có sự náo động do ngũ quỷ gây ra chứ chẳng chơi.” Buông lời bông lung đùa chơi như thế nhưng không may là ân sư nghe được (vì hương thất ân sư nằm ngay trên lầu cách nhà trù chưa đầy mười mét). Điều quan trọng hơn hết là chú không biết rằng mình đang nằm trong giai đoạn thử thách. (Nghĩa là trong thời gian này ân sư và các sư huynh âm thầm theo dõi, chú ý đến tất cả mọi hành vi, cử chỉ và lời nói của chú.) Vậy mà chú dám buông lời tuyên bố bậy bạ.

Thế là tối hôm ấy ân sư đem câu nói đó ra hỏi mọi người xem ai là chủ nhân của câu đó. Chú thật thà giơ tay lên và nhận đó là lời của mình. Ân sư dạy răn thật nhiều nhưng chú chỉ nhớ đại khái: Tương lai các con là trưởng tử của Như lai, là Thầy của trời người… chứ sao nói là ngũ quỷ? Từ nay chớ có nói bậy như vậy nữa nha. Tuy nhiên chú nghĩ, có lẽ ân sư vẫn nở nụ cười hài lòng thầm khen: “ông nhỏ này giỏi, dám làm, dám nhận, đại trượng phu phải vậy ! là người tu sĩ phải trực tâm làm gì cũng đừng hổ thẹn tâm mình, để có thể ngước mặt nhìn trời đất mà không hổ thẹn, đừng để trong lòng đen tối mà ngoài mặt giả làm trượng phu.”


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Ai bảo Đi Tu Là Khổ

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

...Một tháng sau thì Chùa có thêm hai chú tiểu vào tu nữa. Quan trọng hơn hết là cả hai chú này tuổi đều xấp xỉ bằng chú. Thế là bắt đầu có bạn rồi nhé. Cả bốn chú đều “hoàn toàn tự do” trong khuông viên chùa và trong quy luật của đời sống của người tu sĩ. Ngoại trừ học thuộc lòng quyển Kinh nhật tụng ra, bốn huynh đệ chú vẫn chưa được phân công làm công việc gì.

...Ngạc nhiên hơn hết là sự im lặng đến lạ kỳ của ân sư. Bốn huynh đệ chú vào Chùa đã hơn ba tháng rồi mà ân sư chưa bao giờ nói tới chuyện “xuống tóc”. Tóc chú dài xuống đến quá tai, mỗi khi bị nó làm phiền là chú nhờ một chú khác lấy kéo cắt cho nó cao lên quá chân mày. Kiểu này chú gọi là “kiểu tóc úp nồi” (vì khi cắt rất đơn giản chỉ cần dùng một cái nồi úp lên đầu rồi cắt dọc theo đó thế là xong). Nhưng mấy người Phật tử gọi nó là kiểu bum-bê chi đó.

Riêng về áo quần thì chú vẫn còn mặc bộ đồ đời và chỉ có một bộ duy nhất (vì hôm ra đi chú nghĩ rằng lên Chùa chẳng còn mặc ba cái thứ này nữa, nên chẳng đem theo đồ). Để có đồ thay đổi, chú xin chú Không Tánh một bộ vạt hò cũ để mặc nhưng chú ấy thì cao lêu khêu mà chú thì thuộc loại thấp lè tè, lại còn ốm tong ốm teo như cây sậy, cho nên khi mặc áo vào thì có thể khỏi mặc quần cũng được (vì áo mặc dài đến quá đầu gối). Khi bận quần vào nữa thì trông chú cứ y như là … bộ áo quần biết đi chứ chẳng thấy người đâu cả. Chú đã vậy thì ba huynh đệ còn lại cũng chẳng khá hơn là bao. Nhưng hai chú tiểu đồng tuổi với chú thì trước khi vô Chùa đã ra tiệm cạo trọc đầu sẵn rồi nên cũng đỡ phiền và đỡ mắc cỡ hơn. (Bởi vì trong Chùa ai cũng cạo đầu mà riêng mình không cạo thì thấy nó “cao bồi” làm sao ấy). Bởi vậy, vô Chùa mà không được cạo đầu thì chưa chắc đã là may mắn đâu nhé. Ngược lại, được xuống tóc mới là một diễm phúc.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
vivi
Bài viết: 38
Ngày: 15/09/07 08:30

Re: Ai bảo Đi Tu Là Khổ

Bài viết chưa xem gửi bởi vivi »

hihihi,bộ dạng chú tiểu ngộ nghĩnh quá,mà chú đó cũng biết làm điệu,lại còn biết tên kiểu tóc bum bê nữa,thầy viết tiếp đi ạ,mà nhanh nhanh thầy nhé


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Ai bảo Đi Tu Là Khổ

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

vivi đã viết:hihihi,bộ dạng chú tiểu ngộ nghĩnh quá,mà chú đó cũng biết làm điệu,lại còn biết tên kiểu tóc bum bê nữa,thầy viết tiếp đi ạ,mà nhanh nhanh thầy nhé
Ơ hay nhỉ chú tiểu mà không làm điệu thế thì làm gì :D kẹt ngôn ngữ rồi nhé.

:)) Một ngày chỉ có 24 tiếng đồng hồ à, thế mà tôi đã tiêu phí 10 tiếng cho việc ăn ngũ, ngáp, đi ra đi vào và loanh quanh cái phòng ... hết 10 tiếng đấy. cộng chúng sinh hoạt hết 7 tiếng, thời gian còn lại ngồi "ngắm màn ảnh máy tính", suy tư và "nhịp ngón tay" là hết ngày rồi. Thế mà trong suốt 24 tiếng lúc nào tôi còn bận rộn... thở nữa cơ đấy. :)) Ước gì một ngày có 48 tiếng nhỉ :roll: Không sao hôm nào rảnh sẽ gởi nguyên quyển khi có dịp, quyển này viết mấy năm trước rồi. Từ đó đến nay không viết và dịch thêm tác phẩm nào, ngay cả những bản thảo cũ cũng chẳng có thời gian để sửa, nên cứ để đó.
---
Điệu = Tiểu


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách