Bạn trốn đi đâu bây giờ?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
laitutran247
Bài viết: 1113
Ngày: 16/08/07 05:59
Giới tính: Nữ
Đến từ: vô minh
Nghề nghiệp: Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)

Bạn trốn đi đâu bây giờ?

Bài viết chưa xem gửi bởi laitutran247 »

Bạn trốn đi đâu bây giờ?

Nhiều người đến đây để xuất gia. Nhưng sau khi trở thành nhà sư, họ đối diện với chính mình và cảm thấy rằng chẳng an lạc chút nào. Thế rồi họ nghĩ đến việc hoàn tục, chạy trốn. Nhưng đi tìm an lạc ở đâu bây giờ?

Biết được cái gì tốt, cái gì xấu mới là điều quan trọng,đi nhiều nơi hay ở một chỗ cũng thế thôi. Bạn không thể tìm được an lạc trên đỉnh nuí cao vời hay trong hang động sâu thẳm. Dầu có thể tới tận nơi Đức Phật thành đạo nhưng không phải nhờ thế mà bạn có thể đến gần chân lý hơn.

Điều đương nhiên đến với bạn trước tiên là hoài nghi: Tại sao chúng ta phải tụng kinh? Tại sao chúng ta ngủ ít thế? Tại sao phải nhắm mắt lúc ngồi thiền? Những câu hỏi tương tự như vậy sẽ nảy sinh trong tâm bạn khi bạn bắt đầu hành thiền. Chúng ta phải thấy tất cả mọi nguyên nhân của đau khổ -- đó là Chân Pháp, Tứ Diệu Đế, chứ chẳng phải một phương pháp luyện tâm đặc biệt nào. Chúng ta phải quan sát cái gì đang xảy ra. Nếu quan sát sự vật chúng ta sẽ thấy chúng đều là vô thường và trống rỗng, từ đó một ít trí tuệ sẽ nảy sinh. Khi chưa thật sự hiểu thực tại, chưa thấy rõ thực tại, chúng ta chưa hết hoài nghi và sự chán nản sẽ trở lại với chúng ta nhiều lần. Đó không phải là dấu hiệu xấu. Đó là một phần của những gì mà chúng ta phải đối đầu; đó là những sở hữu của chính tâm ta, đó chính là Tâm và Trí của ta.

Đi tìm Đức Phật

Ngài Ajahn Chah thường tỏ ra dễ dãi và cảm thông với những đệ tử xuất gia Tây phương thích đến rồi đi. Theo truyền thống, một thầy tỳ khưu mới tu phải ở với vị thầy đầu tiên ít nhất năm hạ rồi mới được ra đi làm một du tăng khất sĩ. Ajahn Chah thường nhắn nhủ đệ tử phải giữ gìn giới luật trong sạch. Giới luật là phần tối thiết yếu trong việc tu trì của một nhà sư. Phải nghiêm trì giới luật, ép mình trong khuôn khổ kỷ luật của thiền viện và của tăng đoàn. Nhưng một số nhà sư Tây phương, giống như trẻ được nuông chiều, đã được Ajahn Chah cho phép ra đi trước thời hạn để đến học với những vị thầy khác. Thông thường một vị sư ra đi là chuyện đương nhiên, chẳng có gì phải luyến lưu, nhung nhớ hay gây chút xáo trộn nào trong thiền viện. Đời sống trong giáo pháp trực tiếp, đầy đủ và trọn vẹn. Mỗi lần ngồi ở đâu Ajahn Chah đều nói, "Chẳng có ai đến và chẳng có ai đi."

Sau một năm rưỡi tu tập tại chùa Wat Pah Pong, một nhà sư Mỹ xin phép đến tu học với các thầy người Thái và Miến Điện khác. Một hai năm sau, nhà sư Mỹ trở về với nhiều mẩu chuyện về cuộc hành trình của mình gồm nhiều tháng hành thiền tích cực và một số kinh nghiệm đáng ghi nhớ. Sau buổi tụng kinh lễ Phật chấm dứt, nhà sư Mỹ được đối xử bình thường như chẳng hề có chuyện ra đi. Sau buổi thảo luận Phật Pháp và hoàn tất mọi công việc thường nhật với các nhà sư và khách đến viếng thăm, Ajahn Chah hỏi nhà sư Mỹ xem thử nhà sư có tìm thấy giáo pháp gì mới lạ và hay ho không?

-- Không, mặc dù tôi đã học được nhiều điều mới trong khi hành thiền, nhưng thật ra, tất cả những điều đó đều tìm thấy ở Wat Pah Pong này. Giáo pháp luôn luôn ở ngay đây để mọi người thấy và thực hành.

Ajahn Chah cười nói:

-- A! Đúng vậy. Tôi đã từng nói với sư điều này trước khi sư đi, nhưng sư không hiểu đó thôi.

Nhà sư Mỹ sau đó đến cốc của Ajahn Sumedho, vị học trò đầu đàn người Tây phương của Ajahn Chah, và kể lại tất cả hành trình của mình, những điều hiểu biết mới và những thành quả lớn lao trong việc hành thiền. Sumedho yên lặng lắng nghe và chuẩn bị bình trà buổi chiều được pha bằng một vài loại cây rừng. Sau khi câu chuyện chấm dứt, Sumedho mỉm cười nói, "Vâng, thật kỳ diệu. Hãy để cho chúng trôi qua."

Cứ thế, những người Tây phương tiếp tục đến rồi đi, tất cả đều tự mình học những bài học này. Đôi lúc, trước khi họ lên đường, Ajahn Chah chúc họ đi thành công, nhưng thường thì nói vài câu trêu chọc họ.

Một nhà sư người Anh băn khoăn trong việc tìm kiếm một cuộc sống hoàn hảo, một vị thầy hoàn hảo, đến rồi đi, xuất gia rồi hoàn tục nhiều lần. Thấy thế, Ajahn Chah quở trách, "Nhà sư này đang tìm kiếm gì đây?" Ajahn Chah tuyên bố với toàn thể tăng chúng, "Con rùa có râu không? Quí vị nghĩ xem ông ta phải đi bao xa mới tìm thấy nó?"

Tệ hơn nữa, một vị sư Tây phương đến xin phép Ajahn Chah để đi, vì nhà sư thấy rằng việc thực tập với đời sống bó buộc của tu viện quá khó khăn, thấy quanh mình thật nhiều tệ hại, "Một số sư nói chuyện nhiều quá! Tại sao chúng tôi phải tụng kinh mới được chứ? Tôi cần nhiều thì giờ ngồi thiền một mình. Những vị sư cao hạ hơn, và ngay cả thầy nữa, chẳng chỉ vẽ gì cho người mới cả." Nhà sư nói trong nỗi thất vọng, "Ngay cả thầy cũng chẳng có vẻ gì là người giác ngộ cả. Thầy luôn luôn thay đổi. Lúc thì thật khó khăn, lúc thì như bất cần. Làm sao tôi biết thầy đã đắc đạo chưa?"

Ajahn Chah cười cởi mở khi nghe nhà sư người Anh nói thế. Vừa vui đùa, vừa chọc tức nhà sư trẻ, Ajahn Chah nói:

-- Cái hay là ở chỗ tôi không tỏ ra đã đắc đạo đối với sư. Bởi vì nếu như tôi giống khuôn mẫu người giác ngộ của sư, người giác ngộ lý tưởng phải làm những hành động như sư nghĩ thì sư vẫn dính mắc mãi vào việc tìm kiếm ông Phật ở bên ngoài. Ông Phật không ở ngoài, Phật ở ngay trong chính tâm của sư."

Nhà sư trẻ cúi đầu lạy Ajahn Chah, rồi trở về cốc để tìm ông Phật thật.

http://thuvienhoasen.org/u-mathotinhlang-02.htm


Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật.(Ấn Quang Đại Sư)
Có thể trở thành bậc đại thông gia, nhưng liễu sanh thoát tử đã trở thành vô vọng rồi!

http://www.niemphat.net/
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách