THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

60 – TÍCH LŨY

Ngài Hoàng Long nói với Ẩn Sĩ Phan Diện Chi (Phan Diện Chi tên Hưng, hiệu là Thanh Dật cư sĩ, hỏi đạo nơi Hoàng Long Nam Thiền sư)
Đạo học của Thánh hiền không phải thành được ở chỗ vội vàng, cẩu thả, mà phải ở chỗ tích lũy. Điều cốt yếu của sự tích lũy là CHUYÊN và CẦN . Bỏ hết sự ham muốn, thực hành không mệt , nhiên hậu đạo lý mở rộng , tâm lượng đầy đủ , có thể thông suốt được sự lý vi diệu trong thiên hạ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

61 – MÔ PHẠM

Ông Phan Diện Chi nghe sự trì pháp và hành đạo của ngài Hoàng Long rất nghiêm mật. Nhân đó ông hỏi ngài về sự quan yếu của pháp đạo ấy, Ngài Hoàng Long nói :
Cha nghiêm thì con kính, Qui huấn ngày nay là mô phạm ngày sau. Như người sửa đất, chỗ cao làm cho thấp xuống, chỗ trũng làm cho bằng lên. Người kia leo lên núi ngàn tầm , ta cũng leo lên bằng họ. Người kia chịu khốn cực để xuống dưới vực sâu chín tầng, Ta cũng xuống dưới ấy bằng họ. Tài khéo muốn lên cao của họ đã cùng, vọng tưởng muốn xuống thấp của họ đã hết , tự nhiên họ phải nghỉ.
Ngài Hoàng Long nói : Khí ấm áp của mùa xuân, mùa hạ đem lại sự sinh dục cho vạn vật, Sương , tuyết của mùa thu, mùa đông đem lại sự thành thục cho vạn vật . Như thế tôi không muốn nói mà được ư ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

62 – THIỀN QUAN

Trong thất ngài Hoàng Long có truyền tụng về “Tam Quan Ngữ “. Hàng tăng sĩ ít người khế hợp được cơ ấy. Có lúc có người chợt hỏi ngài, mong được ngài đáp lại. Nhưng ngài chỉ nhắm mắt ngồi nghiêm, quyết không trả lời là được hay không được. Nhân đó ông Phan Diện Chi hỏi gặng thêm. Ngài Hoàng Long nói : “Người đã qua được quan ải thì cứ vung tay mà đi. Trái lại người còn phải hỏi anh coi quan ải là đi được hay không đi được, đó là người chưa qua quan ải”

TAM QUAN NGỮ :
Ngài Hoàng Long mỗi khi có tăng sĩ đến tham thiền, ngài đều hỏi ba câu quan yếu để biết rõ sự chứng ngộ của vị ấy. Ba câu sau đây được ngài Long Khánh Nhàn trả lời :
1) Hỏi: Sinh duyên thượng tọa ở chỗ nào ?
Đáp: Sáng ăn cháo trắng, chiều thấy đói.
2) Hỏi: Tay tôi sao giống tay Phật ?
Đáp: Dưới bóng trăng gảy đàn tỳ bà.
3) Hỏi: Chân tôi sao giống chân lừa ?
Đáp: Con cò đứng trên tuyết không đồng sắc.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

63 – ĐẠT ĐẠO

Ngài Hoàng Long nói :
Đạo như núi , càng lên càng cao. Đạo như đất, càng đi càng xa. Người học đạo nếu kiến thức ty tiểu, lập chí thiển cận, thì chỉ làm, gọi là tận lực rồi thôi. Nhưng chỉ những người có chí tìm đạo mới đạt được chỗ cùng cực trong lẽ cao xa của đạo. Những người kiến thức và năng lực ty thiển kia sao sánh được với những người có chí tìm đạo.


64 – CHUYÊN NHẤT

Ngài Hoàng Long nói :
Trời đất, mặt trời, mặt trăng ngày xưa cũng như trời đất, mặt trời, mặt trăng ngày nay . Tính tình vạn vật ngày xưa cũng như tính tình vạn vật ngày nay. Trời đất, mặt trời, mặt trăng vẫn không thay đổi, và tính tình vạn vật cũng không thay đổi. Tại sao chỉ riêng có đạo là thay đổi ?
Ôi vì người học đạo, hiểu đạo chưa tới nơi ! Họ chán cũ, vui mới, bỏ đây lấy kia. Như người muốn đến nước Việt, họ không đi xuống phương Nam, lại đi lên phương Bắc ! thực là khác người vậy. Song như thế họ chỉ làm mệt tâm, khổ thân và dù rằng chí của họ càng siêng mà đạo càng xa vậy !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

65 – NHẤT Ý

Ngài Hoàng Long nói với ngài Oanh Thiệu Vũ :
Người học đạo chỉ cần hướng về một chỗ, lâu ngày không thoái chuyển , tự nhiên một ngày kia diệu đạo sẽ quay về.
Nếu người học đạo tâm còn ưa ghét, tình thả theo tà, thì tuy có chí khí như người xưa, tôi sợ rằng cứu cánh họ cũng chẳng thấy được đạo.

66 – TỰ LƯỢNG

Bảo Phong Anh hòa thượng nói :
Bậc lão túc các nơi hay đem phê phán lời nói của các bậc tiên giác và nhặt lấy các bài công án ( những lời vấn đáp, những hành động vượt cách hiển thị những cơ duyên giáo hóa của Phật, tổ. Mục đích để phán xét sự mê, ngộ và dứt bỏ sự sinh tử của học viên) để diễn giải thêm. Những việc làm ấy không khác gì bưng đất đắp thêm vào núi Thái, múc nước tưới thêm vào biển Đông. Núi kia, biển kia đâu nhờ vào việc làm đó mà cao hơn, sâu hơn.
Xem cái chí muốn làm thêm lên cho các bậc tiên giác của các vị kia, thấy rằng các vị kia không tự biết là việc làm ấy không hợp với sức mình.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

67 – TỰ TỈNH

Ngài Anh Thiệu Vũ, mỗi khi thấy những học chúng phóng túng, không sợ nhân quả, ngài thở dài nói :
Kiếp sống lao lục như khách thuyền tạm trú nơi quán trọ bến sông, ở thì tùy duyên, đi thì quên hết. thời gian của họ được bao lâu ?
Các ông không biết liêm sỉ, can phạm danh phận và làm nhơ nhuốc tôn giáo đến như thế ! Đại trượng phu chí đặt tại chỗ mở rộng đạo của Tổ, dẫn dắt hậu lai. Không nên làm những chuyện ham muốn cho riêng mình mà không kiêng tránh điều gì cả ! Vì ham muốn như thế chỉ tự vời lấy lấy họa hoạn cho mình một đời và tạo ra tai ương muôn kiếp mà thôi. Các ông nên biết rằng chịu khổ nơi địa ngục, ngã quỉ, súc sinh chưa phải là khổ. Nhưng rất tiếc, mặc chiếc áo cà sa này mà bỏ mất thân người mới thực là khổ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

68 – MẠT PHÁP

Ngài Anh Thiệu Vũ nói với ngài Hối Đường :
Phàm xưng là Thiện Tri Thức (Thiện Tri Thức là người có trí tuệ, có đạo đức, khéo dẫn dắt người khác làm các việc thiện, lợi ích) phải giúp thêm vào việc giáo hóa của Phật tổ, làm cho các hàng tăng sĩ hồi cuyển tâm tính, hướng tâm về diệu đạo, thay thói ác nghịch, đổi tục bất thiện, hẳn không phải là những người thiển căn, bạc đức có thể làm được.
Tỳ khưu thời mạt pháp không tu đạo đức, ít có tiết nghĩa, thường thường hớn hở làm những việc luồn cúi, đút lót như con cẩu vẫy đuôi xin thương, tìm cầu danh lợi ở cửa nhà quyền quí. Một mai nghiệp đầy, phúc hết, trời người chán ghét, làm nhơ nớp chính tông, làm liên lụy đến thày bạn, há không thở dài được ư ?
Ngài Hối Đường im lặng gật đầu.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

binh đã viết:68 – MẠT PHÁP

Ngài Anh Thiệu Vũ nói với ngài Hối Đường :

Phàm xưng là Thiện Tri Thức (Thiện Tri Thức là người có trí tuệ, có đạo đức, khéo dẫn dắt người khác làm các việc thiện, lợi ích) phải giúp thêm vào việc giáo hóa của Phật tổ, làm cho các hàng tăng sĩ hồi chuyển tâm tính, hướng tâm về đạo, thay đổi ác nghịch, để thành người hữu thiện.

Tỳ khưu thời mạt pháp không tu đạo đức, ít có tiết nghĩa, thường thường hớn hở làm những việc luồn cúi, đút lót như chó vẫy đuôi xin thương, tìm cầu danh lợi ở cửa nhà quyền quí. Một mai nghiệp đầy, phúc hết, trời người chán ghét, làm nhơ nhớp chánh tông, làm liên lụy đến thầy bạn, há không thở dài được ư ?

Ngài Hối Đường im lặng gật đầu.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 25/07/10 03:57 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đề nghị đạo hữu Thiện Nhân muốn đăng bài mới thì lập topic riêng, đừng đăng xen kẽ bài khác loại vào topic cũ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

69 – TÂM TÍCH

Ngài Anh Thiệu Vũ nói với ông Phan Diên Chi :
Cái học đời xưa trị tâm, cái học ngày nay trị tích (dấu vết ). Tâm với tích cách nhau như trời với đất vậy.

70 – LẬP CHÍ

Ngài Anh Thiệu Vũ nói với Chân Tịnh Văn hòa thượng (HT Bảo Phong, Chân Tịnh, Khắc Văn thiền sư . ngài họ Trịnh ở Mẫn Hương, Hiệp Phủ , nối pháp Hoàng Long Nam thiền sư, đời thứ 11 phái Nam Nhạc)
Vật mau lớn tất gẫy non, công chóng thành tất dễ hoại. Không suy tìm cái kế lâu dài, lại tạo công chóng thành, như thế đều không phải là tư chất cao xa, rộng lớn.
Trời đất đầy đủ lẽ linh diệu mà còn cứ ba năm trở lại một năm nhuận, mới thành công, mới đủ sự hóa dục, huống chi là lẽ vi diệu của đại đạo, vội vàng mà làm xong được chăng ? Cốt yếu ở chỗ chứa góp công đức dần dần mới được. Cho nên có chỗ nói “ Muốn chóng thì không thông đạt, giữ tế hạnh thì không lầm lẫn “. Vậy muốn thành đạt mỹ mãn thì phải lâu ngày và phải có kế hoạch trọn đời Thánh nhân nói “ Vững tin để giữ gìn chí khí, lanh lẹ để gia sức tực hành, trung hậu để đạt thành sự nghiệp “.Như vậy việc dù lớn cũng quyết thành.
Ngày xưa Mộ Triết thiền sư (Đại Qui, Chân Như, Mộ Triết thiền sư ở Đàm Châu, ngài họ Văn ở Lâm Xuyên, Phủ Châu . Ngài nối pháp Thúy Nham Chân thiền sư , thuộc đời thứ 11 phái Nam Nhạc) khi giữ chức thị giả, thường thường ban đêm ngài chỉ ngồi chứ không ngủ . Ngài dùng khúc gỗ tròn làm gối, hơi buồn ngủ thì gối lăn, ngài tỉnh lại, thức dậy và ngồi yên như cũ. Hoặc có người cho là ngài dụng tâm thái quá, ngài Mộ Triết nới “ Duyên phận trí tuệ của tôi rất mỏng manh, nếu tôi không khắc khổ rèn luyện chí khí, sợ bị vọng tập lôi kéo, huống chi đây chỉ là mộng ảo, không thực, đâu phải là kế trường cửu. Ngày xưa ở đất Tương Tây, tôi đã mục kích thấy sự thao lý như thế !” Do đó tùng lâm phục danh ngài và kính tụng đức ngài.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

71 – XUẤT XỬ

Chân Tịnh Văn hòa thượng tham học nơi ngài Hoàng Long lâu ngày, nhưng những năm đầu ngài không thốt ra một lời nào trước chúng nhân. Mãi sau này ngài mới nhận lời thỉnh của chùa Động Sơn.
Tiện đường qua ngả Tây Sơn, ngài ghé thăm Hương Thành, Cảnh Thuận Hòa thượng (người đất Thục, nối pháp Hoàng Long thiền sư) . òa thượng Cảnh Thuận nói đùa :

Gia Cát tích niên xưng ẩn giả
Mao lư kiên thỉnh xuất sơn lai
Tùng hoa nhược dã chiêm xuân lực
Căn tại thâm nham dã trước khai

Gia Cát năm xưa xưng ẩn sĩ
Lều tranh cố thỉnh hạ sơn rồi
Hoa thông như thấm hơi xuân lực
Căn tại hang sâu nở rạng ngời.

Ngài Chân Tịnh lễ tạ và lui.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

72 – XÉT THỰC

Ngài Chân Tịnh cử Quảng Đạo Giả (Cửu Phong, Hy Quảng thiền sư, người Tử Châu, Tây Thục, nối pháp Chân Tịnh Văn thiền sư, đời thứ 12 phái Nam Nhạc) trụ trì chùa Ngũ Phong. Chúng nhân bàn tán, cho rằng Quảng Đạo Giả là người dốt nát vụng về, không có tài ứng thế. Đến khi trụ trì, Quảng Đạo Giả sửa mình một cách tinh nghiêm, xử chúng bằng đức khoan dung, chưa bao lâu hàng trăm phế tích đều được sửa sang lại đầy đủ. Khi ấy hàng tăng sĩ vãng lai lại huyên thuyên khen ngợi. Ngài Chân Tịnh Văn nghe được nói : “ Người học đạo sao hay dễ dàng trong sự khen chê như vậy ! Tôi thường thấy trong tùng lâm có vị hay bàn trộm vị trưởng lão kia, hành đạo an chúng, vị trưởng lão nọ không xâm dụng của tường trụ, và cùng với chúng, cùng chịu cam khổ. Phàm gọi là Thiện tri thức, làm chủ một chùa, hành đạo an chúng, không xâm dụng của thường trụ, và cùng chúng chịu sự cam khổ là việc phải làm, cần phải nói làm chi! Như các sĩ phu, đại phu làm quan, vì nước an dân lại nói : tôi không nhận của hối lộ , không nhiễu dân, há là ngoài phận sự của quan chức ư ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách