Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Kính mời các bạn tham gia ghi lại kinh nghiệm tu tập và những gì mắt thấy tai nghe về sự cảm ứng nhờ hành trì giáo lý Phật.
hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Chủ đề này rất có ý nghĩa, hôm nay tôi muốn xin đưa ra một ít kinh nghiệm tu tập để quý vị xem xét thử?

Để tu tập có hiệu quả thật rất khó, Kinh sách dạy rất nhiều có thể nói là vô bờ bến, Nhưng điều chánh yếu mà Đức Phật dạy chính Tứ Diệu Đế. Trong đó đế cuối cùng tức là Bát Chánh Đạo đây là con đường mà bất cứ A La Hán, Chư Bồ Tát, Chư Vị Phật đều phải thông suốt và phải đi qua để đạt được các thánh quả. Nếu không hiểu và thực hành con đường này thị vị đó không thể nào được xem là vị sư chân chánh và khó để đạt được cứu cánh giải thoát.
Thấy nhiều nhất các bậc A La Hán đều đọc kệ lên để nói lên điều đó, ví dụ Vị A La Hán kisagotami (Kisagotami- Bà Mẹ Khổ Đau - Hòa Thượng Piyadassi)

‘Hoan hỷ thay! Ta đã dấn bước
Trải qua con đường Thánh Thiện, Bát Chánh Đạo
Thẳng tiến đến trạng thái cao siêu.
Ta đã chứng ngộ Niết Bàn, và nhìn vào
Gương sáng của Giáo Pháp thiêng liêng.
Ta, chí đến ta, vết thương đau khổ cũng được hàn gắn,
Đã đặt xuống gánh nặng, nhiệm vụ đã viên mãn hoàn thành,
Tâm ta đã hoàn toàn giải thoát,
Ta, sư cô Kisagotami, đã tuyên ngôn điều này!’

Đó chính là Con Đường Bát Chánh Đạo. Còn Đức Phật thực tập toàn mãn thập độ Ba La Mật "Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, trí tuệ, kiên định, từ tâm, xuất ly, chân thật và xả", trãi qua vô lượng số kiếp mới trở thành 1 vị Phật Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Còn theo hòa thượng tiến sĩ Dhammananda có nói thực tập ba hạnh đó: Bố Thí - Trì Giới (5 giới căn bản) - Thiền Đinh (Niệm Phật), đối với một con người bình thường.

Còn quyết định Xuất Gia, đây là chí quyết thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử (đạt Niết Bàn), ly xả gia đình, trở thành thầy tu hay sư ni, lúc đó ràng buột sẽ không còn và thực hành những Bát Chánh Đạo toàn diện và Thiện Định Minh Sát và Vắng Lặng (Niệm Phật) để đạt quả A La Hán. Tôi nghĩ đây là điều khó khăn và rất kiên trì để đối phó lại tất cả những Tập Quán Nghiệp (Tính tình hãy bản chất ta đã có và nghiệp đã gây tạo) mà ta đã gieo trước đây, như Đức Phật ngồi Thiền Định từ canh mấy đến canh mấy để loại bỏ và nhổ tận gốc rễ. Tôi nghĩ do Đức Phật đã là Bồ Tát trong nhiều kiếp rồi nên tuệ căn Ngài rất siêu phàm, thấy rõ nhất qua duyên nghiệp trong đời sống lúc nhỏ như đạt trạng thái thiền, có bản chất từ bi, hay trầm tư, gặp được 4 cảnh Sanh Lão Bệnh Tử, thử thách 6 năm hành xác trên đường tìm giác ngộ.... Vì thế xuất gia là con đường để dẫn đến Niết Bàn (duy chỉ có xuất gia và kiến thức và lối tu chân chánh)

Còn nếu chúng ta có chọn lựa sống trong cuộc đời vô thường và đau khổ này mà muốn đạt giác ngộ, Tôi dám nói chắc một điều là không thể nào đạt được giải thoát dù cho có cố hành trì Thiền Minh Sát và vắng lặng đến cách nào, phương cách tồn tại trong thời Đức Phật tại thế (Hay Niệm Phật). Bời vì chúng ta còn sự ràng buột và khó nhổ sạch gốc rễ tham ái khi không có môi trường, đây là lý do vì sau Đức Phật chỉ dạy và thu nhận tín đồ (nhưng Ngài không bao giờ có ý quản lý hay điều hành tăng đoàn khi xưa, Ngài độc lai độc giảng, chỉ là người hướng dẫn chỉ dạy con đường, Ngài không có dính dáng hay mắc xích ràng buột với bất cứ điều gì dù là đệ tử thân cận nhất A Nan Đa). Nếu ai dám chắc làm được thì người đó có thể vượt hơn Đức Phật nữa, vì 2500 thái tử Tất Đạt Đa đã từ bỏ vợ con và quyền lực, danh vọng đứa con yêu để trở thành 1 Thầy tu khuất thực (Ta nên hiểu Thân Phận Thái tử Tất Đạt Đa không có liên qua gì đến Đức Phật sau khi Ngài đạt giác ngộ, đó chỉ là một bản thể riêng biệt với Ngài và chỉ được chấp nhận khi Ngài chưa đạt giác ngộ).

Về chuyện Niệm Phật và Thiền Định không khác chi hết, vẫn một đòi hỏi là "tịch tịnh hiện tiền" - Dhammanand, hay trạng thái không lay động của các các tầng thánh như tôi có trích trong diễn đàn này, dù niệm Phật nhiều đến đâu đi nữa, chúng ta chỉ đạt được phước báu, có được Thiện duyên trong vòng luân hồi mà thôi, vì Đức Phật Di Đà không phải là người đại diện đứng ra cứu rỗi và kháng cự lại luật nhân quả (Nghiệp), Đức Phật dạy rất rõ ràng không ai có thể cứu rỗi người khác được ngoại trừ chính bản thân họ chọn lựa, đấy nói lên tự do bản thân và lệ thuộc chỉ riêng bản thân mình, Và Đức Phật dạy nghiệp chỉ có khi ta có tác ý, có tác ý sẽ có nghiệp, mà có nghiệp thì vòng luân hồi tiếp tục chuyển bánh do bàn đạp là Vô Minh và Tham Ái (chính 2 điều này chính là Nghiệp).

Câu chuyện có thật nói rất rõ ràng về việc Niệm Phật không khác chi Thiền Định.
Một người phụ nữ và chồng cùng buôn bán làm ăn nhưng thất bại cứ mãi xảy ra. Sau hai lần mưu sinh cuối cùng, lần thứ nhất họ vẫn chịu số phận là thất bại vì làm ăn lỗ lã, lần thứ hai họ quyết định mở một cửa hàng thuốc để mưu sinh nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Người chồng quyết chí lên núi tu hành, người vợ ở lại nhà tu trong sự thanh tịnh tâm thần. Hằng ngày bà niệm danh hiệu Di Đà nhất tâm không xao lãng, sau khi dùng cơm bà tắm rửa sạch sẽ và quỳ trước bàn thờ tụng câu Lục Tự. Bà niệm Phật liên tục dường như là suốt ngày từ sáng cho đến tối trong những thời gian rãnh kể cả khi làm việc. Mỗi khi con cháu đến thăm bà và kể cho bà nghe về chuyện của đời sống thường nhật nhưng bà đều từ chối, Bà không còn điều ràng buột nào hay quan tâm đến bất cứ gì ngoài cuộc sống. Sau quá trình không ngừng nghỉ và kiên định của bốn mươi mấy năm, ngày cuối cùng bỗng nhiên trên nóc nhà tỏa sáng luồng hào quang rực rỡ. Người con bên sông trông thấy cứ tưởng cháy nhà liền chạy vội cả về nhà mẹ, thì bà đã viên tịch để trở về đất Phật, thoát khỏi cảnh khổ của luân hồi và phiền não của thế gian mãi mãi.

Câu chuyện này chỉ rõ việc Niệm Phật sẽ đạt được cứu cánh khi Gốc Rễ Tham Ái đã bị nhổ sạch hoàn toàn. (Câu chuyện tôi thấy rằng Bà đã có căn duyên nhiều kiếp, đến kiếp đó là kiếp cuối và duyên đủ nên Bà đạt được quả vị)

Tôi không dám chắc mình sẽ đạt được thành quả gì vì thế tôi chỉ hướng đến một đời sống cao thượng và trong sạch, sống thì Trì Giới - Thiền Định + Niệm Phật, cố gắng lau dần những nhơ bẩn trong mình.

Có thể thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm cũng rất tốt
Từ: trạng thái thương yêu không có vị kỷ và phân biệt (Kẻ thù hay người thân)
Bi: Xót thương đến chúng sanh đau khổ, phấn đấu làm việc tốt để giảm bớt đau khổ đó.
Hỷ: Trạng thái hoan hỷ vui vẻ mọi điều với chính mình và kẻ khác. Vui khi người khác có niềm vui (Đây tôi nghĩ là đức tính rất khó và cần rất nhiều cố gắng bằng tập suy tư và pháp triển ngầm bản tính tốt)
Xả; trạng thái quân mình, tương đương trung dung trong nho giáo. Sống cuộc đời ở trung đạo, căn bằng không quá sung sướng hay khổ cực để diệt trừ đi tham lam.

:) :) :) :) :)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ngài Ấn Quang Dạy Ở Chổ Nào Là Phải Đọc Sách Cảm Ứng Thiên Hay Không?

Các Vị Tổ Tịnh Độ Trước Ngài Ấn Quang Vị Nào Dạy Đọc Sách Cảm Ứng Thên Thì DH Xin Trích Dẫn Tên Các Ngài.

KC Không Nói Là Những Điều Dạy Trong Sách Cảm Ứng Thiên Là Không Tốt Nhưng Vì DH Thì Lại Cho Sách Cảm Ứng Thiên Là Căn Bản Để Tu Điều Lành Đây Là Điểm Mà KC Phản Bác.

Bởi Vì Tại Sao Không Y Theo Kinh Luật Luật Của Phật Dạy Làm Căn Bản Mà Lại Y Theo Sách Của Ngoại Đạo.

5 Giới 10 Thiện 4 Tâm Vô Lượng Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Ưu Bà Tắc Giới, Tứ A Hàm, Rất Sâu Xa Vi Diệu Cùng Tột Nhân Thiên Sao Không Học?

Nếu Nói Sách Cảm Ứng Thiên Dạy Làm Lành Thì Sách Của Các Đạo Khác Cũng Dạy Như Vậy Có Gì Là Khác Biệt Xin DH Nói Ra.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Chào các Bạn , Chào Thầy QTM , Chào các Vị ĐHV , Chào Bạn VHBK , MHBN .
Chào bạn hahaothien . Xin phép cho tôi được chia sẻ .
Bạn Thân . tôi có xem những bài viết của bạn . Thật đúng lẻ . tôi xin gợi ý , bạn nhìn thử : Lời THẬT TẾ , CON ĐƯỜNG CỦA VỊ GIẢI THOÁT KHÔNG CÓ CÁI KHÓ . Vì điều chính yếu ĐỨC PHẬT THUYẾT là TỨ DIỆU ĐẾ ( đây là NHÂN VÀ THÂN ) , nếu KHÔNG CÓ NHÂN THỜI KHÔNG CÓ VỊ GIẢI THOÁT . Trong ĐẾ cuối cùng đó là BÁT CHÁNH ĐẠO ( đây là THÂN VÀ NHÂN ) , nó là phương tiện trọn mà A La Hán, Chư Bồ Tát, Chư Vị Phật RỎ .
Bạn có NHÂN TRỌN , có THÂN THẬT ( thật tế có bạn ) có những người KHÔNG CÓ NHÂN TRỌN , có THÂN THẬT , THỜI GIẢ ( sanh tử ) . kính.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

[ có những người KHÔNG CÓ NHÂN TRỌN , có THÂN THẬT , THỜI GIẢ ( sanh tử ) ]. Hình như hàm ý của câu này nói là không có thân làm người trọn vẹn khó mà thoát khỏi luân hồi phải không?

Tôi kiến thức còn nông cạn không dám trả lời, nhưng tôi xin đưa ra một số ý nghĩ riêng của mình và cùng suy gẫm để có thể hiểu biết thêm.
Tôi không biết trên cuộc đời này có ma hay không? nhưng mà Đức Phật dạy rất rõ ràng là cuộc đời không tồn tại Linh Hồn mà con người gồm có Danh và Sắc (Tâm và thân).
Có nghĩa khi chết đi cái thức của con người sẽ rời bỏ thể xác và đi đến một nơi thích hợp để tái sinh tiếp. Tiến trình này sẽ không bao giờ chấm dứt nếu như ta còn nghiệp và tham muốn sống.

Đối với các bậc trong hoàn vũ này rất nhiều, Thần linh, người, xúc sinh, A Tu La, Dạ Xoa, Quỷ... Đức Phật trước đời sống cuối hình như Ngài là Bồ Tát ở cõi trời, Ngài chọn luân hồi trở lại kiếp người để tìm giác ngộ hình như có hàm ý rất rõ. Theo tôi nghĩ Bậc Phạm Thiên tuy sinh vào nơi an lạc được hưởng trọn những niềm vui của dục lạc và có môi trường không thích hợp để họ đạt được thành tựu, và tâm họ chưa nhổ sạch được gốc tham ái hay gì đó nên họ vẫn còn tiếp tục luân hồi. Bởi bánh xe luân hồi sẽ tiếp tục quay khi còn có tham ái muốn (ý chưa dứt bỏ, và còn mong muốn)

Còn Bậc người là bậc mà có môi trường phụ hợp để họ có được thử thách bởi nghiệp họ tạo và phấn đấu để vượt qua, nơi họ có thể tạo thiện phước và đạt được trạng thái thanh tịnh hoàn toàn trong tâm trí. Đức Phật muốn chúng ta trao dồi tâm trí và nhổ sạch những gốc rễ nhơ bẩn cấm quá sâu trong tâm ta. Với lại loài người có trí thông minh và môi trường để hoàn thành đươc con đường Niết Bàn.

Ý nghĩa khác, những người không tròn thân trong đời sống có lẽ do nghiệp duyên từng người khác nhau, nhưng ngay lúc này đây những gì ta đang có, đang chịu, đang thụ nhận đêu rất xứng đáng với mình, không một chút mảy may sai lệch. Do thế tôi mới hiểu là biển khổ vô bờ không sao nói trọn được hết, tức chúng sanh vô minh, tôi không biết phải làm sao nữa, nhưng mà họ không gieo duyên, không tạo phước.... Nên dòng đời cứ trôi lăn theo biển khổ, kẻ đâm chém, người chốn nợ, kẻ bần hàn lê lết sinh ăn, người buôn bán la hét, người lừa gạt.... tất cả vì đời sống, do không có thiện duyên. Họ vô minh và sẽ đau khổ đến tận cùng và không biết đến đời sống nào mới có hiểu biết. Vậy thì khổ đau chính là người bạn sẽ đồng hành họ suốt trên bước đường mà họ đi. Nghĩ nhiêu thôi cũng thấy đời sống quá khổ đau rồi....

Bậc xúc sinh trở xuống, theo tôi nghĩ trí tuệ không phát triển nhiều và khả năng tu đạo cũng khó nên việc đạt Niết Bàn sẽ là rất khó...


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Ngài Ấn Quang Dạy Ở Chổ Nào Là Phải Đọc Sách Cảm Ứng Thiên Hay Không?
TRONG ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LUC PHẦN CÁC SÁCH VỞ NÊN ĐỌC HÔM HỖM MÌNH CÓ TRÍCH RA RỒI
Các Vị Tổ Tịnh Độ Trước Ngài Ấn Quang Vị Nào Dạy Đọc Sách Cảm Ứng Thên Thì DH Xin Trích Dẫn Tên Các Ngài
ẤN QUANG ĐẠI SƯ LÀ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT TÁI LAI
KC Không Nói Là Những Điều Dạy Trong Sách Cảm Ứng Thiên Là Không Tốt Nhưng Vì DH Thì Lại Cho Sách Cảm Ứng Thiên Là Căn Bản Để Tu Điều Lành Đây Là Điểm Mà KC Phản Bác.
KHÔNG NHẤT ĐỊNH Y THEO MÌNH ĐÂU BẠN TU SAO CŨNG ĐƯỢC NHƯNG BẠN PHẢI TU VIÊN MÃN TAM PHƯỚC TRONG QUÁN KINH
Bởi Vì Tại Sao Không Y Theo Kinh Luật Luật Của Phật Dạy Làm Căn Bản Mà Lại Y Theo Sách Của Ngoại Đạo. ĐÓ LÀ TỔ ẤN QUANG VÀ PHÁP SƯ TINHKHONG DẠY PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG DẠY MỖI NGÀY ĐỌC 1 BIẾN CẢM ỨNG THIÊN SÁCH THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN LÀ TRÍCH NHỮNG THIỆN PHÁP VÀ ÁC PHÁP CỦA NGƯỜI XƯA ĐẾN NAY KHI TA XEM RỒI THÌ TỰ PHẢN TỈNH COI MÌNH CÓ PHẠM HAY KHÔNG NẾU PHẠM THÌ KHÔNG VÃNG SANH ĐƯỢC ĐÂU
ĐẠO HỮU KHÔNG LẤY SÁCH NÀY ĐỌC THÌ THÔI TÔI CÓ NÓI GÌ ĐÂU TÔI CHỈ CHIA SẼ KINH NGHIỆM TU HỌC CỦA MÌNH THÔI


Bởi Vì Tại Sao Không Y Theo Kinh Luật Luật Của Phật Dạy Làm Căn Bản Mà Lại Y Theo Sách Của Ngoại Đạo. VÌ THẦY DẠY MÀ NẾU THẦY DẠY BẠN KHÔNG NGHE THÌ LÀM SAO TIẾN BỘ CHO ĐƯỢC
5 Giới 10 Thiện 4 Tâm Vô Lượng Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Ưu Bà Tắc Giới, Tứ A Hàm, Rất Sâu Xa Vi Diệu Cùng Tột Nhân Thiên Sao Không Học? DÀY QUÁ MÌNH THỌ TRÌ KHÔNG HẾT ĐÂU MÌNH CHỈ NOI THEO CHÁNH NHÂN CỦA 3 ĐỜI CHƯ PHẬT MÀ TU THÌ ĐỦ RỒI VĂN TỰ CỦA ĐỆ TỬ QUY VÀ THÁI THƯONG CẢM ỨNG THIÊN KHÔNG NHIỀU

CÁC SÁCH KHÁC CHỈ DẠY 1 ĐỜI CÒN KINH PHẬT NÓI VỀ 3 ĐỜI
MÌNH NÓI RỒI MINH TU HỌC THEO TAM PHƯỚC PHƯỚC THỨ NHẤT LÀ NỀN MÓNG.
NẾU CÓ KHI NÀO RÃNH RỖI BẠN LÊN CHÙA HOẰNG PHÁP MÀ MUA QUYỂN NÀY VỀ MÀ TU HỌC CŨNG ĐƯỢC NẾU KHÔNG THÍCH THÌ THÔI VÌ CĂN TÁNH CHÚNG SANH KHÔNG GIỐNG NHAU


MÌNH CHỈ MUỐN CHO BẠN THÀNH TỰU SỰ VÃNG SANH MÀ THÔI: BẠN ĐỌC KINH ĐỊA TẠNG KĨ RỒI MỚI THẤY ĐÁNG SỢ XIN TRIHC1 RA ĐÂY:
7/ Lúc Chết Nên Tu Phước.

Lại người trong cõi Diêm Phù Ðề đến lúc mạng chung, không luận là người lành hay kẻ dữ, con cũng đều muốn cho họ không bị đọa lạc vào chốn ác đạo.

Huống gì là người lúc sanh tiền biết tu tạo cội phước lành giúp thêm oai lực cho con.

Trong cõi Diêm Phù Ðề, những người làm lành đến lúc mạng chung cũng còn có trăm nghìn quỉ thần ác đạo hoặc biến ra hình cha mẹ, nhẫn đến hóa làm người thân quyến dắt dẫn thần hồn người chết làm cho đọa lạc vào chốn ác đạo, huống chi là những kẻ lúc sanh tiền đã sẵn tạo nghiệp ác.

Bạch đức Thế Tôn! Những kẻ nam tử nữ nhơn ở cõi Diêm Phù Ðề, lúc lâm chung thời thần thức hôn mê không biện được lẽ lành điều dữ, cho đến mắt cùng tai không còn thấy nghe gì hết.


BẠN PHẢI NIỆM ĐẾN MỨC CÔNG PHU THÀNH PHIẾN MỚI ĐƯỢC ./..,., NHƯ VẬY MỚI CÓ THỂ ĐÈ ĐƯỢC VỌNG TƯỞNG PHÂN BIỆT CHẤP TRƯỚC TRƯỚC LÚC RA ĐI
Người tu Tịnh Tông sở dĩ niệm Phật không đạt được nhất tâm, hay tối thiểu không thể “niệm Phật thành phiến” là vì thiếu một cơ sở vững chắc là Tịnh nghiệp Tam Phước. Để thực hiện viên mãn Tịnh nghiệp Tam Phước, các đồng tu Tịnh Tông phải học và hành được những gì Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh, Sa Di Luật Nghi và Đệ Tử Quy đã dạy. Hòa Thượng nhấn mạnh, không những người xuất gia phải học kỹ Sa Di Luật Nghi mà tại gia đệ tử cũng phải học Sa Di Luật Nghi vì Sa Di Luật Nghi chính là chi tiết của việc thực hiện Thập Thiện Nghiệp Đạo.




Nhận Thức Nền Giáo Dục Đạo Đức Luân Lý

Lão Pháp Sư Tịnh Không

Việt dịch : Pháp sư Minh Nhẫn

Ban biên tập: Thôn Di Đà



Bài này do Pháp Sư Ngộ Phạm đọc tại Hiệp Hội Phật Đà Giáo Dục Hồng Kông.

Âm lịch ngày mùng 4 tháng giêng năm Bính Tuất. (1- 2 - 2006)

Kính thưa các bạn đồng học, kính chào quí vị, những năm gần đây, chúng tôi đã đem chữ Ái (tình thương) gởi đi khắp trên toàn thế giới, khẳng định nhân tánh bản thiện, người người đều có Phật Tánh, hy vọng mọi người có thể tự biết thương mình, thương người, thương nhà, thương nước, thương thế giới, thương chúng sanh, tình thương là từ trong tâm của sự cảm thọ, lấy chân tâm cảm thọ làm việc nghĩa, sự cảm thọ của tâm chân thành tức là Ái. Chân Thành bao trùm thái hư. Nhân Ái rộng khắp châu sa giới, thực hiện ở tại thế gian, tức là Đệ Tử Quy. Thực hiện ở trong Phật pháp, tức là Thập Thiện Nghiệp Đạo.

Cho nên từ bi biến pháp giới, thiện ý mãn ta bà, cũng tức là Thập Thiện Nghiệp Đạo biến pháp giới, Đệ Tử Quy dạy khắp ta bà.

Ái tức là đã thực hiện Thập Thiện Nghiệp Đạo viên mãn, cũng là di sản văn minh của thế giới.

Ái tức là đã thực hiện Đệ Tử Quy viên mãn, cũng là thành toàn kinh nghiệm trí huệ của nhân loại.

Ái tức là Chân Tâm, Chân Tánh, Chân Như, Pháp Tánh.

Ái tức là Bản Tánh, Bản Thiện, Thuần Tịnh, Thuần Thiện.

Ái tức là Chân Lý, Chân Đế, Sanh Mạng, Vĩnh Hằng.

Ái tức là Thần Thánh, Thượng Đế, Chân Chủ, Thánh Linh.

Ái sanh ra vũ trụ vạn vật, và thiên địa vạn vật, tất cả đều từ Ái Tâm sinh ra và trưởng thành.

Ái là Căn Nguyên của Vạn Đức, Vạn Năng, Vạn Phước.

Tất cả Phật Thánh đã chứng đắc, tức là tự thương mình, thực hiện được Đệ Tử Quy và Thập Thiện Nghiệp.

Tất cả Phật Thánh đã giáo hóa, tức là thương chúng sanh, thực hiện được Đệ Tử Quy và Thập Thiện Nghiệp.

Tất cả sự giáo hóa của Thánh Hiền, tức là Chân Thành Ái Tâm, là nền giáo dục mô phạm sinh hoạt của Đệ Tử Quy và Thập Thiện Nghiệp Đạo.

Tam độc là Nhân, Tam Tai là Quả.

Tham dục là Nhân. Lũ lụt là Quả.

Sân Hận là Nhân. Lữa cháy là Quả.

Ngu Si là Nhân. Bảo tố là Quả.

Ngạo Mạn là Nhân. Động đất là Quả.

Cần Tu Giới Định Huệ Dập Tắt Tham Sân Si.

Tâm Bình Khí Hòa Tai Nạn Tự Dứt.

Không thể để cho tơ hào bất thiện xen vào Chân Thành Ái Tâm, thì tự nhiên không có các nạn Tam Tai. (Lũ lụt, Lữa cháy, Bảo tố)

Khi Tam Học Giới Định Tuệ tăng cao, lòng Nhân Ái hiển lộ, thì thiên hạ hòa thuận, quốc gia phú cường, thế giới hòa bình, nhân dân an lạc, phước đức tự nhiên được viên mãn, mây lành che khắp.

Đây là hiệu quả của nền giáo dục Nhân Ái Thánh Hiền viên mãn, thì chân tâm của chúng ta hiện ra.

Tôi nguyện cầu cho tất cả chư vị đồng tu pháp môn Tịnh độ, đặc biệt coi trọng nhận thức học tập Thập Thiện Nghiệp Đạo và Đệ Tử Quy, nhất định phải thực hiện được viên mãn một trăm phần trăm. Đây là căn bản tu hành của đại pháp, có thể hóa giải tất cả tai nạn, hóa giải tất cả xung đột, và đối lập mâu thuẫn!



Kính Chúc Quý Vị

Chư Ác Mạc Tác (các việc ác không làm)

Tuế Tuế Bình An (mỗi năm được bình an)

Chúng Thiện Phụng Hành (các việc thiện nên làm)

Niên Niên Như Ý (hằng năm được như ý)


http://thondida.com/PhapNgu/VIDEO1/Truy ... i_2001.wmv DÙNG IDM TẢI VỀ THÌ BIẾT TẠI SAO BẠN PHẢI ĐỌC CẢM UT VÀ ĐỆ TỬ QUY


THÂN KÍNH BẠN


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

ÔNG CÓ TRÍ TUỆ BẰNG ĐẠI SƯ ẤN QUANG VÀ HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG KO CÁC NGÀI KHUYÊN ĐỌC LÀ DỤNG Ý CỦA CÁC NGÀI TÔI CHỈ NGHE LỜI MÀ THÔI ĐÓ LÀ PHẬT DẠY PHỤNG SỰ SƯ TRƯỞNG MÀ
Dĩ nhiên là tôi không có trí tuệ như các ngài rồi. Tôi biết Tổ Ấn Quang có khuyên đệ tử của ngài nên xem "Thái Thượng cảm ứng thiên". Tôi đâu có phản đối điều đó. Nhưng tôi chỉ phản đối việc ông nói là "Chưa học Cảm Ưng Thiên thì chưa thể tu Thập Thiện, hay tu Niệm Phật mà thôi.
Còn việc hiếu thảo cha mẹ, phụng sự sư trưởng, là điều hiển nhiên. Tôi đâu có phản đối.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

binh này
tôi đâu có phản đối điều đó. Nhưng tôi chỉ phản đối việc ông nói là "Chưa học Cảm Ưng Thiên thì chưa thể tu Thập Thiện đúng vậy trong thái thượng cảm ứng thiên có nhiều câu chuyện nói về nhiều người tạo thập ác bị báo ứng đó chẳng phải là thập thiện hay sao ông thục hành cảm ứng thiên tức là tu thập thiện nghiệp. ông thực hành thập thiện tức là ông cũng tu theo cảm ứng thiên.

kinh hoa nghiêm dạy : 1 là tất cả tất cả là 1 mà


Nam Mô A Di Đà Phật
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Chào các Bạn , Chào Thầy QTM , Chào các Vị ĐHV , Chào Bạn VHBK , MHBN .
Chào bạn hahaothien . Xin phép cho tôi được chia sẻ .
Những gì bạn chia sẻ tôi rỏ , những gì tỏ rỏ , tôi đả tỏ rỏ rồi . điều đó bạn rỏ . vì nó là bạn , mong rằng bạn cùng các bạn chung đường bạn THỂ HIỆN CHÂN CHÁNH NƠI CHÍNH MÌNH . Chào bạn .


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

B-) >:D<
Hình ảnh


_()_
vacun
Bài viết: 25
Ngày: 16/05/10 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi vacun »

~x(
Ai có bài sám hối nào dễ thuộc cho mình xin


Nghe Chỉ Nghe, Đừng Suy Nghĩ
Nhìn Chỉ Nhìn, Đừng Suy Nghĩ
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »



Nam Mô A Di Đà Phật
vacun
Bài viết: 25
Ngày: 16/05/10 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: TPHCM

Re: Chia Sẽ Kinh Nghiệm Tu Tập

Bài viết chưa xem gửi bởi vacun »

nguynlinhtam đã viết:chào vacun
http://gator630.hostgator.com/~tinhtong/Data/LeSam.pdf
Xưa con đã tạo bao ác nghiệp
Đều bởi vô thỉ tham sân si
Từ nơi thân miệng ý mà sanh ra
Con nay hết thảy xin sám hối.
Nam mô cầu sám hối Bồ Tát ma ha
tát. (3 lần)
tangbong
đúng là cái này, cám ơn bạn


Nghe Chỉ Nghe, Đừng Suy Nghĩ
Nhìn Chỉ Nhìn, Đừng Suy Nghĩ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách