Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trong kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau: từ trên đỉnh núi cao thả một sợi chỉ xuống, phía dưới chân núi đặt một cây kim, thả sợi chỉ từ đỉnh núi xuống và xỏ ngay vào cây kim ở dưới chân núi, gió vừa thổi nhẹ thì sợi chỉ chẳng biết sẽ bay đến phương nào rồi! Ðừng nói là chỉ có một sợi, dù có một ngàn sợi, mười ngàn sợi, có sợi nào may mắn xỏ được ngay vào lỗ kim, sác xuất của việc này xảy ra vô cùng nhỏ bé, chuyện này rất khó xảy ra, mất thân người rồi muốn được thân người trở lại cũng khó như vậy!


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Được Thân Người Khó

Được Thân Người Mà Không Bị Các Nạn Sau Là Càng Khó:

Sanh Làm Người Mà Không Đủ Các Căn

Sanh Vào Nơi Và Thời Không Có Phật Pháp

Sanh Vào Thời Mạt Pháp Lúc Phật Pháp Đã Diệt

Sanh Trong Nơi Tà Kiến Của Ngoại Đạo

Sanh Làm Người Mà Được Nghe Danh Tam Bảo Là Rất Khó



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Kiếp này mà chưa giải thoát, không biết đến bao giờ!


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

NAY CHÚNG TA TU HÀNH NẮM CHẮC ĐƯỢC VÃNG SANH? NẮM CHẮC Ở CHỖ NÀO LÀ Ở CHỖ ĐẮP VỮNG NỀN TẢNG CHÍNH LÀ TAM PHƯỚC VÀ LỤC HÒA KÍNH


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

-Dù có TAM PHƯỚC rộng lớn bao la, vững chắc cả thế gian chẳng ai sánh bằng, nhưng Tín và Nguyện không vững chắc thì chẳng được vãng sanh.

Phải lấy Tín- Nguyện làm nền tảng mà dụng công tu hành. Miễn không phải tà hạnh thì đều được vãng sanh. Nhưng chỉ e rằng lòng Tin chưa sâu, Nguyện chưa bền, nếu mà khinh suất thì lâm chung nghiệp ái dẫn dắt, ý chí lung lai, tâm thần đảo loạn,....mà rời bỏ Tín - Nguyện vãng sanh, lại tiếp tục luân hồi sanh tử, biết ngày nào ra, nếu có duyên may cũng chỉ là làm lại từ đầu. Kẻ sống thiện cả đời còn chưa chắc chết yên ổn, huống chi kẻ làm ác, sao lại yên? Kẻ đó lúc lâm chung không biết có còn nhớ tới Phật nữa hay không mà niệm, mà niệm không chắc có được mười niệm hay không. Như vậy phải nhờ công huấn luyện tâm cho được thuần nhất: làm lành, lánh dữ, chuyên tâm niệm Phật. Làm được như vậy thì người đó biết lo cho cái hậu sự của mình và là tự hộ niệm từ lúc còn sống cho đến lúc lâm chung và vãng sanh.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Dù có TAM PHƯỚC rộng lớn bao la, vững chắc cả thế gian chẳng ai sánh bằng, nhưng Tín và Nguyện không vững chắc thì chẳng được vãng sanh.
Dù nghĩ rằng mình có Tín Nguyện vững chắc mà không thực hiện Tam phước thì thét bể cuống hộng cũng uổng công.Tại sao vậy? Nguyện này của bạn là nguyện giả, nguyện suông, không thực tế. Khi chúng ta phát nguyện hồi hướng, bạn lấy gì để hồi hướng? Nói suông, hồi hướng suông thì không được, bạn phải dùng những gì thực tế để hồi hướng. Thực tế là gì? Thực tế là tu hành chứng quả, đoạn ác tu thiện, chuyển mê thành ngộ. Ðây là công đức tu hành chân thật của mình, mình phải dùng cái này để hồi hướng.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nhĩ thời, Thế Tôn nhi thuyết tụng viết:

Nhược bất vãng tích tu phước huệ,

Ư thử chánh pháp bất năng văn,

Dĩ tằng cúng dường chư Như Lai,

Tắc năng hoan hỷ tín thử sự,

Ác kiêu giải đãi cập tà kiến,

Nan tín Như Lai vi diệu pháp,

Thí như manh nhân hằng xử ám,

Bất năng khai đạo ư tha lộ.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bèn nói kệ tụng:

- Xưa kia nếu chẳng tu phước huệ

Thì chẳng được nghe chánh pháp này

Ðã từng cúng dường các Như Lai

Mới hoan hỷ tin nổi sự này

Ác, kiêu, biếng nhác và tà kiến

Khó tin Như Lai vi diệu pháp

Như kẻ đui ở mãi trong tối

Chẳng thể chỉ đường cho kẻ khác

Duy tằng ư Phật thực chúng thiện,

Cứu thế chi hạnh phương năng tu,

Văn dĩ thọ trì cập thư tả,

Độc tụng, tán diễn, tịnh cúng dường,

Như thị nhất tâm cầu tịnh phương,

Quyết định vãng sanh Cực Lạc quốc,

Giả sử đại hỏa mãn tam thiên,

Thừa Phật oai đức tất năng siêu.

Chỉ từng nơi Phật gieo các thiện,

Thì mới tu nổi hạnh cứu đời

Nghe xong thọ trì và biên chép

Ðọc, tụng, khen, giảng và cúng dường

Nhất tâm như vậy cầu cõi tịnh

Quyết định vãng sanh cõi An Lạc.

Giả sử đại hỏa trọn tam thiên

Nương oai đức Phật vượt qua được

Như Lai thâm quảng trí huệ hải,

Duy Phật dữ Phật nãi năng tri,

Thanh Văn ức kiếp tư Phật trí,

Tận kỳ thần lực mạc năng trắc,

Như Lai công đức Phật tự tri,

Duy hữu Thế Tôn năng khai thị,

Nhân thân nan đắc, Phật nan trị,

Tín huệ văn pháp nan trung nan.

Biển Như Lai trí huệ rộng sâu

Chỉ Phật với Phật mới biết nổi

Thanh Văn ức kiếp suy Phật trí

Trọn hết thần lực chẳng lường nổi

Như Lai công đức Phật tự biết

Chỉ có Thế Tôn khai thị nổi

Thân người khó được, Phật khó gặp

Tín huệ nghe pháp khó bậc nhất

Nhược chư hữu tình đương tác Phật,

Hạnh siêu Phổ Hiền đăng bỉ ngạn,

Thị cố bác văn chư trí sĩ,

Ưng tín ngã giáo như thật ngôn,

Như thị diệu pháp hạnh thính văn,

Ưng thường niệm Phật nhi sanh hỷ,

Thọ trì quảng độ sanh tử lưu,

Phật thuyết thử nhân chân thiện hữu.

Nếu các hữu tình sẽ thành Phật,

Hạnh vượt Phổ Hiền lên bờ kia,

Vì thế, các bậc trí học nhiều

Phải tin lời ta dạy như thật.

Diệu pháp như thế may được nghe

Nên thường niệm Phật, sanh hoan hỷ

Thọ trì rộng độ dòng sanh tử

Phật bảo người ấy chân thiện hữu


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

VHBK không nói tới người có Tín Nguyện suông, chỉ là người xa rời Tín - Nguyện mà tu hành.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Tam Phước là cơ sở chân thật của tín và nguyện mà


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Xin mời DH hãy vào đây tham khảo 9 phẩm vãng sanh (gần cuối) ắt sẽ rõ.
http://www.quangduc.com/tinhdo/17kinhqu ... luong.html

Tam phước chẳng phải là cơ sở cho Tín và Nguyện. Vì có người tam phước rộng lớn mà vẫn chưa tin Cực Lạc, tam phước nông cạn mà vẫn có Tín (số này rất ít). Nhưng nếu tam phước nông cạn thì khó lòng giữ được Tín - Nguyện bền chặt do ác nghiệp lôi cuốn, số này thành công rất là hiếm, nếu không muốn nói là hy hữu.

Nay đã có Tín - Nguyện thì phải dóc lòng tu tập, tất cả công đức, phước đức làm được đều đồng quy CỰC LẠC, lỡ phạm lỗi thì phải lập tưc ăn năn sám hối cầu vãng sanh loại trừ hạt giống ác.
Tốt nhất là nên tu chánh hạnh (niệm Phật - có 4 phương cách niệm:Trì danh - dễ hành nhất, quán tượng, quán tưởng, thật tướng niệm Phật) thì tu trì và vãng sanh dễ dàng hơn rất nhiều. Tất cả các việc còn lại là trợ hạnh, miễn đừng làm ác, làm tốt thì lại rất hay, tăng phần vãng sanh.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh có tỷ dụ ‘thân người khó được’ như sau

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nay đã có Tín - Nguyện thì phải dóc lòng tu tập, tất cả công đức, phước đức làm được đều đồng quy CỰC LẠC, lỡ phạm lỗi thì phải lập tưc ăn năn sám hối cầu vãng sanh loại trừ hạt giống ác.

Công Đức là Tịnh Nghiệp, Tam Phước là phước đức
Tịnh Nghiệp Tam Phước là cơ sở chân thật


VHBK hiểu thế nào là Tín và Nguyện


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]22 khách