Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

THƯA KC Trong Kinh Điển Tiểu Thừa Không Có Nhắc Đến Nghĩa Phật Tánh Như Lai Tạng, Pháp Thân Như Vậy Nói 1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông Là Không Đúng. BẠN VÍ DỤ KINH TIỂU THỪA NÀO ĐI?
Bậc A La Hán Đã Thông Kinh A Hàm Thì Sao Lại Không Thông Kinh Pháp Hoa? THÔNG KHÔNG SÂU

Trong Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Thì Ngài Trừ Cái Chướng Là Bậc Bồ Tát Ở Bậc Thập Địa Mà Còn Phải Cầu Học Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. TÙY DUYÊN CỦA CHÚNG SANH VÌ TẤT CẢ DUYÊN CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG
Xin Hỏi DH Là Người Tu Theo Phật Giáo Nam Tông Không Niệm Phật Chỉ Tu Theo Thiền Minh Sát Có Được Vãng Sanh Không?
http://niemphat.net/Luan/phathocvandap/phvd_1.htm

Hỏi: Nếu một người không có tôn giáo tín ngưỡng gì hết, tâm địa lương thiện, xin hỏi có thể vãng sanh tây phương Cực Lạc thế giới không?

Ðáp: Tâm địa vô cùng hiền lương nhưng không tin có thế giới Tây phương Cực Lạc, không muốn đi về thế giới Cực Lạc thì không thể vãng sanh. Nếu lúc lâm chung chưa tắt thở nghe đuợc danh hiệu A Di Ðà Phật và nghe đến cõi Cực Lạc, sanh tâm hoan hỷ, phát nguyện vãng sanh thì nhất định sẽ được sanh. Học Phật một ngày cũng có thể vãng sanh. Tâm địa hiền lương là tiền vốn của người này. 21-90-24

http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
Khi tôi bắt đầu học Phật, vị thầy đầu tiên của tôi là Chương Gia đại sư, thầy dạy tôi: ‘Mật pháp là pháp tối thượng thừa trong Phật pháp’. Sau này tôi đọc kinh Hoa Nghiêm mới biết đây là cảnh giới của Ðịa Thượng Bồ Tát (3), là môn tu của Pháp Thân đại sĩ, chẳng phải của người thường! A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, Phật (Phật ở đây là Tạng Giáo Phật, Thông Giáo Phật trong tông Thiên Thai) trong thập pháp giới đều không thể học, họ vẫn chưa đến trình độ này.


Xin Hỏi DH Người Tu Giữ 5 Giới Tu Thiện Có Đồng Như Là Người Tu Phát Tâm Bồ Đề Tu 10 Ba La Mật Hay Không? KHÁC BẠN ƠI
Nếu Là Đồng Thì Tu 10 Thiện Cũng Thành Phật Chẳng Cần Phải Phát Tâm Bồ Đề Tu 10 Ba La Mật.
SAO LẠI NÓI VẬY


Nếu Là Khác Thì
1 LÀ TẤT CẢ TẤT CẢ LÀ 1
Phải Giải Giảng Làm Sao?
ví dụ:
Bất cứ một nguyện nào trong bốn mươi tám nguyện đều hàm nhiếp bốn mươi bảy nguyện kia một cách rốt ráo viên mãn, nguyện nào cũng như vậy cả.
câu trên là cảnh giới của Phật trong hội hoa nghiêm tuyên nói ra:
1. Lý vô-ngại pháp-giới
2. Sự vô-ngại pháp-giới
3. Lý sự vô-ngại pháp-giới
4. Sự-sự vô-ngại pháp-giới



Từ chỗ này chư vị cũng có thể thấu hiểu đến nghĩa thú của kinh Hoa Nghiêm. Hoa Nghiêm nói ‘một tức là hết thảy, hết thảy tức là một’, nói cho chư vị biết, bất kỳ một kinh nào cũng bao hàm hết thảy kinh, hết thảy kinh đều có thể nhập vào một kinh. Không những có thể nhập vào một bộ kinh, nói cho chư vị biết, có thể nhập vào ý của một câu. Thí dụ nói chỗ này, Phật bảo Thiên Vương ‘Thiện tai, thiện tai’. Hết thảy kinh Phật trong bốn mươi chín năm có thể nhập vào ‘Thiện tai’, Thiện Tai bao hàm hết thảy kinh, bao hàm hết thảy y cứ (căn cứ). Hai câu ‘Thiện tai, Thiện tai’ cũng có thể nhập vào hết thảy kinh, hết thảy kinh cũng có thể nhập vào hai chữ này. Pháp viên dung, tại sao? Xứng tánh. Nếu bạn có thể thấu hiểu tánh đức, tức là ‘một và nhiều chẳng hai’, lý sự viên dung, đâu có chỗ nào chướng ngại?


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

BẠN VÍ DỤ KINH TIỂU THỪA NÀO ĐI?

Bậc A La Hán Đã Thông Kinh A Hàm Thì Sao Lại Không Thông Kinh Pháp Hoa? THÔNG KHÔNG SÂU
Thông Một Kinh Là Thông Tất Cả Kinh Thì Sao Phật Lại Nói 3 Thừa Sai Biệt.

Thanh Văn Thừa, Bồ Tát Thừa, Kim Cang Thừa?


Chắc DH Còn Chưa Đọc Kinh Pháp Hoa Nên Mới Nói Như Vậy.

Dh Hãy Đọc Kinh Pháp Hoa Trước Đi.

Lúc Đức Phật Chưa Nói Kinh Pháp Hoa Thì Các Vị A La Hán Còn Không Biết Có Kinh Pháp Hoa Nói Gì Là Thông Cạn Hay Là Thông Sâu.

Trong Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Thì Ngài Trừ Cái Chướng Là Bậc Bồ Tát Ở Bậc Thập Địa Mà Còn Phải Cầu Học Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. TÙY DUYÊN CỦA CHÚNG SANH VÌ TẤT CẢ DUYÊN CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG
Ngài Trừ Cái Chướng Đại Bồ Tát là Bồ Tát Bậc Pháp Vân Địa Đâu Lại Không Thông Kinh Đại Thừa.

DH Có Đọc Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Chưa?

Ðáp: Tâm địa vô cùng hiền lương nhưng không tin có thế giới Tây phương Cực Lạc, không muốn đi về thế giới Cực Lạc thì không thể vãng sanh. Nếu lúc lâm chung chưa tắt thở nghe đuợc danh hiệu A Di Ðà Phật và nghe đến cõi Cực Lạc, sanh tâm hoan hỷ, phát nguyện vãng sanh thì nhất định sẽ được sanh. Học Phật một ngày cũng có thể vãng sanh. Tâm địa hiền lương là tiền vốn của người này.
Người Tu Theo Phật Giáo Nam Tông Tại Miến Điện, Thái Lan Họ Tu Thiền Minh Sát Cả Đời Nhưng Chưa Bao Giờ Nghe Danh Hiệu Phật A Di Đà Thì Làm Sao Mà Tin Để Mà Niệm?

Như Vậy Thì Họ Tu Thiền Minh Sát Có Được Vãng Sanh Hay Không

Người Tu Thiền Không Niệm Phật Có Được Vãng Sanh Không?

Nếu Không Được Vãng Sanh Thì Như Vậy Mỗi Pháp Tu Đều Khác?

1. Lý vô-ngại pháp-giới
2. Sự vô-ngại pháp-giới
3. Lý sự vô-ngại pháp-giới
4. Sự-sự vô-ngại pháp-giới
Theo Như Trên Thì Có 4 Bậc Vô Ngại Không Đồng.

DH Dẫn Kinh Hoa Nghiêm Vậy 4 Vô Ngại Là Gì ĐH Có Thể Giải Thích Thêm Ra?

Nếu 1 Là Tất Cả Thì Sao Lại Có Từ Sơ Địa Cho Đến Đẳng Giác Địa Bồ Tát Sai Biệt

10 Ba La Mật Cũng Sai Biệt.

Kinh Hoa Nghiêm Nói Bồ Tát Sơ Địa Viên Mãn Bố Thí Ba La Mật, Nhọ Địa Viên Mãn Bố Thí Ba La Mật, Trì Giới Ba La Mật Lần Lần Lên Đến Pháp Vân Địa Mới Viên Mãn 10 Ba La Mật



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
theo dõi đến đây thì có hứng làm thêm đủ bát cú cho vui,

các kinh đều lý sự viên dung
riêng chúng phàm phu cứ lùng bùng
nhập nhằng danh tự tâm tìm chấp
rạc rời cú nghĩa thức cậy trông
ưng vô sở trụ thường ức niệm
bất khả đắc mà vẫn dụng công
cho nên một cũng là tất cả
tất cả cùng là một pháp không

:D


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thông Một Kinh Là Thông Tất Cả Kinh Thì Sao Phật Lại Nói 3 Thừa Sai Biệt. Vì căn tánh chúng sanh có sai khác nên Phật phải nói 3 thừa sai biệt. Nếu người căn tánh như đại sư huệ năng thì khác ngài không biết chữ nhưng mà nếu có ai học kinh văn không thông thì lại hỏi ngài thì ngài đều giải thích tường tận
Chắc DH Còn Chưa Đọc Kinh Pháp Hoa Nên Mới Nói Như Vậy.Mình đọc rồi đây là kinh mà phật dạy các hàng thanh văn hướng về pháp nhất thừa và thọ kí cho các đệ tử , nói về đức như lai thành phật đã từ kiếp lâu xa về trước nói về con gái của long vưong căn tánh lanh lẹ đã thành phật.. phải không
Lúc Đức Phật Chưa Nói Kinh Pháp Hoa Thì Các Vị A La Hán Còn Không Biết Có Kinh Pháp Hoa Nói Gì Là Thông Cạn Hay Là Thông Sâu. Để thông thấu suốt tất cả kinh thì bạn cần phải kiến tánh mới được không kiến tánh thì không được đâu


Ngài Trừ Cái Chướng Đại Bồ Tát là Bồ Tát Bậc Pháp Vân Địa Đâu Lại Không Thông Kinh Đại Thừa.Mình đâu có nói ngài không thông kinh đại thừa đâu
DH Có Đọc Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Chưa? Chưa mình chỉ học 1 bộ Kinh VLT trong suốt cuộc đời này mà thôi ko cần học nhiều nếu đọc quá nhiều thì như ngài Thanh Lương nói là tăng trưởng tà kiến không phải tăng trưởng trí huệ mà là tăng trưởng tà kiến

Người Tu Theo Phật Giáo Nam Tông Tại Miến Điện, Thái Lan Họ Tu Thiền Minh Sát Cả Đời Nhưng Chưa Bao Giờ Nghe Danh Hiệu Phật A Di Đà Thì Làm Sao Mà Tin Để Mà Niệm? Không tin có thế giới cực lạc không phát nguyện thì không vãng sanh

Người Tu Thiền Không Niệm Phật Có Được Vãng Sanh Không?Bạn không đọc Kinh VLT sao mà hỏi mình câu này? Mình xin trích K VLT:

Nếu có chúng sinh, trụ pháp Ðại Thừa, đem tâm thanh tịnh, hướng Vô Lượng Thọ, cho đến mười niệm, nguyện sinh nước Ngài, nghe pháp thâm sâu, liền sinh tin hiểu, nhẫn đến đạt được, một niệm tịnh tâm, niệm Ðức Phật kia. Người ấy mệnh chung, thấy Phật Di Ðà, sinh về Cực Lạc, được bất thối chuyển, Vô Thượng Bồ Ðề.

Bất luận tu học pháp môn nào đều cần phải đạt đến tâm thanh tịnh phát nguyện vãng sanh thì A DI Đà Phật đều tiếp nhận hết bạn à

Nếu Không Được Vãng Sanh Thì Như Vậy Mỗi Pháp Tu Đều Khác?
a. Tịnh nghiệp chánh nhân của ba đời chư Phật.

Sự tu học Tịnh Tông, chúng tôi đặc biệt tuyển chọn những lời khai thị trong kinh điển của Tịnh Tông và tóm tắt thành năm khoa mục (Tam phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Ðộ, Thập nguyện) để làm nguyên tắc cho sinh hoạt, việc làm, xử sự, đãi người, tiếp vật trong suốt cuộc đời chúng ta. Chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc này thì mới xứng đáng làm đệ tử của Thế Tôn, làm học trò của đức Phật A Di Ðà. Khoa mục thứ nhất là ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’ dạy trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, vì thời gian không đủ nên tôi chẳng thể nói rõ, trong hội trường có một bộ băng cassette ghi bài giảng lúc trước [các bạn có thể nghe thêm]. Tam Phước hết sức quan trọng, trong phần cuối của đoạn kinh này đức Thế Tôn đặc biệt nhấn mạnh ba điều này là tịnh nghiệp chánh nhân của ba đời chư Phật.

Tầm vóc của câu này hết sức quan trọng, ba đời chư Phật là Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật tương lai; những người tu hành thành Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai chẳng biết bao nhiêu mà tính! Dĩ nhiên họ tu hành thành Phật chẳng phải chỉ dùng một phương pháp duy nhất vì có vô lượng pháp môn. Trong kinh Ðại thừa thường nói: ‘Pháp môn bình đẳng, chẳng có cao thấp’, pháp môn nào cũng có thể thành Phật, nhưng dựa trên căn tánh của chúng sanh mà nói thì sẽ khác nhau – có người lợi căn, có người độn căn. Có pháp môn khế cơ, có pháp môn chẳng khế cơ; khế cơ thì thích hợp cho chúng ta tu học, chẳng khế cơ nghĩa là đối với đời sống hiện tại có nhiều chỗ chẳng thuận tiện. Khế cơ thì chúng ta tu học rất thuận lợi, rất dễ dàng, nếu chẳng khế cơ thì chúng ta cảm thấy rất khó khăn, hễ cảm thấy khó khăn thì chúng ta nên bỏ và lựa chọn pháp môn nào thích hợp với mình. Việc này cũng giống như lựa chọn khoa hệ trong trường học, khoa hệ nào mà chúng ta rất thích và cũng có năng lực học theo thì dễ rồi. Nếu lựa chọn một khoa hệ chẳng hợp với ý thích của mình thì học theo sẽ rất khó khăn. Cho nên vô lượng pháp môn của Phật pháp giống như khoa hệ trong trường học, đều để cho mình tùy ý lựa chọn. Ðiều kiện của sự lựa chọn là phải thích hợp với trình độ của mình, ý thích của mình, đời sống của mình, chẳng gây trở ngại cho đời sống và công ăn việc làm của mình, không những chẳng trở ngại mà còn trợ giúp thêm thì tu học theo sẽ rất dễ dàng. Ðây là những điều kiện chúng ta cần biết rõ khi lựa chọn pháp môn.

Ðức Phật dạy ba điều trong Tam phước là tịnh nghiệp chánh nhân của hết thảy chư Phật, nói một cách khác bất luận bạn tu học theo khoa hệ nào thì ba điều này là lớp chính mình phải học; trong vô lượng pháp môn ba điều này là khóa học mọi người nhất định phải tu học, hết sức quan trọng. Giống như xây một căn nhà, chẳng kể bạn xây theo kiểu nào thì đây là nền móng, nhất định phải xây nền móng vững chắc, ổn định trước thì căn nhà này mới được hoàn hảo, chúng ta phải đặc biệt coi trọng việc này.


Nếu 1 Là Tất Cả Thì Sao Lại Có Từ Sơ Địa Cho Đến Đẳng Giác Địa Bồ Tát Sai Biệt. Đó là cảnh giới của Phật nói ra nếu bạn thành Phật sẽ thấy như vậy?
2. Làm thế nào để khế nhập cảnh giới của Phật



Các bạn đồng học:

Chào các bạn, còn hai mươi ngày nữa là bước sang năm 2000, năm ‘thiên hi’ đã đến, mọi nơi trên thế giới đều tổ chức lễ lộc đón mừng, chúng ta cũng sẽ tổ chức một buổi dạ tiệc ấm cúng và mời hết thảy chín tôn giáo ở Tân Gia Ba tham dự; không những mời họ tham gia, chúng ta còn mời họ làm chủ nhân của buổi tiệc, chúng ta chỉ đứng kế bên phụ giúp. Mọi người đều biết những năm gần đây tai nạn không ngừng xảy ra trên toàn thế giới, vả lại ngày càng nghiêm trọng, ai cũng lo lắng, không yên tâm. Người ta cho rằng tai nạn này không thể nào tránh khỏi, nhưng cũng có người cho rằng tai nạn này có thể hóa giải, thế nên có người hỏi: ‘Chúng ta phải làm thế nào để chào đón thế kỷ thứ 21?’



a. Phàm và Thánh cùng một thể -- duy tâm sở hiện, duy thức sở biến

Chúng ta tổng hợp hết thảy cách giải thích nguồn gốc đời sống trong vũ trụ của các tôn giáo và các vị thánh hiền xưa nay, trong nước và ngoài nước. Trong Phật pháp nói đến ‘tâm tánh’, y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới, đây là nói hết thảy chúng sanh trong hư không pháp giới ‘duy tâm sở hiện, duy thức sở biến’. Lịch sử của Ấn Ðộ giáo cổ kính so với Phật giáo còn lâu đời hơn nhiều, Bà La Môn giáo ở Ấn Ðộ ít nhất cũng có hơn tám ngàn năm lịch sử. Họ nói nguồn gốc của vũ trụ là ‘Phạm’ là ‘Ngã’; chữ Ngã này không phải là Tiểu Ngã mà là chữ Ngã trong ‘Thường, Lạc, Ngã, Tịnh’ của Phật giáo, đây là Chân Ngã. Phần đông các tôn giáo đều nói thế giới này là do Thượng đế sáng tạo ra, sanh mạng cũng là do Thượng Ðế tạo nên, là do Chúa tạo nên. Cũng có tôn giáo coi Thượng Ðế là Trí Huệ, Phật pháp Ðại thừa gọi là ‘Pháp Thân’, đều là nói từ bản thể, sự nhận thức này là đại thánh đại hiền. Làm sao họ biết được?

Thông qua sự tu học ‘Giới, Ðịnh, Huệ’ trong Phật pháp, [người ta có thể] khai mở trí huệ từ trong các mức thiền định thâm sâu, đây là Tam huệ của Bồ Tát. Từ đó nhận biết, khẳng định, hiểu rõ triệt để chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Phạm vi của nó bao lớn? Nhà Phật nói ‘mười pháp giới’, ‘trăm giới ngàn như’ (1), đúng là ‘dù lớn cũng không lọt ra ngoài, dẫu nhỏ nhặt đến mấy cũng không có gì chẳng thuộc vào đây’. Thánh nhân thế gian, xuất thế gian chẳng ai không hạ thủ công phu từ chỗ này. Sau đó đích thân chứng được cảnh giới ấy, khẳng định việc mà ngày nay người ta gọi là ‘tinh thần vượt quá kinh nghiệm’ đích thực tồn tại. Ðây là những gì phía trên nói đến: ‘Tâm Tánh, Phạm Ngã, Thượng Ðế, Pháp Thân, Thần’, đích thật là tồn tại vĩnh hằng; cái này là cái năng hiện, năng sanh, năng biến (chủ thể tạo nên sự hiện, sự sanh, sự biến). Thế giới của chúng ta có thể chia thành hai bộ phận, một là hiện tượng tinh thần, hai là hiện tượng vật chất, hai thứ này là sở hiện, sở sanh, sở biến (những thứ được hiện, được sanh, được biến). Sở hiện, sở sanh, sở biến thì vô lượng vô biên, nhưng năng sanh, năng biến chỉ có một thứ. Từ điểm này chúng ta có thể biết tận hư không khắp pháp giới hết thảy chúng sanh là một thể, có cùng chung một sanh mạng.

Chúng ta thường nghe những người lãnh đạo quốc gia nói chuyện với toàn thể dân chúng [bắt đầu bằng]: ‘Ðồng bào toàn quốc …’. Từ sự nhận thức của đại thánh nhân chúng ta có thể nói: ‘Ðồng bào khắp hư không pháp giới’. Phạm vi này lớn hơn nhiều và đều cùng một nguồn gốc, là một thể có cùng chung một sanh mạng. Chúng ta phải nhận biết điểm này, sau đó quay lại nhìn hết thảy chúng sanh thì sẽ thấy một số đã nhận biết rõ ràng, một số còn mê hoặc điên đảo, hoàn toàn không hiểu chi hết. Trong Phật giáo người đã nhận thức rõ ràng thì gọi là ‘Phật, Bồ Tát’; người mê hoặc và không nhận thức rõ thì gọi là ‘phàm phu’. Trong các tôn giáo khác thì gọi người đã nhận thức rõ ràng bằng ‘Thần’, ‘Tiên Tri’, ‘Thiên sứ’; gọi kẻ không nhận thức rõ ràng là ‘phàm phu’.



Nói cách khác: Tận hư không khắp pháp giới đều là duy tâm sở hiện duy thức sở biến tâm của ai thức của ai là tâm thức của chính mình nên nói tất cả là 1 đều chung 1 thể tánh năng biến là tự tánh sở biến là vạn vật tánh thể của năng biến là tịch tịnh


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Sự Vô Ngại: Thành Văn, Duyên Giác.
Lý Vô Ngại: Bồ Tát Sơ Địa trở lên.
Lý Sự Vô Ngại: Bát Địa trở lên, trên danh nghĩa thì Thất Địa Bồ Tát cũng xem như gần được.

Sự Sự Vô Ngại: Chư Phật.


sagatama
Bài viết: 22
Ngày: 07/07/10 03:48
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi sagatama »

Chào các bạn , Chào bạn VHBK,MHBN .
chào dh nguylinhtam . xin phép cho tôi được trao đổi :
_ với những gì dh đả học và đem lên diển đàn , tôi đả xem thật ra là : ẢO . LÀ : THỨC , TƯỞNG . LÀ : NHÂN , QUẢ . KHÔNG CÓ GÌ LÀ CON ĐƯỜNG .
_ không biết gì về VỊ GIẢI THOÁT thời chớ nên nói , nói sai , tự mình đả hủy lấy CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT CHO CHÍNH MÌNH .
_ HẢY NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH ? CHẾT ĐI VỀ ĐÂU ( NẾU BẠN TỰ KHÔNG GIẢI THÓAT ĐƯỢC KHI CÒN THÂN, THỜI KHI KHÔNG CÒN THÂN, THẬT TẾ BẠN VẪN TRONG CON ĐƯỜNG SANH TỬ . ( Mymamut ) .
_ HẢY HỎI LẠI NGƯỜI DẨN ĐƯỜNG : HIỂU BIẾT GÌ LÀ THẾ GIÓI ? HIỂU BIẾT GÌ LÀ THẾ GIAN ? HIỂU BIẾT GÌ VỀ VỊ GIẢI THOÁT ? HIỂU BIẾT GÌ VỀ THÂN ? HIỂU BIẾT GÌ VỀ NHÂN QUẢ ? .
_ THẬT TẾ BẠN CÓ THÂN , KHÔNG CÓ NHÂN VỚI VỊ GIẢI THOÁT. Kính .


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Chỉ nên hiểu các Kinh đều có cái nghĩa Sự và Lý là được rồi. Không nên suy nghĩ lung tung mà viết ra nhiều. Đó gọi là "vọng chồng thêm vọng".

Thật ra Lý Sự như bóng với hình không hề tách rời. Như Sắc chẳng rời Không, Không chẳng rời Sắc.

Sự là Sự Tướng/Hiện Tượng của Lý Tánh/Bản Thể.
Lý là Lý Tánh/Bản Thể của Sự Tướng/Hiện Tượng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
sagatama
Bài viết: 22
Ngày: 07/07/10 03:48
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi sagatama »

Chào các Bạn , Chào DH Thanh_Tri .

_ Chân thành cám ơn DH Thanh_Tri . Kính .


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Thánh_Tri đã viết:Chỉ nên hiểu các Kinh đều có cái nghĩa Sự và Lý là được rồi. Không nên suy nghĩ lung tung mà viết ra nhiều. Đó gọi là "vọng chồng thêm vọng".

Thật ra Lý Sự như bóng với hình không hề tách rời. Như Sắc chẳng rời Không, Không chẳng rời Sắc.

Sự là Sự Tướng/Hiện Tượng của Lý Tánh/Bản Thể.
Lý là Lý Tánh/Bản Thể của Sự Tướng/Hiện Tượng.
>> LÝ - SỰ viên dung, chẳng nên nghĩ đơn giản. Nếu là người mới học, hay chưa hiểu nhiều thì đừng nên phán đại hay gán cho một nghĩa, hay là rút ra một câu treo đó. HIỂU TỚI ĐÂU THÌ TU TỚI ĐÓ. CHƯA HIỂU ĐỪNG VỘI KẾT. DĨ NHIÊN CHỚ HAM LÝ LUẬN.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đê. tữ xin xám hối với chư Phât. 10 phương.

Sau đó xin xám hối cùng những ai đoc. lời post cũa HieuLe

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A Di Đà Phât.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma Sambuddhasa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Kinh Hoa Nghiêm dạy:
1 là tất cả tất cả là 1



Vì vậy 1 Kinh thông tất cả Kinh đều thông đây là bí quyết tu hành của Phật Pháp. Vì vậy mong mọi người trong tất cả các bộ Kinh mà Đức Phật đã dạy hãy chọn lấy 1 bộ kinh Thâm nhập một môn trường kỳ huân tu


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật...
...
1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông
Các Bậc A La Hán, Duyên Giác Nếu Không Học Kinh Đại Thừa Thì Không Thể Phát Tâm Bồ Đề Đều Không Thể Tu Đại Thừa.
Tất cả pháp môn (tiểu + đại) TỰ NÓ BÌNH ĐẲNG, nhưng vì ứng với căn cơ chúng sanh cho nên "tự nó bình đẳng" lại chia thành không bình đẳng...
Kimcang đã nói rõ ngay từ ban đầu rồi .... chỗ quan trọng không phải là pháp ... mà là chỗ có PHÁT TÂM BỒ ĐỀ không ???

Nếu đã phát Tâm rồi thì các pháp tu đều hướng về Bồ Đề cả, tuy các pháp Nhị Thừa không hiển bày cái "Bồ Đề Tâm" nhưng người tu khéo hiểu + khéo tu thì pháp Nhị Thừa cũng vào biển Đại Thừa...(Chỗ này hơi khó, vì đã tu pháp Nhị Thừa thì mấy ai phát Bồ Đề Tâm?)

Thử xem nước Cực Lạc kia cũng có Thanh Văn, Duyên Giác vãng sanh... họ cũng đã tu pháp Nhị Thừa, nhưng sau đó lại phát tâm Đại Thừa thì liền ứng với nguyện của Phật mà vãng sanh. Nếu họ không phát Tâm Đại Thừa thì dù có nguyện vãng sanh vẫn không thể vãng sanh.

Còn người tu pháp Đại Thừa mà không phát tâm Bồ Đề, thì chẳng có chỗ quy hướng, chỗ sở tu trở thành Ma Nghiệp.

Cho nên chỗ "1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông" là xem người đó có phát Tâm Bồ Đề không? chứ chẳng phải luận trên pháp.

Lại nói chỗ THÔNG ở trên là thông tới đâu mới được? có phải thông trên chữ nghĩa, trên kiến giải của mình không? hay là đã Minh Tâm Kiến Tánh, hay Lý Nhất Tâm Bất Loạn. Dù cho là Minh Tâm Kiến Tánh, hay đạt được Lý Nhất Tâm, thì thông cũng có hạn chứ chẳng phải thông hoàn toàn...

Ví như nói Tổ Huệ Năng ...trả lời kinh Pháp Hoa cho Pháp Đạt, có phải tổ đã thông hoàn toàn viên mãn kinh Pháp Hoa hay vẫn thông có giới hạn ...???
Kinh Pháp Hoa nói chư Bồ Tát còn phải thọ trì đọc tụng kinh và lưu bố này thì phải biết kinh này "Diệu" đến mức nào??? lại nói "Khai trí huệ là Lăng Nghiêm", "thành Phật là Pháp Hoa" .... vậy kinh Pháp Hoa là kinh để thành Phật, liệu hành giả thông tới đâu để thành Phật???

Nếu nói "1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông"...nhưng lại không hiểu và nêu được Bồ Đề Tâm coi như kinh Tiểu Thừa là Tiểu Thừa, Đại Thừa là Đại Thừa, chẳng vào Phật thừa được.

dct thấy có người post ... "lý, sự, lý sự, sự sự vô ngại" tương ứng với, Thanh Văn, Duyên Giác...v.v.... trớt quớt hết trơn, không trúng một chữ nào hết ....
Muốn hiểu lý, sự, lý sự, sự sự vô ngại là thế nào thì phải xem những ý nghĩa của nó rồi mới ghép những địa vị tương ưng,...muốn ghép là ghép sao???

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách