Phật Giáo Trong Đời Sống

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Phật Giáo Trong Đời Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Tôi từng đọc (nghe) qua rất nhiều kinh điển và luận của Nguyên Thủy. Đây là giáo lý được sử dụng ngay thời Đức Phật tại thế. Khi Ngài còn tại thế Ngài thuyết giảng những chân lý dựa vào mỗi hoàn cảnh khác nhau của con người mà Ngài thuyết giảng để họ có thể thông suốt chân lý và Thiền Định để đạt được các Thánh quả: Tư Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm (Quả vị bất lai: không còn tái sinh trở lại cõi dục giới này nữa), A La Hán. Vào thời Đức Phật có rất nhiều người đạt được bậc A La Hán, do được Đức Phật thuyết giảng giáo Pháp (theo tôi nghĩ họ là những vị có duyên rất tốt nên được tái sinh vào ngay thời kỳ Đức Phật tại thế). Có ba cá nhân đạt được Niết Bàn theo như Phật Giáo:

Thinh Văn: sinh ngay thời Đức Phật và được sự hướng dẫn của Đức Phật để đạt giác ngộ quả A La Hán

Bích Chi Phật (Độc Giác Phật):
vị này tự tu tập và chứng đắc Niết Bàn khi không có Đức Phật tại thế để hướng dẫn.

Bồ Tát:
là vị tu tập tập một trong 2 bậc trên, nhưng vì lòng thương đối với chúng sanh, nên tiếp tục đi trong vòng luân hồi để độ hết thảy chúng sanh. Vị này sẽ đi tìm chân lý giống Đức Phật và cuối cùng đạt được bậc Chánh Đẳng, Chánh Giác như Đức Phật, liễu ngộ tất cả chân lý.

Đến khi Đức Phật nhập diệt, tất cả giáo lý của Ngài giảng dạy được các bậc A La Hán tập kết và truyền miệng lại cho nhau đến thế kỉ thứ 3 trước công nguyên (thời hoàng đế A Dục) cho đến giữ thế kỷ thứ nhất [khoảng hơn 400 sau, lúc này mới xuất hiện 2 chữ Đại Thừa và Tiểu Thửa. Trước thời gian đó và ngay thời Đức Phật chữ “ Tiểu Thừa và Đại Thừa” chưa bao giờ xuất hiện và cũng không có bất cứ quan niệm nào về phân chia trong Phật Giáo. Chỉ duy một ý nghĩ là những lời Đức Phật dạy và tu theo đường lối của Ngài để đạt giải thoát (Quả A La Hán).

Kinh Tạng được tập kết được chia ra thành 3 loại: Kinh, Luật và Luận
http://phatgiaoquoctebariavungtau.com/b ... tp-05a.htm

Ngày xưa Đức Phật chỉ cần giảng một thời pháp mà một số người đã thông hiểu được thực tánh của cuộc sống, Vô Thường, Đau Khổ và Vô Ngã rồi. Tôi nghĩ chúng ta không cần phải đọc hết tất cả kinh điển thì mới có thể đạt được giải thoát. Cái quan trọng là chúng ta nên thông suốt 3 đặc tính và nhổ sạch gốc tham ái là điều tối trọng yếu nhất. Chứ không phải những kiến thức quá nhiều. Đối với kiến thức thế gian Đức Phật cho rằng, những con người dùng tài năng, thời gian và sức lực để tìm được danh lợi mà không diệt trừ tham, sân, si, theo Đức Phật họ chỉ là những người cuồng si mà thôi.

Tôi từng tiếp xúc và gặp gỡ nhiều vị sư từ nhiều nơi ở thành thị, cũng như nông thôn, cho tới núi cao.... Một số tôi thấy và được nghe rất nhiều, họ tu tập theo chơn lý (Tổ Sư Minh Đăng Quang), Giáo lý của Tổ Sư Minh Đăng Quang tôi đọc cũng được vài chương, ý nghĩa rất rõ tương tự trong kinh Phật nguyên thủy của Đức Phật. Theo tôi hiểu Tổ Sư Minh Đăng Quang học từ giáo lý nguyên thủy và luận trên kiến thức để đúc kết thành quyển sách Chơn Lý, và được lưu truyền rất nhiều trong chùa. Phần nhiều về đời sống xuất gia thiên về việc cúng kiến, lễ lạy và tổ chức các cuộc lễ, tôi hiểu rắng thời Đức Phật tại thế, hình như những nghi lễ không bao giờ xuất hiện, và việc cúng kiến cũng không hình thành, chùa miếu cũng không hề có. Duy chỉ có một nghi lễ mà được thực thi đó chính là một chúng sanh muốn quy y thì phải hành lễ trước vị tùy kheo và đọc một bài kệ.

Tôi thiết nghĩ không hiểu tại sao Đức Phật ngày xưa lại không tổ chức những nghi lễ và xây nơi cư trú cho riêng Ngài? (Quan điểm này trái ngược hoàn toàn với những Bậc Đạo Sư thời đó) Mà Ngài chỉ chọn riêng một con đường khuất thực và đi bộ xuyên suốt xứ Ấn Độ để hoằng dương Phật Pháp. Và điều mà Đức Phật muốn thực sự là gì đối với nhân thế này? Trong suy nghĩ riêng của tôi điều di nhất mà Đức Phật muốn sau khi giác ngộ là giảng dạy lại những gì đã chứng ngộ để giúp chúng sanh đi theo con đường đó mà thoát khổ. Cái Ngài quan tâm và chú trọng suốt cuộc đời chính là thanh lọc tâm trí để đạt được Niết Bàn, Ngài không mong những người đệ tử của Ngài phải tinh thông cả Tam Tạng Kinh Điển, mà chỉ cần một số thời Pháp do Ngài giảng và kiên định hành trì Thiền và sống con đường Trung Đạo (Bát Chánh Đạo) [Trong quan điểm này tôi thấy rằng với chúng ta muốn tu tập, nên hiểu về Bát Chánh Đạo và kiên định hành thiền và niệm phật, nhưng cái quan trọng là thanh lọc tâm trí, tức sống một đời sống trong sạch và cao thượng). Vậy mà rất nhiều người thời đó đã đạt được bậc A La Hán và thoát khỏi luân hồi và cõi dục giới.

Thời mạt Pháp này là thời kỳ đã suy tàn Chánh Pháp. Nếu nhìn kỹ một số lối tu Thiền Tông hay Tịnh Độ, nhưng mà tất cả điều đi theo một con đường riêng khác xa với Đức Phật, có nơi cư trú, Phật tử cúng chùa cả chục ngàn đô, xây dựng bảo tháp, kiến thiết chùa, mở những lễ hội dâng y, cúng hội (2 ngày 1 tháng)... Nhìn thấy các vị sư tất bật chạy đôn đáo, lo thiết kế quang cảnh, lao chùi và gìn giữ tịnh thất (thì chính trong đây đã phát khởi nên ý Ái và Thủ rồi), nội dung diễn văn để đọc, thiên về hình thức vậy thì mặt tâm linh bị dao động và còn lo việc thế thì Luân Hồi sẽ còn quay mãi. Tôi nhìn thấy cảnh một vị sư cười đùa và đọc bài diễn văn hùng hồ trên khác đài, tôi không thể hình dung được trạng thái của một bậc chân tu tịch tịnh được, tất cả các lối tu ấy tôi nhìn thấy để giải thoát quả thật là một điều rất khó, còn có khi gây thêm nghiệp nặng nữa.... Theo tôi hiểu để thoát khỏi vòng luân hồi, thì tham ái phải dẹp sạch, chúng ta không còn bất cứ một điều gì gọi là muốn (ý muốn, tác ý > nghiệp, nghiệp đưa đến luân hồi để vay trả) hay trạng thái lo toan, hôn trầm, lo lắng, buồn phiền, ganh ghét... Vì như thế ta sẽ không thể khống chế được tư tưởng, tạo nên hành vi sinh ra nghiệp từ Ý. Tôi mới hiểu tại sao ngày xưa Đức Phật dạy hành Thiền Minh Sát để làm gì?

Với Kiến thức Đức Phật giảng nói rất rõ, tức là chúng ta phải thực sự thoát khỏi Vô Minh, đây là điều hết sức quan trọng, nghĩa là phải nhìn rõ được thực tướng đời sống, Nghiệp (nhân quả) là như thế nào? (thông suốt Tứ Diệu Đế) Không phải chỉ mơ hồ, rồi quên lãng đi. Sau khi đã có kiến thức, chúng ta phải dừng lại mà thực hành, chứ không phải tích tụ kiến thức và trở nên một người thầy tranh luận của giáo lý. Ví như chiếc bè, chúng ta dùng để qua sông tham ái, tức là dùng kiến thức để vận dụng, trao dồi tâm trí thanh tịnh và từ bi. Chứ không phải mang chiếc bè trên đầu, rồi đi vòng vòng, vì điều đó chỉ phí thời gian, và năm tháng thì cứ ngắn dần mà thôi. Như Đức Phật có ví kẻ bị cung bắn, anh ta không chịu cho người khác rút mũi tên ra, cho đến khi tìm được người bắn, và biết mũi tên làm từ đâu thì anh ấy đã chết rồi. Ví như vậy chúng ta cứ để năm tháng hao mòn, và nghiệp càng dày thì lúc đó đời sống khổ đau đang chờ chúng ta đến để thụ hưởng (hay tái sinh làm xúc sinh, địa ngục...), Đời sống đạo lý nhắc nhở ta rằng kim đồng hồ không bao giờ ngừng quay cho dù nó có hư đi nữa, có nghĩa là thời gian chúng ta đang đếm ngược dần.

Giáo lý quả thật rất nhiều nhưng hình như chúng ta không cần phải tìm đọc cho hết mà cần phải hiểu rõ nghĩa lý của nó rồi ứng dụng ngay. Tôi thấy một số tác phẩm chúng ta nên đọc để có thể hiểu.

- Kinh A Hàm, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Tiểu Bộ, Tăng Chi Bộ Kinh....
- Con Đường Xưa – Hòa thượng Piyadassi (Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo)
- Giáo Dục Trong Gia Đình (Giành cho các bậc cha mẹ)
- Đức Phật Tối Thượng – Con người chưa từng thấy
- Thiền Tập Trong Phật Giáo
- Tác phẩm Những Hạt Ngọc Trí Tuệ:
(Thế Nào Là Nghiệp, Nguyên Thủy Đại Thừa Phật Giáo, Bồ Tát, Lý Tưởng Trong Phật Giáo, Cầu Nguyện Và Thờ Cúng, Sự Thật Của Cuộc Đời, Bạn Là Người Chịu Trách Nhiệm...)


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Phật Giáo Trong Đời Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đó là căn bản. Pháp Phật dạy, không chỉ dừng lại như vậy. Tu chứng tới đâu là do nơi người học. Phật không dạy riêng cho tiểu thừa hay đại thừa, mà cho cả hai. Pháp Phật dạy, chẳng phải tiểu thừa hay đại thừa. Vì sao, vì chúng ta chưa có thẩm quyền, cũng như năng lực với tới vậy.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Phật Giáo Trong Đời Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Cần phải rõ biết rằng: nhân duyên và phước báu vô lượng mới sinh ra cùng thời Đức Phật.
Những vị chứng đắc thánh quả Alahan đều đã tu vô lượng kiếp mới đến kiếp áp chót, được Phật dẫn dắt, hội đủ nhân và duyên, thành tựu niết bàn.

Với những vị chân tu, quay trở lại luân hồi để hoàn thành đạo nghiệp, hẳn họ có những năng lực không thể nghĩ bàn, vì đã tự tại với sanh tử. Dấn thân vào hầm phân trong tỉnh thức với hạnh nguyện cao dày.

Có một sự lầm lẫn rất lớn thời nay, quá nhiều kẻ ngộ nhận rồi ba hoa về sở hành của bồ tát.
Ai dám khẳng định một Bồ tát không phải thành tựu Alahan trước? Người ta chê bai những người thực hành phạm hạnh, lánh xa thế gian, cho rằng đó là tiểu thừa, không giúp ích được cho đời. Nghe mà vừa thương hại, vừa buồn cười đến rơi nước mắt.

Không thực hành phạm hạnh, không thiền định, không nghiêm giữ giới luật !!! Hễ ai đụng tới là họ ba hoa về quả vị Phật, tôi tu theo đại thừa, thực hành bồ tát hạnh, nhập thế giúp đời, tiến thẳng quả vị Phật.
Thật không thể chịu nổi với những kẻ tu nói như vậy.


sagatama
Bài viết: 22
Ngày: 07/07/10 03:48
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Phật Giáo Trong Đời Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi sagatama »

Chào các bạn, Chào bạn tqh009 .
Bạn thân. tôi có xem những bài bạn viết << Nghe mà vừa thương hại, vừa buồn cười đến rơi nước mắt.>>.
mong rằng bạn cho phép tôi được đồng hành cùng bạn . tôi luôn lắng nghe ý kiến của bạn . xin phép cho tôi góp ý .
<< Cần phải rõ biết rằng: nhân duyên và phước báu vô lượng mới sinh ra cùng thời Đức Phật.
Những vị chứng đắc thánh quả Alahan đều đã tu vô lượng kiếp mới đến kiếp áp chót, được Phật dẫn dắt, hội đủ nhân và duyên, thành tựu niết bàn. >>
_ NHÂN TỎ RỎ . Kính .
Với những vị chân tu, quay trở lại luân hồi để hoàn thành đạo nghiệp, hẳn họ có những năng lực không thể nghĩ bàn, vì đã tự tại với sanh tử. Dấn thân vào hầm phân trong tỉnh thức với hạnh nguyện cao dày.
_ NHÂN CHỨNG BIẾT . Kính .
Có một sự lầm lẫn rất lớn thời nay, quá nhiều kẻ ngộ nhận rồi ba hoa về sở hành của bồ tát.
Ai dám khẳng định một Bồ tát không phải thành tựu Alahan trước? Người ta chê bai những người thực hành phạm hạnh, lánh xa thế gian, cho rằng đó là tiểu thừa, không giúp ích được cho đời. Nghe mà vừa thương hại, vừa buồn cười đến rơi nước mắt.
_ THÂN CHỨNG BIẾT . Kính .
Không thực hành phạm hạnh, không thiền định, không nghiêm giữ giới luật !!! Hễ ai đụng tới là họ ba hoa về quả vị Phật, tôi tu theo đại thừa, thực hành bồ tát hạnh, nhập thế giúp đời, tiến thẳng quả vị Phật.
Thật không thể chịu nổi với những kẻ tu nói như vậy.
_ CON ĐƯỜNG KHÔNG THỪA SÓT . Kính .


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Phật Giáo Trong Đời Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Những người ngộ nhận đó chẳng thể gọi là Bồ Tát.


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Phật Giáo Trong Đời Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Theo tôi nghĩ. Một người muốn đi hạnh Bồ Tát. Họ sẽ phát triển Từ Bi rất lớn. Khi họ chứng nhận một cảnh khổ trong thế gian hay bất cứ con người khổ nào, trong lòng
họ dâng lên một cảm giác yêu thương và mong muốn xóa đi nổi khổ ấy. Người đi theo hạnh gì nữa, đã tu thì bất buột người đó phải là một người tu chân chính, đều đạt được trạng thái
của bốn bậc thiền. Riêng hạnh Bồ Tát, họ phải phát thệ nguyện và quyết tâm dồn hết tâm lực để cứu độ chúng sanh và đi trong vòng luân hồi để độ thoát người (như Hòa Thượng Tuyên Hóa). Nếu một người tu không chân chính thì khó mà đạt thành quả, thì theo Bậc Bồ Tát là không thể. Vì nhiệm vụ của một người xuất gia là nhận cúng dường bố thí của chúng sanh,
rồi phải tu chân chính và thuyết pháp để cứu độ người. Nếu chỉ lo việc đời thì của nhận cúng dường sẽ là nợ cho vị sư đó, và họ mang thêm tội vì làm suy tàn đi Giáo Pháp.

Sự phân chia trong Phật Giáo có rất nhiều phương pháp tu tập. Nhưng có khi tôi tự hỏi tại sao Đức Phật khi xưa không đề cập đến nhiều lối tu nào khác mà chỉ giảng giáo Pháp, để
con người thấu suốt được bản chất cuộc sống, nhìn sự vật đúng như chúng là vậy, thoát ra khỏi ảo tưởng, mê muội, thành kiến (tức vô minh). Rồi giảng dạy Pháp hành Thiền để họ đạt
trạng thái tịch tịnh và đạt các thánh quả (rất nhiều bậc đạt được A La Hán, [có liệt kê trong Tiểu Bộ Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ]). Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có nói: " Các ngươi hãy nổ lực lên! Như Lai chỉ dạy cho con đường giác ngộ chứ không giác ngộ thế cho ai được. Sự trói buộc của ma vương sẽ tùy sức thiền định của các ngươi mà được cởi mở.".
Câu nói này nếu đọc mà suy nghĩ sẽ thấy là sao?

Có một điều là Tiểu Thừa và Đại Thừa khác biệt với Nguyên Thủy.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật Giáo Trong Đời Sống

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nói dày dòng vô ích, vọng tưởng nhiều, toàn là hư vọng!

Nhưng tôi cũng gáng mà viết vài dòng nên được ý quên lời!

Danh từ "Phật Giáo" cũng chỉ là để nêu rõ cái tư tưởng giáo lý của Phật khác các tư tưởng giáo lý đạo khác.

Chứ kỳ thật, Trên thế gian nầy, mọi sự vật hiện tượng cả tâm lý và vật ly đều không ngoài Phật Pháp. Vì vậy Kim Cang Kinh dạy: "Tất cả các pháp đều là Phật Pháp".

Phật pháp chẳng là gì khác ngoài chân lý của sự vật hiện tượng cả tâm lý và vật lý.

Phật Pháp là Thật Tướng của vạn pháp.

Mà thật tướng của vạn pháp là gì? Chính là KHÔNG! (theo Bát Nhã Tâm Kinh)

Phật Pháp là gì? có thể cô động lại thành một chữ "Không" đó vậy!

Đời Sống Tâm Lý và Vật Lý chẳng ngoài chữ "Không" nầy! Vì vậy nên Tâm Kinh nói: "Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy".

Sắc = Vật lý
Thọ Tưởng Hành Thức = Tâm Lý

Tất cả đều "Không"!

Vì vậy mà nói Phật Pháp bao la
Vì vậy mà nói tất cả các pháp đều là Phật Pháp

Không chẳng thể tách rời Sắc vì Sắc tức là Không!
Sắc chẳng thể tách rời Không vì Không tức là Sắc!

Thế cho nên Phật Pháp đâu có rời Đời Sống! Do mê mới có một có hai. Ngộ rồi bất nhất bất nhị.

Chẳng phải một, chẳng phải hai, vậy là mấy? đó là cái gì?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách