thắc mắc trong kinh kim cang

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: thắc mắc trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cũng có nghĩa là muốn thấy được pháp thân, chơn ngã, tự tánh của mình chúng ta phải thấy được rằng cái thân xác hay linh hồn miễn có hình tướng thì đều không phải là chơn ngã, tự tánh của mình. Nều trong lúc thiền định mà có chứng đắc gì đó mà còn thấy ngã có sắc tướng, tên gọi là không đúng cần phải từ bỏ cái sở đắc này nếu không sẽ rơi vào đường tà. Những ngoại đạo trên thế giới chắc đều từ đây mà ra là do không chịu từ bỏ cái sở đắc sai lầm này cho rằng cái thấy đó đã là viên mãn rốt ráo.
đoạn này đúng rồi
cái chổ thể nhập của Phật là pháp thân không hình tướng
Câu này thì sai. Cái chỗ đó chính là Phật. Chứ Phật chẳng có cái chỗ thể nhập nào cả.
Nói như vậy tức ngoài Phật ra còn có cái khác.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: thắc mắc trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Cũng có nghĩa là muốn thấy được pháp thân, chơn ngã, tự tánh của mình chúng ta phải thấy được rằng cái thân xác hay linh hồn miễn có hình tướng thì đều không phải là chơn ngã, tự tánh của mình. Nều trong lúc thiền định mà có chứng đắc gì đó mà còn thấy ngã có sắc tướng, tên gọi là không đúng cần phải từ bỏ cái sở đắc này nếu không sẽ rơi vào đường tà. Những ngoại đạo trên thế giới chắc đều từ đây mà ra là do không chịu từ bỏ cái sở đắc sai lầm này cho rằng cái thấy đó đã là viên mãn rốt
>>> Đúng vậy, bạn biết.
Chúng ta phải biết cái chổ thể nhập của Phật là pháp thân không hình tướng .
>>> Bạn chưa biết, đừng nên gán đại. Vì chỉ khi thành PHẬT mới thật rõ vậy.


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: thắc mắc trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

giống như truyền hình ngày nay khi bật từ kênh này sang kênh khác chúng ta có thể thấy nhiều cảnh phim khác nhau đang cùng diễn ra và đang cùng tồn tại trên một màn hình. Cũng giống như là đang cùng tồn tại song song nhiều cõi giới khác nhau mà không hề chướng ngại nhau . tùy theo nghiệp mà chúng sinh đó rơi vào cái tần số của cõi giới tương ứng . Khi thiền định hoặc những người đã tự tại họ có thể điều chỉnh cái tần số giao động của tâm thức mình để đi vào cõi giới đó. Cái mà ta thấy được trên tivi là cái phần hiện của sóng truyền hình. Còn cái phần ẩn là dưới dạng sóng chúng ta không nhìn thấy được. Người minh tâm kiến tánh là người nhận ra được cái phần sóng này chính là cái không hình tướng mà Như lai nhắc tới trong kinh . Nó không hình tướng nhưng nó vẫn có tồn tại . Khi còn dùng cái nghe cái thấy để biết có nghĩa là bạn còn đang kẹt trong cảnh giới nào đó .Nếu không có nghe , có thấy mà vẫn thường biết lúc đó gọi là ra khỏi cảnh giới hiện tượng. chứng được nhất chân pháp giới. thấy được như lai.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: thắc mắc trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ông hãy niệm Phật đi mới đạt lý mầu.

Dù hiện đang hiểu biết cũng chỉ là Tình Thức, chẳng phải Chân Trí.

Hóa ra Lý nói dễ, mà Sự thì khó làm.

Thế sao chẳng làm Sự trước, ắc lý sẽ thông thôi!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: thắc mắc trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

ho trong khanh đã viết:giống như truyền hình ngày nay khi bật từ kênh này sang kênh khác chúng ta có thể thấy nhiều cảnh phim khác nhau đang cùng diễn ra và đang cùng tồn tại trên một màn hình. Cũng giống như là đang cùng tồn tại song song nhiều cõi giới khác nhau mà không hề chướng ngại nhau . tùy theo nghiệp mà chúng sinh đó rơi vào cái tần số của cõi giới tương ứng . Khi thiền định hoặc những người đã tự tại họ có thể điều chỉnh cái tần số giao động của tâm thức mình để đi vào cõi giới đó. Cái mà ta thấy được trên tivi là cái phần hiện của sóng truyền hình. Còn cái phần ẩn là dưới dạng sóng chúng ta không nhìn thấy được. Người minh tâm kiến tánh là người nhận ra được cái phần sóng này chính là cái không hình tướng mà Như lai nhắc tới trong kinh . Nó không hình tướng nhưng nó vẫn có tồn tại . Khi còn dùng cái nghe cái thấy để biết có nghĩa là bạn còn đang kẹt trong cảnh giới nào đó .Nếu không có nghe , có thấy mà vẫn thường biết lúc đó gọi là ra khỏi cảnh giới hiện tượng. chứng được nhất chân pháp giới. thấy được như lai.
>>> Cần phải dứt sạch tri kiến này.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: thắc mắc trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

... Cũng có nghĩa là muốn thấy được pháp thân, chơn ngã, tự tánh của mình chúng ta phải thấy được rằng cái thân xác hay linh hồn miễn có hình tướng thì đều không phải là chơn ngã, tự tánh của mình...
A Di Đà Phật.

Cái này mình xin nói rõ chút...
Cái chỗ gọi là thấy được (nhập được) thì tuỳ do nhân duyên tu tập + căn cơ.
Còn phủ nhận thân xác hay linh hồn (ở đây dct không nên dùng chữ linh hồn, trong nhà Phật không có từ này, mình có thể dùng các danh từ như "thần thức", "tâm", "ý niệm" tùy theo trường hợp) nằm ngoài Chân Ngã, Tự Tánh thì sẽ sai đó.

Tâm bao trùm các pháp, có pháp nào mà ngoài tâm, nếu loại 1 pháp nào đó, phủ nhận một pháp nào đó ngoài tâm thì người đó chưa vào con đường lớn được. Nói không là để phá có, chẳng nên chấp không.

Dĩ nhiên thân xác không là Chân Ngã, nhưng nó chẳng lìa Chân Ngã.
Nều trong lúc thiền định mà có chứng đắc gì đó mà còn thấy ngã có sắc tướng, tên gọi là không đúng cần phải từ bỏ cái sở đắc này nếu không sẽ rơi vào đường tà.
Sẵn ở đây nói về Kinh Kim Cang dct xin dựa vào kinh để nói luôn...

dct không rành Thiền, chỉ nói chung chung thôi...
Người tu Thiền thì từ cửa Không mà vào .... nếu mảy mai có 1 ý niệm nổi lên làm động tâm đã ...trật rồi.
Nếu còn thấy có ngã tướng thì đã sai đường rồi ...
Không những phá 4 tướng mà ta thấy đó, mà cần phải phá luôn 4 Kiến (cái thấy) mà ta đang thấy luôn.
Cho nên phần sau kinh Kim Cang, Phật dạy phá thêm 4 Kiến.

Thấy người ta tu Thiền dct ngưỡng mộ quá, mình tu không nổi và không thể theo được, nên chọn lấy pháp môn Niệm Phật Vãng Sanh. Đây là lời khuyến tấn cho những người căn cơ kém như tui.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: thắc mắc trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"dct87"]
Thấy người ta tu Thiền dct ngưỡng mộ quá, mình tu không nổi và không thể theo được, nên chọn lấy pháp môn Niệm Phật Vãng Sanh. Đây là lời khuyến tấn cho những người căn cơ kém như tui.
Không thể cho Thiền là cao Tịnh là thấp, hoặc cho Tịnh là cao Thiền là thấp.

Pháp nào cũng do Phật dạy, tùy theo người nào co duyên hợp với pháp nào mà tu giải thoát giác ngộ.

25 phép tu chứng Viên Thông trong Lăng Nghiêm, Phật dạy cái nào cũng bình đẳng không có cao thấp. Nhưng vì tùy theo sự thích hợp của chúng sanh cõi Ta Bà nầy mà chọn lấy Nhĩ Căn của ngài Quán Thế Âm, bởi vì cõi nầy con người ai cũng do dùng tai nghe mà học đạo hiểu đạo và tu đạo.

Kinh Duy Ma thì cõi Hương Tích lại chọn "Hương Trần" làm Viên Thông. Tùy theo quốc độ chúng sanh mà chọn lựa đúng thích hợp thôi. Thật chẳng có cao thấp.

Thuốc nào trị được bệnh thì đó là thuốc hay thuốc quý!

Nếu cho Tịnh Độ thấp hơn Thiền thì phỉ báng Tịnh Độ.
Nếu cho Thiền thấp hơn Tịnh Độ thì phỉ báng Thiền.

Và ngược lại.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: thắc mắc trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh cầu ta.
Là người hành tà đạo,
Chẳng thể thấy Như Lai.

Chữ Ta ở đây là tự tánh Phật. Tự tánh bất nhị, chẳng có năng sở, nên chẳng phải sở thấy sở cầu. Nếu đuổi theo căn trần để thấy để cầu là hành theo tà đạo, chẳng thể đạt đến kiến tánh.

Muốn thấy được tánh Phật phải xa lìa sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp buông bỏ tất cả tự tánh hiển lộ.

Niệm Phật là phương pháp chuyển vọng tâm thành chân tâm.

'' âm thanh '' ở câu trên chỉ ''thanh'' trong lục trần khác với âm thanh Niệm Phật. Âm thanh trong lục trần khiến ta đắm chìm trong luân hồi mà không hay biết. Còn âm thanh Niệm Phật là tiếng đưa người từ bờ mê qua bến giác ngộ.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: thắc mắc trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Biết thế nào cũng bị Liên Tử dũa hà...như vậy mới có cơ hội cho dct nói chứ... :) Cám ơn Thánh Tri.

dct thừa biết Tịnh Độ là Viên Thông thì làm sao kém Thiền...nhưng cũng nương theo kinh Đại Tập mà tạm thời nói thôi.

Có phải căn cơ kém mới tu Tịnh Độ phải không? Tuyệt đối chẳng phải...
Tại vì ta không có nhân duyên với Thiền, xét ra thấy đời này mình không thể tự thành tựu pháp Thiền cho nên vâng lời Phật chọn pháp môn Tịnh Độ vậy. Tuyệt đối 1 đời này không thể phá hết phiền não chứng Bất Thối, cho nên nắm lấy câu Phật hiệu mà niệm cho tới cùng, quyết chẳng bị các pháp môn khác mê hoặc.

Người niệm Phật như trong kinh có nói, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí là thắng hữu (người bạn thù thắng) của người đó, làm gì có pháp môn nào tu mà đòi được làm bạn ngang hàng với Đẳng Giác Bồ Tát ngoại trừ pháp môn này?

Cho nên chẳng phải như dct cố ý đã nói là căn cơ kém... Rõ ràng kinh Phật dạy, không thể dùng chút thiện căn mà sinh về Cực Lạc, vậy người niệm Phật la người sẽ vãng sanh làm sao dám nói là kém thiện căn???

Công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn, một câu Phật hiệu có thể đưa một phàm phu chúng sanh lên quả vị Phật, nếu hiểu không khéo chỗ "Nếu dùng âm thanh cầu ta" thì sẽ sanh tâm chống trái mà phỉ báng Phật, báng Pháp. Lại nữa kinh Lăng Nghiêm có dạy "thử phương chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn". Cho nên danh hiệu Phật làm sao có thể không niệm cho được.

Sắc tướng như lai bất khả tư nghì, sắc tướng hóa thân Phật đó, tượng Phật tạc đó nào có khác Pháp Thân của Phật, nếu có thể dung thông tự tại giữa các tướng mà không dính mắc, hiểu khéo chỗ "Nếu dùng sắc thấy ta" thì tâm sẽ không chống trái mà phỉ báng Phật, báng Pháp. Cho nên khi gặp tượng Phật không thể không đảnh lễ, không thể không cung kính.

Nếu người thực sự hiểu được ngọn nguồn 4 câu ấy trong kinh Kim Cang thì người đó sẽ thấy pháp Tịnh Độ không hề chống trái với bất cứ pháp môn nào hay lời dạy nào của Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: thắc mắc trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

ho trong khanh đã viết:Mình đọc trong kinh kim cang thấy có đoạn này
Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng âm thanh cầu ta.
Là người hành tà đạo,
Chẳng thể thấy Như Lai.
Nhưng hiện tại mình đang dùng âm thanh niệm Phật để cầu Phật, đang quán tưởng tướng Phật để cầu được thấy Phật. Vậy có phải mình đang hành đạo tà không. Không biết mình phải hiểu đoạn kinh trên như thế nào nữa. Mong các đạo hữu chỉ bảo dùm.
>>> Người dùng âm thanh hay sắc mà cầu PHẬT, cầu sự giải thoát thì đó là người xem phật do âm thanh hay sắc tướng của các thứ ái dục hóa hợp thành. Kẻ này hiện tại nghiệp lực của ái còn đầy dẫy mà chưa lo nghĩ đến giải thoát chân thật. Thì làm gì có cầu sự giải thoát sanh tử, huống chi là cầu PHẬT. Họ chỉ lợi dụng Phật pháp mà thõa mãn lợi riêng thôi (cái ngã yêu quý của họ), nên cái "đạo" mà họ hành như vậy gọi là tà đạo, chẳng phải PHẬT đạo. Đó là vì họ chẳng có TÂM cầu sự giải thoát trong sạch, khỏi sự ràng buộc của ái dục và sanh tử.

Ngược lại, nếu có tấm lòng cầu cứu cánh giải thoát chân thật, trong sạch, khỏi mọi sự ràng buộc của ngũ dục, của nghiệp lực thì mọi thứ để hành cũng chỉ là phương tiện để giác ngộ. Kinh sách, hành thiền, niệm chú, lạy phật, niệm Phật đều là các phương tiện hành đạo. Nếu dùng tâm nhơ bẩn mà dụng các phương tiện đó thì là hành tà đạo, vẫn luân hồi sanh tử và thậm chí bị đọa vào ba đường ác. Nếu dùng tâm chân chánh cầu giải thoát mà hành các phương tiện đó thì là hành chánh đạo và lợi ích giải thoát sanh tử. MÔN NÀO CŨNG THẾ KHÔNG RIÊNG GÌ NIỆM PHẬT.

Nói riêng về niệm Phật cầu vãng sanh một ít. Người tu trì đó phải dùng Tín sâu - Nguyện thiết mà hành trì. Người này niệm Phật, quán Phật, cốt để biến Tín - Nguyện (chân thật trong sạch giải thoát nơi CỰC LẠC) thành sự thật thoát khỏi luân hồi sanh tử, hoặc cầu sự thành tựu VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ mà hành, chứ không phải là để thõa mãn ái dục.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách