Tìm hiểu chữ Hiếu

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tìm hiểu chữ Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tình mẹ
Tình mẹ
doime.jpg (22.01 KiB) Đã xem 2117 lần
Hiếu ???

Chào các bạn và thành viên,

Ngồi ngẫm nghĩ không có chuyện vì làm.
Nên hỏi một chút về triết lý chữ "Hiếu".

Thế nào là hiếu dưỡng, hiếu nghĩa, hiếu đạo.v.v.

Ai đã từng làm tròn đạo hiếu...

Tùy bút của bạn hỏi?....

Thiện Nhàn. cafene
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 27/06/10 11:29 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chào các bạn trong diễn đàn vấn đáp.

Các bạn @. điều có lý lẽ đúng cã.

Và bạn @Duong Long110 Nói rất đúng trong lời Khổng Tử dạy Thầy Tăng Sâm.
http://sites.google.com/site/layphat/dao-doi . Xin mời các bạn tiếp tục...
(Trích trong Diễn đàn yahoo.com vấn/đáp)

Mình xin góp ý thế này:
1/ Bạn Nam mô Vô Tận Ý Bồ Tát Ma Ha Tát nói có phần đúng nhưng chưa đúng. Đúng vì bạn nói được công lao to lớn của Cha Mẹ. Chưa đúng vì bạn nói ko ai trả hết chữ Hiếu. Thật ra chính Đức Phật của chúng ta đã trả hết. Và Người dạy chúng ta cách duy nhất để trả Hiếu cho Cha Mẹ là giúp Cha Mẹ quy y Tam Bảo, nếu có thể Khai ngộ cho Cha Mẹ nữa thì càng tốt (Ví dụ như Ngài Xá Lợi Phất,…).

2/ Mình xin nói 1 chút sự hiểu biết về Đạo Hiếu người con Phật:
• Hiếu là làm cho Cha Mẹ “An Lạc, Hạnh Phúc”.
• Những việc cần làm khi Cha Mẹ hiện tiền:
+ Thường xuyên bên cạnh chăm lo Cha Mẹ những khi cần.
+ Đảm bảo nhu cầu cuộc sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế của mình.
+ Đừng làm Cha Mẹ buồn các bạn ạ ! Mỗi giọt nước mắt của Cha Mẹ rơi như ly nước đã đổ, như tấm gương đã vỡ dù ta có hối hận đôi khi cũng quá muộn màng, ko thể sửa chữa được.
+ Thường xuyên giúp đỡ mọi người xung quanh, gia đình hòa thuận để Cha Mẹ vui lòng.
+ Những khi Duyên đến nên giúp Cha Mẹ đến với Tam Bảo, đừng nản lòng ko có khó khăn.
+ Dùng Trí Tuệ tìm Phương tiện giúp Cha Mẹ tránh điều dữ, làm điều thiện.
+ Luôn chăm chú lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc những điều Cha Mẹ dạy.

• Những việc cần làm khi Cha Mẹ ko còn:
+ Hãy sống thật tốt xứng đáng là người đệ tử Phật để Cha Mẹ vui lòng.
+ Hãy làm và tích lũy nhiều Công Đức để Hồi Hướng cho Cha Mẹ được thoát khỏi 3 đường dữ.
+ Dạy dỗ con cái thật tốt và tốt hơn Cha Mẹ đã dạy mình.
+ Cố gắng mà “Tu” để có giúp Cha Mẹ nhiều hơn khi có Duyên đắc đạo.
*** Lời kết: Nói về chữ Hiếu theo lời Phật dạy thì ko thể dùng Trí tuệ để hiểu của kẻ còn mê muội này thấu triệt hay dùng ngôn từ của kẻ còn mê muội này mà để diễn đạt hết được. Mong các bạn hãy cùng mình nhìn lại những lỗi lầm của bản thân đối với Cha Mẹ từ trước đến nay mà suy nghĩ lại chính mình.
Thích Nhẫn Tâm kính đáp.
(Các) nguồn
Cha Mẹ hiện tiền ko "Lạy" thì "Lạy" Phật có ý nghĩa gì !!!
Nếu tôi có 1 điều ước, tôi sẽ ước rằng thời gian sẽ quay ngược trở lại để tôi có cơ hội ngăn những dòng nước mắt của Cha Mẹ đã nhiều lần ướt đẫm vì tôi.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chào các bạn,

Chưa nghĩa ra, mình đã có làm bao nhiêu đều hiếu với Cha mẹ!- thì...

Trong thời gian xuy nghĩ, xem phim hoạt hình về...


Xem tiếp: http://vodpod.com/thiennhan

viewtopic.php?f=14&t=1192
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 17/08/10 01:43 với 2 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tìm hiểu chữ Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hiếu ? Là chữ " Hỷ " dựng ngược lại ( theo chữ Hán ) từ suy diễn được triết lý @Hai
----------------------------------
di khap the gian khong ai tot bang me
ganh nang cuoc doi khong ai kho bang cha
nuoc bien menh mobng khong dong day tinh me
may troi long long khong phu kin cong cha
@Tuan
-----------------------------------
1) Ví có kẻ nào, hai vai kiệu cõng, cha mẹ đi chơi, suốt cả mọi nơi, trên rừng dưới biển, hai vai nặng trễ, mòn cả đến xương, máu chảy cùng đường, không hề ân hận, cũng chưa báo được công đức mẹ cha, kể trong muôn một.

2) Ví lại có người. Gặp khi đói kém, cắt hết thịt mình, cung nuôi cha mẹ, khỏi lúc nguy nàn, riêng mình cam chịu, thịt nát xương tan, trăm nghìn muôn kiếp, để báo thâm ân, chẳng được một phần, kể trong muôn một.

3) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, tự tay cầm dao, khoét đôi mắt mình, luyện làm thang thuốc, chữa bịnh mẹ cha, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.

4) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, đều tự tay mình, cầm dao khoét ruột, móc lấy tim gan, luyện thành thanh thuốc, chữa bịnh mẹ cha, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.

5) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì tội mẹ cha, trăm nghìn vòng dao, băm vằm thân thể, thịt nát xương tan, như thế cũng là, kể trong muôn một.

6) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì báo ơn mẹ, lấy mình đốt lên, làm cây đèn thịt, cúng dàng chư Phật, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.

7) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì bệnh mẹ cha, đập xương lấy tủy, để làm thang thuốc, chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một.

8) Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì cứu mẹ cha, trải trăm nghìn kiếp, nuốt viên sắt nóng, cháy sém cả mình, như thế cũng là, chưa trả được ân, kể trong muôn một."
@Nam Mô vô tận ý bồ tát ma ha tát.
-------------------------------------
Hiếu dưỡng : nuôi dưỡng cha mẹ.
- Hiếu nghĩa : ý nghĩa về lòng hiếu thảo với cha mẹ.
- Hiếu đạo : con đường (cách thức) làm tròn chữ hiếu.
- Hiếu hạnh : những hành động của người có hiếu với cha mẹ.
- Hiếu tử : người con trai có hiếu với cha mẹ.
- Hiếu nữ : người con gái có hiếu với cha mẹ.
- Hiếu phục : đồ tang phục để mặc khi làm lễ trước quan tài khi cha mẹ chết.
- Hiếu tâm : lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.
@who
-----------------------------------
theo tôi thì lời Phật dạy về chữ hiếu là đầy đủ nhất .tội lỗi lớn nhất của loai người là bất hiếu.
làm người cần báo bốn trong ân.
ơn nuôi dưỡng sanh thành.
ơn thầy hiền bạn tốt.
ơn xã hội môi trường
ơn tam bảo.
@Tinh Than Sông lô VP


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Tìm hiểu chữ Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Mọi người đều biết văn tự Trung Quốc là một hệ thống ký hiệu có trí huệ cao độ, khi chúng ta nhìn phù hiệu này thì liền hiểu rõ, việc này thiệt rất phi thường. Kết cấu của văn tự Trung Quốc có sáu nguyên tắc (lục thư), chữ hiếu là viết theo nguyên tắc ‘hội ý’ – nhìn phù hiệu này liền có thể hiểu được ý nghĩa trong đó. Phía trên chữ Hiếu là chữ Lão, phía dưới là chữ Tử (con), hai chữ này ghép lại thành chữ Hiếu, ý nghĩa của nó rất rõ ràng. Lão là đời trước, đời trước còn có đời trước nữa, quá khứ vô thỉ; Tử (con) là đời sau, đời sau còn có thêm đời sau nữa, vị lai vô chung, vô thỉ vô chung là một cái toàn thể, đây gọi là hiếu. Người phương tây nói về ‘đại cấu’ (sự ngăn cách giữa các thời đại), nếu có sự ngăn cách thì chữ hiếu này chẳng còn nữa. Người Âu tây thường hỏi tôi: ‘Người Trung Quốc quý vị, tổ tông cả mấy ngàn năm trước chưa hề gặp qua thế thì tại sao vào dịp tết, dịp lễ phải đi cúng họ?’. Ðó là hiếu đạo. Bạn nghĩ thử coi: tổ tông từ ngàn năm về trước mình còn kỷ niệm họ, vẫn chẳng quên họ, cha mẹ hiện giờ làm sao có thể chẳng làm tròn đạo hiếu cho được? Thầy giáo thời xưa mình còn tôn trọng thì đối với người thầy dạy mình hiện giờ làm sao chẳng tôn kính cho được? Sự giáo học của nhà Nho và nhà Phật đều có căn bản từ điểm này, đây là nền tảng. Cho nên phải hiểu chữ hiếu này tức là Phật pháp, đặc biệt là trong kinh điển Ðại thừa gọi là ‘chân như pháp tánh’, tận hư không, khắp pháp giới, phù hiệu này được dùng để tượng trưng cho cả cái chỉnh thể này. Nếu chúng ta có sự nhận thức như vậy thì mới thực sự thể hội được chữ hiếu.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Sự tích ngày rằm tháng Bảy

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Cảm ơn các bạn đọc và bạn Nguynlinhtam đã viết thêm về triết lý chữ Hiếu,

Nhân tiện mùa Vu Lan sắp tới, Tôi đã sưu tập thêm tài liệu trên báo và đưa vào đây để các bạn tìm hiểu thêm về ý nghĩa của ngày rằm tháng bảy...

-------------------------------------------------------------------
Ngài Mục kiều Liên
Ngài Mục kiều Liên
Mục kiều liên.jpg (2.32 KiB) Đã xem 1976 lần
Sự tích ngày rằm tháng Bảy

Tháng 7 âm lịch, người Việt có một ngày lễ mà giới tăng ni Phật tử thường gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất – một tập tục đáng quý, đáng trọng của người Việt, thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Rằm tháng 7 Âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh.

Tháng 7 còn là tháng mưa Ngâu – gắn với sự tích ông Ngâu bà Ngâu hay còn gọi là tích Ngưu Lang - Chức Nữ.

Chúng ta cùng tìm hiểu về những sự tích, tập tục đầy tính nhân văn này nhé!
Vu lan
Vu lan
Hoa hồng.jpg (50.42 KiB) Đã xem 1975 lần
Xuất xứ lễ Vu Lan

Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Cúng cô hồn
Cúng cô hồn
ramthang7-2.jpg (19.32 KiB) Đã xem 1972 lần


Sự tích ngày xá tội vong nhân:

Sự tích lễ cúng cô hồn như sau: Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" mà suy thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên".

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn mà chúng tôi đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là "thả quỷ miệng lửa", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành "tha tội cho tất cả những người chết". Vì vậy, ngày nay mới có câu : "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".

Nhưng lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.
NLCN
NLCN
nlcn.jpg (24.05 KiB) Đã xem 1970 lần
Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ

Thuở xưa, có vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng tên là Ngưu Lang, vì say mê nhan sắc của một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng thượng đế giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

Nhưng về sau, Ngọc Hoàng nghĩ lại, thương tình nên ra ơn cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hoá thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu(thông thường vào tháng Bảy âm lịch) và gọi họ là ông Ngâu bà Ngâu.

Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Các phường thợ mộc mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai. Kẻ muốn làm kiểu này, người muốn làm kiểu kia, cãi nhau chí chóe. Đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Bị hoá làm quạ, các phường thợ mộc lại càng giận nhau hơn. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh.

Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.

Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra. http://vietnamnet.vn/blogviet/truyenonline

Ý nghĩa lễ Bông hồng cài áo là gì ?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

NGUỒN GỐC NGHI THỨC BÔNG HỒNG CÀI ÁO

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Rose%20(20).gif
Rose%20(20).gif (142.31 KiB) Đã xem 1947 lần
NGUỒN GỐC NGHI THỨC BÔNG HỒNG CÀI ÁO
Khổng Trọng Hinh

Câu chuyện "Bông Hồng Cài Áo" của chúng ta khởi đầu từ những nghi vấn nhưng cuối cùng đã có một kết luận thật đẹp. Bài đúc kết sau đây có thể và rất nên được phổ biến ra ngoài gia đình Vạn Hạnh để đánh tan mọi ngộ nhận. Bản quyền bài này thuộc về bá tánh.

1/ Nghi thức "Bông Hồng Cài Áo"thường được tổ chức trong ngày Lễ Vu Lan ở các ngôi chùa VN hằng năm để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn tại thế với con cháu. Trong nghi thức đó, các em Phật Tử, với hai giỏ hoa hồng (roses), màu đỏ & màu trắng, sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ.
Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.

Đây là 1 nghi thức thật dễ thương, nhiều ý nghĩa và rất hữu hiệu trong việc giáo dục đại chúng về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức BHCA đó được giới thiệu đến người Việt từ 1 cuốn sách cùng tên của thầy Nhất Hạnh được viết vào tháng 8, 1962 và sau đó, được phổ thông hóa nhờ bản nhạc, cũng cùng tên cùa nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.

2/ Hiểu lầm

Đại chúng, trong đó có tôi, từ lâu đã hiểu nghi thức này được phỏng theo là 1 phong-tục của người Nhật theo đó, các em học sinh sẽ ra đường trong ngày lễ mẹ để gắn hoa hồng roses cho những người qua lại.

Hiểu như vậy không đúng.

Mới đầu chỉ là do tình cờ và sau mới là do tìm hiểu, tôi được biết là người Nhật không hề có phong tục BHCA. Họ chỉ có 2 phong tục hơi hơi giống như vậy: tục gắn lông gà để quyên tiền và tục tặng hoa cẩm chướng cho mẹ trong ngày lễ mẹ.

a. Gắn lông gà cho những người đã góp tiền

Mỗi năm, từ 1/10 đến cuối tháng 12 , Tokyoto Kyodo Bokinkai (Đông Kinh Đô Cộng Đồng Mộ Kim Hội) thành lập từ năm 1946, có tổ chức văn nghệ tại nhiều nơi trên toàn nước Nhật để lạc quyên cho cơ quan Hồng Thập Tự Nhật (Nhật Bản Xích Thập Tự). Các em học sinh, sinh viên mang thùng đến từng người xin tiền quyên góp. Ai tặng tiền thì được các em gắn lên áo một lông gà nhuộm màu đỏ, vừa là 1 cách cám ơn người tặng tiền, vừa là 1 cách nhắc nhở khéo những người chưa có lông gà đỏ và cũng là 1 dấu hiệu cho biết người nào đã góp tiền, người nào chưa để các em học sinh khác không làm phiền người đã quyên góp.

Ngoài ra, Bộ Nông Lâm Thủy Sản Nhật Bản hằng năm cũng tổ chức cũng quyên tiền để bảo vệ môi sinh. Người nào đã bỏ tiền vào thùng sẽ được gắn lông gà nhuộm màu xanh lá cây( coi màu bảo vệ môi sinh)...

b. Tặng hoa cẩm chướng cho mẹ

Nhật cũng lấy ngày Chủ nhật thứ 2 trong tháng 5 là ngày Mother's Day " . Trong ngày này, con cái thường tặng mẹ hoa cẩm chướng đỏ (carnation) và những món quà nho nhỏ để bày tỏ lòng kính yêu mẹ. Hoa này tặng Mẹ chứ không phải tặng con và là hoa cẩm chướng chứ không phải hoa hồng. Phong tục này cũng mới theo tây phương, nói trắng ra là theo Mỹ, khoảng vài chục năm nay.

3/ Khởi đầu từ thành phố Grafton, West Virginia

Đúng vậy, phong tục này khởi đầu từ thành phố Grafton, West Virginia vào ngày 09 tháng 05, 1907 và người đầu tiên lấy hoa cẩm chường đỏ và trắng để vinh danh các bà mẹ là cô Anna Jarvis mất trước đó 2 năm.

Cô là người bỏ cả đời ra để vận động cho 1 ngày lễ mẹ trên toàn quốc Hoa Kỳ để vinh danh các bà mẹ, trong đó có thân mẫu của cô đã tận tụy nuôi 11 người con. Hôm đó là ngày chủ nhật mồng 9 tháng 5, Anna đã tổ chức 1 ngày Mother's Day trong nhà thờ nhỏ tại Grafton. Khi đó, Mother's day chưa được chấp thuận là national holiday. Anna Jarvia dùng cẩm chướng trong buổi lễ này chỉ vì thân mẫu của cô lúc sinh tiền thích hoa này. Buổi lễ vừa là cầu hồn cho mẹ Anna và những bà mẹ trong họ đạo đã khuất, vừa là cầu an cho những bà mẹ còn sống. Anna Jarvis đã lấy hoa cẩm chướng màu đỏ biểu trưng cho những bà mẹ còn sống và hoa cẩm chướng màu trắng, cho những bà mẹ đã khuất. (1)

Như vậy, chính thành phố Grafton, W Virginia, không phải Nhật Bản, là cái nôi của phong tục hoa đỏ, hoa trắng cho mẹ hiền.

Về sau, khi phong tục BHCA qua đến VN, hoa cẩm chướng lại bị hiểu lầm thành hoa hồng và Nhật Bản được nghĩ lầm là nguồn gốc của phong tục.

4) Do đâu mà có chuyện hiểu lầm đó?

* Trong cuốn sách "Bông Hồng Cài Áo" do An Tiêm xuất bản, thầy Nhất Hạnh không hề có 1 lời nào nói rằng phong tục này là của người Nhật. Thầy chỉ kể rằng thầy biết được phong tục là do sự giải thích của thầy Thiên Ân nhân dịp thầy được một cô sinh viên Nhật, bạn của Thầy Thiên Ân, cài hoa cẩm chướng trắng cho thầy tại 1 tiệm sách trong khu thương mại Ginza ở Tokyo.

Đọc lại thật kỹ đoạn văn kể lại chuyện này, ta thấy chữ Tây Phương được nói đến 2 lần, ý nói đây là 1 phong tục của Tây Phương. Không có 1 lời nào nói đó là phong tục của người Nhật. Đoạn văn cũng nói rõ là hoa cẩm chướng, không thể nào lầm lẫn với hoa hồng (roses)

(2)

Chuyện hiểu lầm không phải từ cuốn sách của thầy Nhất Hạnh.

* Trong bài hát BHCA, anh Phạm Thế Mỹ tuy không dùng chữ hoa cẩm chướng nhưng có dùng chữ "đoá hoa màu hồng" (3). Viết như vậy là nhạc sỹ muốn nói đến 1 loại hoa khác với rose và có màu hồng. Nếu muốn chỉ rose, người VN chỉ cần dùng chữ hoa hồng hay đóa hoa hồng là đủ.

(4), không cần thêm chữ màu. Thừa..

Chuyện hiểu lầm, như vậy, cũng không phải từ bài hát của Phạm Thế Mỹ.

5/ Vậy thì hiểu biết sai lầm là do ai?

Do đa số người mình, trong đó có cả tôi, cứ nhắm mắt theo nhau mà không chịu tìm hiểu, không chịu tìm đọc cho kỹ. Cho đến mấy ngày gần đây, khi biết rõ Nhật Bản không có phong tục BHCA, tôi cũng lo đi tìm sự thật ở tận đâu đâu mà không chịu quay về đọc kỹ lại cuốn sách và bài hát BHCA. Nói cho đúng, chuyện hiểu lầm cũng dễ dàng: Thầy NH, vốn du học bên Mỹ, kể chuyện thăm viếng Nhật, được người Nhật gắn hoa, được nghe thầy Thiên Ân, vốn du học bên Nhật, giải thích về phong tục cài hoa, ai cũng đinh ninh là thầy Nhất Hạnh kể về phong tục bên Nhật, chẳng dè hai thầy đi giữa Tokyo và nói chuyện về phong tục bên Mỹ.

Thế mới nên chuyện.

6/ Thấy chỗ sai rồi, nên làm gì?

* Thật ra, nguồn gốc BHCA ở đâu thì chỉ những ai muốn tìm hiểu đến nơi, đến chốn thôi mới đạt vấn đề. Với đại chúng, chuyện này không quan trọng. Gốc gác phong tục đó từ đâu tới, thây kệ nó, miễn sao mình báo hiếu cho mẹ là được rồi. Tuy nhiên, với tinh thần tôn trọng sự thật, sau khi đã tìm ra chỗ hiểu lầm, nếu có ai hỏi người VN mình tìm đâu mà có được 1 nghi thức đầy ý nghĩ như vậy, thì mình phải thẳng thắn loại bỏ cái anh Nhật Bản ra ngoài và nhẹ nhàng đưa cái nhà thờ Hoa Kỳ vào thay chỗ "tác giả" BHCA.

* Việc thứ hai là kể từ nay, nên dùng hoa nào cho nghi thức BHCA, hoa hồng hay hoa cẩm chướng. Đối với người Việt, hoa hồng tượng trưng cho tình thương & lòng biết ơn. Hoa cẩm chướng không phổ thông bằng hoa hồng. Bên Tây phương, theo truyền thuyết Ki tô giáo, hoa cẩm chướng sanh ra từ những giọt nước mắt của Đức mẹ Maria lúc bà theo chân Chúa Jesus trên đoạn đưòng vác thánh giá. Vì vậy, hoa cẩm chướng tượng trưng cho tình yêu bất tử của người mẹ (5).

Nói cho cùng thì ý nghĩa nào cũng chỉ là do con người gán cho hoa. Khi chưa có loài người thì hoa cũng chỉ là hoa, có ý nghĩa chi đâu. Hoa nào cũng chỉ là biểu tượng, miễn sao nói lên được cái ý nghĩa mà mọi người muốn nhìn thấy ở biểu tượng ấy. Vậy thôi. Tiếp tục dùng hoa hồng hay thay thế hồng bằng hoa cẩm chướng hoặc ngay cả đi tìm 1 biểu tượng khác cũng không quan trọng, miễn sao có sự đồng thuận của mọi người.

Ăn thua là ở cái lòng, không phải ở hoa này, hoa nọ.
Có tâm thành, cọng cỏ, lá cây cũng đáng trân trọng.
Thiếu cái tâm thành ấy, cây quỳnh, cành dao cũng vất đi.

(2) Thích Nhất Hạnh, BHCA, An Tiêm xuất bản

"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day), ngày chúa nhật thứ nhì của tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong xắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. "

---------------------------------------------
hoa cẩm chướng.jpg
hoa cẩm chướng.jpg (21.72 KiB) Đã xem 1947 lần
VỀ NGUỒN GỐC LỄ “BÔNG HỒNG CÀI ÁO”

Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.

Điều đáng nói là một sự kiện quan trong như vậy của Phật Giáo Việt Nam hầu như không được các sử sách Phật Giáo trong nước cũng như hải ngoại đề cập tới.

Dường như chỉ có một cuốn sách duy nhất nói tới sự kiện này là cuốn ghi chép về thơ thầy Nhất Hạnh của sư cô Chơn Không Cao Ngọc Phượng (Thử Tìm Dấu Chân Trên Cát, nhà xuất bản Lá Bối, Paris 1980). Sự lãng quên nào cũng có dụng ý của nó, và những dụng ý đó không thiếu trong những cuốn sử về Phật Giáo Việt Nam khi đề cập tới các Phật sự do ni giới hay giới cư sĩ thực hiện. Mùa Vu Lan tượng trưng cho sự tri ân và báo hiếu của Phật Giáo, nên cũng là dịp để chúng ta phủi bớt đi lớp bụi của sự lãng quên này.

Năm 1962 sư ông Nhất Hạnh phổ biến đoản văn Bông Hồng Cài Áo, trong đó ông giới thiệu tục lệ cài một bông hoa trên áo trong ngày Mother’s Day của người Nhật. Ông viết: Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục lệ cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan. Ông cho biết bông hoa mà cô sinh viên người Nhật cài cho ông trong ngày Mother’s Day ở Đông Kinh là hoa cẩm chướng, không phải hoa hồng.

Lúc đó Nhất Hạnh chưa phải là một tên tuổi có sức thu hút mạnh trong giới Phật tử trẻ. Chỉ có một số nhỏ sinh viên biết đến ông. Tuy thế, đề nghị nói trên của Nhất Hạnh được một số thành viên trong Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đón nhận một cách tích cực. Họ chép tay đoản văn Bông Hồng Cài Áo thành thành hàng trăm bản và cho phổ biến ngay trong nội bộ đoàn. Lễ Vu Lan năm đó (1962), đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo tại chùa Xá Lợi: họ mời tất cả những người dự lễ nếu còn mẹ cài một bông hoa hồng màu đỏ lên áo, những người mất mẹ cài một bông hoa hồng màu trắng trên áo.

Có thể đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện được điều này nhờ hai yếu tố thuận lợi:

1- Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử toàn quốc họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn (trụ sở của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam) từ ngày 26 tới 28 tháng 12.1961 với khoảng 200 đại biểu tham dự. Đại Hội biểu quyết: a- bản nội quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam; b- quyết định hợp nhất Gia Đình Phật Tử thuộc Ban Hướng Dẫn bốn đoàn thể Phật Giáo (Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Trung Việt, Nam Việt, Việt Nam Phật Giáo và Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam) dưới sự lãnh đạo của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam; c- bầu Ban Thường Vụ của Ban Hướng Dẫn Trung Ương với Thượng toạ Thiện Hoa làm Trưởng Ban, các thành phần khác đều là các huynh trưởng kỳ cựu của GĐPT.

Lúc đó Sinh Viện Phật Tử Sài Gòn là đoàn đầu tiên về loại này (đoàn Sinh Viện Phật Tử Huế mãi tới tháng 3.1963 mới được thành lập), nên các hoạt động có tính Phật sự của họ dễ được sự yểm trợ tinh thần dù ẩn hay hiện của ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT.

2- Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt từ năm 1955, nắm quyền quản trị chùa Xá Lợi, là một cư sĩ học giả Phật học có tinh thần khai phóng không cố chấp bảo thủ, nên không ngăn cản việc đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đưa một nghi thức mới lạ nhưng dễ thương vào lễ Vu Lan.

Có thể nói qua việc thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong lễ Vu Lan 1962 tại chùa Xá Lợi, đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đã chứng tỏ được khả năng tổ chức. Họ sẽ trở thành lực lượng xung kích lôi cuốn các sinh viên học sinh khác, làm bùng nổ lớn cuộc đấu tranh của Phật Giáo chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm từ tháng 5.1963, dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền này vào đầu tháng 11.1963.

Đầu năm 1965 nhà xuất bản Lá Bối ở Sài Gòn xuất bản cuốn Bông Hồng Cài Áo nhưng không giữ bản quyền, nên cuốn sách mỏng này được phổ biến rất rộng qua nhiều đợt in khác nhau. Nó trở thành cuốn sách được biết đến nhiều nhất của Nhất Hạnh.

Nhà văn Cộng sản Anh Đức kết án tác giả Bông Hồng Cài Áo “cố ý làm cho người ta chỉ nhớ đến bà mẹ cá nhân của mình mà quên đi bà mẹ lớn lao là tổ quốc” (trong Bức Thư Cà Mau, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội 1966).

Năm 1967, một nhạc sĩ quen thuộc với giới sinh viên Phật tử Sài Gòn là Phạm Thế Mỹ phỏng theo ý văn của Nhất Hạnh trong đoản văn trên, viết bản nhạc Bông Hồng Cài Áo. Bản nhạc này lập tức được các đơn vị Gia Đình Phật Tử miền Nam đón nhận và đưa vào nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong lễ Vu Lan. Kể từ đó bản nhạc này gắn bó với nghi thức Bông Hồng Cài Áo.

Tại hải ngoại, nghi thức Bông Hồng Cài Áo, được nhiều bài báo Mỹ ca ngợi. Họ cho rằng lòng hiếu đễ được nâng lên thành một nghi thức tôn giáo là một điểm sáng của Phật Giáo đáng được đặc biệt lưu ý. Có điều họ chưa biết nghi thức này là một đặc điểm riêng của Phật Giáo Việt Nam và trở thành một truyền thống trong lễ Vu Lan là nhờ nỗ lực liên tục của các đơn vị Gia Đình Phật Tử từ năm 1962 tới nay.

* Tâm Huy Aug 20, 2004
------------------------------------------
megia.jpg
megia.jpg (17.98 KiB) Đã xem 1947 lần
Câu chuyện kể về một bà lão, chồng vừa mất. Bà dọn đến ở cùng hai vợ chồng người con và đứa cháu yêu quí.

Năm tháng đã bào mòn sức khoẻ của bà, đôi mắt kèm nhèm, tay lại run rẩy. Bà thường làm tung toé thức ăn trên bàn. Hai vợ chồng người con đã không giấu được vẻ khó chịu. Họ làm một cái bàn nhỏ và đề nghị bà dùng bữa tại đó.

Từ đó bà lão chỉ biết ngồi ăn một mình và nhìn những người khác trong nước mắt. Cứ thế cho đến một tối nọ, thấy con gái đang loay hoay sắp xếp đồ chơi của mình, người cha liền hỏi con:

- Này con gái cưng! Con đang xếp gì thế?

Cô bé ngây thơ nhìn cha và cười hồn nhiên:

- Con đang xếp một cái bàn nhỏ cho cha và mẹ, để cha mẹ có thể tự ăn một mình như bà khi con lớn lên!

Cha mẹ cô lặng người một lúc rồi cả hai bỗng nhìn nhau bật khóc. Đêm đó họ đã dẫn mẹ quay về chiếc bàn ăn của gia đình. Và từ đó bà đã cùng dùng bữa trong không khí đầm ấm.

Người con trai và con dâu dường như không có vẻ bực tức gì khi đôi lúc bà lại làm đổ thức ăn ra bàn.

“Nếu không biết nâng niu, quí trọng hạnh phúc từ những bông hồng còn đỏ thắm trên ngực áo bạn. Cũng đồng nghĩa với việc bạn đang gieo trồng những bông hồng trắng trong đầu óc con trẻ!”.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Phật Nói Kinh Hiếu Tử

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Phật Nói Kinh Hiếu Tử

Kinh này là cuốn Kinh số 687 trong Đại tạng Kinh. Kinh này mất tên người dịch chữ Phạn ra chữ Hán

Dịch giả Thích Tâm Châu

Đức Phật liền hỏi các vị Sa môn: cha mẹ sinh con: mười tháng mang thai, thân như trọng bệnh; tới ngày sinh sản, mẹ nguy, cha sợ. Với tình cảnh ấy, khó nói hết được. Sau khi sinh rồi, sê con chỗ ráo, mẹ nằm chỗ ướt. Tinh thành rất mực huyết hóa thành sữa. Lau chùi, tắm giặt, đầy đủ ăn mặc; dạy dỗ bảo ban, lễ biếu thầy, bạn, dâng cống quân trưởng. Mặt con tươi tỉnh, cha mẹ vui mừng nếu con buồn rầu, lòng cha mẹ héo. Khi ra ngoài cửa, vẫn nhớ mến con, bước vào trong nhà, thấy con, yên dạ. Tâm thường lo lắng, sợ việc chẳng lành. Ơn cha mẹ thế, lấy gì báo đáp?

Các vị Sa môn bạch đức Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn, là người con hiếu, chỉ nên làm sao ăn ở hết lễ, từ tâm cúng dường, đền ơn cha mẹ.”

Đức Phật lạy bảo các vị Sa môn: “Con nuôi cha mẹ bằng những thứ này; cam lộ trăm mùi, để thỏa miệng Người, mọi tiếng Thiên nhạc, để thích tai người, aó đẹp tuyệt vời, rực rỡ thân Người, hai vai cõng Người, chu lưu bốn bể, đến hết đời con, trả ơn dưỡng dục gọi là hiếu chăng?”

Các vị Sa môn bạch đức Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn, gọi là đại hiếu, còn gì hơn nữa!”

Đức Phật lại bảo các vị Sa môn: “Tuy được như thế chưa phải là hiếu, là người con hiếu, cần phải thực hành: cha mẹ ngu tối, không kính Tam Bảo; hung ngược, tàn ác, lạm trộm phi lý; dâm dật ngoại sắc; nói dối phi đạo; say sưa hoang loạn, trái lẽ chính chân, hung nghiệt như thế, con hết lòng can, để khai ngộ Người.

Nếu còn mê muội, chưa biết tỉnh ngộ, liền đem nhân nghĩa, khai hóa dần dần; hoặc dẫn Người xem lao ngục nhà vua, dẫn giải thí dụ về những hình lục của những tù nhân, thưa cha mẹ rằng: “Những tù nhân này không theo pháp luật, nên thân phải bị mọi sự khổ độc, tự mình vời lấy, mất thân, mệnh mình. Mệnh mất, thần đi, giam vào Thái Sơn, chịu tội nước, lửa, muôn thứ khổ độc, một mình kêu gào ai cứu vớt, vì theo làm ác, phải tội trọng ấy.” Ví dù chưa chuyển, khóc lóc kêu van, tuyệt không ăn uống. Hành động như thế, Người tuy bất minh, nhưng hẳn đau xót vì tình ân ái, sợ con mình chết, sẽ gượng nhẫn nhục, nén lòng sùng đạo.

Nếu Người đổi chí, phụng sự Phật Pháp, giữ gìn năm giới: nhân từ không giết, thanh nhượng không trộm, trinh khiết không dâm, thủ tín không dối, hiếu thuận không say.

Ở trong tông môn: thân từ, con hiếu, chồng chính, vợ trinh, cửu tộc hòa mục, tôi tớ thuận tòng thấm nhuần khắp cả đến chốn xa xôi, ai ai là chẳng hết lòng chịu ơn.
Thập phương chư Phật, Thiên, Long, Qủy thần, nhà vua có đạo, bày tôi trung thần, con dân muôn họ, ai chẳng kính ái, hưởng phúc an lành.

Dù rằng có gặp chính trị điên đảo, phụ tá gian nịnh, con ác, vợ yêu, nghìn tà, vạn quái, không làm gì được, đối với cha mẹ, đời thường yên ổn, khi tuổi thọ hết, hồn sinh lên Trời, và được đến nơi chư Phật đồng hội, được nghe nói pháp, đắc đạo độ thế, xa hẳn khổ não.

Đức Phật lại bảo các vị Sa môn:

“Đời chưa có gì đáng gọi là hiếu, chỉ có thế này mới là đại hiếu:

Làm cho cha mẹ, bỏ ác, làm lành, vâng giữ năm giới, giữ ba tự quy. Được thế, dù rằng buổi sớm vâng giữ, buổi chiều mất đi, ơn ấy trọng hơn vô lượng công ơn: nuôi nấng, bú mớm của cha mẹ mình. Nếu không biết đem giáo pháp Tam Bảo, rất mực khai hóa cho cha mẹ mình, tuy là hiếu dưỡng cũng như bất hiếu.

Hơn nữa, không nên lấy vợ cay nghiệt, vì vợ cay nghiệt làm xa người hiền, không cần cha mẹ; nữ tình đa dục, ham sắc không chán, sinh ra những việc ngang trái đạo hiếu, giết hại cha mẹ, quốc chính hoảng loạn, vạn dân lưu vong.

“Bản chí thường làm những việc huệ thí, lễ, giới xét mình, dịu lòng chuộng nhân, luôn luôn tiến đức; tiềm ý tịch mịch, học chí suốt thông, danh lừng chư Thiên, sáng bằng Hiền giả.

Nếu tự uế phạm trong hàng thê thiếp, chí lầm nữ sắc, hoang mê tình dục, dáng dấp yêu kiều, biến ra muôn mối, những chàng trí ít, những kẻ thấy gần, thấy họ như thế, bất giác dần dần, chí quay trở lại, dìm mất thân mình; do lời tà sảo, quỷ quái của họ, hoặc nguy cha mẹ, hoặc giết cả vua. Ham sắc tình đãng, giận, ghét, lười, kiêu, tán tâm mờ mịt, làm như điểu thú...Từ xưa đến nay, đều do nữ sắc, giết mất thân mệnh, tiêu diệt tôn tộc. Bởi thế cho nên các vị Sa môn ở riêng một mình, không dám sánh đôi; trong sạch chỉ mình, đạo là việc chính.

“Giữ mình giữ giới ấy: nếu là làm vua, giữ yên bốn bể, làm tôi trọn trung, đem nhân nuôi dân; phép cha phải minh, con phải hiếu từ, chồng tín, vợ trinh. Các Ưu Bà Tắc cùng Ưu Bà Di theo làm như thế, đời đời gặp Phật, thấy Pháp, đắc đạo.

Phật nói như thế, hết thảy đệ tử, ai cũng vui mừng.
Mục kiều liên.jpg
Mục kiều liên.jpg (2.32 KiB) Đã xem 1911 lần


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km tới nhà mình ở khu Seelampur, thủ đô Delhi, Ấn Độ.
ganh1.jpg
ganh1.jpg (29.92 KiB) Đã xem 1873 lần
Ảnh: Hindustan Times.

Người thợ điện này cho biết cha mẹ như là "thần" đối với anh, và anh tình nguyện cống hiến cuộc đời còn lại phục vụ họ.

"Rất nhiều bạn trẻ không hiểu được ý nghĩa của cha mẹ trong cuộc đời. Tôi gánh cha mẹ trên vai để tỏ lòng kính trọng với họ vì họ đã đem tôi đến với thế giới này. Họ là Thần của tôi", Kumar nói với tờ Hindustan Times.

Ông Lala Ram 95 tuổi và bà vợ 80 tuổi rất cảm kích tấm lòng của con trai vì anh đã giúp họ thực hiện ước nguyện được tắm nước thánh sông Hằng ở Haridwar, bang Uttar Pradesh, sau đó còn cõng họ về nhà ở thủ đô Delhi.

Kumar bị ấn tượng bởi câu chuyện thời thơ ấu do bà nội kể lại. "Nó khiến chúng tôi ngạc nhiên khi nói về kế hoạch sẽ gánh cha mẹ trên vai của mình. Chúng tôi cố gắng khuyên con không nên làm nhiệm vụ khó khăn đó, nhưng nó rất cương quyết và quỳ xuống xin phép", mẹ anh tâm sự.

Bất chấp trời mưa to, đường sá nham nhở, bị sưng và trợt ở cổ, vai, Kumar vẫn vượt qua quãng đường khoảng 25-30 km mỗi ngày khi gánh cùng lúc cả cha lẫn mẹ trên vai, nặng khoảng 115 kg.

"Họ chỉ ngừng lại để ăn uống - những bữa ăn đã được dân làng ủng hộ và chuẩn bị sẵn", một người cho biết.

Cứ sau mỗi bữa ăn, cả nhà lại dừng ở bên đường, rửa ráy và tiếp tục hành trình đến Delhi. Mỗi lần dừng lại, Kumar đều quỳ chạm vào chân cha mẹ và nhận lời chúc phúc của họ.

Hàng ngàn người dân đã đến để nhận lời chúc phúc của cha mẹ Kumar khi câu chuyện của họ lan đi nhanh chóng từ làng này đến làng khác.

T. An (Coppyricht: VNexpress).


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Tìm hiểu chữ Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

A DI ĐÀ PHẬT CHẮC ĐẠO HỮU THIEN NHAN CÓ HIẾU LẮM PHẢI KO :">
http://chuahoangphap.com.vn/books.php?b ... 176&id=806
Bổn phận con đối với cha mẹ như thế nào? Con cái có năm điều phải thuận thảo với cha mẹ:

1- Chăm lo học tập hoặc siêng năng làm việc để giúp đỡ song thân.

2- Săn sóc thức ăn uống cho cha mẹ khi hôm sớm.

3- Ðừng có hành động gì để cha mẹ phải lo buồn.

4- Thường nghĩ ơn cúc dục, luôn luôn lo báo bổ.

5- Khi song thân đau yếu, già nua, phải lo phần thuốc thang và phụng sự cho chu đáo. (Kinh Thiện-Sanh)

Lại, đạo làm con phải kính dưỡng cha mẹ theo năm điều:

1- Tùy phần, làm hết sức mình trong việc cung phụng song thân.

2- Có hành động gì phải thưa trước cho cha mẹ biết.

3- Khéo uyển chuyển, đừng tỏ ra ngỗ nghịch đối với bề trên.

4- Cha mẹ bảo điều phải, chớ nên trái ý.

5- Ðừng gàn trở, nên nối chí cha mẹ trong công việc chánh đáng. (Kinh Trường-A-Hàm)

Cha mẹ có ân lớn đối với con. Nếu đời không Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật. (Kinh Ðại-Tập)

Và, với con, người từ mẫu có mười đức:

1- Như đất chở: vì khi con chưa sanh, con nương nơi thai làm cho mẹ phải chịu nhiều điều nặng nhọc.

2- Hay sanh nở: ngày lâm bồn, mẹ phải trải qua nhiều đau khổ, thừa sống thiếu chết.

3- Khéo nâng sửa: thường dùng tay nâng sửa năm vóc cho con.

4- Chăm dưỡng dục: mẹ nằm chỗ ướt, để con nằm chỗ khô, bú sữa mớm cơm cho hài nhi, tùy nghi các mùa nuôi cho khôn lớn.

5- Cho trí huệ: thường dùng phương tiện khiến cho con phát sanh sự hiểu biết.

6- Hằng trang nghiêm: tùy phần lực, may y phục đẹp, hoặc sắm đồ trang sức cho con.

7- Năng an ổn: thường bồng ẵm, ôm con vào lòng cho nó được yên nghỉ.

8- Lo dạy dỗ: dắt dìu, dùng nhiều cách dạy dỗ con từ chút.

9- Hay khuyên răn: dùng lời từ hòa nhắc nhở, răn dạy con tránh chỗ hiểm nguy, xa nơi xấu ác.

10- Cho sự nghiệp: lo cho con có gia đình, sự nghiệp, tùy sở hữu thường cung cấp, thậm chí con đi xa, mẹ tựa cửa ngóng trông.

Nầy Thiện-nam-tử! Vì thế các ông phải siêng năng tu tập để báo ân đức mẹ cha. (Kinh Tâm-Ðịa-Quán)

Không những Đức Phật đem đạo hiếu dưỡng dạy người, mà trong tiền thân cho đến khi thành chánh-giác, Ngài cũng đã thực hành theo hạnh thảo thuận ấy. Như đoạn kinh sau đây:

Ðời quá khứ lâu xa về trước, trong núi Tuyết có con chim Anh-Võ, vì cha mẹ già mắt lại mù, nên thường bay đi các nơi hái trái ngon đem về phụng dưỡng song thân. Bấy giờ có người điền chủ, trong khi gieo giống phát nguyện rằng: “Xin chư thần giúp đỡ cho hoa màu của tôi được tốt. Những lúa nầy khi kết hạt, xin cấp cho tất cả chúng-sanh cùng hưởng”. Chim Anh-Võ nghe biết người điền chủ có tâm bố thí, nên vừa lúc lúa chín, thường lấy về cung phụng cha mẹ. Một hôm, điền chủ đi thăm ruộng thấy lúa mình bị loài phi cầm ăn hao hớt khá nhiều, bỗng sanh lòng ác não, liền làm một cái bẫy lưới và kết quả bắt được chim Anh-Võ. Khi bị sanh cầm, Anh-Võ nói với điền chủ: “Trước kia ông đã có tâm bố thí, nên tôi mới dám đến đây lấy lúa, sao nay ông lại bắt tôi? Ðiền chủ hỏi: “Ngươi lấy lúa cho ai ăn?” - Ðáp: “Tôi có cha mẹ già lại mù lòa, nên lấy đem về cấp dưỡng”. Ðiền chủ bỗng ngậm ngùi bảo: “Loài chim chóc còn biết hiếu thuận như thế, huống nữa là người? Từ đây về sau, ta cho phép ngươi tự tiện đến lấy lúa. Chớ nghi ngờ sợ hãi chi cả!”

Ðức Phật bảo các Tỷ-khưu: “Chim Anh-Võ con thuở xưa, chính là tiền thân của ta ngày nay. Vị điền chủ lúc ấy là Xá-Lợi-Phất đây. Và hai con chim Anh-Võ già lại mù lòa, là Tịnh-Phạn-Vương cùng Ma-Gia phu-nhân, cha mẹ đời hiện tại của ta vậy”. (Kinh Tạp-Bảo-Tạng)

Bấy giờ, Tịnh-Phạn-Vương đau nặng sắp mất, trông nhớ Đức Phật, cùng con thứ là Nan-Ðà, điệt tử A-Nan và tôn tử La-Vân.

Ðức Phật biết được, liền cùng các vị ấy dùng sức thần túc đi đến vương cung. Khi đến nơi Ðức Thế-Tôn phóng ánh sáng rực rỡ báo tin cho hay trước, rồi vào cung an ủi rằng: “Xin Phụ-vương chớ lo buồn suy nghĩ, vì tất cả pháp hữu vi đều vô thường và đạo đức của Phụ-vương cũng đã thuần bị”. Nói xong, từ trong áo cà-sa, Ðức Thế-Tôn đưa ra cánh tay sắc vàng, bàn tay như hoa sen, rờ nơi trán vua cha, ân cần thuyết pháp.

Sau khi nghe Phật an ủi và nói pháp yếu, Tịnh-Phạn-Vương trong lòng vui vẻ, nắm tay Phật để lên ngực mình, rồi thưa rằng: “Ðức Như-Lai là bậc chí nhân, chúng-sanh nào thấy từ dung, nghe thuyết pháp, đều được lợi ích. Nay tôi được chiêm ngưỡng Như-Lai và thấy các vị Tôn-giả, tâm nguyện đã mãn. Xin từ đây giã biệt!” Nói xong, vua chắp hai tay nơi ngực, tỏ dấu tâm lễ Ðức Thế-Tôn, rồi yên ổn mà qua đời. Lúc ấy bàn tay của Phật còn để trên ngực vua cha.

Khi đó, các hàng Thích-tử theo nghi thức tắm rửa tẩm liệm, rồi để kim quan Tịnh-Vương ra nơi bảo tòa. Ðức Phật nghiêm túc đứng trước, Nan-Ðà và La-Vân đứng sau linh quan. Ngài A-Nan quỳ bạch Phật rằng: “Xin Thế-Tôn cho con đỡ linh quan của bá phụ”. La-Vân lại thưa: “Con cũng xin đỡ quan quách của tổ vương”.

Bấy giờ Ðức Thế-Tôn nghĩ người đời sau phần nhiều ngỗ nghịch với cha mẹ, không tưởng đến ân dưỡng dục; Ngài muốn làm gương khuyến hóa kẻ bất hiếu hậu thế, nên đưa tay ra sắp đỡ linh quan để lên vai. Lúc ấy cõi Ðại-thiên hốt nhiên chấn động sáu cách, các núi lớn nhỏ đều rung chuyển mạnh. Tất cả chư thiên ở Dục-giới đồng bay xuống phó tang. Phương bắc, Tỳ-Sa-Môn thiên-vương đem các thần Dạ-xoa, phương đông Ðề-Ðầu-Lại-Tra thiên-vương đem các thần Kỹ-nhạc, phương nam Tỳ-Lâu-Lặc-Xoa thiên-vương đem các thần Cưu-bàn-trà, phương tây Tỳ-Lưu-Bác-Xoa thiên-vương cũng đem các Long-thần bay xuống. Bốn vị Thiên-vương thành khẩn quỳ bạch Phật, xin cho mình thay thế đỡ linh quan vua Tịnh-Phạn. Ðức Thế-Tôn nhận lời, rồi tự bưng lư hương chậm rãi dẫn tang đi trước, đến chỗ trà tỳ. (Kinh Tịnh-Phạn-Vương-Bát-Niết-Bàn)


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Chỉ còn vài ngày nửa là tới đại lễ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

203071.jpg
203071.jpg (25.69 KiB) Đã xem 1360 lần
Chào các bạn,

1- Chỉ còn vài ngày nửa là tới đại lễ Vu Lan, Các bạn nghĩ thế nào về ngày này?

2- Trong kinh điển có viết: Thượng báo tứ trọng ân, Hạ tế tam đồ khổ. Ngoài Tổ tiên, cha mẹ ra.
Ta có còn nghĩ đến công lao, ân nghĩa của Thầy, Cô, họ hàng, bạn bè, Quê hương và những người có công với nhân loại?

------------Thứ hai----------------------

3- Tại sao có rất nhiều người không phải là Phật- giáo họ cũng đến chùa?

4- Một ít người đã quy y tam bảo. Cũng không đến chùa là tại sao?

----------Thứ ba-----------------------

5- Có những người con chưa từng biết mặt cha, mẹ!

6- Có những bậc làm cha mẹ ngược đãi, khắc khe, ác độc với con cái!

7- Ngược lại có những hạng người vì tình, tiền, tài, danh, thực đã làm cho cha mẹ khổ tâm!

Thì trong ngày đại lễ Vu Lan này, thí dụ như trong hoàn cảnh ở vị trí làm cha mẹ, hay bổn phận làm con thì bạn nghĩ sau?

Thân ái,

TN
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 19/08/10 09:22 với 2 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tìm hiểu chữ Hiếu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Vài ngày nữa là đến lễ Vu Lan.

Muốn báo đáp thâm ân cha mẹ phải:

1. đến chùa cúng dàng tam bảo, nhờ chư tăng chú nguyện cho cha mẹ hiện đời được trường thọ, cha mẹ quá khứ siêu thoát ác đạo.

2. dù là người đã giữ giới hay chưa giữ giới, phải nên ăn chay phóng sinh vào các ngày nầy, đặc biệt cả tháng càng hay, hay trường chay càng tuyệt. Vì sao vậy? Cha mẹ của chúng ta đâu phải chỉ một đời nầy, chúng ta từng sanh ra rồi chết mất trong vô lượng kiếp thì phải biết cha mẹ chúng ta nhiều không thể tả siết, có thể nói rằng tất cả loài người 7-8 tỷ đều là cha mẹ của ta từ thở quá khứ, các loài súc sanh trên toàn khắp trái đất nầy cũng đều là cha mẹ của ta từ vô thủy, cho đến tất cả chúng sanh trong mười phương cũng đều như thế.

Chỉ vì nghiệp chiêu cảm, theo nhân quả của từng cá nhân mà phải đọa làm các loài. Con mắt phàm của ta không thấy biết, chỉ biết đó là món ăn của mình nên ra tay sát hại, chỉ biết đó là kẻ thù của mình nên hảm hại đàng áp chiến tranh. Hóa ra ta đi giết cha mẹ của mình từ vô thủy. Cho dù hiếu thảo với cha mẹ hiện đời, giết thú vật để dân lên cha mẹ hiện tại, thì lại chính là bất hiếu với cha mẹ quá khứ! Phải giết nhiều cha mẹ để nuôi 2 cha mẹ. Báo hiếu làm sao trọn vẹn!

3. Lại nữa các Kinh Đại Thừa dạy "Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, đều sẽ Thành Phật". Ta đi hảm hại loài người, giết hại súc vật v.v... chính là hảm hại giết hại chư Phật của vị lai. Há chẳng đáng kinh hay sao?

Nam Mô Ba Đời Mười Phương Chư Phật (con xin quy y khắp ba đời mười phương chư Phật)

Đã quy y chư Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Há lại giết hại? Thế sao gọi là quy y khắp ba đời chư Phật được?

Chỉ nói việc Bất Hiếu Cha Mẹ Quá Khứ Vô Thủy.
Chỉ nói việc Bất Kính Chư Phật Vị Lai Vô Chung.

Thì để đủ chúng ta phải ngưng ngay việc hảm hại chúng sanh và mọi người. Huống gì là giết họ hay sao?

Do vậy tôi khuyên chư vị thiện nam, thiện nữ, nếu muốn báo đáp thâm ân cha mẹ, đền ân Phật thầy thì xin đừng giết hại chúng sanh, mà ngược lại còn phóng sanh cứu giúp.

Được như vậy mới là người Đại Hiếu, Đại Kính, Phật Tử vậy!

Tôi xin nguyện sám hối tất cả những nghiệp ác mà mình đã gây tạo từ vô thủy đến nay, nhứt là các nghiệp Ngũ Nghịch, Thập Ác, Sát, Đạo, Dâm, Vọng.

Nguyện cho tất cả mọi loài đều được an vui giải thoát.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách