Chư Phật Bình Đẳng

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Chư Phật Bình Đẳng

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Chư Phật Bình Đẳng

Người Tu Phật Đọc Kinh Tịnh Độ Thì Chắc Sẽ Có Nghi Vấn Là Trong Các Kinh Tịnh Độ Khen Ngợi Đức Phật A Di Đà Thọ Mạng Vô Lượng Vô Biên A Tăng Kỳ Kiếp Như Vậy Số Chúng Sanh Được Ngài Độ Chắc Là Sẽ Nhiều Hơn Số Chúng Sanh Được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Độ Bởi Vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thị Hiện Thọ Mạng Chỉ Có 80 Năm.

Trong Kinh Bi Hoa Nói Khi Đức Phật Bảo Tạng Thọ Ký Cho Các Vị Bồ Tát Sẽ Thành Phật Trong Đời Vị Lai Thì Ngài Nói Rằng Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thị Hiện Thành Phật Thì Số Chúng Sanh Được Ngài Độ Cũng Đồng Như Số Chúng Sanh Được Đức Phật A Di Đà Độ Không Có Sai Khác.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chư Phật Bình Đẳng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương
Hỏi:- Mười phương đều có chư Phật và Tịnh Độ. Nếu vì lẽ chúng sanh ở cõi nầy tâm tánh trược loạn, niệm nhiều vị Phật e Tam Muội khó thành, tại sao người tu không tùy ý niệm một đức Phật, tùy nguyện cầu sanh về một Tịnh Độ nào khác, hà tất phải riêng niệm Đức A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc?
Đáp:- Phàm phu vô trí phải theo lời Phật dạy, chẳng nên tự chuyên, vì thế xưa nay những người tu Tịnh Độ đều chuyên niệm Phật A Di Đà. Theo lời Phật dạy là thế nào? Đức Thích Ca Thế Tôn một đời thuyết pháp, hằng khuyên chúng sanh niệm Phật A Di Đà cầu sanh về thế giới Cực Lạc. Như trong các kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Phật Thuyết A Di Đà, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm... có đến mấy mươi bộ, Phật đều ân cần khuyên sanh về Tây Phương. Chẳng những riêng các kinh, mà trong các luận, chư Bồ Tát, Tổ Sư đều bảo nên cầu sanh về Cực Lạc.

Lại nữa, đức Phật A Di Đà có bốn mươi tám điều đại bi nguyện lực để tiếp độ chúng sanh. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: 'Phật A Di Đà có tám mươi bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám mươi bốn ngàn vẻ đẹp tùy hình, mỗi vẻ đẹp phóng ra tám mươi bốn ngàn tia sáng soi khắp pháp giới nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật không rời bỏ. Nếu có chúng sanh nào niệm danh hiệu ngài, thì cơ cảm tương ưng, quyết định sẽ được vãng sanh.' Các kinh Phật Thuyết A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Cổ Âm Vương Đà La Ni đều nói: 'Khi Đức Thích Ca thuyết kinh, hằng hà sa chư Phật ở mười phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp cõi đại thiên để chứng thật rằng nếu chúng sanh nào niệm Phật A Di Đà, tất sẽ nương nhờ đại bi nguyện lực của ngài, quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc.'

Nên biết Phật A Di Đà đối với cõi nầy có nhân duyên lớn. Như kinh Vô Lượng Thọ nói: 'Trong thời mạt, khi các kinh khác đã diệt hết, chỉ còn kinh nầy lưu trú ở đời một trăm năm để tiếp độ loài hữu tình vãng sanh về cõi kia.' Đây là điểm chứng minh Phật A Di Đà đối với chúng sanh ở cõi trược nầy có đại nhân duyên.

Về các Tịnh Độ khác, tuy một, hai bộ kinh có lược khuyên vãng sanh, song chẳng bằng cõi Cực Lạc là tiêu điểm mà các kinh, luận đều ân cần khuyến hướng.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chư Phật Bình Đẳng

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương
Đây Là Quyền Nghĩa Chẳng Phải Thật Nghĩa.

Quyền Nghĩa Thì Giảng Nói Chư Phật Thế Giới, Thọ Mạng, Chúng Hội Sai Biệt.

Thật Nghĩa là Tất Cả Chư Phật Đều Bình Đẳng Chỉ Có Sự Thị Hiện Sai Biệt Tùy Theo Căn Cơ Của Chúng Sanh


Trích Kinh Đại Bảo Tích Pháp Hội Văn Thù Sư Lợi Thọ Ký
Bấy giờ trong đại chúng có Chư Bồ Tát nghĩ rằng: Phật độ công đức trang nghiêm của Văn Thù Sư Lợi được có bằng quốc độ của Đức Phật A Di Đà chăng?

Đức Thế Tôn biết tâm niệm của chư Bồ Tát nên nói với Ngài Sư Tử Dũng Mãnh Bồ Tát rằng:

"Nầy thiện nam tử! Ví như có người phân tích một sợi lông làm trăm phần, đem một phần lông chấm lấy một giọt nước trong đại hải. Một giọt nước biển ấy đem dụ cho sự trang nghiêm của quốc độ Phật A Di Đà, còn toàn nước đại hải đem lại dụ cho quốc độ trang nghiêm của Phật Phổ Kiến, lại còn hơn đây nữa.

Tại sao?

Vì Phật độ trang nghiêm của Phổ Kiến Như Lai chẳng thể nghĩ bàn được vậy.

Sư Tử Dũng Mãnh Lôi Âm Bồ Tát bạch rằng:

Bạch Đức Thế Tôn! Những loại Phật độ trang nghiêm như vậy, trong tam thế chư Phật còn có quốc độ như vậy chăng?

Đức Phật nói:

Có. Nầy thiện nam tử! Phương Đông cách đây quá trăm ức hằng sa thế giới có Phật độ tên Trụ Tối Thượng Nguyện, có Phật hiệu Phổ Quang Thường Đa Công Đức Hải Vương Như Lai thọ mạng vô lượng vô biên thường thuyết pháp cho chúng Bồ Tát. Cõi nầy công đức trang nghiêm đồng như cõi của Phổ Kiến Như Lai.


Trích Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Ký

Đức Phật bảo Bồ Tát Hoa Đức Tạng: Giả sử có người phân tích một sợi lông làm trăm phần đem một phần của sợi lông ấy dúng vào nước biển cả, ý ông nghĩ thế nào? Một giọt nước trên đầu sợi lông đối với nước trong biển cả, thời đằng nào là nhiều?

Bồ Tát Hoa Đức Tạng thưa với Đức Phật rằng:

Thưa Đức Thế Tôn! Nước biển nhiều lắm không thể lấy gì làm thí dụ được.
Đức Phật dạy:

Này Hoa Đức Tạng Đúng như thế! Hoa Đức Tạng, nên biết như thế, những sự trang nghiêm trong cõi nước Phật A Di Đà cũng như là giọt nước trên đầu sợi lông, mà cõi nước của Phật Kim Quang Sư Tử Du Hí như là nước trong biển cả. Thanh Văn, Bồ Tát, sai khác nhau cũng như thế.


DH Nghĩ Sao Về Đoạn 2 Kinh Trên?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chư Phật Bình Đẳng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Không biết giải thích sao? Hết thảy đều là duyên phận

Lại có chúng sinh, mười phương cõi Phật, nếu hiện tại sinh, hoặc vị lai sinh, thấy Phật Di Ðà, mỗi nơi có đặng, tám vạn câu chi na do tha người, thọ ký pháp nhẫn, thành tựu viên mãn, “Vô Thượng Bồ Ðề”. Các hữu tình kia, đều do nhân duyên, thệ nguyện đời trước, cùng được vãng sinh, thế giới Cực Lạc.


Phật bảo A Nan: Phật Vô Lượng Thọ, mạng sống dài lâu, không thể tính kể, lại có vô số, các chúng Thanh Văn, thần trí thông triệt, oai lực tự tại, lòng tay nắm trọn, tất cả thế giới. Trong đệ tử ta, Ðại Mục Kiền Liên, thần thông đệ nhất, ở trong tam thiên đại thiên thế giới, tất cả tinh tú, cùng các chúng sinh, trong một ngày đêm, đều đếm biết số. Giả sử chúng sinh, ở trong mười phương, đều thành Duyên Giác, mỗi một Duyên Giác, thọ vạn ức tuổi, thần thông đều như, Ðại Mục Kiền Liên, dùng hết thọ mạng, vận hết trí lực, cùng đem so tính, với số Thanh Văn, trong hội Phật kia, trong ngàn vạn phần, chưa được một phần.

Ví như biển lớn, sâu rộng vô biên, nếu lấy sợi lông, chẻ ra trăm phần, nghiền thành bụi nhỏ, lấy mỗi bụi nhỏ, chấm giọt nước biển, nước trong bụi lông, so với nước biển, nước nào nhiều hơn?

A Nan! Các vị “Mục Kiền Liên” kia, chỗ đếm biết được, như nước bụi lông, chỗ chưa được biết, như nước biển lớn. Mạng sống Phật kia, cùng chư Bồ Tát, Thanh Văn Trời Người, thọ mạng cũng vậy. Không thể nào dùng, toán số ví dụ, mà biết được hết.





A Di Đà Phật phát 48 lời thệ nguyện không thể nghĩ bàn:


Lúc con làm Phật, mười phương chúng sinh, nghe danh hiệu con, phát tâm Bồ Ðề, tu các công đức, cung kính thực hành, sáu Ba La Mật, kiên cố bất thoái, lại lấy tất cả, thiện căn hồi hướng, nguyện sinh nước con, nhất tâm niệm con, ngày đêm không dứt, đến khi lâm chung, con và Bồ Tát, hiện tiền nghinh tiếp, trải qua khoảnh khắc, liền sinh cõi con, thành tựu A Duy Việt Trí Bồ Tát, nếu không như vậy, không thành Chánh Giác.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chư Phật Bình Đẳng

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Không biết giải thích sao? Hết thảy đều là duyên phận
DH Nói Vậy Thật Không Đúng Lý Với Người Tu Phật.

Tu Phật Phải Có Chánh Kiến Phân Biện Quyền Nghĩa Thật Nghĩa Nếu Không Thì Dễ Bị Tà Ngoại Phá Hoại.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chư Phật Bình Đẳng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

DH Nói Vậy Thật Không Đúng Lý Với Người Tu Phật. Nếu KC không muốn đi Cực Lạc thì vể cõi của đức A Súc Bệ Phật đi


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chư Phật Bình Đẳng

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Lăng Già Nói Tất Cả Chư Phật Đều Bình Đẳng Chỉ Vì Tùy Chúng Sanh Căn Tánh Sai Biệt Mà Hiện Sai Biệt.

Kinh Hoa Nghiêm Nói Tất Cả Chư Phật Đều Đầy Đủ Trí Huệ, Thần, Thông Biện Tài, Sắc Thân...Bình Đẳng Không Hai Chỉ Tùy Duyên Chúng Sanh Mà Thị Hiện Sai Biệt.

Kinh Kim Quang Minh Nói Diệu Tràng Bồ Tát Khởi Lòng Nghi Ngờ Là Tại Sao Đức Phật A Di Đà Thị Hiện Thành Phật Ở Trong Cõi Thanh Tịnh Thọ Mạng Vô Lượng Vô Biên A Tăng Kỳ Kiếp Còn Trong Khi Đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thị Hiện Thành Phật Trong Cõi Nhơ Xấu Thọ Mạng chỉ Có 80 Năm.

Lúc Đó Có 4 Đức Phật Trong 4 Phương Đó Là Bắc Phật Vi Diệu Thanh, Nam Phật Bảo Sanh, Đông Phật Bất Động, Tây Phật Vô Lượng Thọ Đều Liền Thị Hiện Ra Bảo Diệu Trang Bồ Tát Rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Vì Hiện Thành Phật Trong Thế Giới Ác Để Giáo Hóa Các Chúng Sanh Ác Cho Nên Mới Thị Hiện Thọ Mạng Ngắn Ngủi.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội Nói Nói Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Vì Giáo Hóa Chúng Sanh Nơi Cõi Ta Bà Đủ 5 Sự Nhơ Xấu Cho Nên Mới Thị Hiện Thân Tướng Thô Thọ Mạng Ngắn Ngủi Còn Thị Hiện Thành Phật Ở Cõi Thanh Tịnh Thì Thọ Mạng Lâu Dài Thân Tướng Trang Nghiêm Vô Lượng



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Chư Phật Bình Đẳng

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

1 là tất cả tất cả là 1Hỏi:- Tất cả cõi Tịnh Độ của chư Phật ở mười phương công đức đều bình đẳng, pháp tánh cũng như vậy. Người tu nên nhớ nghĩ khắp tất cả công đức của chư Phật, cầu về các cõi tịnh ở mười phương mới phải, sao nay lại riêng cầu Tịnh Độ của một đức Phật? Như thế chẳng là trái với lý bình đẳng cầu sanh ư?

Đáp: - Tất cả cõi tịnh của chư Phật thật ra đều bình đẳng. Nhưng vì chúng sanh ở cõi này phần nhiều là kẻ độn căn trược loạn, nếu không buộc tâm chuyên vào một cảnh thì Tam Muội khó thành. Chuyên niệm Phật A Di Đà, tức là Nhất Tướng Tam Muội, vì tâm chuyên nhất nên được sanh về cõi kia. Như trong Kinh Tùy Nguyện Vãng Sanh, Phổ Quảng Bồ Tát hỏi Phật: 'Bạch Đức Thế Tôn! Mười phương đều có Tịnh Độ, tại sao Thế Tôn lại riêng khen ngợi cõi Tây Phương Cực Lạc và khuyên chúng sanh nên chuyên niệm Phật A Di Đà để cầu về cõi ấy?' Phật bảo ngài Phổ Quảng: 'Chúng sanh ở cõi Diêm Phù Đề phần nhiều tâm trược loạn, vì thế ta chỉ tán thán một Tịnh Độ ở Tây Phương khiến các hữu tình chuyên tâm vào một cảnh để cho sự vãng sanh được dễ thành tựu. Nếu nhớ niệm tất cả chư Phật, vì niệm cảnh quá rộng, nên tâm mênh mang tán lạc, Tam Muội khó thành, không được vãng sanh. Lại sự cầu công đức của một vị Phật cùng sự cầu công đức của tất cả Phật không khác nhau, vì chư Phật đồng một pháp tánh. Cho nên niệm Phật A Di Đà tức là niệm tất cả Phật, sanh Tây Phương Tịnh Độ, tức là sanh tất cả Tịnh Độ. Vì thế Kinh Hoa Nghiêm nói: 'Thân tất cả chư Phật là thân một Đức Phật, một tâm một trí huệ, lực vô úy cũng thế.' Lại nói: 'Ví như trăng tròn sáng, in bóng khắp sông hồ, ảnh tượng tuy vô cùng, mặt trăng chỉ là một, như đấng Vô Ngại Trí, thành bậc Đẳng Chánh Giác, ứng hiện tất cả cõi, thân Phật không có hai.'

Tóm lại, người có trí huệ nương nơi thí dụ trên sẽ hiểu được lý một tức tất cả, tất cả là một. Khi hiểu được lý nầy, thì niệm một Đức Phật, chính là niệm tất cả chư Phật vậy.

Bấy giờ Pháp Tạng, nghe Phật nói rồi, nghiệm thấy tỏ tường, phát khởi các nguyện, thù thắng vô thượng. Ðối các chư thiên, con người thiện ác, cõi nước thô diệu, tư duy rốt ráo, liền được nhất tâm, chọn các điều muốn, kết thành nguyện lớn. Siêng năng cầu tiến, cung kính thận trọng, hết lòng gìn giữ, tu tập công đức, đầy đủ năm kiếp. Trong hai mươi mốt câu chi cõi Phật, các việc công đức, trang nghiêm thù thắng, thông đạt rõ ràng, như một cõi Phật, chỗ nhiếp nước Phật, siêu hơn cõi khác. Nhiếp thọ đắc rồi, Pháp Tạng tới chỗ, Thế Tự Tại Vương, cúi đầu dưới chân, nhiễu Phật ba vòng, đứng lại chắp tay. Bạch Thế Tôn rằng: “Con đã thành tựu, trang nghiêm nước Phật, các hạnh thanh tịnh”.



Lúc con làm Phật, mười phương thế giới, trong vô lượng cõi, vô số chư Phật, nếu không xưng tán, danh hiệu của con, và nói công đức, cõi nước thuần thiện, con thề không trụ, ở ngôi Chánh Giác.

(17.- Nguyện được chư Phật xưng tán)




Tỳ Kheo Pháp Tạng, nói xong kệ này, bạch Phật rằng con vì đạo Bồ Tát, nay chí tâm phát, Vô Thượng Chánh Giác, chọn nguyện làm Phật, ắt khiến như Phật, nguyện Phật vì con, rộng nói kinh pháp, con sẽ phụng trì, như pháp tu hành. Cần khổ dứt trừ, cội rễ sinh tử, chóng thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. Muốn khiến cho con, đến lúc thành Phật, trí huệ sáng suốt, chỗ ở cõi nước, danh từ giáo thọ, mười phương đều nghe. Chư thiên nhân dân, các loài giun trùng, sinh về nước con, đều làm Bồ Tát. Con lập nguyện này, đều thù thắng hơn vô số cõi Phật, được không Thế Tôn?”.


Phật bảo A Nan: Oai thần quang minh, Phật A Di Ðà, tối tôn bậc nhất, chư Phật mười phương, chẳng thể sánh kịp, biến chiếu phương Ðông, hằng sa cõi Phật, phương Nam Tây Bắc, cùng bốn phương phụ, hai phương trên dưới, cũng lại như thế. Nếu trên đảnh Phật, hóa hiện tròn sáng, hoặc chiếu một hai, ba bốn do tuần, hoặc là trăm ngàn, vạn ức do tuần. Quang minh chư Phật, hoặc chiếu sáng đặng, một hai cõi Phật, hoặc chiếu sáng đặng, trăm ngàn cõi Phật. Chỉ Phật Di Ðà, quang minh chiếu khắp, vô lượng vô biên, vô số cõi Phật. Quang minh chư Phật, chiếu sáng xa gần, vốn do chỗ cầu đạo trong đời trước, sở nguyện công đức, lớn nhỏ chẳng đồng, đến khi thành Phật, mỗi vị tự được, chỗ làm tự tại, chẳng cần dự tính. Phật A Di Ðà, quang minh ánh rực, thắng vượt hơn ánh, mặt trời mặt trăng, ngàn ức vạn lần, quang minh tối tôn, vua trong chư Phật. Vì thế cho nên, Phật Vô Lượng Thọ, cũng có hiệu là Phật Vô Lượng Quang, cũng có hiệu là Phật Vô Biên Quang, Phật Vô Ngại Quang, Phật Vô Ðẳng Quang, là Trí Huệ Quang, là Thường Chiếu Quang, là Thanh Tịnh Quang, là Hoan Hỷ Quang, là Giải Thoát Quang, là An Ổn Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang, Bất Tư Nghị Quang. Quang minh như thế, khắp chiếu mười phương, tất cả thế giới, nếu chúng sinh nào, chạm quang minh này, cấu diệt thiện sinh, thân ý nhu nhuyến, nếu trong tam đồ, chỗ vô cùng khổ, thấy quang minh này, đều được dừng dứt, đến khi mạng chung, đều đặng giải thoát. Nếu chúng sinh nào, chạm quang minh kia, oai thần công đức, đêm ngày xưng nói, chí tâm chẳng dừng, chỗ nguyện tùy ý, đặng sinh nước đó.

Nên biết Phật A Di Đà đối với cõi nầy có nhân duyên lớn


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Chư Phật Bình Đẳng

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Đừng nên luận bàn chỗ bình đẳng đó làm chi, vì chỉ Phật với Phật mới tường.
Nay hãy muốn về cõi nào thì tu tập ra sao? Mình có làm được không?

Theo hiểu biết nhỏ nhoi của VHBK: Tất cả chư vị nào vãng sanh được cõi Tịnh độ khác thì: nếu Tín Nguyện cõi CỰC LẠC thì hoàn toàn sanh được về CỰC LẠC hết 100%.

Nhưng chư vị vãng sanh CỰC LẠC thì chưa chắc sanh được cõi Tịnh Độ khác.

Không phải là cõi này hay cõi kia có hơn thua, mà là NĂNG LỰC BẢN THÂN MỖI NGƯỜI TU.

Mà miễn gặp được PHẬT, ĐỨC PHẬT nào cũng được. NGÀI CŨNG GIÁO ĐỘ NHƯ NHAU. THÀNH TỰU NHƯ NHAU.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chư Phật Bình Đẳng

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nên biết Phật A Di Đà đối với cõi nầy có nhân duyên lớn
Đây Mới Là Câu Quan Trọng Vì Tiền Thân Của Đức Phật A Di Đà Là Do Tiền Thân Của Đức phật Thích Ca Mâu Ni Khuyên Phát Tâm Bồ Đề Ở Trước Đức Phật Bảo Tạng Cho Nên Đức Phật A Di Đà Có Nhân Duyên Lớn Với Chúng Sanh Ở Cõi Ta Bà.

Thấy Chư Phật Có Sai Biệt Là Thấy Trên Tướng Thị Hiện Độ Sanh Của Chư Phật.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thị Hiện Cõi Ta Bà Chỉ Là Hóa Thân Phật Còn Phật Biến Chiếu Quang (Tỳ Lô Giá Na) Mới Mà Báo Thân Phật.

Phật Biến Chiếu Quang Vô Lượng Tướng Hảo Nơi Thế Giới Liên Hoa Tạng Giáo Hóa Chư Bồ Tát.

Kinh Hoa Nghiêm Nói Về Đức Phật Biến Chiếu Quang Chính Là Nói Báo Thân Phật Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Liên Hoa Tạng Thế Giới Chính Là Cõi Tịnh Độ Mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Tu Chứng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]26 khách