Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

autumnbabyc
Bài viết: 21
Ngày: 29/03/09 23:39
Giới tính: Nữ

Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi autumnbabyc »

Aut hiện đang đọc về kinh Kim cang nhưng quả thật đã đọc đi đọc lại vài lần nhưng vẫn không hiểu 3 câu quan trọng được nhắc đến trong kinh kim cang là rì để mà hiểu nữa. Xin trích ra phần dịch giả dịch kinh kim cang nói về bộ kinh này:
KINH KIM CANG
BÁT NHÃ BA LA MẬT
Dịch Từ Phạn sang Hán: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập,
Từ Hán sang Việt: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản

Lời Dịch Giả

Kinh Kim Cang là một phẩm trong Kinh Đại Bát Nhã 600 quyển. Kinh này từ đầu đến cuối đều hiển bày nghĩa ba câu, nếu đọc giả thấu suốt được nghĩa ba câu của Kinh này, thì đối với tất cả kinh đại thừa liễu nghĩa đều thấu suốt cả. Nghĩa ba câu cũng như nghĩa tứ cú kệ, phá hết tất cả tứ tướng chấp thật, chẳng hai chẳng khác. Nói chấp thật tức là lọt vào tương đối, thuộc về biên kiến, bất cứ chấp có là thật, chấp không là thật, chấp chơn là thật, chấp giả là thật, đều là chấp thật cả. Tiếng Hán có văn ngôn và bạch thoại. Văn ngôn đời xưa quá súc tích, thường hay có ý mà chẳng có lời, người xưa nói "đọc chỗ chẳng có chữ" là vậy. Chúng tôi gặp những trường hợp này thì thêm lời vào để sáng tỏ ý nghĩa ẩn trong văn, những danh từ tiếng Hán mà tiếng Việt ít dùng, lại chẳng thể dịch ra tiếng Việt thì chúng tôi ghi chú, còn những nghĩa lý thâm sâu khó hiểu thì chúng tôi lược giải thêm. Vì đọc giả cảm thấy phần 27 còn hơi tối nghĩa, nên kỳ in này chúng tôi lược giải thêm để sáng tỏ nghĩa kinh trong phần này. Nói tóm lại, chúng tôi dịch Kinh này là mong giúp cho đọc giả dễ hiểu nghĩa kinh, theo đó tu hành để đưa đến kiến tánh (giải thoát).
(Thích Duy Lực )
Đây là đường link của kinh kim cang http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58 ... l_bookmark

Kính nhờ các huynh phân tích thêm. caunguyen caunguyen caunguyen


thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

kính đ/h autumnbabyc :

Cũng trong quyển sách đó, trang 18 và 19 phần Trang Nghiêm Tịnh Độ, HT Duy Lực có giảng giải rõ ràng về "ý nghĩa ba câu" , chính là câu:
"Trang nghiêm Phật độ, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm"
Trong kinh Kim Cang còn có nhiều "ba câu" tương tự như thế: "...thiện pháp, tức phi thiện pháp, thị danh thiện pháp" ; "chúng sanh, tức phi chúng sanh, thị danh chúng sanh" vv.....vv......

cũng có thể nói:
"kinh Kim Cang, không phải là kinh Kim Cang, mới là kinh Kim Cang"
hay:
"thật Tưởng, không phải là thật Tưởng, mới là thật Tưởng"

Theo TN, tập tành sống theo kinh Kim Cang là hàng ngày tập từ chối, tập phủ định, ngay cả đến phủ định cái thân này _"thân ta, không phải là ta" _ cho đến khi không còn cảm giác có thân _ "thì mới thật có thân"_

vài hàng rất thô thiển. TN


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hãy xem kinh" Kim Cang quyết nghi" của Hám Sơn đại sư.
Trong diễn đàn này có đăng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

3 Câu Trong Kinh Kim Cang Là:

1 Là Phá Chấp Thật Có.

2 Là Phá Chấp Thật Không.

3 Là Phá Cái Không Chấp Thật Có Thật Không.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
autumnbabyc
Bài viết: 21
Ngày: 29/03/09 23:39
Giới tính: Nữ

Re: Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi autumnbabyc »

Cảm ơn các huynh đã nhiệt tình chỉ dạy. Aut có tìm được phần dịch nghĩa kinh kim cang của tác giả Lê Anh Chí. Khá ấn tượng với cách diễn giải này, tuy nhiên nếu nói đại ý Kinh Kim cang = không trụ vào đâu cả thì lúc đó cái tâm ta nó ở đâu ạ???
lại thêm " KINH Kim Cang là kinh Thiền Tông " nếu nói vậy thì đúng với nghĩa tâm không trụ vào đâu của Thiền Tông nhưng lại không đúng lắm với các quán trong mật tông - đó là quán sắc tướng chư Phật ....
Đã nói " không trụ vào đâu " (trong thiền tông ) nhưng lại " quán sắc tướng của Phật" trong mật tông. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng ạ???

Xin huynh Kim cang giải nghĩa dễ hiểu hơn với 3 câu :
3 Câu Trong Kinh Kim Cang Là:

1 Là Phá Chấp Thật Có.

2 Là Phá Chấp Thật Không.

3 Là Pháp Cái Chấp Thật Có Thật Không.
Đại ý Kinh Kim Cang = Không trụ vào đâu cả !



Lê Anh Chí



___________________________________________



Dàn Bài :

I ) KINH Kim Cang là kinh Thiền Tông

II ) Không phải nghĩa ba câu

III ) Không phải phá chấp

IV ) Không phải xa lìa các tướng

V ) Không phải như như bất động

VI ) Không phải trụ vào không, hư không

VII ) Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp

VIII ) Không trụ vào đâu cả !

___________________________________________



Quán tâm . . . thà vất Ỷ Thiên,

Vung lòe Tuệ Kiếm, một thiền thoát ly !

Đành tâm . . . vất cán Long Tuyền,

Vung lòe Tuệ Kiếm lái thuyền thoát ly !

Luyện Kim Cang, theo vì Ngũ Tổ,

Tới Thiếu Lâm, bàn Ngộ Đạt Ma !

Hùng Tâm . . . rực rệt ráng pha,

Tánh Ta tĩnh sáng như là nguyệt in !

(Trượng Phu Ngâm, Lê Anh Chí)



Nhị Thừa trụ quán , ta không trụ,

Bồ Tát tế độ, ta tế tâm

( Thiền Tông , Lê Anh Chí)



Phật thuyết KINH Kim Cang , do ông Tu Bồ Đề, đại diện những người trong hội , mà thưa hỏi Phật rằng :

_Làm sao an trụ tâm ? Làm sao hàng phục tâm ?



I ) KINH Kim Cang là kinh Thiền Tông



KINH Kim Cang là kinh Thiền Tông từ đời Ngũ Tổ, ngài dạy rằng thọ trì KINH Kim Cang có thể Kiến Tánh.

Luyện Kinh Kim Cang là một trong 3 phương thức Thiền Tông .



II ) Không phải nghĩa ba câu



Nghĩa ba câu là :

_là X

_chẳng phải là X

_tạm gọi là X



Trong Kinh Kim Cang, lý luận này được lập đi lập lại nhiều lần. Nhưng nếu bảo rằng lý luận này là đại ý Kinh Kim Cang thì lầm to, thì đưa đến hí luận !

Ngay những kẻ chập chững vào Thiền Tông cũng biết nghĩa ba câu : trong ‘Tiểu Lý Phi Đao’ ( truyện kiếm hiệp) của Cổ Long, hai nhân vật chính là Lý Tầm Hoan và Tiểu Phi cũng dùng ‘nghĩa ba câu’ dài dài, ý chừng Cổ Long tiên sinh cũng tự phụ là hiểu Thiền, biết thiền !



Sự thực, nghĩa ba câu chẳng phải là đại ý Kinh Kim Cang ; vì nếu đó là đại ý Kinh Kim Cang , thì Phật đã nói trắng ra rồi, cần gì phải vòng vo Tam Quốc cả cuốn Kinh !

Sự thực thì : chân lý không thể định danh được, vì ngôn ngữ không đủ lời để diễn tả chân lý ; do đó :

_định danh là X

_chẳng phải là X : phủ nhận X liền sau đó, vì X không đủ để diễn tả chân lý

_tạm gọi là X : lại khẳng định X, vì đại khái chỉ có X là tạm diễn tả được chân lý

Nghĩa ba câu là vậy. Nhưng hiểu như vậy, nghĩa ba câu vẫn chẳng phải là đại ý Kinh Kim Cang , vì không trả lời được câu hỏi :

_Làm sao an trụ tâm ? Làm sao hàng phục tâm ?





III ) Không phải phá chấp



Nhiều người nói rằng KINH Kim Cang là để phá chấp, nhất là để phá tâm chấp thật của người đời.

Sự thực thì ngược lại : Kinh Kim Cang là để diễn tả chân lý, để đưa đến chân lý ( đưa đến sự Kiến Tánh). Chẳng qua, ngôn ngữ không đủ lời để diễn tả chân lý ; do đó :

_định danh là X

_chẳng phải là X : phủ nhận X liền sau đó, vì X không đủ để diễn tả chân lý

. . .





IV ) Không phải xa lìa các tướng



Đại ý của Kinh Kim Cang không phải là xa lìa các tướng !

Trong Kinh Kim Cang có câu "xa lìa các tướng là chư Phật". Rất nhiều người không để ý rằng câu này không phải Phật nói mà là của ông Tu Bồ Đề ! ông Tu Bồ Đề nói thì có thể đúng có thể sai , vì ông không có Chánh Biến Tri của Phật !



Câu này sự thực là sai :

Phật thì xa lìa các tướng.

Còn xa lìa các tướng chưa đủ là chư Phật :



1) Những ai từng đọc kinh điển Đại thừa đều biết rằng xa lìa các tướng là giai đoạn đầu ; cần phải xa lìa cái xa lìa đó nữa mới được !

Bởi thế, mới xa lìa các tướng sao có thể gọi là chư Phật ???



2) Vô tướng với ‘xa lìa các tướng’ cái nào hơn ?

_Dĩ nhiên là vô tướng !

Vậy mà, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn :

_đắc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng

_rồi tu : vô tướng, vô cầu, vô nguyện

thì đắc A La Hán !

Do đó, ‘vô tướng’ chỉ mới là điều kiện cần để đắc A La Hán mà thôi, chẳng phải là điều kiện đủ.

Cho nên, ‘xa lìa các tướng’ chưa đủ thành A La Hán

Huống chi là chư Phật !



3) Đoạn 28, 29

‘xa lìa các tướng’ ở trong đoạn 28, 29 ( phân loại theo bản dịch của Thích Thiện Hoa)

Trong hai đoạn này, ông Tu Bồ Đề tán thán công đức của Kinh Kim Cang, cuối cùng ông nói thêm : ‘xa lìa các tướng’.

Đại ý của hai đoạn này : ông Tu Bồ Đề tán thán công đức của Kinh Kim Cang, ‘xa lìa các tướng’ chỉ là nói phụ thêm vào !

Đoạn 30, Khi Phật nói "Đúng vậy ! " , đó chỉ là nói cái đúng của đại ý của đoạn 28,29, tức sự tán thán công đức của Kinh Kim Cang ! Điều này rõ là vậy ; vì sau khi nói ‘đúng !‘ , Phật nói ‘công đức hi hữu của Kinh Kim Cang’



Tóm lại :

câu "xa lìa các tướng là chư Phật" là sai ! Do đó câu này chẳng thể là đại ý của Kinh Kim Cang !





V ) Không phải như như bất động



Khi trụ được tâm, hàng phục được tâm, rồi thì như như bất động (NNBD) !

NNBD là hậu quả của : sự trụ được tâm, hàng phục được tâm,

Do đó, NNBD chẳng phải là câu trả lời cho :

_Làm sao an trụ tâm ? Làm sao hàng phục tâm ?

Do đó, NNBD chẳng phải là, chẳng thể là đại ý của Kinh Kim Cang !



Vả lại, Phật thì NNBD

Còn NNBD chưa đủ để làm Phật !





VI ) Không phải trụ vào không, hư không



Một số nhà chú giải, dịch Ưng Vô Sở Trụ là ‘trụ vào không, hư không’

‘trụ vào không, hư không’ thì còn có chỗ trụ ( đó là : không, hư không)

Ưng Vô Sở Trụ là không có chỗ trụ .

Do đó, ‘trụ vào không, hư không’ là dịch sai, chẳng thể là đại ý của Kinh Kim Cang !



Sau đây, ta thử xem xem ‘trụ vào không, hư không’ có phải là chân lý không ; đứng về mặt Thiền Tông



1) Trụ vào Hư Không thì vướng Hư Không.

2) Trụ vào Không thì vướng Không.

Và như thế, còn cách xa Phật Tánh muôn trùng.

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn , Lục Tổ đã dạy :

Không thấy pháp còn chấp thấy "Không" !

Cũng như mây án mặt trời đông !



Xem phần :

_Một trường hợp " Vướng Không" trong Kinh Pháp Bảo Đàn

của bài viết :

_Tâm Không chưa phải là chân lý



Nhắc lại và nói thêm :

a) Theo Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận, nếu đắc được 4 Không sau đây :

Thân Không

Tâm Không

Tánh Không

Pháp Không

thì đắc A La Hán.



b) Tâm Không Tánh Không là điều kiện cần thiết để đắc A La Hán.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (dịch giả Thích Trí Tịnh), Phật nói :

Thinh Văn, Duyên Giác vì định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

Tức là :

A La Hán không thấy Phật Tánh !

Phật Tánh là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, là Đại Niết Bàn, là Niết Bàn của Phật.



c) Tâm Không là điều kiện cần để đắc A La Hán.

Phật Tánh là Đại Niết Bàn, là điều kiện cần ( và đủ ) để thành Phật.

Sự khác biệt, hơn kém giữa Phật Tánh và Tâm Không thật rõ ràng lắm vậy.



‘Trụ vào không, hư không’ còn cách xa Phật Tánh muôn trùng.





VII ) Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp



1) KINH Kim Cang :



a) Bản phiên âm chữ Hán :

"Thị cố, Tu-Bồ-Đề! Chư Bồ Tát Ma Ha Tát, ưng như thị sanh thanh tịnh Tâm :

Bất ưng trụ sắc sanh tâm

Bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp, sanh tâm

Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. "



b) Dịch :

"Này, ông Tu-Bồ-Đề! Vì thế bậc Đại Bồ Tát, phải nên sanh tâm thanh-tịnh như vầy :

Không nên trụ vào sắc mà sanh tâm.

Không nên trụ vào thanh, hương , vị , xúc, pháp mà sanh tâm.

Không trụ vào đâu cả mà sanh tâm ! "



2) Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp

"Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp" có phải là đại ý của Kinh Kim Cang ?

a) Đứng về phương diện lý, ý nghĩa, thì ta có thể xem đây là đại ý của Kinh Kim Cang !

Trở lại câu hỏi ở đầu kinh :

__Làm sao an trụ tâm ? Làm sao hàng phục tâm ?

Trả lời :

_ Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp !



b) Đứng về phương diện Thiền Tông, đứng về phương diện kỹ thuật Kiến Tánh thì câu này chưa đủ !

‘Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp‘ chẳng thể đưa đến sự Kiến Tánh vì :

_có đến 6 giai đoạn

_còn đối tượng để ‘Không trụ’ ; đó là còn Sắc để Không Trụ, còn Thanh để Không Trụ . . . còn Pháp để Không Trụ !

do đó, tâm ta không có đà, để

_Nhảy một cái vào thẳng đất Như Lai !



Vì KINH Kim Cang là kinh Thiền Tông , đứng về phương diện Thiền Tông, đứng về phương diện kỹ thuật Kiến Tánh thì ‘Không trụ vào sắc, thanh , hương , vị , xúc, pháp‘ chưa đủ làm đại ý của Kinh Kim Cang !





VIII ) Không trụ vào đâu cả !



1) KINH Kim Cang :

Không trụ vào đâu cả mà sanh tâm.



2) "Không trụ vào đâu cả !" là đại ý của Kinh Kim Cang !



Trở lại câu hỏi ở đầu kinh :

__Làm sao an trụ tâm ? Làm sao hàng phục tâm ?

Phật trả lời :

_ Không trụ vào đâu cả !



Câu trả lời này như sét đánh ngang trời !

là đại ý của Kinh Kim Cang !



"Không trụ vào đâu cả !" là yếu chỉ Thiền Tông ! Như mọi người đều biết, pháp tu thiền của Phật Pháp Cơ Bản là trụ tâm, định tâm.

Vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn , Phật nói :

Thinh Văn, Duyên Giác vì định lực nhiều nên không thấy Phật Tánh !

nên câu "Không trụ vào đâu cả !" quả nói lên được sự đặc thù của Thiền Thiền Tông !



Ngoài ra, "Không trụ vào đâu cả !" còn đưa đến sự Kiến Tánh

Xem bài viết : "Không trụ vào đâu cả !"



Nhắc lại :



Khi tâm ta làm được chuyện :

_ Không trụ vào đâu cả !

thì tâm ta sẽ :

_Nhảy một cái vào thẳng đất Như Lai !

tức là :

ta sẽ Kiến Tánh

tức là :

_chứng ngộ Phật Tánh ; tức là : chứng ngộ Thường , Lạc , Ngã, Tịnh. Tức là đắc đạo, đối với Thiền Tông.





_ Không trụ vào đâu cả !

thì rốt ráo không có chỗ trụ, rốt ráo không có đối tượng. Do đó, ta có thể chuyển tâm một cái rầm, làm một cái rột : tâm ta phiêu phiêu vượt rào Vô Thủy, nhảy một cái vào thẳng đất Như Lai . . .



*

* Lê Anh Chí *.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

viewtopic.php?f=26&t=1031

Đọc kỹ phần diễn giải của Hám Sơn đại sư sẽ rõ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Muốn hiểu sâu kinh Kim Cang nên nghe thầy Tuệ Sỹ giảng: từng chữ, từng ý, từng câu.....từ Pali đến Hán ngữ, Thầy giảng đã hơn hai năm rồi mà chưa xong, nghe Thầy giảng thì học được cả tính an nhẫn, vì có khi 2 giờ mà chỉ trong vòng một chữ, thí dụ chữ "Tưởng".

Từ Ấn Độ qua đến Trung Quốc, Kinh đã có ít thay đổi cho hợp với đất nước đó (ai cũng biết Ấn Độ thì nặng về tâm linh, Trung Quốc thì thiên về xã hội), tuy nhiên ý chính vẫn không đổi thay.
Thí dụ 1 : như "Tướng" trong kinh KC đúng nghĩa là "Tưởng" . (Tưởng có dấu hỏi chứ không phải là Tướng có dấu sắc), ngã Tưởng, nhân Tưởng, chúng sanh Tưởng, thọ giả Tưởng.
Thí dụ 2 : hai câu hỏi chứ không phải 3 câu "Làm sao để hàng trụ tâm? làm sao để an trụ tâm? làm sao để phát tâm? "

TN chỉ viết lên theo như đã học, làm cho rõ hơn TN kính dành cho quí đạo hữu học rộng hơn.


thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Kinh Kim Cang có rất nhiều vị giảng, TN đang học KC của thầy Tuệ Sỹ , Thầy giảng: từng chữ, từng ý, từng câu.....từ Pali cho đến Hán ngữ, vì thế đã hơn hai năm rồi mà Thầy giảng chưa xong, nghe Thầy giảng còn học được cả tính an nhẫn, vì có khi 2 giờ mà chỉ trong vòng một chữ, thí dụ chữ "Tưởng".

Từ Ấn Độ qua đến Trung Quốc, Kinh đã có ít thay đổi cho hợp với con người, đất nước đó (ai cũng biết Ấn Độ thì nặng về tâm linh, Trung Quốc thì thiên về xã hội), tuy nhiên ý chính vẫn không đổi thay.
Thí dụ 1 : như "Tướng" trong kinh KC đúng nghĩa là "Tưởng" . (Tưởng có dấu hỏi chứ không phải là Tướng có dấu sắc), ngã Tưởng, nhân Tưởng, chúng sanh Tưởng, thọ giả Tưởng.
Thí dụ 2 : hai câu hỏi chứ không phải 3 câu "Làm sao để hàng phục tâm? làm sao để an trụ tâm? làm sao để phát tâm? "

TN chỉ viết lên theo như đã học, làm cho rõ hơn TN kính dành cho quí đạo hữu học rộng hơn.


thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Xin lỗi quí vị , vì nhấn sai nên gởi 2 lần. TN


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Cảm ơn các huynh đã nhiệt tình chỉ dạy. Aut có tìm được phần dịch nghĩa kinh kim cang của tác giả Lê Anh Chí. Khá ấn tượng với cách diễn giải này, tuy nhiên nếu nói đại ý Kinh Kim cang = không trụ vào đâu cả thì lúc đó cái tâm ta nó ở đâu ạ???
lại thêm " KINH Kim Cang là kinh Thiền Tông " nếu nói vậy thì đúng với nghĩa tâm không trụ vào đâu của Thiền Tông nhưng lại không đúng lắm với các quán trong mật tông - đó là quán sắc tướng chư Phật ....
Đã nói " không trụ vào đâu " (trong thiền tông ) nhưng lại " quán sắc tướng của Phật" trong mật tông. Vậy nên hiểu thế nào cho đúng ạ???
Kinh Kim Cang Thuộc Về Hệ Kinh Bát Nhã Là Dạy Phá Chấp Không Phải Là Phá Tướng.

Không Khởi Chấp Âm Thanh Sắc Tướng Không Có Nghĩa Là Phủ Nhận Âm Thanh, Sắc Tướng.

Không Chấp Vào Âm Thanh Mà Vẫn Thấy Nghe Hiểu Biết.

Đây Là Tại Sao Mật Tông Tu Quán Sắc Tướng Phật Mà Không Khởi Chấp Sắc Tướng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

1 Bộ Kinh Đại Bát Nhã 600 quyễn rút gọn thành 1 Bộ Kinh Kim Cang, Kinh Kim Cang rút gọn thành Bát Nhã Tâm Kinh.
Hòa Thượng Tịnh Không tóm gọn lại thành :
Tất cả pháp thảy đều không, không thể được


Nam Mô A Di Đà Phật
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Xin hỏi về 3 câu trong kinh kim cang

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Luyện Kim Cang, theo vì Ngũ Tổ,
Tới Thiếu Lâm, bàn Ngộ Đạt Ma !
Hùng Tâm . . . rực rệt ráng pha,
Tánh Ta tĩnh sáng như là nguyệt in !

(Trượng Phu Ngâm, Lê Anh Chí)
ông ni chắc mê Chinh Phụ Ngâm nên nhái theo, tếu thật

Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,
Tới Man Khê bàn sự Phục Ba
Áo chàng đỏ tựa ráng pha,
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

(Chinh Phụ Ngâm, Đoàn thị Điểm)

thơ bà thì hoành tráng, còn thơ ông như truyện chưởng
:D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách