Chưa cất bước đã lo bàn cảnh tượng khi về đến nhà

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Chưa cất bước đã lo bàn cảnh tượng khi về đến nhà

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

55. Thư dự định trả lời vị cư sĩ X…



Đính kèm thư của vị cư sĩ ấy:

Bỉ nhân là tín đồ Tịnh Độ, đã quyết định phụng hành, nhưng với hai chữ “nguyện, hạnh” còn phải xin chỉ dạy: Nguyện và hạnh là hai thứ vận dụng riêng biệt hay là phải cùng vận dụng?

1) Nếu bảo là [vận dụng] hai thứ [riêng biệt] thì lúc niệm Phật trước hết phải phát nguyện cầu sanh như bài Thập Niệm Cầu Sanh Văn của ngài Từ Vân rồi mới niệm. Chỉ lúc niệm Phật mới giữ ý chỉ “ngoài tâm không Phật, ngoài Phật không tâm”, tâm và miệng như một, cứ như thế mà niệm mãi. Trong mỗi niệm chỉ giữ ý niệm ấy, cũng chẳng có ý nguyện cầu sanh. Niệm theo cách như thế thì đều vãng sanh thượng phẩm. Đây là chiếu theo lời của Triệt Ngộ thiền sư.

2) Nếu nói phải vận dụng cả Nguyện lẫn Hạnh cùng một lúc thì lúc niệm Phật mỗi tiếng như trẻ nhỏ té xuống nước gấp gáp gọi mẹ đến cứu. Đây là thuyết của ngài Ngọc Phong thiền sư ở Hàng Châu. Lại như Kiên Mật[35] đại sư nói: “Sáu chữ hồng danh trong mỗi một niệm có đủ cả ưa thích và nhàm chán”, cũng giống với thuyết của ngài Ngọc Phong[36].

Trong hai thuyết trên, theo thuyết thứ nhất thì trong lúc niệm Phật tợ hồ thiếu ý khẩn thiết, Ngẫu Ích đại sư từng nói: “Cầu sanh Tịnh Độ hoàn toàn dựa vào tín nguyện. Nếu không có tín nguyện dẫu niệm đến mức gió thổi chẳng lọt, mưa chẳng ướt được như tường bạc vách sắt, cũng không thể được vãng sanh”. Như vậy dù có niệm được nhất tâm bất loạn, sợ rằng vẫn chưa được mười phần ổn thỏa, thích đáng! Theo như thuyết thứ hai, lúc niệm Phật có đủ cả hạnh lẫn nguyện, nhưng trong mỗi niệm, trong tâm thường còn chứa một nguyện, e rằng đối với nhất tâm bất loạn chẳng thuần. Gần đây vị sư… ở Hàng Châu cũng lo ngại về chuyện không thể kiêm nguyện và không thể không kiêm nguyện [như tôi]. Ngài Ngọc Phong có thí dụ dụng binh, kẻ mạt học độn căn chưa hiểu rõ rốt ráo, mong bậc cao hiền ắt có lời bàn luận xác đáng để làm bến bờ cho hàng hậu học.



Pháp môn Tịnh Độ lấy ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh làm tông, như ba chân của cái đỉnh, khuyết một chẳng thể được. Các hạ đã dốc chí tu Tịnh nghiệp thì một chữ Tín ắt đã đảm đương trọn vẹn, rốt ráo không nghi. Đối với hai pháp Nguyện và Hạnh vẫn còn có chấp trước hai thứ đối đãi như thế, chẳng thể dung hội quán thông đến nỗi đối với pháp viên dung vô ngại, sanh khởi nhiều chướng ngại, để rồi ánh trăng viên mãn muôn hào quang chiếu khắp của ba vị đại sư Triệt Ngộ, Kiên Mật, Ngẫu Ích chỉ vì một sợi tơ nơi mắt mình bèn thành phân cách. Tiếc thay!

Nay tôi bảo người thật sự niệm Phật thì lúc niệm Phật ba thứ Tín - Nguyện - Hạnh đều toàn thể đầy đủ như con nhớ mẹ, không hề có chuyện gián đoạn và cũng không có ý niệm hồ nghi chẳng tin và chẳng mong thấy mẹ! Ông nói đến chuyện “cùng vận dụng” hay “vận dụng riêng rẽ”, cho rằng “hễ có Nguyện thì nhất tâm chẳng thuần”. Chúng vốn là một, sao lại trên đầu chồng thêm đầu rồi lo ngại “chẳng thể kiêm” và “chẳng thể không kiêm”? Xem những gì các hạ đã nói và lời bàn luận của vị Tăng nọ quả thật là chưa thể thật sự theo đuổi [Tịnh nghiệp], ấy chính là trước lúc chưa cất bước đã lo bàn cảnh tượng khi về đến nhà. Vì thế, đối với pháp ngôn đối trị phân biệt của cổ nhân nẩy sanh đủ mọi phân biệt. Thử hỏi: “Ngoài tâm không Phật, ngoài Phật không tâm”, nếu chẳng khẩn thiết có làm được như thế hay chăng? Không tín nguyện có làm được như vậy hay chăng? Lời của hai vị Triệt Ngộ và Kiên Mật tuy khác nhau, nhưng ý nghĩa thật sự hỗ trợ, hoàn thành lẫn nhau.

Ông nghĩ có chuyện “cùng vận dụng” và “vận dụng riêng rẽ” thì có thể nói là thiếu con mắt chọn lựa pháp. Còn lời ngài Ngẫu Ích nói chính là pháp dược cho hạng dựa dẫm Tông Môn, niệm tự tánh Di Đà, sanh duy tâm Tịnh Độ, và những kẻ chẳng y theo tông chỉ Tịnh Độ để tu, chỉ lấy chuyện “niệm đến nhất tâm bất loạn” làm cùng cực rốt ráo. Sao lại dẫn chuyện ngoài cửa Tịnh tông để so sánh với chuyện chân tu tín nguyện đầy đủ đến nỗi đường lối bị lộn xộn! Đây là nói chung trên mặt Lý.

Nếu luận riêng theo Sự thì sớm tối lúc niệm Phật xong (pháp Thập Niệm buổi sáng thì cũng niệm Phật trước, phát nguyện sau) có thể dùng bài Tiểu Tịnh Độ Văn. Nếu thân tâm rảnh rang nên dùng bài Tân Định Tịnh Độ Văn của Liên Trì đại sư [để hồi hướng]. Bài này ngôn từ lẫn nghĩa lý đều châu đáo, đứng đầu cổ kim. Nên biết: Phát nguyện đọc văn thì phải nương theo văn để phát nguyện, không phải cứ đọc văn hồi hướng một lượt là đã phát nguyện đâu nhé! Ngoại trừ sáng tối phát nguyện ra, trong hết thảy thời chỉ chí thành khẩn thiết niệm Phật là được rồi!



56. Thư gởi cư sĩ Cao Hạc Niên



Nam Ngũ Đài Sơn, một ngàn ba trăm năm trước đây, Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân tỳ-kheo hàng phục rồng độc ở đó[37], đáng gọi là đạo tràng cổ. Nơi ấy cũng là chỗ bắt nguồn trung hưng Liên Tông của vị tổ Liên Tông thứ tám: Vân Thê Liên Trì đại sư. Thời Gia Tĩnh (1522-1566) nhà Minh, có lão hòa thượng Tánh Thiên Văn Lý ẩn cư trên động Vô Môn của núi này. Sau này, do Ngài vân du đến Hàng Châu, trụ tại Tây Sơn Hoàng Long Am, Liên Trì đại sư ngưỡng mộ đạo phong của Ngài, cùng với phu nhân họ Thang quy y dưới tòa. Không đầy hai, ba năm sau, lại theo Ngài xuất gia. Nếu vị này không có đạo đức lỗi lạc, sao có thể khiến cho đại sư là một bậc quân tử bác học, văn chương lỗi lạc, chú trọng thực tiễn, đức hạnh sung mãn chịu khuất thân dưới tòa, thủy chung y chỉ làm đệ tử? Sau khi đại sư xuất gia, lão nhân lại quay về Quan Trung (Thiểm Tây). Đại sư chí hâm mộ tham học rộng khắp nên không thể theo hầu.

Đạo pháp ở Quan Trung sau thời Càn Long ngày càng suy vi, bậc hiền triết mất đi, sách vở truyện ký bị thất lạc, đến nỗi lời hay hạnh đẹp của lão nhân không được lưu truyền mãi mãi cho hậu thế, đáng cảm thán khôn cùng! Nhưng một vị Tăng từ nơi khác lại có thể khiến cho ngài Liên Trì quy y xuất gia thì có thể hình dung Ngài là người như thế nào! Chuyện này có thể đọc từ bài minh nơi tháp của Liên Trì đại sư trong bộ Vân Thê Pháp Vựng. [Bài kệ truyền dòng của] phái này là:

Tông phước pháp đức nghĩa,

Phổ Hiền hạnh nguyện thâm,

Văn Thù quảng đại trí,

Thành Đẳng Chánh Giác quả[38].

Đại sư thuộc hàng chữ Thù, sau đổi thành chữ Châu. Vào thời Hồng Vũ (1368-1398), có một vị cao tăng, vua Hồng Vũ (Minh Thái Tổ) triệu kiến, rất sủng ái, đặc biệt dùng chén ngọc đựng sữa ban cho Sư uống. Nhân đó, Sư làm thơ tạ ơn, có câu:

Nhất trản quỳnh tương lai thù vực,

Cửu trùng ân đức tự thượng phương.

(Một chén quỳnh tương từ xứ lạ,

Phương trên ân đức chín tầng ban)

Vua Hồng Vũ họ Châu[39] liền nghĩ: “Chữ Thù chính là “ngạt châu”[40] (họ Châu xấu xa), Sư có ý mắng ta” liền ra lệnh chém. Chém rồi, mới biết Sư không có ý mạ lỵ vua, nhưng hối cũng không kịp. Đây là do sát nghiệp đời trước cảm thành, lúc nghiệp lực hiện không thể tự chủ được. Sát nghiệp khó tiêu như thế, chẳng kiêng dè ư? Trong các giới của Như Lai đều lấy sát giới làm đầu, lòng từ bi sâu xa rộng lớn đến cùng cực không gì hơn được nữa! Nhưng ngu phu điên đảo, mê hoặc không biết cảm ân, trái lại còn phỉ báng, tất nhiên từ kiếp này sang kiếp khác giết hại lẫn nhau, chẳng đáng buồn ư?

Liên Trì đại sư do nguyên nhân ấy, bỏ bộ Ngạt 歹 trong chữ Thù 殊, thay bằng bộ Y衣, nên trở thành chữ Châu 袾[41]. Thế gian không xem xét, thường viết sai chữ Châu 祩 với bộ Thị 示, không hiểu nghĩa chữ, tâm khí thô phù, nên mới sai như vậy, khiến cho cái đạo cẩn thận, tế nhị, dứt mầm họa, chánh danh thuận ngôn của đại sư bị mai một, tiếc thay!

Vô Môn Động chính là Tương Tử Động ngày nay, nhớ xưa kia còn có tên là Tương Tử Động, khi lão nhân (tức hòa thượng Tánh Thiên Văn Lý) ngụ ở đó bèn đổi tên là Vô Môn Động. Khi lão nhân mất đi, kẻ tăng người tục vô tri, không biết ý nghĩa chữ Vô Môn, coi chuyện Hàn Tương Tử[42] thành tiên mới là kỳ lạ nên vẫn gọi động ấy là Tương Tử Động. Vì sao biết vậy? Nam Ngũ Đài Sơn không có động lớn để ở được, cũng không có cái động nào tên là Vô Môn cả. Chỉ có Tương Tử Động cao sâu rộng rãi, có thể ở được, lại còn khuất sau núi, dưới vách đá treo, lại rất gần dòng suối thánh, củi nước đều thuận tiện. Địa thế lại còn hướng về phía Nam[43], Đông ấm, Hạ mát. Du khách, tiều phu đều chẳng đến đó, thật là chỗ tối thắng để tu tập. Từ thời Hàm Phong, Đồng Trị đến nay, binh lửa liên miên, vì thế đã lâu không có ai ở.

Đến đầu triều Quang Tự, các vị Pháp Nhẫn, Dã Khai v.v… chọn ngụ nơi này, đến nay trở thành đại lan-nhã. Đạo do người hoằng, đất do người mà linh, chẳng đáng tin ư? Gọi là Vô Môn vì Đại Sĩ (Quán Thế Âm Bồ Tát) dùng đạo pháp Phổ Môn độ thoát chúng sanh, lão nhân bắt chước Đại Sĩ nên gọi nơi mình ở là Vô Môn, cũng lấy Lăng Già Phật ngữ tâm làm tông, Vô Môn có nghĩa là pháp môn. Phải biết Vô Môn chính là Phổ Môn. Bởi lẽ pháp nào, chuyện nào nếu mê đều sẽ khởi Hoặc tạo nghiệp, còn ngộ thì đều có thể đoạn Hoặc chứng chân. Vì thế, hai mươi lăm vị thánh giả trong kinh Lăng Nghiêm đối với lục căn, lục trần, lục thức, thất đại mỗi mỗi đều chứng viên thông. Do vậy, không pháp nào không phải là diệu lý Tam Đế[44], mà cũng không pháp nào chẳng khế hợp bí tạng tam đức. Do tất cả đều là môn (cửa vào) nên không cần phải lập riêng một môn, vì thế gọi là Vô Môn.

Cư sĩ may mắn được ở núi này, rất có thể trước kia đã được pháp nhuận của vị sư này thấm đến, hãy nên đem ý này trình bày rõ cùng vị tăng chủ ngôi chùa tranh để ông ta biết rõ chuyện xưa của bậc cao nhân cũng như biết tên gọi chân chánh sâu xa là gì, chẳng nên gọi chốn ấy theo cái danh xuông do ngoại đạo truyền lại đến nỗi cái tên chánh đáng trong nhà Phật bị mất đi.

Nhiếp Thân Nham đỉnh ngọn chót vót, chớn chở, vách núi cao vạn nhận[45], lên tận chót núi nhìn xuống, khôn ngăn run rẩy, sợ hãi, thân tâm run sợ, vọng tưởng tiêu diệt, chánh niệm tỏ ngời, chính là giống như ý câu kinh Lăng Nghiêm: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”. Do thân là tên gọi chung, sáu căn là chia ra từng hạng mục riêng, dùng chung để thâu tóm riêng, nên chỗ này chỉ gọi là Nhiếp Thân mà thôi. Sau này, triết nhân mất đi, sách vở truyện ký bị thất lạc, tản mác, vô tri Tăng tục bèn gọi sai là Xả Thân. Sai lầm truyền mãi, không ai cải chánh, phỉ báng danh sơn không gì bằng vậy! Nếu có Bồ Tát hiện thân khai sơn, lẽ đâu lại đem cái tên hại đạo lầm người để đặt cho ngọn núi ấy?

Lại có gã dân ma, tạo tác ma thuyết, nói Quán Âm xả thân ở đấy nên mới thành đạo quả để lừa dối ngu phu, ngu phụ. Những lời nói vô căn cứ như thế ở huyện Tề Đông[46] (thuộc tỉnh Sơn Đông) làm ô danh Đại Sĩ, làm nhục pháp đạo, chuốc lấy điều tà báng của ngoại đạo, gợi lên những suy nghĩ quỷ quái nơi người ngu, mối hại thật chẳng cạn cợt! Chuyện này cũng giống như ở Phổ Đà, tảng đá Quán Âm Thiếu (Quán Âm dõi nhìn) bị hiểu sai thành Quán Âm Khiêu (Quán Âm nhảy)[47], cùng một loại ma kiến. Thật khiến cho người ta cảm thấy đáng than, đáng hận, đáng buồn, đáng thương xót!

Duyên khởi khai sơn của Nam Ngũ Đài Sơn xưa kia trọn không có căn cứ, năm Quang Tự thứ mười một (1885), Quang ở Đại Đảnh, đích thân hầu hương đèn cho Đại Sĩ. Một ngày nọ xuống núi, đến chùa Tây ở Lưu Thôn (thuộc về hạ viện của Đại Đảnh), thấy vài tấm bia, những chuyện ghi chép trên ấy đều không phải là duyên khởi tối sơ. Trong số ấy có một tấm bia bị nước và chất bẩn phủ kín giống như một miếng đá. Quang lấy gạch cạo, thì ra là tấm bia dựng năm Chí Nguyên thứ bảy (1271) đời Nguyên tường thuật duyên khởi cổ nhất. Nếu Quang không cạo ra, biết đâu kẻ vô tri tăng tục chẳng dùng tấm bia ấy như một tấm đá thì sự tích linh thiêng cứu khổ chẳng thể nghĩ bàn của Đại Sĩ vĩnh viễn bị mai một. Nay may mắn đã mất mà lại khôi phục được, nên tôi vì cư sĩ trình bày cặn kẽ. Kính chép lại lời ghi trên bia để ông giữ xem (phần văn bia được chép vào phần Phụ Lục)

http://niemphat.net/Luan/anquangvs/anquang3.htm


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA ÐỨC ÐẠT LAI LẠT MA ÐỜI 14

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

BÀI PHÁT NGUYỆN VÃNG SINH CỰC LẠC



Tác giả: Đại Sư Tông Khách Ba, sơ tổ Tông Hiền Nhân (Gelugpa), viết năm 1395
Anh ngữ: Robert Thomas hiệu đính - Việt ngữ: Tuệ Uyển



Kính lạy Phật A Di Đà,
Những công hạnh diệu kỳ của Đức Thế Tôn ban cho chúng sinh vinh quang bất tận

Những giáo huấn của Đấng Điều Ngự xua tan nổi kinh khủng của Thần Chết

Đấng Thiện Thệ xem mỗi chúng sinh như đứa con của Ngài với lòng yêu thương liên tục.

Kinh lạy Đức Phật A Di Đà, Đấng Vô Lượng Thọ, Đấng Thiên Nhân Sư

Với lòng kính mến, con sẽ làm thể hiện rõ ràng trong khả năng bậc nhất

Phát lời nguyện này để được vãng sinh về Cực Lạc Thế Giới
Cảnh giới siêu tuyệt diệu kỳ được tán dương
Vô lượng lần bởi những đấng Thánh Chúa Hiền Nhân

Tình trạng của tốt và xấu chướng ngại bởi sương mù của vô minh si ám
Đời sống của uy lực khởi lên từ vũ khí của hận thù
Bao vây bởi ngục tù của luân hồi bởi xích xiềng của tham ái và dục vọng

Quét vào trong đại dương của vòng sinh tử bởi những dòng sông tiến hóa
Quẳng lên bởi nhiều ngọn sóng của khổ đau của bệnh tật và hư rã.
Nghiền nát bởi sức nặng của những khổ đau ngoài ý muốn,
Cắt xé trong nanh vuốt của những con cá sấu vô tình của Thần Chết.
Đây là lời than khóc khổ đau của con, ngưởi không ai bảo vệ
Con xin tôn kính Đấng Thánh Chúa chứng giám lời nguyện cầu của con.

Đức Phật Phật A Di Đà, Đấng Vô Lượng Quang, Giáo Chủ, người bạn duy nhất của chúng sinh khốn khổ.
Và Đức Bồ Tát Quán Tự Tại
Cùng Đức Đại Thế Chí, với hàng tùy tùng theo các Ngài
Những bậc không bao giờ quên lời hứa nguyện của nhận thức tâm linh siêu việt của các Ngài
Vì lợi ích của chúng con trong vô vàn kiếp sống
Như chúa của loài chim vỗ cánh bay ngang bầu trời
Xin các Ngài hãy đến đây do lòng từ bi yêu thương và những năng lực kỳ vĩ của các Ngài.

NGÔN ÐẾ
LỜI CẦU NGUYỆN CỦA
ÐỨC ÐẠT LAI LẠT MA ÐỜI THỨ MƯỜI BỐN




Đức Đạt La Lạt Ma


Con chắp tay cúi đầu đãnh lễ
Chư Phật, chư Bồ tát, chư hiền thánh tăng
Của ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai
những người mang phẩm chất tuyệt vời

bao la như biển rộng,
Ðã ôm vào lòng tất cả các chúng hữu tình, những linh hồn tuyệt vọng
Như là đứa con yêu duy nhất của mình,
Với tất cả tiếng kêu thương trầm thống
Hôm nay con thành tâm nguyện cầu cho công lý mãi duy trì.
Những giáo pháp của Ðức Bổn Sư có công năng giải trừ
những khổ đau của vòng luân hồi sinh tử
những bình an riêng lẻ của cá nhân
Con nguyện cầu những giáo pháp này sẽ lan truyền rộng hơn
Mang phồn vinh và hạnh phúc đến cho toàn thế giới!

Hởi các Ðấng Hộ Pháp, chư hành giả, chư thiện trí thức,
Xin nguyện cầu cho hạnh nguyện của vô lượng công đức
Mà qúy ngài đang hành trì được thập phần viên mãn!

Loài hữu tình yếu đuối của chúng con đã không ngừng bị giày vò
Bởi những nỗi khổ đau,
Bị chế ngự hoàn toàn bởi những tác hành ác nghiệp
Ðã không ngừng gây ra và ngày càng gia tăng mãnh liệt.
Xin nguyện cầu cho những nỗi kinh hoàng
dấy lên từ những cuộc chiến tang thương đẫm máu,
những đói nghèo bệnh hoạn của kiếp người
Sẽ chóng nguôi ngoai, tan biến
Ðể nhân loại có thể được sống thoải mái tự do
Trong đại dương của hạnh phúc, an lạc!
Ðặc biệt hôm nay con cũng xin được nguyện cầu cho
Những đứa con ngoan hiền của Xứ Tuyết
Ðã bị thảm sát bằng đủ mọi cách không chút tiếc thương
Dưới bàn tay của những kẻ dã man
Thuộc thế lực vô minh, bóng tối,
Ðể cho điều thiện được xiển dương trên thế gian
và quyền lực từ bi của Ngài thêm sáng tỏ,
Xin hãy nhanh chóng làm cho giòng sông máu và nước mắt này thôi chảy nữa!
Và với tâm từ bi vô lượng
Xin hãy giúp cho những kẻ độc ác nhẫn tâm
Lánh xa khỏi những tình cảm điên rồ qủy ám
Những kẻ không còn trái tim biết yêu thương
Tự hủy diệt đời mình và kẻ khác
Xin nguyện cầu cho họ sớm có được đôi mắt trí huệ
Biết phân biệt chánh tà
Ðể nhân loại được sống trong niềm vinh quang của yêu thương và thân hữu!

Xin nhất tâm nguyện cầu cho sự tự do hoàn toàn của đất nước con, Tây Tạng
Ðã bao lâu trông ngóng mong chờ,
Sớm biến thành sự thật
Với tất cả thành tâm, xin chắp tay nguyện cầu chư Phật,
Hãy mau chóng giúp chúng con hoàn thành nỗi ước mơ
Ðược sống trọn vẹn trong niềm hạnh phúc vô bờ
Trong lễ nghi tinh thần và quyền lực thế tục hợp nhất!
Con chắp tay cúi đầu đảnh lễ
Ðấng Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Với từ tâm vô lượng của Ngài, xin ra tay cứu vớt
Những kẻ đang bị đọa đày trên thế gian này
Những kẻ đã âm thầm chịu đựng kiên cường
Hy sinh tất cả những mảnh đời quý giá nhất
Những xác thân, tài sản của mình
Cho đạo pháp, và niềm tin
Cùng quê hương, dân tộc!

Xin Ðức Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm
Hãy vì chúng con dâng lên lời đại thỉnh nguyện
Ðến chư Phật cùng chư Bồ Tát
Chấp nhận hoàn toàn chính nghĩa của người dân Xứ Tuyết
Xin cho những lời nguyện cầu này
Sẽ mau chóng đạt được những thành tựu mong muốn!
Trong uyên áo của trùng trùng duyên khởi, của tánh không
Cùng mọi sắc tướng
Hợp nhất trong uy lực Ðại Từ Bi
Của Tam Bảo và những Ngôn Ðế,
Và với quyền lực vô song không bao giờ sai chạy
Của luật nhân quả
Xin cho những lời nguyện cầu trung thực này
Ðược mau chóng thông qua không gì ngăn trở nổi.

http://community.vietfun.com/showthread.php?t=651712


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Chưa cất bước đã lo bàn cảnh tượng khi về đến nhà

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

NGHI THỨC SÁM HỐI và TỤNG GIỚI

Hoà Thượng Thích Thanh Từ


CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN

Một nguyện nguồn linh thường trong lặng.
Hai nguyện tạng thức dứt lăng xăng.
Ba nguyện khối nghi đều tan nát.
Bốn nguyện trăng định mãi tròn đầy.
Năm nguyện pháp trần không khởi diệt.
Sáu nguyện lưới ái lìa buộc ráng.
Bảy nguyện suy nghĩ hành Thập địa.
Tám nguyện nghe suốt bỏ tam thiên.
Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót.
Mười nguyện ý ngựa dứt cương yên.
Mười một nguyện mở lòng nghe Phật dạy.
Mười hai nguyện mến thích Tổ sư Thiền.

Tam Tự Quy


Hoà Thượng Thích Thanh Từ



Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ Kinh Tạng, trí tuệ như biển.

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.

Lời Nguyện Mạn Đà La
Kim Cương Giới


Đại Toàn Thiện


Namo Guru. Vào ngày thứ mười tháng Khỉ năm Khỉ, Đạo sư của Uddiyana phát lên lời nguyện này nhân dịp mở Mạn đà la Kim Cương Giới trong phòng trung ương phủ màu ngọc bích của chùa Samye. Sau đó, nhà vua và các đệ tử dùng nó làm thời thực hành hàng ngày. Mọi thế hệ tương lai nên toàn tâm dùng nó như sự tu hành của họ.

CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN

Các bậc Điều Ngự và các Phật tử trong mười phương, bốn thời,
Các chúng guru, yidam, dakini và hộ pháp
Xin tất cả các ngài đến đây, nhiều như bụi trong thế giới
Và ngồi trên hoa sen và nguyệt tòa trong bầu trời trước mặt con.

Với thân, ngữ và tâm kính cẩn con lễ lạy
Và dâng các ngài đồ cúng bên ngoài, bên trong, bí mật và như như.
Trong sự hiện diện của chư Như Lai, đối tượng tối thượng của lòng kínhngưỡng,
Con cảm thấy xấu hổ cho các hành động xấu trong quá khứ của con
Và ăn năn sám hối các nghiệp bất thiện trong hiện tại.
Con sẽ chừa bỏ và lìa xa chúng trong tương lai.

Con tùy hỷ mọi công đức gom chứa
Và cầu thiûnh các bậc Điều Ngự không nhập Niết Bàn
Mà vẫn chuyển bánh xe Pháp Ba Tạng và giáo lý không gì sánh.
Mọi tích lũy công đức con hồi hướng, đến tâm của chúng sanh,
Để họ có thể đạt đến giải thoát vô thượng.

Chư Phật và các con của các ngài, xin hãy nghe con !
Mong lời nguyện toàn hảo con đã phát ra này
Được tương ưng hòa hợp với
Đức Phật Phổ Hiền và các con của ngài
Và với trí huệ của đức Văn Thù cao quý.

Nguyện tất cả các đạo sư quý báu, ánh sáng rực rỡ của giáo pháp,
Thấu đến mọi chốn mọi nơi như bầu trời.
Nguyện các ngài soi sáng trên mỗi người như mặt trời mặt trăng
Và nguyện cuộc đời các ngài vững vàng như núi.
Nguyện Tăng già quý báu, nền tảng của giáo pháp,
Được hòa hợp, giữ các nguyện thanh tịnh và thịnh vượng trong tam học.
Nguyện các hành giả Mật thừa, tinh túy của giáo pháp,
Giữ các samaya và hoàn thành các giai đoạn phát triển và thành tựu.

Nguyện bậc cai trị hộ trì Pháp, người bảo trợ giáo pháp,
Mở rộng quyền cai trị và giúp đỡ cho Phật giáo
Nguyện giới quý tộc và các trưởng bộ tộc, những tôi tớ của giáo pháp,
Tăng trưởng trí thông minh và được thêm tháo vát.

Nguyện mọi chủ gia đình giàu có, những người tài trợ của giáo pháp
Được thịnh vượng, hoan hỷ và thoát khỏi tổn hại.
Nguyện mọi quốc gia với lòng tin vào giáo pháp
Được hòa bình và hạnh phúc, thoát khỏi chướng ngại.

Nguyện rằng tôi, một thiền giả trên con đường,
Có được samaya không tỳ vết và hoàn thành các ước nguyện.
Nguyện bất kỳ ai liên hệ đến tôi qua nghiệp tốt cũng như nghiệp xấu,

Bây giờ cho đến cuối cùng, đều được chư Phật thương tưởng.
Nguyện tất cả chúng sanh đi vào cửa của thừa vô thượng
Và đạt đến vương quốc bao la của đức Phổ Hiền.

Hãy nỗ lực trong lời nguyện này trong sáu thời.
Samaya, ấn niêm.


Vị khám phá kho tàng, Terton vĩ đại Chokgyur Lingpa, hóa thân của Hoàng tử Murub, khám phá kho tàng này giữa một đám đông. Ngài lấy nó từ trong phần trên của Núi Đá Ngọc Chất Đống, bên sườn phải của chỗ linh thiêng nhất, Sengchen Namtrak. Giấy lụa, làm từ y của Vairochana với chữ Tây Tạng shurma được Tsogyal viết ra, và rồi được nhanh chóng và chính xác dịch ra bởi Padma Garwang Lodroš Thaye. Nguyện công đức tăng trưởng.

http://w*ww.*******hoasen.org/daitoanthien-12.htm

Phát Bồ Đề Tâm - Bồ Đề Tâm Nguyện


Thích Nữ Trí Hải



1. Con sung sướng tuỳ hỷ tất cả các thiện hành dứt khổ mang vui cho chúng sinh.

2. Con xin tuỳ hỉ tất cả những việc tốt mà chúng sinh tích tụ được, vì đấy là nhân cho giác ngộ (của bậc A la hán). Xin vui theo những hữu tình còn thân dư báo nhưng sẽ vĩnh viễn giải thoát khỏi khổ luân hồi.

3. Con xin tuỳ hỷ sự giác ngộ của chư Phật và chư Bồ tát ở mười địa vị. Con cũng hân hoan tuỳ hỷ biển phước khiến hữu tình an vui, cùng các hành vi của chư Bồ tát để lợi lạc hữu tình.

4. Khi biết Phật muốn nhập Niết Bàn, con sẽ vội vàng thỉnh cầu các ngài trụ thế vô lượng kiếp để thế gian thoát khỏi mê ngu.

5. Đối trước mười phương chư Phật

con xin chắp tay chí thành cầu khẩn các ngài hãy vì chúng sinh đau khổ mê mờ mà đốt lên ngọn đuốc chánh pháp.

6. Bao nhiêu thiện hành như trên mà con đã tích tụ được, con nguyện dùng để tiêu trừ thống khổ cho tất cả hữu tình.

7. Đối với chúng sinh bị bệnh, con nguyện hóa làm thuốc hay, làm thầy giỏi, hoặc làm y tá điều dưỡng.

8. Nguyện có nhiều thực phẩm như mưa tuôn để giải trừ nạn đói khát cho chúng sinh. Vào thời tai ách đói kém, con nguyện làm thức uống ăn cho tất cả chúng sinh đỡ đói.

9. Đối với người khốn cùng, con nguyện hóa thành kho vô tận. Nguyện cho các nhu yếu của đời sống đều hiện ra trước mắt họ.

10. Vì muốn lợi ích cho hữu tình, con xin xả bỏ tất cả không tiếc thứ gì: thân mạng, tài sản, cùng các thiện hành tích lũy trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai.

11. Xả bỏ hết thì sẽ thoát khổ, tâm con được niết bàn an tịnh. Trước sau gì cũng phải xả bỏ, sao bằng bố thí trước cho tất cả chúng sinh.

12. Con đã đem thân này hoan hỉ bố thí cho chúng sinh, nên để cho họ tha hồ đánh chửi giết hại.

13. Dù họ có đem thân con ra làm trò cười, xúc phạm, chê bai, con cũng coi như không. Đã thí xả thân này thì đâu còn gì để quý tiếc?

14. Tất cả những việc làm vô hại mà lợi ích cho hữu tình, con đều sai khiến thân này làm hết. Nguyện cho ai trông thấy con đều được nhiều lợi lạc.

15. Dù có người do thấy con mà khởi lòng tin, hoặc do thấy con mà căm ghét, con nguyện cả hai thái độ ấy rốt cùng đều mang lại cho họ lợi ích.

16. Nguyện cho những người lăng nhục, làm hại hay chế riễu con, đều nhân đấy trở thành cơ hội cho họ chứng bồ đề.

17. Với kẻ lữ hành không ai giúp đỡ, con nguyện làm người chỉ lối đưa đường. Nguyện làm chiếc thuyền bè hay cây cầu cho người muốn qua sông.

18. Nguyện hóa làm hòn đảo cho kẻ cần ốc đảo; hóa làm đèn đuốc cho kẻ cần đèn đuốc, hóa làm chỗ nghỉ cho kẻ cần chổ nghỉ. Người cần tôi tớ để sai sử, con nguyện làm tôi tớ cho họ.

19. Nguyện hóa làm bò báu, ngọc

như ý, lu thần, bùa linh, thuốc tiên, cây ước, cho tất cả chúng sinh.

20. Con nguyện hóa làm những nhu yếu căn bản cho sự sống của vô lượng hữu tình như đất nước lửa và không khí.

21. Con nguyện làm cái nhân duy trì sinh mạng cho chúng như vậy, cho đến khi tất cả chúng sinh đủ loại trong cùng tận biên giới hư không, đều Niết bàn cả mới thôi.

22. Như xưa kia chư Phật sau khi phát tâm bồ đề, đều tuần tự tu tập các học giới Bồ tát;

23. Thì nay con cũng vậy, sau khi phát tâm vì lợi ích cho muôn loài, con cũng tuần tự siêng tu hành các học giới Bồ tát.

24. Bậc trí sau khi phát tâm bồ đề thanh tịnh như thế rồi, lại vì muốn cho tâm ấy tăng trưởng nên ca tụng Nó như sau.

25. Phúc thay cho ta nay được mang thân người, lại được sinh vào gia đình Phật, làm con của chư Phật.

26. Từ đây trở đi ta chỉ nên làm những việc thích hợp với gia tộc ấy, phải cẩn thận chớ để ô danh giòng giống tối tôn này.

27. Như một kẻ đui mù sờ soạng mò ngay được ngọc báu trong thùng rác, ta may sao phát được tâm bồ đề này cũng vậy.

28. Bồ đề tâm là cam lộ thù thắng mang lại bất tử; là kho vô tận trừ khử khó nghèo.

29. Là cây thuốc tốt nhất trừ bệnh chết; là tàng đại thụ che mát cho chúng sinh lưu lạc trong ba đường ác đến nghỉ ngơi;

30. Là cây cầu cho chúng sinh đi qua để ra khỏi ác đạo.

31. Là vừng trăng mát dịu trừ khử phiền não nóng bức trong tâm; là vừng nhật chói lọi xua tan mây mù vô trí. Bồ đề tâm ví như tinh chất đề hồ được rút ra từ sữa Diệu pháp của Thế Tôn.

32. Đối với những khách hữu tình đang phiêu bạt, với những người muốn an hưởng hạnh phúc, thì tâm bồ đề có thể khiến cho họ được an vui, như một lữ quán có thể làm mãn nguyện khách đường dài.

33. Ngày hôm nay, trước sự chứng giám của chư Phật, Bồ tát, con ân cần mời chúng sinh làm tân khách đến đây để hưởng cái vui thành Phật và những vui khác. Mong chư thiên chúng và mọi loài hãy vui mừng lên !

"Nhập Bồ Tát Hạnh"

Thích nữ Trí Hải dịch

http://w*ww.*******hoasen.org/vt17-03-phatbodetam.htm


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Chưa cất bước đã lo bàn cảnh tượng khi về đến nhà

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

SÁM NGUYỆN TRẺ THƠ BUỔI SÁNG

TUYỂN TẬP CÁC BÀI SÁM VĂN - TẬP VI
55 BÀI SÁM VĂN PHỤ LỤC



(Sám phát nguyện 31)

Thành tâm quỳ dưới Phật đài,
Cúi đầu lạy Phật đón ngày mới sang.
Phật đà từ ái nghiêm trang,
Cha lành của khắp mười phương vạn loài.
Xin nghe con trẻ tỏ bày,
Lời cầu nguyện của kiếp này kiếp sau.
Trước là cha mẹ ơn sâu,
Được nhiều phước đức sống lâu tuổi trời.
Ông bà tiên tổ nhiều đời,
An vui cõi Phật thảnh thơi tu hành.
Xin cho thế giới thanh bình,
Ai ai cũng sống hiền lành với nhau.
Thầy cô vất vả công lao,
Mong sao sẽ được phước cao đức dầy.
Còn con xin nguyện từ đây,
Siêng năng học tập để ngày lớn khôn.
Đáp đền cha mẹ công ơn,
Đắp xây thế giới đẹp hơn bây giờ.
Hôm nay con trẻ dại khờ,
Biết bao mơ ước còn chờ mai sau.
Nguyện trên ơn Phật nhiệm mầu,
Cho con trí tuệ hiệu sâu mọi điều.
Cho lòng con biết thương yêu,
Để con giúp đỡ được nhiều tha nhân.
Cho con lễ độ ân cần,
Biết nhường kính với người gần kẻ xa.
Từng ngày cuộc sống đi qua,
Xin cây đạo đức nở hoa trong lòng.
Đôi điều con trẻ ước mong,
Cúi xin đức Phật cảm thông độ trì.
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Lời nguyện Mạn đà la
Kim Cương Giới

NHỮNG KHAI THỊ TỪ ĐỨC LIÊN HOA SANH
VỀ CON ĐƯỜNG ĐẠI TOÀN THIỆN



Các bậc Điều Ngự và các Phật tử trong mười phương, bốn thời,
Các chúng guru, yidam, dakini và hộ pháp
Xin tất cả các ngài đến đây, nhiều như bụi trong thế giới
Và ngồi trên hoa sen và nguyệt tòa trong bầu trời trước mặt con.

Với thân, ngữ và tâm kính cẩn con lễ lạy
Và dâng các ngài đồ cúng bên ngoài, bên trong, bí mật và như như.
Trong sự hiện diện của chư Như Lai, đối tượng tối thượng của lòng kínhngưỡng,
Con cảm thấy xấu hổ cho các hành động xấu trong quá khứ của con
Và ăn năn sám hối các nghiệp bất thiện trong hiện tại.
Con sẽ chừa bỏ và lìa xa chúng trong tương lai.

Con tùy hỷ mọi công đức gom chứa
Và cầu thiûnh các bậc Điều Ngự không nhập Niết Bàn
Mà vẫn chuyển bánh xe Pháp Ba Tạng và giáo lý không gì sánh.
Mọi tích lũy công đức con hồi hướng, đến tâm của chúng sanh,
Để họ có thể đạt đến giải thoát vô thượng.

Chư Phật và các con của các ngài, xin hãy nghe con !
Mong lời nguyện toàn hảo con đã phát ra này
Được tương ưng hòa hợp với
Đức Phật Phổ Hiền và các con của ngài
Và với trí huệ của đức Văn Thù cao quý.

Nguyện tất cả các đạo sư quý báu, ánh sáng rực rỡ của giáo pháp,
Thấu đến mọi chốn mọi nơi như bầu trời.
Nguyện các ngài soi sáng trên mỗi người như mặt trời mặt trăng
Và nguyện cuộc đời các ngài vững vàng như núi.
Nguyện Tăng già quý báu, nền tảng của giáo pháp,
Được hòa hợp, giữ các nguyện thanh tịnh và thịnh vượng trong tam học.
Nguyện các hành giả Mật thừa, tinh túy của giáo pháp,
Giữ các samaya và hoàn thành các giai đoạn phát triển và thành tựu.

Nguyện bậc cai trị hộ trì Pháp, người bảo trợ giáo pháp,
Mở rộng quyền cai trị và giúp đỡ cho Phật giáo
Nguyện giới quý tộc và các trưởng bộ tộc, những tôi tớ của giáo pháp,
Tăng trưởng trí thông minh và được thêm tháo vát.

Nguyện mọi chủ gia đình giàu có, những người tài trợ của giáo pháp
Được thịnh vượng, hoan hỷ và thoát khỏi tổn hại.
Nguyện mọi quốc gia với lòng tin vào giáo pháp
Được hòa bình và hạnh phúc, thoát khỏi chướng ngại.

Nguyện rằng tôi, một thiền giả trên con đường,
Có được samaya không tỳ vết và hoàn thành các ước nguyện.
Nguyện bất kỳ ai liên hệ đến tôi qua nghiệp tốt cũng như nghiệp xấu,

Bây giờ cho đến cuối cùng, đều được chư Phật thương tưởng.
Nguyện tất cả chúng sanh đi vào cửa của thừa vô thượng
Và đạt đến vương quốc bao la của đức Phổ Hiền.

Hãy nỗ lực trong lời nguyện này trong sáu thời.
Samaya, ấn niêm.

Hồi Hướng Công Đức

Bồ Tát Hạnh (Bodhicaryàvatàra)
Santideva (Bình Thiên)
Thích Trí Siêu dịch



1) Do công đức biên tập Bồ Tát Hạnh này, nguyện cho tất cả chúng sinh đều bước chân trên Bồ Tát đạo.

2) Nguyện cho tất cả chúng sinh, bất cứ nơi đâu, đang bị đau khổ hành hạ thân và tâm, nhờ công đức này, đều được biển an lạc, sung sướng.

3) Ngày nào (họ) còn ở trong luân hồi, ngày đó hạnh phúc của họ không bị tiêu giảm. Nguyện cho họ luôn thành tựu được sự an vui của chư Bồ Tát.

4) Nguyện cho tất cả chúng sinh trong địa ngục đều hưởng được niềm vui sướng của Cực Lạc (Sukhavati).

5) Cho kẻ rét lạnh được sưởi ấm, kẻ nóng khát được mây vô lượng công đức của chư Bồ Tát đổ mưa tưới mát.

6) Cho rừng hoa đao kiếm biến thành vườn hoa đẹp Nandana [1] và những cây gai nhọn biến thành cây thành tựu điều ước.

7) Cho những biên ngục trở thành hồ sen rực rỡ thơm ngát với những đàn thiên nga, bạch hạc.

8) Cho đống than hồng biến thành ngọc báu. Cho mặt đất nóng bỏng trở thành cẩm thạch. Cho những "núi đè người" ở địa ngục hóa thành cung điện chư thiên, thờ phụng các đấng Thế Tôn.

9) Cho những trận mưa than, kiếm, đá lửa biến thành mưa hoa. Cho những trận chém giết bằng đao, gươm biến thành trận hoa chiến.

10) Cho những kẻ trầm mình trong sông Vaitarani, da thịt rách nát lộ xương trắng như hoa huệ, nhờ phước lực của ta, đều được thân trời, vui chơi với thiên thủy thần trong sông Mandakini [2].

11) Cho vệ sĩ của Diêm Vương cùng đàn quạ và diều hâu ghê tởm, bất thình lình thấy bóng đêm tan biến, sợ hãi hỏi nhau: "Ánh sáng êm dịu, nhẹ nhàng này từ đâu đến?". Và kìa! Ngửng mặt lên, thấy Kim Cang Tạng Bồ Tát (Vajrapani) huy hoàng đứng trên không, chúng cảm thấy trút hết tội lỗi và mừng rỡ bay theo ngài.

12) Và đây một trận mưa hoa sen và hương thủy. Ôi, sung sướng! Khi thấy ngọn sóng lửa địa ngục bị dập tắt, những kẻ tội nhân kia tự hỏi: "Ai đã làm thế?". Ngay đó Liên Hoa Tạng Bồ Tát (Padmapani) liền xuất hiện.

13) "Anh em ơi, đừng sợ hãi, hãy mau mau lại đây! Có vị Vương Tử Bồ Tát choàng khăn [3] đến cứu chúng ta đây rồi! Ngài có thần lực bảo vệ chúng sinh, tiêu diệt phiền não, đem lại an vui".

14) "Hãy nhìn kìa! Trên những tòa sen nơi chân ngài óng ánh vương miện của chư thiên đang đảnh lễ ngài; mắt ngài long lanh lệ từ bi, trên đầu ngài mưa hoa rơi từ những cung điện văng vẳng tiếng hát của muông ngàn thiên nữ đang xưng tán ngài. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đó!". Thấy ngài như vậy, những tội nhân kia mừng rỡ reo hò.

15) Do công đức của ta, cầu cho tất cả tội nhân địa ngục được vui mừng thấy Phổ Hiền và chư Bồ Tát hóa hiện những đám mây hương thủy thanh lương đổ tràn xuống họ, dập tắt đau khổ phiền não.

16) Cầu cho tất cả chúng sinh nơi địa ngục mau giải thoát, an vui.

17) Cho loài súc sanh không còn cắn xé lẫn nhau; cho loài ngạ quỷ được sung sướng như người ở Bắc Câu Lư Châu (Uttarakuru).

18) Cho loài ngạ quỷ được no đủ, tắm mát và giải khát trong suối sữa chảy từ tay Quán Thế Âm Bồ Tát.

19) Cho kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe; cho những đàn bà mang thai, sinh con không đau đớn như hoàng hậu Ma Gia.

20) Cho kẻ rách được y phục, kẻ đói được thức ăn, kẻ khát được nước uống, kẻ nghèo được tiền của.



http://w*ww.*******hoasen.org/trisieu-botathanh-10.htm

Lời nguyện Mạn đà la
Kim Cương Giới

Bồ Tát Hạnh (Bodhicaryàvatàra)
Santideva (Bình Thiên)
Thích Trí Siêu dịch



Namo Guru. Vào ngày thứ mười tháng Khỉ năm Khỉ, Đạo sư của Uddiyana phát lên lời nguyện này nhân dịp mở Mạn đà la Kim Cương Giới trong phòng trung ương phủ màu ngọc bích của chùa Samye. Sau đó, nhà vua và các đệ tử dùng nó làm thời thực hành hàng ngày. Mọi thế hệ tương lai nên toàn tâm dùng nó như sự tu hành của họ.

Các bậc Điều Ngự và các Phật tử trong mười phương, bốn thời,
Các chúng guru, yidam, dakini và hộ pháp
Xin tất cả các ngài đến đây, nhiều như bụi trong thế giới
Và ngồi trên hoa sen và nguyệt tòa trong bầu trời trước mặt con.

Với thân, ngữ và tâm kính cẩn con lễ lạy
Và dâng các ngài đồ cúng bên ngoài, bên trong, bí mật và như như.
Trong sự hiện diện của chư Như Lai, đối tượng tối thượng của lòng kínhngưỡng,
Con cảm thấy xấu hổ cho các hành động xấu trong quá khứ của con
Và ăn năn sám hối các nghiệp bất thiện trong hiện tại.
Con sẽ chừa bỏ và lìa xa chúng trong tương lai.

Con tùy hỷ mọi công đức gom chứa
Và cầu thiûnh các bậc Điều Ngự không nhập Niết Bàn
Mà vẫn chuyển bánh xe Pháp Ba Tạng và giáo lý không gì sánh.
Mọi tích lũy công đức con hồi hướng, đến tâm của chúng sanh,
Để họ có thể đạt đến giải thoát vô thượng.

Chư Phật và các con của các ngài, xin hãy nghe con !
Mong lời nguyện toàn hảo con đã phát ra này
Được tương ưng hòa hợp với
Đức Phật Phổ Hiền và các con của ngài
Và với trí huệ của đức Văn Thù cao quý.

Nguyện tất cả các đạo sư quý báu, ánh sáng rực rỡ của giáo pháp,
Thấu đến mọi chốn mọi nơi như bầu trời.
Nguyện các ngài soi sáng trên mỗi người như mặt trời mặt trăng
Và nguyện cuộc đời các ngài vững vàng như núi.
Nguyện Tăng già quý báu, nền tảng của giáo pháp,
Được hòa hợp, giữ các nguyện thanh tịnh và thịnh vượng trong tam học.
Nguyện các hành giả Mật thừa, tinh túy của giáo pháp,
Giữ các samaya và hoàn thành các giai đoạn phát triển và thành tựu.

Nguyện bậc cai trị hộ trì Pháp, người bảo trợ giáo pháp,
Mở rộng quyền cai trị và giúp đỡ cho Phật giáo
Nguyện giới quý tộc và các trưởng bộ tộc, những tôi tớ của giáo pháp,
Tăng trưởng trí thông minh và được thêm tháo vát.

Nguyện mọi chủ gia đình giàu có, những người tài trợ của giáo pháp
Được thịnh vượng, hoan hỷ và thoát khỏi tổn hại.
Nguyện mọi quốc gia với lòng tin vào giáo pháp
Được hòa bình và hạnh phúc, thoát khỏi chướng ngại.

Nguyện rằng tôi, một thiền giả trên con đường,
Có được samaya không tỳ vết và hoàn thành các ước nguyện.
Nguyện bất kỳ ai liên hệ đến tôi qua nghiệp tốt cũng như nghiệp xấu,

Bây giờ cho đến cuối cùng, đều được chư Phật thương tưởng.
Nguyện tất cả chúng sanh đi vào cửa của thừa vô thượng
Và đạt đến vương quốc bao la của đức Phổ Hiền.

Hãy nỗ lực trong lời nguyện này trong sáu thời.
Samaya, ấn niêm.

Tứ Vô Lượng Tâm

Bồ Tát Hạnh (Bodhicaryàvatàra)
Santideva (Bình Thiên)
Thích Trí Siêu dịch




Ước gì chúng sinh có được tâm xả,
Thoát vòng ràng buộc của hận thù, tham đắm
Phân biệt người thân, kẻ lạ.
Nguyện chúng sinh an trú trong tâm xả. Nguyện con có khả năng giúp chúng sinh an trú trong tâm xả.
Nguyện đấng Bổn sư Pháp chủ gia trì cho con có đủ khả năng làm nên việc này.

Ước gì chúng sinh được hạnh phúc và nhân duyên tạo hạnh phúc.
Nguyện chúng sinh đều được như vậy.
Nguyện con có khả năng giúp chúng sinh đều được như vậy.
Nguyện đấng Bổn sư Pháp chủ gia trì cho con có đủ khả năng làm nên việc này.

Ước gì chúng sinh thoát khổ và nhân duyên tạo khổ.
Nguyện chúng sinh đều được như vậy.
Nguyện con có khả năng giúp chúng sinh đều được như vậy.
Nguyện đấng Bổn sư Pháp chủ gia trì cho con có đủ khả năng làm nên việc này.

Ước gì chúng sinh vĩnh viễn không xa lìa niềm an lạc của thiện đạo và giải thoát. Nguyện chúng sinh vĩnh viễn không xa lìa an lạc.
Nguyện con có khả năng giúp chúng sinh không xa lìa an lạc.
Nguyện đấng Bổn sư Pháp chủ gia trì cho con có đủ khả năng làm nên việc này.

http://w*ww.*******hoasen.org/holuankimcanggiap.htm
Lời Hồi Hướng của ngài Tịch Thiên

Hồng Như Chuyễn Ngữ



Dưới đây là câu hồi hướng đức Ðạt-lai Lạt-ma thích

nhất, trích từ Nhập Bồ Tát Ðạo [Bodhicharyavatara],

chương 10, của ngài Tịch Thiên [Shantideva]



Với công đức này

Nguyện cho chúng sinh

Ở khắp mọi nơi

Ðang chịu khổ đau

Tinh thần thể xác

Tìm được đầy tràn

Niềm vui hạnh phúc

Lớn rộng như biển



Nguyện khắp chúng sinh

Không có một ai

Phải chịu nạn khổ,

Tạo tác ác nghiệp

Gặp cảnh tật bịnh

Khổ vì sợ hãi

Khổ vì bị người

Sỉ nhục khinh khi



Nguyện cho người mù

Thấy được hình sắc

Nguyện cho người điếc

Nghe được âm thanh

Nguyện cho những ai

Mỏi mòn kiệt quệ

Ðược thời ngơi nghỉ



Nguyện người đang lạnh

Tìm được áo quần

Nguyện người đang đói

Kiếm được miếng ăn

Nguyện người đang khát

Tìm ra thức uống

Cùng nguồn giải khát

Thơm ngon tuyệt diệu



Nguyện cho người nghèo

Tìm được tài sản

Nguyện người đau khổ

Thấy được niềm vui

Nguyện kẻ tuyệt vọng

Gặp nguồn hy vọng

Vĩnh viễn sống trong

Bình an hạnh phúc



Nguyện mưa đúng thời

Vụ mùa xanh tốt

Nguyện thuốc chữa lành

Mọi cơn bịnh dữ

Nguyện mọi lời nguyện

Thánh thiện tốt lành

Luôn thành sự thật



Nguyện người tật bịnh

Thoát được bịnh khổ

Nguyện nạn thiên tai

Vĩnh viễn không còn

Nguyện kẻ khiếp sợ

Dứt cơn sợ hãi

Nguyện kẻ tù đày

Thoát hết cùm gông

Nguyện kẻ yếu kém

Tìm ra sức mạnh

Và xin nguyện cho

Tất cả chúng sinh

Ðều biết quay về

Nâng đỡ lẫn nhau



Không gian còn

Chúng sinh còn

Nguyện con còn ở lại

Xua tan khổ nạn chốn này


-[Hồng Như chuyển từ Anh ngữ]

Hồi Hướng

Hồng Như Chuyễn Ngữ


Bồ Tát Hạnh


HỒI HƯỚNG

1- Có bao nhiêu phước lành phát sinh do tạo (và dịch) Luận Nhập Bồ-tát Hạnh này, tôi đều hướng về chúng sinh, nguyện cho tất cả đều đi vào đường đi của Bồ-tát.

2-Nguyện nhờ phước của tôi mà những chúng sanh đang bị thân bệnh, tâm bệnh ở khắp nơi được niềm vui như biển lớn.

3- Nguyện cho họ không bao giờ hết an vui trong suốt quá trình sinh tử luân hồi. Nguyện cho họ được hạnh phúc như Bồ-tát, liên tục không gián đoạn.

4- Nguyện cho hữu tình trong các cõi địa ngục ở khắp nơi trong hoàn vũ có được hỷ lạc vô cùng tận.

5- Nguyện cho kẻ rét trong các địa ngục băng lạnh được hơi ấm. Nguyện cho đám mây công đức do Bồ-tát hạnh tích tụ phước và trí sẽ thành mưa cam lồ giáng xuống làm mát dịu nỗi nóng bức của hữu tình.

6- Nguyện cho những rừng lá bằng gươm đao biến thành lạc viên tráng lệ. Nguyện cho những cây cành bằng giáo mác biến thành cây thỏa mãn ước mơ.

7- Nguyện cho địa ngục biến thành vườn chơi được trang hoàng bằng những hồ sen thơm ngát, với những chim thiên nga, chim nhạn vang tiếng hót êm tai.

8- Nguyện cho địa ngục lửa đốt biến thành đống châu báu, nguyện cho nền sắt nóng địa ngục biến thành thủy tinh. Nguyện cho những địa ngục Núi ép biến thành những điện thờ Phật.

9- Nguyện cho những binh khí, đá lửa trong địa ngục đều biến thành những trận mưa hoa, và sự tương tàn tương sát biến thành trò chơi tung hoa cho nhau.

10- Nguyện cho những chúng sanh đang ngụp lặn trong địa ngục sông sắt nóng làm cho da thịt nứt nẻ lộ xương như hoa thủy tiên, nhờ phước của tôi mà được cái thân cõi trời, xuống tắm ao trời và vui chơi cùng các thiên nữ.

11- Nguyện cho những chúng sanh trong địa ngục khởi lên ý nghĩ : “Không biết vì sao mà Diêm vương và những ngục tốt trong đây bỗng dưng đâm ra sợ hãi ? Vị nào có cái năng lực kỳ diệu trừ diệt cho chúng ta những hắc ám, khiến tâm ta sinh vui mừng ?”. Nghĩ thế rồi, chúng ngước nhìn lên không, thấy thần Kim Cương Thủ đang đứng uy nghiêm. Nguyện cho những chúng sanh này nhờ năng lực hân hoan ấy, thường đi theo Bồ-tát, xa lìa tội cũ.

12- Nguyện cho những hữu tình trong địa ngục thấy được mưa hoa cùng nước thơm từ trên trời giáng xuống rưới tắt lửa hừng địa ngục, liền cảm thấy hon hỷ khoan khoái, tự nghĩ do đâu mà được thế này. Chúng liền ngước nhìn lên không trung và vui mừng thấy Bồ-tát Quán Âm tay cầm hoa sen.

13- Nguyện cho hữu tình trong địa ngục mừng rỡ trông thấy đức Văn Thù và kêu lớn : “Các bạn ơi, đừng sợ. Hãy mau đến đây, trên đầu chúng ta có Văn Thù đồng tử tràn ngập ánh sáng. Ngài đã phát tâm từ bi và tâm Bồ-đề, có năng lực diệt trừ đau khổ, đưa chúng ta đến an vui. Ngài giải cứu chúng sanh một cách triệt để, khiến cho tất cả sợ hãi đều tiêu tan. Còn ai muốn từ bỏ ngài ?”

14- “Hãy nhìn ngài ở trong cung điện vang lên những tiếng ca tụng của ngàn thiên nữ ; vương miện do trăm vị trời kết thành được hiến dâng dưới bàn chân như hoa sen của ngài. Vô số hoa trời vi diệu mưa xuống trên đảnh ngài, mà đôi mắt ướt đẫm lệ đại bi”.

15- Lại nguyện cho chúng sanh địa ngục nhờ năng lực thiện căn của tôi mà thấy được những đám mây do năng lực vô ngại của chư Bồ-tát hóa hiện ra, trút mưa thơm xuống khiến hữu tình được an vui mát mẻ. Chúng sanh địa ngục trông thấy cảnh này đều thật sự hân hoan.

16- Nguyện cho những chúng sanh cõi bàng sanh xa lìa nỗi sợ hãi mạnh ăn thịt yếu. Nguyện cho loài quỷ đói được vui như người ở châu Kuru phương Bắc.

17- Nguyện cho tay đức Quán Thế Âm liên tục rưới xuống nước cam lồ khiến cho ngạ quỷ được no đủ, mong chúng thường được tắm mát trong nước cam lộ của ngài.

18- Nguyện cho kẻ đui mù được thấy sắc, kẻ điếc được nghe âm thanh. Nguyện cho tất cả phụ nữ có thai đều được như Ma Gia phu nhân, sinh nở không đau đớn.

19- Nguyện cho kẻ lõa hình được y phục, kẻ đói được no đủ, kẻ khát được những thức uống trong sạch ngon lành.

20- Nguyện cho kẻ nghèo được tài sản, người khổ được an vui. Nguyện cho người tuyệt vọng khôi phục niềm tin kiên cố.

21- Nguyện cho hưu tình bị các bệnh khổ mau thoát khỏi bệnh tật. Nguyện cho tất cả chứng bệnh vĩnh viễn không sinh ra trên đời.

22- Nguyện cho người sợ hãi hết sợ, người bị trói buộc được cởi mở, người yếu được mạnh khỏe. Nguyện cho mọi người nghĩ đến việc làm lợi ích cho nhau.

23- Nguyện cho các thương nhân khắp nơi đến đâu cũng được an lạc, những lợi lộc mà họ mong cầu đều được thành tựu không mệt nhọc.

24- Nguyện cho những người đi buôn bằng thuyền tàu thỏa mãn được những gì họ mong ước, thuyền cập bến bình an, vui vẻ đoàn tụ với người thân và bằng hữu.

25- Nguyện cho những người lữ hành lạc lối may mắn gặp được bạn đồng hành, không bị nỗi sợ đạo tặc và cọp beo, đi đường bình an thuận lợi.

26- Nguyện chư thiên, thiện thần giữ gìn săn sóc cho những kẻ đang gặp nạn, cúng dường,kẻ già yếu không ai giúp đỡ, kẻ ngu si điên cuồng.

27- Nguyện cho hữu tình thoát ly được tám nạn khó tu hành, mong ai nấy đều có đủ đức tin, lòng thương và trí tuệ, thực phẩm và đồ dùng phong phú, thường có khả năng nhớ những đời trước.

28- Nguyện cho chúng sanh không tranh cãi nhau, không tổn hại nhau, ai ai cũng được tự do an hưởng tuổi trời.

29- Nguyện cho những người bần cùng hạ tiện được sắc mặt rạng rỡ phát quang ; nguyện cho những người khổ hạnh tiều tụy được hình thể khỏe mạnh đẹp đẽ.

30- Nguyện cho những cô gái yếu đuối đều thành nam tử hảo hán, những người hàn vi được sang cả, người kiêu mạn trở thành khiêm cung.

31- Nguyện cho tất cả chúng sanh nhờ phước đức tôi mà dứt được tất cả điều ác, thường ưa thích các thiện hành.

32- Nguyện cho tất cả chúng sanh không xả tâm Bồ-đề, lao vào việc làm của Bồ-tát, mong sao họ được chư Phật thường dắt tay nâng đỡ, đoạn tận các nghiệp ma.

33- Nguyện cho tất cả hữu tình sống lâu không giới hạn, sống những ngày tháng vui vẻ, không nghe đến tên cái chết.

34- Nguyện cho khắp mười phương thế giới đầy những rừng cây như ý, trong đó vang lên âm thanh thuyết pháp vi diệu của chư Phật, Bồ-tát.

35- Nguyện cho mười phương đất đai đều mềm mại như lòng tay, không có sỏi đá gai góc.

36- Nguyện cho chư Bồ-tát an trú trong các hội chúng Thanh văn đang nghe Phật thuyết pháp, mỗi vị làm cho các đạo tràng ấy trở thành trang nghiêm, đẹp đẽ bằng công đức vi diệu của mình.

37- Nguyện cho tất cả hữu tình đều nghe được pháp âm bất tuyệt từ rừng cây, chim chóc, ánh sáng, hư không.

38- Nguyện cho tất cả hữu tình thường được gặp Phật, Bồ-tát, đem những vật cúng dường nhiều như mây tụ lại, mà dâng cúng Phật, bậc đạo sư của tất cả chúng sanh.

39- Nguyện cho chúng sanh được trời xối xuống những cơn mưa đúng thời để mùa màng ngũ cốc được dồi dào phong túc. Nguyện cho những nguyên thủ có lòng nhân, cai trị đúng pháp, mọi việc trên đời đều được trôi chảy nhịp nhàng.

40- Nguyện cho thuốc có công hiệu chữa bệnh mau chóng, những lời chú được ứng nghiệm, quỷ la-sát và các loài ở trong không đều có tâm từ bi.



Còn tiếp

http://www.quangduc.com/coban/148nhapbo ... -6-10.html
__________________
_____________________
http://community.vietfun.com/showthread.php?t=651712


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách