Hai Mặt Của Hiện Thực

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Hai Mặt Của Hiện Thực

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Hai Mặt Của Hiện Thực

The Two Faces of Reality

A Dhammatalk by Ajahn Chah/nguồn: ajahnchah.org

Nguyễn Văn Hoà chuyển ngữ



Trong cuộc sống của chúng ta, có hai việc khả hữu có thể xảy ra cho chúng ta: hoặc là chiều theo thế giới hoặc vượt lên trên thế giới. Ðức Phật là một người có thể vựơt lên trên thế giới và vì vậy đã nhận thức rõ tinh thần giải thóat.

Trong cùng một cách, có hai loại kiến thức - kiến thức về lĩnh vực thế gian và kiến thức về tâm linh, còn được gọi là trí tuệ chân như. Nếu chúng ta chưa tu luyện và đào tạo bản thân, dù có bao kiến thức đi nữa, chúng ta vẫn còn là trần tục, và do đó không thể giải thóat được.

Hãy suy nghĩ và xem xét cặn kẽ! Ðức Phật dạy rằng những điều trên thế gian làm thế giới quay quanh. Chạy theo thế giới, tâm tư vướng bận vào thế giới, tâm bị vẩn đục dù đến hay đi, không bao giờ được hài lòng. Người thế gian là những người luôn luôn tìm kiếm cái gì – họ không bao giờ thấy đủ. Kiến thức thế gian thực sự là vô minh; nó không phải là kiến thức với sự hiểu biết rõ ràng, do đó không bao giờ có một kết thúc. Nó xoay quanh các mục tiêu tích lũy tà vại trên thế gian, dành dật địa vị, mong muốn được khen ngợi và khoái lác, đó là một ảo tưởng khổng lồ nhanh chóng gây nên tội nghiệp cho chúng ta.

Khi chúng ta nhận được một cái gì, thì sẽ gặp phải ganh tị, lo lắng và ích kỷ. Và khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa và không đủ sức xua đuổi nó đi, chúng ta sử dụng tâm trí của chúng ta để phát minh ra tất cả các loại thiết bị, ngay cả đến vũ khí và thậm chí cả bom nguyên tử, chỉ là để tiêu diệt nhau. Tại sao lại là tất cả rắc rối và khó khăn này?

Đây là cách của thế giới. Ðức Phật dạy rằng nếu người ta chạy vòng theo nó thì sẽ không thể nào đến cuối đường.

Hãy đến để tu tập cho sự giải thóat! Thật không dễ sống cho phù hợp với trí tuệ chân như, nhưng bất cứ ai tha thiết tìm đạo quả và khao khát đến Niết-bàn thì sẽ có thể bền gan chịu đựng. Chịu đựng được coi là mãn nguyện và hài lòng với chút ít; ăn ít, ngủ ít, nói ít và sống trong chừng mực. Làm như vậy chúng ta có thể chấm dứt chuyện thế gian.

Nếu hạt giống của chuyện thế gian chưa được nhổ sạch, thì chúng ta liên tục gặp rắc rối và nhầm lẫn trong một chu kỳ không bao giờ kết thúc. Ngay cả khi bạn được thọ giới, nó vẫn tiếp tục lôi kéo bạn. Nó tạo ra quan điểm của bạn, ý kiến của bạn, nó làm cho tất cả những suy nghĩ của bạn thay đổi màu sắc và hình dáng - đó là chuyện thế gian.

Người ta không nhận ra! Họ nói rằng họ sẽ làm xong mọi việc trên thế gian. Sự hy vọng của họ luôn luôn là hoàn thành tất cả mọi thứ. Cũng giống như một bộ trưởng mới sốt ruột mong muốn bộ tham muu mới của ông bắt tay vào việc. Ông nghĩ rằng ông có tất cả các câu trả lời, vì vậy ông bỏ đi mọi thứ của chính quyền cũ và nói rằng,''Hãy nhìn đây! Tự tôi, tôi sẽ làm tất cả mọi thứ ''. Đó là tất cả những gì họ làm, chở mọi thứ vào và chở mọi thứ ra, không bao giờ làm được bất cứ điều gì. Họ cố gắng, nhưng không bao giờ thực sự hoàn tất được một thứ gì.
Bạn không thể nào làm một điều gì để vui lòng tất cả mọi người - người thì thích ít, kẻ thì thích nhiều; người thì thích ngắn và kẻ khác thích dài, người thì thích mặn và kẻ khác thích cay. Ðể mọi người ngồi lại và thỏa thuận với nhau là điều không thể nào thực hiện được.

Tất cả chúng ta đều muốn hoàn tất điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta, nhưng thế giới, với tất cả những phức tạp của nó, làm cho hầu như bất kỳ một hoàn thành thực sự nào cũng không thể thực hiện. Ngay cả Ðức Phật, sinh ra với tất cả các cơ hội tốt của một hoàng tử cao quý, cũng không tìm được sự hoàn thành trong cuộc sống trần tục.

XEM ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

http://minhhanhdp.brinkster.net/DE_AN_T ... hnCha.html


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách