Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
thật ra khi một người hôn mê thì sự hôn mê đó là người ngoại cuộc quan sát mà nói thế, nhưng tâm thức của người trong cuộc thì có thể không như vậy; các cuộc nghiên cứu khoa học về những trường hợp cận tử thì người trong cuộc tường thuật là tâm thức họ vẫn sáng suốt, chỉ có sự phản ứng cơ thể của họ bị tê liệt thôi; còn có những trường hợp một người bị coi là có đời sống thực vật mà bây giờ, nhờ kỹ thuật hoặc người khảo cứu giỏi, khám phá người đó vẫn còn sự suy nghĩ

câu "tâm tán loạn mà giữ chánh niệm" nghe không thuận lý; nhưng các tâm niệm trước tán loạn và tâm niệm kế tiếp là chánh niệm là sự có thể; cũng như trong những trường hợp khẩn trương, những người cùng qua các sự huấn luyện như nhau, có người phản ứng đúng có người phản ứng không đúng; cơ duyên là vậy đó; nói cơ duyên không phải là chối bỏ nhân quả mà vì nhân quả do nghiệp, nhất là tiền nghiệp, không thể lường được

nói theo thường nghiệm thì các thiện hạnh làm tăng xác suất xảy ra của chánh niệm, cho nên chúng ta gia hạnh là vậy; nhưng nói gia hạnh sẽ bảo đảm điều gì đó thì đó là để khuyến khích, cũng tốt thôi
:)


Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

Dct à, thật sự đọc đến đây thì tôi rất thất vọng về bạn, tôi không nghĩ 1 người hiểu biết như dct lại có những kiến chấp như vậy. Nhưng tôi sẽ cố gắng giải thích cặn kẽ tỉ mỉ đến mức có thể lần nữa. Nếu như dct vẫn chưa đồng tình thì chắc có lẽ chúng ta không có duyên tôi xin nhường lại để các đh khác thảo luận với dct.
Vậy thì tâm tán loạn vẫn có thể vãng sanh, mà tâm tán loạn thì không thể cho là GIỮ ĐƯỢC CHÁNH NIỆM.....Điểm này đạo hữu đồng ý không
Có 2 trường hợp:
1)Khi có người hỏi bình thường tôi niệm Phật với tâm tán loạn thì khi lâm chung có được vãng sanh không? Thì tại hạ đã đăng câu trả lời ở trên và đăng luôn phần chánh niệm => Bình thường niệm Phật tâm tán loạn nhưng nếu định giữ thời khóa , hành trì thật nhiều vọng tưởng dần trừ tuy không đạt cảnh giới nhất tâm nhưng do nỗ lực tinh tấn tạo nên chủng tử niệm Phật sâu dày => khi lâm chung có chánh niệm => vãng sanh.( vấn đề này mình đã nói rất nhiều lần)

2)Theo ý dct thì khi lâm chung tâm toán loạn thì làm sao có chánh niệm phải không? Đây lại là điều căn bản hơn nửa. Ai bảo tâm tán loạn không thể niệm Phật chứ. Không chỉ tôi mà các đh khác đã giải rất nhiều về 2 chữ chánh niệm : là nghĩ, nhớ, tưởng, niệm danh hiệu Phật. Lâm chung là giây phút nguy hiểm và vô cùng sợ hãi trừ những người được nhất tâm thì tâm lực không thể nghĩ bàn. cho nên đức Thế Tôn mới nói" Lúc lâm chung cố giữ sao cho 10 niệm nối tiếp lập tức được vào Phổ Đẳng Tam Muội của Phật A Di Đà, được Phật tiếp dẫn về Tây Phương Tịnh Độ". Tại sao Phật lại dùng từ cố giữ ? Như đã nói giây phút sinh tử vô cùng quan trọng, khi lâm chung tứ đại li tán, bệnh khổ bức bách, và vô số các chướng duyên khác chưa nói đến các oan gia trái chủ có ai mà không sợ hãi chỉ nhờ công phu niệm Phật thường ngày cộng thêm sự từ bi gia hộ của chư Phật khiến câu niệm Phật khởi trong tâm và vãng sanh Cực Lạc.=> Chính vì công phu niệm Phật thật nhiều đến lúc lâm chung tuy tâm tán loạn mà vẫn có thể xuất hiện chánh niệm .Cho nên câu Tán tâm niệm Phật mới nghe tưởng đâu chỉ nói những người bình thường niệm Phật mà tâm không buộc vào câu niệm Phật mà ở đây còn chỉ cho ta thấy cái tâm mãnh liệt phi thường buông bỏ tất cả tuy các chướng duyên đầy rẫy làm thân tâm chẳng yên nhưng họ vẫn có thể phát khởi niệm Phật.
Phật Thích Ca khi để lại những lời vàng ngọc quý giá như thế cho nên đừng nghi ngờ nữa. Chỉ ra luôn tới tận đường tơ kẻ chỉ rồi đấy, được chưa.

Bây giờ đến vấn đề thứ 2. thú thật. Đây chính là chỗ bạn làm tôi thất vọng nhất, dct càng nói thì tôi lại càng chẳng thể hiểu nổi.
Về thức A Lại Da tôi chẳng giải thích dài dòng như dct để làm gì. Đính chính thêm chỉ đến khi đến địa vị A La Hán bản thể của thức nầy mới chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí. Đh nói đúng nó tuy là tàng thức nhưng đh cũng nên biết nó cũng là cái thức ở lại sau cùng sau khi 7 thức kia không còn nữa lúc người bệnh đã mạn chung.
Đã gọi là hôn mê rồi thì .... cái nhận thức cũng chẳng có luôn làm gì ...."động đậy làm họ đau đớn" .... Có băm ra trăm mảnh cũng ....chẳng hay biết nữa là...đau đớn ....
A Di Đà Phật. Câu này trăm ngàn lần nếu đh không nói ra thì tốt biết bao!Tại hạ có đăng bài Trợ niệm và chuẩn bị khi lâm chung của TK Thích Nhuận Nghi và các BHN, dct chịu khó đọc dùm. Nhưng cũng trả lời luôn để Đh lại sinh tâm nghi kỵ tôi lảng tránh câu trả lời.
Tại sao lại bảo khi người chết rồi trong 8 tiếng lại không được động đậy thân xác, tắm rửa, di chuyển , khóc lóc hoặc làm chuyện gì khác. Vì thức A Lại Da vẫn còn đó làm bất cứ việc gì họ vẫn có thể cảm nhận. Thật nếu như ai cũng nghĩ như đh thì vô số người đáng lẽ được vãng nhưng lại vì thế mà đọa Tam đồ. Thật đáng trách vô cùng.
....Tuy người niệm Phật bị hôn mê nhưng A lại da thức ( thức thứ 8) vẫn rất tỉnh táo thấy biết tất cả.......
Người bệnh khi hôn mê nhưng khi chưa tắt thở thì Mạt na thức vẫn còn đúng không! Nó là cái thức nhận biết và đem vào A lại Da .2 thức này liên kết chặt chẽ với nhau nên gọi là sở chấp ái tàng, dct tìm hiểu kỹ duy thức học thì chắc biết rồi. Ồ, mà chẳng những khi hôn mê thức thứ 7 còn mà 1 trong 6 lục thức vẫn còn nên khả năng nhận biết là đương nhiên. Câu trên có lẽ tôi thật sơ sót phải đính chính lại là khi lâm chung chứ không phải hôn mê. Vì chỉ khi chết thì các thức mới dần mất chỉ còn lại thức 8 sau chót.

Dct chỉ dựa vào lý thuyết về duy thức mà không nhìn thực tại bao nhiêu người cho rằng chết là xong mà để lại những hậu quả đau đớn. Nếu cho rằng thứ 8 là chỉ là tàng thức không thể nhận biết thì thật tai hại. Nếu không làm sao khi ta niệm Phật họ có thể niệm theo mà vãng sanh.
Tôi cũng không tìm hiểu sâu về duy thức học, học rộng hiểu nhiều ko hành chẳng thể vãng sanh, nhưng những thứ có liên quan đến pháp môn Tịnh Độ thì không thể không nói.Những điều mà dct cho là căn bản mà cái căn bản cần thiết thì lại hiểu lệch lạc như thế. Cho dù ở bất cứ trường hợp nào hôn mê hay lâm chung thì sự trợ niệm là vô cùng cần thiết

Hỏi: Vì sao người lâm chung cần người khác trợ niệm?

Ðáp: Lúc con người đến giờ phút sắp lâm chung là lúc tứ đại phân ly, các khổ não bắt đầu bức bách, tay chân co rút nên người xưa thường so sánh như cái khổ của con cua rơi vào chảo nước sôi vậy. Bình thường có công phu niệm Phật nếu chưa thuần thục đến giờ phút quan trọng này, ai mà không cần trợ giúp? Bình thường nếu người lâm chung có công phu niệm Phật khoảng 6, 7 phần thì đến giây phút này thì sự dụng công cao lắm là 2, 3 phần thôi. Hà huống gì là người bình thường không có công phu lại không cần trợ niệm hay sao? Chỗ cần hiểu là người lúc lâm chung chỉ có mảy may làm chủ chính mình, mà hoàn toàn nương theo sự trợ giúp của người khác niệm Phật.

Hỏi: Khi người bệnh đã tắt thở rồi vì sao người trợ niệm cần phải niệm Phật?

Ðáp: Bởi vì tuy người bệnh đã chết, tuy hơi thở không còn, song thần thức của người đó vẫn chưa hoàn toàn lìa khỏi thể xác, chỗ tái sinh của họ vẫn chưa được quyết định, cho nên sự trợ giúp cho người mất niệm Phật có công dụng vô cùng thù thắng. Chúng ta từ đời vô thỉ kiếp đến nay đã tạo các ác nghiệp và thiện nghiệp vô lượng vô biên, niệm ác này qua thì niệm thiện liền đến niệm niệm tương tục không gián đoạn, niệm ác thì chiếm phần lớn, còn niệm thiện vô cùng ít ỏi. Con người đến lúc lâm chung tâm niệm vô cùng quan trọng, nếu khởi niệm ác thì liền rơi vào ba đường ác, còn khởi niệm thiện thì cảnh giới thiện hiện ra, sau đó tùy nơi mà sinh vào hoàn cảnh thiện. Nếu người biết khởi tín tâm niệm Phật cầu sinh Tây phương liền thấy Phật A Di Ðà cùng thánh chúng hiện ra tiếp dẫn, nhân đó mà được vãng sinh Tịnh độ. Tóm lại việc cốt yếu của việc trợ niệm là tạo cho người lâm chung chánh niệm niệm Phật để vãng sinh. Một khi đã vãng sinh thì vĩnh viễn xa rời thế giới sinh tử Ta Bà mà hưởng vô lượng sự vui sướng thù thắng ở Cực Lạc. Vì vậy sự trợ niệm vào giờ phút lâm chung vô cùng thù thắng.

(trích NHỮNG VẤN ÐỀ CẦN BIẾT KHI LÂM CHUNG Pháp Sư THẾ LIỄU)
dct chỉ hỏi trường hợp tự hôn mê...rồi chết chứ không có thêm Ban Hộ Niệm, Gia Đình Niệm...ở đây.
Nếu tự hôn mê mà chết không có người thân hay ban hộ niệm thì đó là do nghiệp xấu từ đời trước chiêu cảm. Lúc này phải xem thần thức người hôn mê ở trạng thái nào. "nếu khởi niệm ác thì liền rơi vào ba đường ác, còn khởi niệm thiện thì cảnh giới thiện hiện ra". Cũng lại là vấn đề nguyện. Có ai biết ở đời QK mình đã tạo nghiệp ác gì và khi nào trả nghiệp bởi vậy mới nguyện khi chết thân tâm an lạc,........ Chẳng biết có đọc không nữa. Nếu hôn mê mà không có ai bên cạnh thì để niệm Phật được rất khó trừ khi người ấy dụng tâm mạnh mẽ.
À, tôi đã quên 1 phần quan trọng. Ấn Quang ĐS khuyên người niệm Phật hằng ngày nên kiêm niệm thêm vài tràng Quán Thế Âm Bồ Tát để Bồ Tát phù hộ tai qua nạn khỏi bình an vô sự. Vậy là vẹn cả đôi đường rồi nha.
Nhắc lại... Nghiệp báo là cái bên ngoài tác động lên thân và tâm....(ngoại lực).
=> Đã nói đến vậy sao ko chịu nghĩ thêm chính nghiệp báo sinh ra chướng duyên tác động làm tâm mất chánh niệm mà lại hỏi:
Sao lại nói ... Niệm Lực phải lớn hơn Nghiệp Lực lúc lâm chung mới được vãng sanh???
Tôi đã trích rất nhiều lời nói của chư Phật, Tổ và các bậc đi trước nhưng có lẽ dct không để tâm tới xem như gió thoảng không hiểu hoặc không muốn hiểu chăng.Đọc kỹ lại bài đăng trước của tôi. Nếu như Dct bảo HT Quảng Khâm chẳng làm bạn tin tưởng nhưng không lẽ đến lời Phật, Tổ nói chí ít cũng không làm bạn suy ngẫm chút gì sao?

"Công đức của danh hiệu Phật là bất khả tư nghị, sao lại không trừ được tội chỉ có điều không chắc được vãng sinh. Vì rằng những thiện căn tán loạn như thế khó lòng địch lại với tội ác tích lũy từ vô thủy kiếp"
"Nghiệp ác vẫn hư vọng, mà do tâm niệm quyết liệt, còn có thể lấn lướt nghiệp lành 1 đời"=> Nếu tâm khởi câu Phật hiệu thì chẳng phải người ấy tâm lực mạnh mẽ chánh niệm hiện hữu lấn át tà niệm hay sao.
"Hành giả niệm Phật dùng tâm mãnh liệt nên mới phục diệt được ác nghiệp, nếu khi lâm chung dùng tâm ấy niệm Phật, quyết định sẽ vãng sanh"

"Con người đến lúc lâm chung tâm niệm vô cùng quan trọng, nếu khởi niệm ác thì liền rơi vào ba đường ác, còn khởi niệm thiện thì cảnh giới thiện hiện ra, sau đó tùy nơi mà sinh vào hoàn cảnh thiện"

Hơi thừa nhưng xin trích lại lần nữa để đh tiện thấy hết. Do sinh tâm khởi tà niệm( tự tâm hoặc do nghiệp tác động) mà phải theo nghiệp đọa chứ HT chẳng phải so sánh bên nặng bên nhẹ mà do cái tâm quyết định, vạn pháp duy tâm ( đã nói tới 3 lần ) chứ chẳng phải nghiệp nhiều mà đọa ác đạo không thể vãng sanh. Hãy đọc và suy ngẫm chứ đừng cưỡi ngựa xem hoa nữa.
Đến vậy nếu đh vẫn chưa chịu hiểu thì cũng hết cách chẳng biết làm sao nữa. Tôi không muốn làm 1 bài diễn văn chi đâu nhưng xin dct xem kỹ lại lời dạy của Phật, Tổ .
A Di Đà Phật.


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Nếu như dct vẫn chưa đồng tình thì chắc có lẽ chúng ta không có duyên tôi xin nhường lại để các đh khác thảo luận với dct.
Đừng lo đạo hữu ạ... dct ...nhường lại topic cho bạn với tư tưởng "niệm lực phải thắng nổi nghiệp lực mới được vãng sanh".

Và đây cũng là bài viết phân tích để kết thúc cái topic này của dct.
Ai bảo tâm tán loạn không thể niệm Phật chứ. Không chỉ tôi mà các đh khác đã giải rất nhiều về 2 chữ chánh niệm : là nghĩ, nhớ, tưởng, niệm danh hiệu Phật.
Đúng !!! vậy thì ....Chánh Niệm ...phải hơn Nghiệp Lực là hơn thế nào ???
nghiệp là cái tác động từ bên ngoài, còn niệm là cái "nhớ, nghĩ, tưởng" từ bên trong...

Cái chánh niệm mà "bạn cùng các đạo hữu khác giải thích" .....là cái Kiến Giải Cá Nhân của bạn, không đúng như lời trong kinh, trong luận... Bạn có thể trích rõ ràng ...dựa vào kinh điển nào? luận điển nào bạn nói chữ Chánh Niệm nghĩa là nghĩ, nhớ, tưởng ....cùng một lúc vừa danh hiệu Phật vừa pháp thế gian ...????


Lại trích đoạn:
........Con người đến lúc lâm chung tâm niệm vô cùng quan trọng, nếu khởi niệm ác thì liền rơi vào ba đường ác, còn khởi niệm thiện thì cảnh giới thiện hiện ra, sau đó tùy nơi mà sinh vào hoàn cảnh thiện....
Có nói đến nghiệp lực làm chủ ta lúc này chăng ??? hay là cái niệm của ta làm chủ tự quyết định đi vào cảnh giới đó...???

Còn nếu nói chữ Chánh Niệm là nơi tâm chỉ có một niệm thì gọi là Chánh Niệm...
Nếu nơi tâm có nhiều niệm thì gọi là "không chuyên niệm", hoặc niệm không thuần thục, không nhất hướng chuyên niệm...Không thể gọi là Chánh Niệm ...vì đã tán loạn rồi thì trong đó có tham sân si mạng nghi tà kiến ác kiến .v.v.. ta cũng đánh đồng nó là Chánh luôn sao ???

Cho nên Phật dạy lâm chung là giữ được cái niệm đó liên tục, chẳng có nói phải thuần nhất 1 niệm... mới được vãng sanh.
Đính chính thêm chỉ đến khi đến địa vị A La Hán bản thể của thức nầy mới chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí.
Trời đất ơi , thôi rồi Lượm ơi...

A La Hán còn chưa hề được nghe, chưa hề biết cái danh từ A La Da Thức...chứ đừng nói là chuyển nó...Nếu có thể chuyển nó thể chẳng thể gọi là A La Hán rồi....

Trong duy thức yếu luận có một câu là...

"Tánh Duy Vô Phú Hữu Biến Hành

Giới Ðịa Tùy Tha Nghiệp Lực Sinh

Nhị Thừa Bất Liễu Nhân Mê Chấp

Do Thử Năng Hưng Luận Chủ Tranh"

Đạo hữu copy đoạn đó rùi tìm hiểu xem .... A La Hán phần trong này không nha...

Còn Đại Viên Cảnh Trí ....thì chỉ có Bồ tát Đẳng Giác mới chuyển cái thức ấy qua từng giai đoạn, giai đoạn sau cùng là Đại Viên Cảnh Trí...

Thôi được rồi!!! tới đây thì dct đã hiểu cái kiến giải của đạo hữu rồi..
Đh nói đúng nó tuy là tàng thức nhưng đh cũng nên biết nó cũng là cái thức ở lại sau cùng sau khi 7 thức kia không còn nữa lúc người bệnh đã mạn chung...
Thánh thần thiên địa ơi !!!....

Thức Mạc Na và Ý Thức là 2 thức chấp trước và vọng tưởng của một chúng sanh...nếu không còn 2 thức này ....thì người người lâm chung đều trở thành Bồ Tát hết rồi...

Cái tư tưởng này đạo hữu du nhập từ đâu nữa vậy ???
......Tại sao lại bảo khi người chết rồi trong 8 tiếng lại không được động đậy thân xác, tắm rửa, di chuyển , khóc lóc hoặc làm chuyện gì khác. Vì thức A Lại Da vẫn còn đó làm bất cứ việc gì họ vẫn có thể cảm nhận.........
Tại sao khi người chết trong 8 tiếng không cho đụng vào .... vì chính bản thân của mình không biết thần thức của họ đã rời khỏi xác chưa, nếu chọt chọt xem thử thì vô tình làm người ta đau, sanh tâm sân mà mất phần vãng sanh...Đây nói là thần thức còn trong thân, không có nói tâm mê muội không biết ....gì hết....Đạo hữu có biết chữ xỉu hông...bất tỉnh nhân sự đó ...nếu chọt chọt mà còn biết đau thì ....đâu gọi là hôn mê, bất tỉnh nhân sự trời ....
Nếu cho rằng thứ 8 là chỉ là tàng thức không thể nhận biết thì thật tai hại. Nếu không làm sao khi ta niệm Phật họ có thể niệm theo mà vãng sanh.
Cái chuyện vãng sanh đó ...không có liên quan ảnh hưởng gì đến cái A Lại Da thức....
Vãng sanh là thần thức của mình đi vãng sanh...thần thức là một dạng tâm mê đi vãng sanh, A La Dạ là nói về cái kho chứa chủng tử của chúng sanh đó... nó không phải là cái Thần Thức đi vãng sanh....

Đừng tự hiểu bậy bạ như vậy chứ....trời...
Lúc này phải xem thần thức người hôn mê ở trạng thái nào. "nếu khởi niệm ác thì liền rơi vào ba đường ác, còn khởi niệm thiện thì cảnh giới thiện hiện ra"
Đừng có tình hiểu sai....nữa... mình nói là cái thần thức bị mê...chứ chẳng nói cái thân tứ đại ...không có cảm giác ....Nếu thần thức hôn mê thì ...làm gì có chuyện khởi niệm ác, hay khởi niệm thiện ....???
Nếu như Dct bảo HT Quảng Khâm chẳng làm bạn tin tưởng nhưng không lẽ đến lời Phật, Tổ nói chí ít cũng không làm bạn suy ngẫm chút gì sao?
Xin thưa, Phật, Tổ chưa hề dạy câu nói "nghiệp lực với niệm lớn phải hơn kém nhau mới được sanh hay không" ... .Cho hề đem 2 cái đó ra so sánh khi lâm chung... chỉ nói ...tướng của nghiệp và tâm niệm của người hành... chứ không hề nói "lực này" thắng "lực kia"....
"Công đức của danh hiệu Phật là bất khả tư nghị, sao lại không trừ được tội chỉ có điều không chắc được vãng sinh. Vì rằng những thiện căn tán loạn như thế khó lòng địch lại với tội ác tích lũy từ vô thủy kiếp"
????
Tán tâm niệm Phật vẫn vãng sanh mà............
"Nghiệp ác vẫn hư vọng, mà do tâm niệm quyết liệt, còn có thể lấn lướt nghiệp lành 1 đời"=> Nếu tâm khởi câu Phật hiệu thì chẳng phải người ấy tâm lực mạnh mẽ chánh niệm hiện hữu lấn át tà niệm hay sao.
Vậy thì ...chỗ này chỉ đề cập .... Chánh Niệm và tà niệm....không hề liên quan đến nghiệp lực bên ngoài...
"Hành giả niệm Phật dùng tâm mãnh liệt nên mới phục diệt được ác nghiệp, nếu khi lâm chung dùng tâm ấy niệm Phật, quyết định sẽ vãng sanh"
Nghiệp ác là cái cản trở chúng sanh lúc vãng sanh....nó có một cái lực, nhưng cái lực này tác động từ bên ngoài, còn cái quyết định vãng sanh Địa Ngục ...hay là vãng sanh Tây Phương là cái...
Con người đến lúc lâm chung tâm niệm vô cùng quan trọng, nếu khởi niệm ác thì liền rơi vào ba đường ác, còn khởi niệm thiện thì cảnh giới thiện hiện ra, sau đó tùy nơi mà sinh vào hoàn cảnh thiện
là cái Niệm Lực đó, niệm mình hướng về cảnh nào thì đi về cảnh đó ...
Một người khi lâm chung dù 10 niệm hay 1 niệm cũng vãng sanh ... vậy thì 1 niệm đó ....có si nhê gì với Nghiệp Lực kia ...
Giống như .... đi tới "Ngã Tư Đường".... một bên là Ác Đạo, 1 bên là Thiện Đạo, 1 bên là Cực Lạc.....Người quyết định đi là người trong tâm họ lúc đó đang hướng về cảnh nào thì đi tới cảnh đó... Còn người niệm vãng sanh Cực Lạc, thì chỉ cần một niệm hay 10 niệm ....thì có người chạy ra đón rồi ....miễn sao lúc đó đừng quên gọi tên Phật là được....
"Con người đến lúc lâm chung tâm niệm vô cùng quan trọng, nếu khởi niệm ác thì liền rơi vào ba đường ác, còn khởi niệm thiện thì cảnh giới thiện hiện ra, sau đó tùy nơi mà sinh vào hoàn cảnh thiện"
Câu này chí lý, chí lý lắm................ Là nói tới chỗ khởi niệm đó ....ngay cái chỗ khởi niệm đó là chỗ quyết định sanh đó ... Chẳng phải ..."lớn hơn" ..."mới được".... "nhỏ hơn" thì "không được".

dct cũng dừng ở đây nha....

Nhắn: Bạn có nhiệt tâm với Tịnh Độ là tốt, nhưng nó chẳng phải khó ("....phải hơn...mới được vãng sanh..."), chẳng phải dễ (ai cũng được vãng sanh). Nhưng kiến giải của một phàm phu (tăng hoặc tục) là để tham khảo, không phải là cứu cánh, vì chính họ cũng là phàm ...thì làm sao không mắc lỗi được chứ, nhưng cái lỗi đó nặng nhẹ thế nào thôi... Dct có phước phần... từ lúc "vào nghề" ...chưa hề tiếp xúc học hỏi ở Tà Sư, hoặc người không có Chánh Kiến. Chỉ đọc kinh Phật và lời Tổ dạy...

Thấy đạo hữu cũng ưa post bài của Ngẫu Ích... xin thưa ...trong 13 vị Tổ ... dct ngưỡng mộ nhất là Tổ Trí Húc ...

Còn những cái Phật học Phổ Thông Căn Bản ... như A Lại Da .v.v.... ở trên đó...thì đạo hữu nên xem lại ....không nên diễn giãi bừa...theo ý mình (hiểu sao ghi vậy).

Một câu vọng ngữ là tội không lường, vọng ngữ trong nhà Phật, diễn giải theo Tà Kiến thì tội không thể lường được.
dct không bám theo đạo hữu nữa ....bị đạp hoài ...riếc cũng nản...

Nhưng dĩ nhiên người có chánh kiến sẽ phân biệt đúng sai, kẻ không có kiến thức được một phen học hỏi....

Trước khi kết thúc dct nói cho bạn biết tại sao người tu hành niệm Phật cầu vãng sanh cả đời, chết hôn mê mà vẫn được Phật tiếp dẫn... Khi chết hôn mê thì họ vẫn hôn mê, tứ đại thân không có cảm giác, (không biết trời trăng mây nước gì ráo) nhưng khi căn duyên đã tới (tới giờ vãng sanh, hay căn duyên thành thục) thì họ chợt tỉnh tỉnh mê mê đó mà ...MỘNG KIẾN BỈ PHẬT.... Chỗ này hay lắm...

Phật không hề bỏ chúng sanh dù là chúng sanh đó có NIỆM LỰC yếu ớt thế nào đi nữa (chứ chẳng phải theo thuyết "Niệm Lực phải hơn Nghiệp Lực" của kẻ phàm phu kia).

Niệm lực yếu cũng được, yếu thì Phật ...."cho thêm"...chứ đừng đứng ra thay thế Phật đặt điều kiện khó khăn, hoặc phương pháp trái với tông môn...

Nếu chết còn tỉnh thì tự mình thấy Phật đến, còn chết trong hôn mê thì trong cái hôn mê đó cũng được thấy ....thấy Phật rồi thì Chánh Niệm hiện tiền (chỗ này là chỗ gây lộn mấy bữa rài nè). Thấy Phật rồi mới thực sự là được Chánh Niệm đó, (Nếu chưa nhất tâm thì là tạp tâm, tâm tạp thì làm gì chuyên mà gọi là Chánh) mình có niệm một chút ....nhưng nhờ Phật đến gia trì...cho nên cái niệm một chút đó được...tăng lên gấp bội, gấp trăm vạn ức lần mà được cái gọi là Chánh Niệm lúc lâm chung.

Đạo hữu có thấy chỗ kinh Di Đà nói là "A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh ...."

Cái chỗ tâm bất điên đảo đó là ....nằm ngay chỗ ....sau khi Phật và Thánh chúng hiện tiền.

Ngài Thiên Như cũng có nói "Phật lai nghinh để có Chánh Niệm, chẳng phải có Chánh Niệm để Phật lai nghinh"...

A Di Đà Phật...

Con đường của đạo hữu đang đi trên pháp môn này, xin thưa dct từng bước qua rồi...nên có người "bị bệnh" giống mình lúc trước ...là biết ngay liền....

Nam Mô A Di Đà Phật...
Nên đọc sách tổ sư, ở Việt Nam mình thì dct chỉ biết có HT Trí Tịnh....thôi....là đáng tin cậy nhất...

Nam Mô A Di Đà Phật. (trời đất ơi, lại viết dài nữa) mà thôi, coi như tới đây là đủ đầy rùi (thậm chí thừa)...xin kết thúc chủ đề.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Trích Luận Đại Trí Độ, Tập Hai, Chương 33,

Chánh kiến thì lo việc phân biệt tốt xấu, lợi ích; chánh tư duy thì lo việc phát động chánh kiến; chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thì giữ gìn các công đức trí tuệ không để cho tán mất; chánh phương tiện thì thúc dục khiến tiến mau không ngừng nghỉ; chánh niệm thì nhớ bảy việc đáng làm kia, (bảy chánh kia) không quên; chánh định thì làm cho tâm thanh tịnh không nhơ không loạn, khiến bảy phần, là chánh kiến, chánh tư duy… được thành.

Trong Tương Ưng Bộ Kinh, Tương Ưng Thọ cũng giải thích chánh niệm nhưng không trực tiếp lắm, tuy nhiên đức Phật dạy câu này thật quan trọng,

Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến gian phòng chữa bệnh; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải chánh niệm, tỉnh giác khi thời đã đến (khi mệnh chung). Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

:)


Hình đại diện của người dùng
Balamật
Bài viết: 41
Ngày: 01/09/10 21:24
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi Balamật »

Cám ơn bạn hlich tangbong

Dct nói vậy thì bó tay rồi. Có nói đến nước chảy đá mòn chắc vẫn vậy thôi.

Vấn đề chánh niệm ,tán tâm chẳng dám nói với đh nữa

Vấn đề Duy Thức cái mà đh cho là mình hiểu biết hóa ra đh cũng chẳng tìm hiểu kỹ .
Thức Mạc Na và Ý Thức là 2 thức chấp trước và vọng tưởng của một chúng sanh...nếu không còn 2 thức này ....thì người người lâm chung đều trở thành Bồ Tát hết rồi...
Khi mạn chung các thức sẽ lần lượt rời đi và khi thọ sanh nó sẽ lại có. Chẳng ai nói nó sẽ vĩnh viễn biến mất

Thức này có công năng duy trì chủng tử, căn thân, thế giới và chịu cho các phép hiện hành huân vào.
Thức này làm ông Chủ; vì khi chúng hữu tình chết thì nó đi sau, còn khi đầu sanh thời nó lại đến trước.


đến quả A la hán hay Bát địa, thì thức A lại da không còn (A la hán vị xả); vì hai vị này đã trừ ngã chấp, nên thức này không còn là A lại da
Các chủng tử trong thức nầy luôn luôn biến chuyển như thác nước. Đến địa vị A La Hán mới xả bỏ (cái tướng hay còn gọi là cái tên của thức nầy, nhưng cái thể của thức nầy về phần tịnh sẽ chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí)”.

(trích nguồn Duy Thức học)

Tại hạ chẳng hề đánh đồng Tàng thức và thần thức, lại tự thế rồi bắt đầu diễn giải nữa rồi.
Cái chuyện vãng sanh đó ...không có liên quan ảnh hưởng gì đến cái A Lại Da thức....
Vì bịnh nhơn tuy tắt hơi nhưng thức A Lại Da còn chưa đi. Nếu khi ấy lay động, tắm rửa thay y phục, hoặc kêu khóc, họ vẫn còn cảm giác đau đớn hoặc sanh buồn giận bi thương mà phải sa đọa.
(Niệm Phật Thập yếu- HT Thích Thiền Tâm bs)
Chẳng dám dùng lời cá nhân để nói với dct nữa. Còn nếu như Dct cũng cho rằng các lời của bậc tiền bối chẳng đáng tin thì mình cũng chẳng là chi.
Tuy họ không nhận mình là kẻ tài trí ,bị chê cười cho là kẻ phàm phu nhưng đều đã đắc sanh Cực Lạc. Hoặc dct còn cho đó chỉ là do thiên hạ bịa đặt thì cũng không còn gì để nói .

tứ đại thân không có cảm giác, (không biết trời trăng mây nước gì ráo) nhưng khi căn duyên đã tới (tới giờ vãng sanh, hay căn duyên thành thục) thì họ chợt tỉnh tỉnh mê mê đó mà ...MỘNG KIẾN BỈ PHẬT.... Chỗ này hay lắm...
Mình nhớ không lầm đây là câu trong kinh Vô Lượng Thọ. Đăng rồi thì đăng chót : mộng kiến bỉ Phật diệc đắc vãng sanh
Ôi,có lẽ đh nên đọc kỹ thêm 100 lần nữa để hiểu hết thấu đáo nghĩa kinh.

Lời cuối: Trí tuệ phàm phu kém cỏi, nghiệp chướng đầy giẫy, tại hạ không dám tự tin vỗ ngực cho mình là kẻ có chánh kiến , đã đi trước mà có ý bỡn cợt gièm pha . Tu chính là dẹp bớt đi cái ta. Mình tuổi đời còn ít nên khi thảo luận vời các đh luôn dành một sự tôn trọng nhất định và cũng mong điều ngược lại. Hãy chứng tỏ mình có chút gì đó xứng đáng khi tự nhận mình là con người theo học Phật. Cứ ở đây huyên thuyên nhưng tự mình thấy xấu hổ tự cho là hiểu biết lại chẳng bằng 1 cụ già ngày đêm tinh tấn niệm Phật. Chỉ mong sau này các đh hữu duyên góp nhặt được vài điều có ích mà hoan hỷ tu tập. Mong về sau lại có duyên gặp được các bạn mộ đạo cùng nhau chỉ bảo hoa nở thấy Phật. tangbong

A Di Đà Phật


[b]Thân người khó được, Phật pháp khó nghe[/b]
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Thức này có công năng duy trì chủng tử, căn thân, thế giới và chịu cho các phép hiện hành huân vào.
Thức này làm ông Chủ; vì khi chúng hữu tình chết thì nó đi sau, còn khi đầu sanh thời nó lại đến trước.
Đúng ...lời trong Duy Thức đâu có sai... dct không có phản bác lời này bao giờ....
Nó là kho chứa tất cả pháp, cho nên khi một pháp tướng diệt thì nó là cái cuối cùng, khi đầu thai thì nó đến trước, vì bản thân nó bao hàm các chủng tử của các pháp thiện ác...
đến quả A la hán hay Bát địa, thì thức A lại da không còn (A la hán vị xả); vì hai vị này đã trừ ngã chấp, nên thức này không còn là A lại da
đạo hữu đọc mà vẫn chưa hiểu rõ ý ...cho nên nói A La Hán đã thành Đại Viên Kính trí...

A La Hán xã vị....Trong Duy Thức Học có một câu:

"Nhị Thừa Bất Liễu Nhân Mê Chấp" .... Mê Chấp ....thiên không.... cho nên chưa hề biết mình có A La Da Thức, chưa hề biết cái "Bao Trùm Vạn Pháp", chưa biết cái thể này ... Chính Nhị Thừa (A La Hán đó) đã tự phế bỏ A Lại Da ... chứ chẳng phải như đạo hữu nói:
Đính chính thêm chỉ đến khi đến địa vị A La Hán bản thể của thức nầy mới chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí.
Còn Bát Địa thì mới bắt đầu có năng lực chuyển cái A Lại Da, vì họ đã trụ nơi Bất Động (làm mà không làm)... Còn Từ Thất Địa trở xuống thảy đều phải động niệm mà hành các pháp...Cho nên vào bát Địa thì cái tên A Lại Da bị chuyển thành cái tên khác .... nên
"thức này không còn là A lại da"
Vì cái thức này đang hướng về Bát Nhã cho nên nó không còn là "Thức" nữa...
Các chủng tử trong thức nầy luôn luôn biến chuyển như thác nước. Đến địa vị A La Hán mới xả bỏ (cái tướng hay còn gọi là cái tên của thức nầy, nhưng cái thể của thức nầy về phần tịnh sẽ chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí)”.
Cái chỗ này đạo hữu vẫn chưa hiểu rõ dct nói...

Các chủng trong thức này đối với phàm phu thì nó cứ sanh diệt sanh diệt...Nhưng đối với A La Hán ...thì đã dừng hẳn các việc sanh diệt của pháp... Câu trên có một điểm quan trọng đạo hữu không có xem kĩ qua (dct đã bôi đen rùi đó) ... A La Hán ...tự xả bỏ thức này, tự phế bỏ cái thức này (hay còn gọi là tự quay lưng với Phật Tánh của mình) cho nên.... A La Hán tuy phế bỏ thức này nhưng bản thân của thức này về phần thể của nó vẫn là thanh tịnh, chính chỗ này Phật nói, tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh.

Đạo hữu đã hiểu rồi chưa, A La Hán hoàn toàn không biết gì về A Lại Da thức cả, nhưng vì thiên không cho nên tự phế bỏ thức này chứ chẳng phải như Bát Địa ...chuyển nó thành Đại Viên Cảnh Trí ...

Cho nên trong Duy Thức mới có câu trách hàng Nhị Thừa
"Nhị Thừa Bất Liễu Nhân Mê Chấp"
Vì bịnh nhơn tuy tắt hơi nhưng thức A Lại Da còn chưa đi. Nếu khi ấy lay động, tắm rửa thay y phục, hoặc kêu khóc, họ vẫn còn cảm giác đau đớn hoặc sanh buồn giận bi thương mà phải sa đọa.
Để dct nói cái này cho dễ hiểu ... thức A Lại Da ...không giống như 7 thức trước... Chức năng của nó là Bao Hàm tất cả pháp... Hay nói dễ hiểu là Bản Tâm Mê do tập khí....Nó bao trùm tất cả pháp, cho nên nó không có hình tướng hoặc có số lượng, trọng lượng.... nó bao trùm (nhắc chữ này nhiều lần mới được)...

Trong Niệm Phật Thập Yếu nói "A Lại Da còn chưa đi" không phải nó là cái A Lại Da thức.... mà chỉ nói đơn cử 1 thức, nói vậy không sai... Bởi vì chính nó đã bao trùm tất cả pháp, thì cái "thức" của bệnh nhân đó cũng chẳng nằm ngoài nó, nhưng nó không phải là cái để phân biệt, chấp trước mà biết đau đớn... Chỗ này phải hiểu nó là thần thức, chứ chẳng phải A Lại Da thức.

Ví như nói nghiệp dẫn dắt chúng sanh đi đầu thai từ kiếp này sang kiếp khác...Vậy thì nghiệp đó là nghiệp của ai? nghiệp đó rõ ràng nằm trong A Lại Da thức, vậy thì A Lại Da thức lôi chính nó đi đầu thai ư ??? Vậy thì cái niệm cuối cùng ...để quyết định đi đầu thai là cái niệm của thức nào ???

A Lại Da nó bao gồm tất cả trong đó...nhưng vì mê cho nên NÓ TỰ HIỆN RA CẢNH GIỚI ĐÓ với cái DUYÊN TÂM TƯƠNG ƯNG ĐÓ.

Cho nên cái mà nhận thức bị đau khi chạm vào thân là cái Thần Thức, (còn chữ A Lại Da nói nói chung cho tất cả).

Giờ nói dễ hiểu nha...

Mình có 8 thức... mỗi thức làm một chuyện...
5 thức đầu (thấy, nghe, nếm, hửi, chạm) ý thức là phân biệt, mạc na là chấp trước, thức thứ tám là làm gì ??? Như đã nói ban đầu ....nó là kho chứa chủng tử.

Nếu nói một người chết mà không có 5 thức đầu, vậy thì thần thức không thể thấy, không thể nghe, không cảm nhận được,... và không có ý thức phân biệt, cũng không có mạt na để chấp .... Vậy thì cái mà bị chạm vào cơ thể đau, lại biết đau, lấy có thể thấy nghe, phân biệt như đạo hữu nói là do thức thứ 8... vậy thì thức này có công năng y chang như 7 thức đầu rồi ....??????

Đạo hữu tuy có đọc Duy Thức, nhưng cái hiểu rất sai lầm,....
tứ đại thân không có cảm giác, (không biết trời trăng mây nước gì ráo) nhưng khi căn duyên đã tới (tới giờ vãng sanh, hay căn duyên thành thục) thì họ chợt tỉnh tỉnh mê mê đó mà ...MỘNG KIẾN BỈ PHẬT.... Chỗ này hay lắm...
Mình nhớ không lầm đây là câu trong kinh Vô Lượng Thọ. Đăng rồi thì đăng chót : mộng kiến bỉ Phật diệc đắc vãng sanh
Ôi,có lẽ đh nên đọc kỹ thêm 100 lần nữa để hiểu hết thấu đáo nghĩa kinh
dct chưa hiểu chỗ trên. ... đạo hữu không phân tích dct nói đúng hay sai ... nhưng lại kêu dct đọc lại kinh 100 lần ....

dct chỉ là thảo luận với đạo hữu để hiểu rõ hơn về pháp.....chứ chẳng phải.... vỗ ngực ....cho mình là kẻ có chánh kiến....

Mình nên nói về cái hiểu về pháp thì sẽ tiến bộ hơn về con đường pháp...

Thôi ...dct bận bài vở nhiều lắm.... chắc cũng không rảnh để online viết bài nhiều...có thể hết tuần sau thì mới rảnh....
Đạo hữu chịu khó tìm hiểu Phật Pháp là rất hay, nhưng dct nói điều này.... Vì căn cơ, vì nhân duyên ...cho nên đôi lúc dct đọc sách thậm chí của Tổ Sư mà còn phải thắc mắc .."tại sao lại như vậy"...
Giống như kinh Phật có kinh thì nói "duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp" không được vãng sanh, có kinh thì nói ngũ nghịch cũng có thể vãng sanh ... Vì căn cơ nhân duyên lúc đó cho nên phải nói như vậy, chứ chẳng phải nó là chân lý như vậy... Nó không có "chõi" nhau ...mà thực chất nó bổ sung cho nhau, nếu mình nhìn một khía cạnh của kinh điển với cặp mắt chưa giác ngộ thì ...chõi dữ lắm... Không nói đâu xa nói trong Phật môn thôi, bao nhiêu người cho là Thiền thì chõi với Tịnh, hoặc với Mật. Nhưng người liễu ngộ thì thấy cả thảy đều thông...
52 địa vị của Bồ Tát cũng vậy... có lúc nói thập tín chỉ là tín bình thường, có khi nói địa vị tín thứ nhất là đã ra tam giới, có khi nói chỉ là nhập lý ...v.v...
Sự thành Phật cũng vậy có kinh nói là 3 đại A Tăng Kì Kiếp...có chỗ nói vô lượng kiếp.... nghe đâu bên Mật Tông có kinh gì gì đó ... tu trong 1 kiếp là thành Phật viên mãn (chính cái chỗ này là chỗ dct do dự).

Chúng tuy khác nhau về cái thức suy nghĩ của mình, nhưng khi nhập vào cảnh giới sẽ tự biết mình ở giai đoạn nào....địa vị nào liền...

Nếu có duyên thì mình học hỏi tiếp ...nếu không có duyên thì mạnh ai nấy hiểu cái kiến giải của mình, nếu chánh kiến thì thuận con đường tu, niệm tà kiến thì cũng "chui" vô A Lại Da ...mà gột rửa.... Nếu không thể liễu thoát sanh tử đời này thì cái tà kiến là cái nhân tà trong A Lại Da gặp duyên lại nở cái Quả Tà trong tương lai... Đó chính là vì sao ....có người học Phật lại theo Tà Ma rất nhiều.

Vài lời chia sẻ .... Ủa mình đi xa chủ đề, chủ đề là "Niệm Lực thắng Nghiệp Lực mới được vãng sanh"

À, quên... Đạo hữu hãy đọc căn bản giữa Pháp Nam Tông và Bắc Tông....phương pháp tu tập, quả vị tu chứng......

nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật chưa được nhất tâm có được vãng sanh chăng?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

- Buông xả mọi việc ác: với mình và với người. (thuần tưởng)
- Biết rõ sáu nẻo luân hồi không là cứu cánh, tức không cầu hưởng phước cõi trời hay người trong tam giới. (phước trí)
- Tín Chân Thật, Nguyện Tha Thiết Tây Phương Cực Lạc. (Tín Nguyện)

Lâm chung mà hội đủ ba điều này, tâm trí lập tức được khai ngộ mà thấy Phật và Tây Phương Cực Lạc mà vãng sanh.

Đây nói chung, không nói riêng môn niệm Phật.

Nói riêng.
Tín sâu (dĩ nhiên là chánh Tín), một lòng nguyện sanh Tây Phương Cực Lạc mà niệm trì danh hiệu Đức Phật A DI ĐÀ, đó là hung hợp cả ba điều trên thành một hạnh chuyên tu, dễ tu dễ vãng sanh, chẳng cần đợi lâm chung, lưu ý lâm chung là cơ hội cuối cùng trong đời.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]38 khách