Niệm là gì?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Khi chúng ta thấy thì khoảnh khắc thấy đó là một niệm nhãn thức; rồi khoảnh khắc kế tiếp là sự nhận ra (tưởng), đó là một niệm thức khác; các khoảnh khắc kế tiếp nữa là các niệm thức của suy nghĩ (ý thức), của phản ứng tạo lời nói hành động. Cho nên cuộc sống của chúng ta là một chuỗi các niệm thức.

Niệm trong chánh niệm cũng là niệm thức nhưng có ứng dụng là nhớ, tức ức niệm. Nhớ cái gì? Nhớ phật pháp, nhớ tông pháp. Phật pháp dạy đừng chạy theo sáu trần, tông pháp như tịnh độ dạy niệm phật. Có điều chúng ta do chẳng quyết tâm thực hành nên chẳng thường nhớ, thấy cái ham thích thì chạy vào, thấy cái ghét sợ thì chạy trốn. Đa số thời gian một ngày của chúng ta là chạy vào hay chạy trốn, những lúc đó thì chẳng còn nhớ phật pháp tông pháp.

Chánh niệm, sự nhớ chánh pháp, cần tỉnh giác. Làm sao có tỉnh giác?

Ví dụ ngày mai tôi phải dậy sớm ra phi trường đi công tác; đây là một chuyện quan trọng vì trễ chuyến bay là tôi mất chức mất việc. Thế là hôm nay làm gì tôi cũng cảnh giác đừng để lỡ chuyện ngày mai.

Cho nên nếu không thấy phật pháp tông pháp là quan trọng, là cấp bách thì sẽ không được tỉnh giác vậy.
:)


MinhDao
Bài viết: 65
Ngày: 11/01/08 16:16

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi MinhDao »

khongdaubang đã viết:ngay cả khi không suy nghĩ mà cũng có âm thanh à?
binh đã viết:Bất cứ cái gì mống khởi lên trong tâm đều gọi là niệm.
nhiều niệm tạo thành một ý.

Bất cứ cái gì mổng khởi lên trong tâm đều buông bỏ, gọi là chánh niệm.
Thiền sư Huệ Hải nói "vô niệm " là niệm chánh , hữu niệm là niệm tà.

Chơn tâm không khởi niệm, khởi niệm là vọng tâm.
Cho nên không khởi niệm, thì ngay đó là chơn tâm, gọi là niệm chánh
Khởi niệm là đi theo vọng cảnh, đó là niệm tà.


Bài này của Ngài Ngẩu Ích giải thích rất rỏ. Xin hãy đọc cho kỷ.
Theo tôi hiểu nếu Tâm không suy nghĩ thì thuộc về Vô Tưởng. Vô Tưởng chẳng phải Vô Niệm. Đừng nghỉ rằng Tâm không suy gì là Vô Niệm, chẳng phải vậy. Còn những Niệm rất vi tế mà chúng chẳng thấy được vì vậy các Tổ dạy chúng ta nên khởi cái Niệm Phật.



18. Dạy Niệm Phật Xã

Chúng ta từ vô thỉ đến nay, thẳng cho đến tận vị lai, hoàn toàn không có lúc nào là chẳng khởi niệm. Dù cho tâm tình nguội lạnh, nhập Vô Tưởng Ðịnh, vẫn còn đọa trong tám vạn bốn ngàn loạn tưởng khô khao. Nhưng nếu niệm địa ngục thì là người thuộc trong địa ngục giới, niệm ngạ quỷ thì là người trong ngạ quỷ giới, cho đến niệm Phật thì là người thuộc về Phật giới. Lẽ này thật rõ ràng. Vì thế sách Tông Kính Lục viết: “Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”.

Nếu lại hỏi người niệm Phật là ai thì là trên đầu lại mọc thêm đầu, đang cưỡi lừa lại đi kiếm lừa, ắt kẻ mắt sáng phải cười sặc cả cơm. Nhưng gần đây hạng vô tri, ngông cuồng, càn rỡ lại xem thoại đầu là kỳ đặc, coi danh hiệu Phật là tầm thường, bỏ Như Ý bảo châu, tranh nhau nhặt lấy ngói sạn, đáng buồn thay!

Riêng mình các thiện hữu Thịnh Khê kết xã niệm Phật, suốt cả ngày niệm Phật ra tiếng tàn một cây hương, lại niệm thầm hết một cây hương, tuần hoàn như thế chẳng gián đoạn, lấy Nhất Tâm Bất Loạn làm hạn. Phải tin sâu chớ nghi Hạnh đơn giản, khéo léo này, lâu ngày đừng biến đổi thì sẽ tự siêu thoát trọn vẹn ngũ trược, viên tịnh bốn cõi Tịnh Ðộ, chẳng còn phải ở ngay trong điện Hàm Nguyên lại hỏi Trường An ở đâu nữa!


khongdaubang
Bài viết: 7
Ngày: 01/09/10 04:11
Giới tính: Nam
Đến từ: adfasdf

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi khongdaubang »

Như vậy thì tôi hiểu có hai loại : nếu ta chủ động suy nghĩ hay tưởng tượng thì ta có "tưởng", ngược lại nếu ta làm một việc gì đó mà không cần suy nghĩ thì đó gọi là vô tưởng. Còn niệm là một thứ thuộc tâm của chúng ta, vô niệm hay hữu niệm đơn giản chỉ có nghĩa là buông bỏ hay đi theo vọng cảnh mà thôi. Niệm là cái phân biệt chúng sanh với nhau.


thanhnghiem
Bài viết: 57
Ngày: 26/03/10 14:39
Giới tính: Nữ

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhnghiem »

Đạo hữu khongdaubang ơi:
Tất cả chúng ta cùng đang sống với Tưởng, khi bạn thấy đóa hoa, nhờ Tưởng mình mới biết đó là hoa......, vì Tưởng mà con người đau khổ, nhưng cũng nhờ Tưởng mà chúng ta mới tu hành được. Một cái tâm sở Tưởng này rất là phức tạp, cần có công năng tu hành mới "biết" được nó bạn ạ.

Niệm là nhận biết, ghi nhận, nhớ, nghĩ......Người tu theo Đạo Phật chỉ có 1 niệm gọi là Chánh Niệm, khi mà niệm đó trụ nơi Thân (thí dụ: niệm biết đau lưng, tê chân....) ; trụ nơi Tâm (thí dụ: niệm biết tâm đang nghỉ bậy, biết tâm đang tham....) ; trụ nơi Pháp (thí dụ: niệm biết các Pháp vô thường, Ta Bà là khổ ....) ; trụ nơi Bồ Đề Tâm để trên cầu Phật Đạo, dưới hóa độ chúng sinh...........

Xa hơn nữa, Khi chúng ta nhìn đóa hoa, biết là đây là hoa lan, kia là hoa hồng, có 5 cánh, có màu vàng, bán ở đâu đó.....là chúng ta đã mất Chánh Niệm. Đức Phật cũng thấy đóa hoa giống như ta, nhưng Ngài thấy đóa hoa không thật có, là giả tướng do nhiều nhân duyên (đất, nước, gió, mặt trời, giống....) mà hợp lại có đóa hoa. Đó là Đức Phật sống trong Chánh Niệm.

"Niệm là một thứ thuộc tâm" như bạn nghỉ, Tưởng cũng vậy. Nhưng không thể hiểu nó bằng văn tự được , mà chính mỗi người nên trải nghiệm nó bằng tu tập đó bạn ạ. Trên đường tu của Đạo Phật, mỗi chút chúng ta sẽ mỗi thấm nhuần từng mỗi tâm sở, quan trọng là lòng tin và sự kiên trì .

Không biết bạn đã bước vào con đường này chưa ! nhưng cũng chân thành chia xẻ cùng bạn vậy .
thanh nghiêm


khongdaubang
Bài viết: 7
Ngày: 01/09/10 04:11
Giới tính: Nam
Đến từ: adfasdf

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi khongdaubang »

thế có phải vô tưởng là " tưởng không " chứ không phải mang nghĩa là " không có tưởng " ? Lạ thật, sao có nhiều cái trong đạo phật mang chữ vô mà chẳng phải mang nghĩa không? Ví dụ như vô ngã chẳng hạn.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

b. Tu hành – Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác

Tu hành cần phải chân thành, thật thà, quan trọng nhất là ba điều trong đề kinh của kinh Vô Lượng Thọ: ‘Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác’. Năm chữ này là Tam Bảo!

Khi bắt đầu học Phật quý vị phải quy y Tam Bảo.

Tam Bảo là ‘Giác, Chánh, Tịnh’.

Thanh tịnh là Tăng Bảo, Bình đẳng là Pháp bảo, Giác là Phật bảo.

Trong đề kinh có đầy đủ Tam Bảo. Không những đầy đủ Tam Bảo mà Tam Học cũng đầy đủ. Tam học là ‘Giới, Ðịnh, Huệ’, Thanh tịnh là Giới, Bình đẳng là Ðịnh, Giác là Huệ.

Ðồng tu Tịnh Tông chúng ta tu những gì? Tu Giác, Chánh, Tịnh.

A Di Ðà Phật tức là Giác - Chánh - Tịnh.

Quý vị đã đọc kinh Vô Lượng Thọ, thấy Thế Tôn nói với A Nan: ‘Quý vị có muốn nhìn thấy Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác không?’, Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác tức là A Di Ðà Phật. Nếu chúng ta tu Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác thành công, chúng ta cũng sẽ là A Di Ðà Phật, tự tự nhiên nhiên sẽ là trăm ngàn ức hóa thân của A Di Ðà Phật; bạn sẽ là hóa thân của A Di Ðà Phật thì bạn làm sao chẳng đến Cực Lạc thế giới được? Ðương nhiên sẽ đến mà!

Thế nên phải hiểu kinh Vô Lượng Thọ của Tịnh Tông, năm kinh một luận dạy chúng ta tu những gì? Tức là dạy chúng ta tu Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác. Mỗi năm tâm chúng ta có thanh tịnh hơn năm trước không? ‘Thanh tịnh’ nghĩa là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, phiền não giảm bớt, thói hư tật xấu ít hơn rồi. Như vậy là có tiến bộ, là công phu đắc lực rồi đó.

Nếu mỗi ngày tụng kinh, niệm Phật nhưng thói hư tật xấu cũng còn nhiều như cũ, tâm lượng vẫn còn hẹp hòi, vậy thì chẳng có ích chi cả! Chúng ta nghĩ coi Phật, Bồ Tát có tâm như thế nào? Phật, Bồ Tát có tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi, khi khởi tâm động niệm đều nghĩ đến hết thảy chúng sanh, chẳng nghĩ đến mình; chúng ta phải học cái tâm của Phật, tức là niệm niệm vì chúng sanh, tận tâm tận lực giúp Phật pháp, giúp chúng sanh, đừng nghĩ về mình; ‘mình chẳng còn nữa thì bạn sẽ thực sự được đại tự tại’. Tại sao chúng ta học Phật chẳng được thành tựu? Tuy nghĩ đến chúng sanh, tự mình còn chiếm hơn phân nửa vì vậy nên bạn chẳng thể thành tựu, bạn chẳng được cảm ứng. Ðến lúc nào mới quên mình, dốc toàn tâm toàn lực vì chúng sanh? Trong kinh quý vị thường thường niệm đến câu ‘tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cõi nhiều như cát’ (tâm bao thái hư, lượng châu sa giới); đó là tâm lượng của chư Phật, Bồ Tát, chúng ta phải học theo. Tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cõi nhiều như cát là tâm lượng vốn sẵn có của mỗi người chúng ta; tại sao bây giờ tâm lượng chúng ta nhỏ nhoi như vậy? Hai người ở chung với nhau bất đồng ý kiến, không thể bao dung lẫn nhau, vậy thì bạn còn có thành tựu gì nữa? Thế nên học Phật việc đầu tiên là phải mở rộng tâm lượng, phải có thể bao dung nhẫn nhịn, khi gặp những việc không như ý thì cũng đừng nên trách móc người khác, chỉ nghĩ tưởng việc của mình, như vậy mới có thể giải quyết vấn đề, mới có thể thành tựu đức hạnh, trí huệ của mình.

http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chẳng nhận biết được gì cái gọi là niệm thì gọi là Vô Tình. Chạy theo bóng dáng của cái gọi là "niệm" thì chìm đắm trong luân hồi sanh tử. Thấy bóng dáng huyền ảo của cái gọi là "niệm" thì cánh cửa giải thoát bắt đầu hé lộ. Hai bậc này gọi là Hữu Niệm hay Hữu Tình, là do còn dính mắc vào cái gọi là NIỆM (còn thấy niệm nơi ngũ uẩn). Bóng dáng huyền ảo ấy bỗng dứt sạch thì gọi là thoát khỏi luân hồi sanh tử, bước vào VÔ NIỆM, không còn dính mắc nơi ngũ uẩn, ngã, ngã kiến, trần cảnh.

Nếu trụ đắc VÔ NIỆM thì vẫn thoát luân hồi sanh tử, an trụ Niết Bàn mà gọi là Hữu Dư Niết Bàn, chưa phải tột cùng. Nhưng không lo ngại mấy vì đã có năng lực căn bản, sau này chắc chắn thành tựu Phật Quả. Thoát khỏi luân hồi sanh tử nhưng không trụ đắc đấy là Trí Bát Nhã, dụng các phương tiện nhưng chẳng có dính mắc, thâm nhập các pháp mà chẳng bị ràng buộc. Bậc này gọi là Đại Hữu Tình. Bản nguyện viên mãn lập tức thành Phật Quả đồng nhập NIỆM xưa nay mà gọi là NHƯ LAI, chẳng phải không niệm, hữu niệm hay vô niệm, vì chẳng còn thấy không niệm, hữu niệm, ngay cả vô niệm cũng thế.


luan_au
Bài viết: 2
Ngày: 16/09/10 00:01
Giới tính: Nam
Đến từ: Zurich, Thụy Sĩ

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi luan_au »

Kính Gửi Thánh Tri,

Sách của Thích Duy Lực có dạy niệm một câu thoại đầu như "Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?". Câu "Nam Mô A Di Đà Phật" thì tôi đã được mẹ dạy từ khi còn bé nên câu ấy thấm sâu vào sương tủy và cuộc đời tôi. Tôi thì nghỉ câu nào cũng là để quét sạch vọng tâm. Theo Thánh Tri thì tôi nên niệm câu nào có ích hơn?

Xin cám ơn.

Âu Kinh Luân


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

luan_au đã viết:Kính Gửi Thánh Tri,

Sách của Thích Duy Lực có dạy niệm một câu thoại đầu như "Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?". Câu "Nam Mô A Di Đà Phật" thì tôi đã được mẹ dạy từ khi còn bé nên câu ấy thấm sâu vào sương tủy và cuộc đời tôi. Tôi thì nghỉ câu nào cũng là để quét sạch vọng tâm. Theo Thánh Tri thì tôi nên niệm câu nào có ích hơn?

Xin cám ơn.

Âu Kinh Luân

A Mi Đà Phật.

Tuy rằng mỗi người phải tự tìm hiểu và chọn cho mình một pháp môn thích hợp nhứt cho mình để tu và tôi không có quyền để chọn thế cho người khác. Nhưng Luan Au đã hỏi ý riêng của tôi thì tôi sẽ trả lời vậy.

Tuy biết rằng niệm là hư vọng sanh diệt, nhưng Phật và Tổ dùng phương tiện "niệm" để trừ "niệm". Do vậy Lau Au nghĩ rằng "câu nào cũng quét sạch vọng tâm" thì đúng rồi.

Theo Tổ Sư Thiền, Quán câu Thoại Đầu, là một câu hỏi không có đáp án. Thiền sinh phải nhờ cái câu hỏi đáp án đó mà sanh nghi. Phải có Nghi và phải khởi Nghi miên mật thì mới hồng có một ngày được Kiến Tánh. Do vậy mục đích của Tổ Sư Thiền là một đời được Ngộ Đạo Kiến Tánh.

Câu Thoại Đầu hay cái Nghi nầy nó giúp cho mình dứt sạch vọng niệm vì rằng câu hỏi mà mình không đáp án, suy nghĩ cở nào cũng không biết, không thể trả lời được. Như "Ai Đang Niệm Phật? Ai?"

Nếu nói tôi là người đang niệm Phật vậy tôi lại là ai? Cái thân nầy? Nhưng cái thân nầy chẳng phải là tôi vì nó sẽ tan rả trả về cho tứ đại. Vậy Tâm tôi nó niệm ư? Tâm thì không có Niệm (vô niệm). Vậy Ai đang niệm Phật đây? Ai? Ai? Ai?

Ngay khi không có đáp an, không biết, suy nghĩ không ra, nó giúp mình ngăn lại cái vọng tâm, vọng niệm của mình. Dần dần sẽ giúp mình phá vở màng vô minh, kiến được Tánh Phật của mình.

Tu Thoại Đầu không nên học cách giải câu thoại đầu vì nếu giải rồi thì làm sao sanh "Nghi"? mà không có "Nghi" thì không thể "Ngộ". Cho nên kị nhứt là xem chú giải. Không nên xem! Chỉ một bề Nghi thôi!

Tuy nhiên cũng cần phải có Thầy chỉ dạy, vì đôi khi mình tu bị kẹt ở chỗ nào đó mà không có thầy dạy thì không biết ai mà hỏi để đi cho đúng đường!


Theo Tịnh Độ, phải có Lòng Tin chân thật, Chí Nguyện thiết tha, một lòng xưng niệm danh hiệu "Nam Mô A Mi Đà Phật" để cầu sanh về cõi Cực Lạc.

Ngay nơi lúc niệm "Nam Mô A Mi Đà Phật" thì các vọng niệm, vọng tâm khác không còn. Chỉ thuần túy duy nhứt một niệm "A Mi Đà Phật". Thế thì dùng câu Phật hiệu để quét sạch vọng niệm, vọng tâm.

Cái hay của Tịnh Độ còn hơn thế nữa, vì rằng Tịnh Độ nhờ 48 lời Nguyện cũng như Tha Lực của Phật A Di Đà giúp sức thêm để mà "đới nghiệp vãng sanh". Sau khi vãng sanh về cõi Cực Lạc thì được vào hàng "Bất Thối Chuyển" nghĩa là không còn thối lui nữa, tu hành là tiến lên mãi mãi cho đến khi thành Phật. Không cần tái sanh một nơi nào khác nữa. Chỉ một đời tu ở cõi Cực Lạc thôi, mà một đời tu ở cõi Cực Lạc cũng lâu vì rằng nhân dân nước đó ai nấy đều Sống Lâu Vô Lượng. Vậy mục đích của Tịnh Độ không phải là ngộ đạo kiến tánh ngay ở trong đời nầy, mà là phải vãng sanh về cõi Cực Lạc tức là Giải Thoát.

Pháp môn Tịnh Độ không cần Thầy phải theo dõi mình tới đâu. Vì rằng chỉ cần Tin, Nguyện, và Niệm Phật từ ngày hôm nay cho đến phút lâm chung, thì Phật A Di Đà sẽ hiện thân tiếp dẫn về cõi Cực Lạc. Rất hay, rất khéo, rất an ổn và thẳng tắc cho tất cả mọi người.

Do vậy ai có duyên với pháp môn nào Nhứt thì chọn pháp môn đó, và cũng tùy mục đích của mình là Ngộ đạo Kiến Tánh hay là được Giải Thoát sanh về Cõi Phật để tiếp tục tu hành? thì người đó tự chọn cho mình con đường đi.

Ý riêng tôi:

Nên Tín, Nguyện, Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Lấy đó làm chánh hạnh.

Tham thoại đầu lấy đó làm phụ hạnh hay trợ hạnh.

Vì rằng được vãng sanh thì an toàn hơn nhiều, và được vãng sanh thì mình được gần gủi Phật, Bồ Tát mà tu hành lo gì không được ngộ đạo ư? Rất thẳng tắc!

Cõi đời ác trược, thiện ít ác nhiều, ta dễ bị cõi đời cám dỗ ô nhiễm vì vậy phải thoát cõi cực ác, để về cõi cực vui, bao thắng duyên tốt đẹp giúp ta tinh tấn tiến tu giải thoát.

Chúc an lành


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Niệm: là nhớ

Niệm có vọng niệm và chánh niệm.
vọng niệm: nhớ nghĩ lung tung (nhớ chuyện này chuyện kia) sinh ra mê lầm.
Chánh niệm: tâm không khởi vọng tưởng, không nhớ nghĩ lung tung - đi vào thiền định.

*Nhớ Phật, Niệm Phật, hiện tại, tương lai nhất định thấy Phật (Đại Thế Chí Bồ Tát niệm Phật viên thông)


luan_au
Bài viết: 2
Ngày: 16/09/10 00:01
Giới tính: Nam
Đến từ: Zurich, Thụy Sĩ

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi luan_au »

Xin cám ơn Thánh Tri.

Luan Au


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm là gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tuy tôi nói Lấy Tịnh Độ làm chánh hạnh, lấy thiền tông làm phụ hạnh. Cũng không nên chấp cứng vào lời nói ấy.

Chỉ cần Chuyên Tịnh Độ, Tín Nguyện Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thì càng hay hơn.

Nếu muốn tu các phụ hạnh, thì cũng có thể tu thêm các pháp Đọc Kinh, Tụng Kinh, Bố Thí, Trì Giới, Quán Tứ Niệm Xứ, Quán Tam Pháp Ấn (Vô Thường, Khổ, Vô Ngã).

Nhưng càng chuyên thì càng hay! Bớt đi các thứ linh tinh, nhưng cũng không ngại gì làm các việc đó nếu phải cần làm khi duyên đến.

Ông đã quen thuộc với câu Nam Mô A Mi Đà Phật và khắc vào sương tủy thì rất nên tiếp tục chọn pháp môn Tịnh Độ, Tín Nguyện Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc nầy.

Nên tìm đọc các Kinh Tịnh Độ:

1. Kinh A Di Đà
2. Kinh Vô Lượng Thọ
3. Kinh Quán Vô Lượng Thọ
4. Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện (phẩm cuối của Kinh Hoa Nghiêm)
5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Chương Niệm Phật Viên Thông của ngài Đại Thế Chí

Ngoài ra nên xem và nghe Kinh A Di Đà Yếu Giải của Ngẫu Ích Đại Sư, và các bài viết của Ấn Quang Pháp Sư.

Tôi học được Tịnh Độ từ website nầy, ông nên tìm đọc: http://www.niemphat.net

Người tu Thiền khi Kiến Tánh thì Tịnh Độ cũng ngay đó hiện tiền.

Người tu Tịnh Độ không cần phải Kiến Tánh mới được Tịnh Độ, và khi họ được Tịnh Độ thì Kiến Tánh cũng do nơi đó mà được.

Phật dùng cõi Cực Lạc Phật A Di Đà để giúp cho mình nương vào Phật khác, cõi Tịnh Độ khác mà được Phật tự tánh mình, được tịnh độ mình.

Vì rằng chư Phật Giác Ngộ không có vị Phật nào và cõi Phật nào là ngoài Tâm Tánh của mình được. Chúng sanh mê muội chẳng thông suốt mà thường chấp trước, nên mượn cái thối quen hay vướn vào sáu trần (sắc thanh hương vị súc pháp) để dạy có Phật A Di Đà, có cõi Cực Lạc cách đây mười muôn ức Phật Độ, khuyên chúng sanh TIN, Nguyện, Niệm Phật cầu về.

Thấy Tâm thấy Tánh, được Tịnh được Lạc chỉ ngay nơi một niệm "Nam Mô A Mi Đà Phật" nầy, chẳng phải ở đâu xa lạ.

Vì thế Kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy: "Ngay khi tâm chúng sanh Niệm Phật thì Tâm ấy làm Phật, Tâm ấy là Phật."

Có cần phải tìm kiếm đâu xa ư? hoặc mắc công để hỏi mình "Ai Đang Niệm Phật" ư?

Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Chương Niệm Phật Viên Thông dạy: "Nếu Tâm chúng sanh Nhớ Phật, Niệm Phật thì hiền tại hay tương lai nhứt định thấy Phật, chẳng cần phương tiện, tâm tự khai ngộ".

Vì sao Niệm Phật thì Thấy Phật? Vì ngay cái tâm niệm Phật hiệp với danh hiệu Phật thì Tấm ấy "làm Phật là Phật!"

Vì sao chẳng cần phương tiện mà tâm tự khai ngộ? Vì khi tâm mình hợp với danh hiệu Phật, thì Phật chẳng ngoài Tâm mình, và tâm mình củng chẳng ngoài Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]34 khách