Liều Thuốc Phật Pháp Dành cho các Thiền Sinh ngã bệ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Liều Thuốc Phật Pháp Dành cho các Thiền Sinh ngã bệ

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Liều Thuốc Phật Pháp Dành cho các Thiền Sinh ngã bệnh

Được tỳ khưu Thanissaro dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh, Mỹ Thanh dịch sang tiếng Việt

Nguồn: Được dịch giả Thanissaro trích dịch từ sách .

http://www.accesstoinsight.org/lib/t.../gooddose.html

Bản quyền © 1995 Cộng đồng Khao Suan Luang Dhamma

Bài nầy được tác giả ủy quyền cho phép in lại, soạn thảo lại, phát hành và phân phối dưới bất cứ hình thức nào. Đây là nguyện vọng của tác giả, tuy nhiên, sự in lại và phát hành cần được phổ biến rộng rãi và miễn phí cho dân chúng, và các ấn phẩm khác cũng đều nên ghi rõ như vậy .

Ngày 3, tháng 9 , năm 1965

Upasikia Kee Nanayon

Thông thường, tất cả chúng ta đều phải chịu cảnh bệnh hoạn, nhưng có một loại bệnh mà quý vị vẫn có thể làm việc được và không nhận thấy đó là căn bệnh. Đấy là trạng thái bình thường của con người trên thế gian nầy .

Tuy vậy, khi cơ thể ở trong trạng thái bình thường, nó vẫn có bệnh – đơn giản bởi vì đa số con người không nhận thấy sự kiện nầy, đó là hiện tượng tan hoại của thân và tâm, một cách liên tục, từ giây phút nầy sang giây phút khác .

Con người bị những suy nghĩ và các mối bận tâm làm cho khích động trong khi họ vẫn đủ mạnh mẽ để làm việc nầy việc kia : Đấy thật ra là sự tự mãn. Những người bệnh nằm liệt trên giường không có đối thủ. Người bệnh nằm liệt giường rất may mắn bởi vì họ có cơ hội để không làm gì hết chỉ để nghiền ngẫm đến cơn đau và sự mệt mỏi. Tâm thức của họ không thâu nhận bất cứ điều gì, không đi nơi nào hết. Họ có thể nghiền ngẫm cơn đau trong mọi lúc – và rồi buông bỏ cơn đau một khi nhận diện được nó ...

Quý vị không nhận thấy sự khác biệt hay sao? “Sự rỗng không” của tâm thức khi quý vị tham dự vào các hoạt động để “chơi” với cái rỗng không. Bắt chước sự rỗng không. Nó không phải là một vật thực sự. Nhưng để nghiền ngẫm sự bất nhất, sự căng thẳng, và vô ngã khi nó xuất hiện ngay nơi nội tại của quý vị trong lúc quý vị đang nằm đây, việc nầy rất có lợi cho quý vị. Chỉ cần đừng suy nghĩ rằng quý vị đang chịu đau đớn . Chỉ đơn giản nhìn vào hiện tượng tự nhiên của các sự kiện nơi thân và tâm, khi nó xuất hiện, và biến mất . Đó không phải là quý vị. Nó không thuộc về quý vị. Quý vị không thể điều khiển bất cứ cái gì .

Hãy nhìn rõ các sự kiện! Chính xác là chỗ nào mà quý vị điều khiển được chúng? Đối với tất cả mọi người trên trái đất nầy, đây là sự thật . Quý vị không phải là người duy nhất mà chuyện nầy xảy ra cho quý vị. Vậy bất cứ căn bệnh nào đang trong cơ thể quý vị, nó không quan trọng. Cái quan trọng là căn bệnh nơi tâm thức. Thông thường chúng ta không chú ý đến việc chúng ta có bệnh nơi tâm thức, thí dụ, căn bệnh của uế nhiễm, bám víu, mê đắm. Chúng ta chỉ chú ý đến căn bệnh nơi thân, lo sợ những căn bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra cho thân. Nhưng không cần biết là chúng ta cố gắng bao nhiêu để ngăn ngừa lo sợ, khi thời cơ tới mọi việc vẫn xảy ra, không cần biết là quý vị xử dụng các loại thuốc nào để chữa trị cho thân, thuốc chỉ có thể làm trì hoãn tạm thời căn bệnh trong một thời gian. Kể cả những người trong quá khứ dù cho họ không bị bệnh nguy hiểm, họ cũng đã không còn ở lại bên cạnh chúng ta. Họ vẫn phải xa rời thân thể của họ vào giây phút cuối.

Vì vậy, khi quý vị nghiền ngẫm liên tục bằng cách nầy, nó giúp cho quý vị nhận thấy sự thật của tính chất bất nhất, căng thẳng, và vô ngã ngay chính nơi bản thân quý vị. Và từng bước từng bước, càng ngày quý vị càng hết còn ảo mộng đối với sự vật. Khi quý vị thử buông bỏ, ai đang ở đó? Có phải quý vị đang đau, hoặc đơn giản đó chỉ là sự kiện của Pháp (Dhamma)? Quý vị phải chiêm nghiệm điều nầy một cách cẩn thận để thấy rằng không phải quý vị đang đau. Căn bệnh không phải là căn bệnh của quý vị .

Đó là căn bệnh của thân, căn bệnh của cơ thể. Cuối cùng, những sự kiện cơ thể và tinh thần đều phải bị thay đổi, và căng thẳng; hãy trở nên vô ngã khi gặp thay đổi và căng thẳng. Nhưng quý vị cần phải chú tâm vào các sự kiện, quan sát và nghiền ngẫm các sự kiện đó cho đến khi chúng trở nên rõ ràng. Hãy làm cho sự hiểu biết nầy thật sáng tỏ, và ngay chính nơi đây là nơi mà quý vị đạt được giải thoát, xa rời tất cả đau khổ và căng thẳng.

Ngay chính nơi đó là nơi mà quý vị sẽ chấm dứt tất cả đau khổ và căng thẳng. Đối với các uẩn, chúng sẽ tiếp tục sinh, trụ, hoại, diệt, theo tiến trình tự nhiên của chúng. Khi các nguyên nhân và điều kiện không còn nữa, chúng sẽ chết và bị đưa vào hòm.

Một số người, khi họ mạnh khỏe và tự mãn, thình lình bị chết đi một cách bất ngờ và họ không biết chuyện gì đã xảy ra cho họ. Tâm thức của họ hoàn toàn quên bẵng việc gì đã xảy ra. Điều nầy còn tệ hơn là một người bị bệnh liệt giường nằm chiêm nghiệm cơn đau như một cách để chấm dứt ảo vọng. Vì vậy quý vị không cần phải sợ hãi cơn đau. Nếu cơn đau xuất hiện, hãy để yên nó đừng để cho tâm thức bị đau theo. Và rồi hãy nhìn rõ – ngay lúc nầy – tâm thức có phải đã trống vắng cái “tôi” và “của tôi” hay không?

Hãy tiếp tục quan sát. Hãy quan sát cho đến khi tất cả mọi vật trở nên rõ ràng, và như vậy đã đủ. Quý vị không cần phải đi nơi nào khác để tìm hiểu thêm về bất cứ điều gì nữa. Khi quý vị có thể chữa lành bệnh, hoặc cơn đau giảm đi, điều nầy bình thường thôi. Khi cơn đau không thuyên giảm, điều nầy cũng bình thường. Nhưng khi trong lòng chỉ trống không, không có “tôi” và “của tôi”, sẽ không còn có cơn đau nào. Và nếu như cơn đau trở nên dữ dội hơn, đừng thèm suy nghĩ tới nó .

Hãy xem như quý vị rất may mắn. Nằm ở đây, chống chọi với căn bệnh, quý vị có cơ hội thực tập thiền định sâu sắc trong từng giây phút. Không quan trọng lắm dù quý vị ở bệnh viện hay ở nhà, hiện tại quý vị đang ở đây. Đừng để bất cứ một ý tưởng nào trong tâm thức về việc quý vị ở bệnh viện hay ở nhà. Hãy để cho tâm thức được trống rỗng, không còn các nhãn hiệu hay ý nghĩa gì nữa. Quý vị không cần phải đặt nhãn hiệu “ở đâu” cho chính mình .

Bởi vì các uẩn không ở đây cùng với quý vị. Các uẩn đều rỗng không và không có ai ở nơi đó. Chúng rỗng không, không có “tôi” hoặc “của tôi”. Khi tâm thức giống như vậy, nó không cần bất cứ điều gì. Nó không cần ở đây hoặc tới đàng kia hoặc bất cứ nơi nào khác cả. Đây mới thật là sự chấm dứt tuyệt đối của đau khổ và căng thẳng ....

Còn tiếp

http://www.daophatngaynay.com/vn/duc...nga-be-nh.html
__________________
_____________________

May all living Beings always live happily,
Free from animosity.
May all share in the blessings
Springing from the good I have done...


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

TÂM THỨC RỖNG KHÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Nguồn: Được dịch giả Thanissaro trích dịch từ sách .

http://www.accesstoinsight.org/lib/t.../gooddose.html

Tâm thức, khi nó không còn mê mải với mùi vị của lạc thú hoặc đau khổ, nó tự do ngay nơi chính nó, tùy thuộc vào bản chất riêng của nó. Nhưng tôi yêu cầu quý vị hãy quan sát cho thật kỹ lưỡng cái tư cách của tâm thức rỗng không, nó phải đúng với bản chất của riêng nó, không pha chế bất cứ ham muốn nào, không đòi hỏi lạc thú hoặc tống khứ cơn đau .

Khi tâm thức trống không như bản chất tự nhiên của nó, nó không có chủ thể; không có nhãn hiệu. Không cần biết là những ý nghĩ gì xuất hiện, tâm thức nhìn thấy các ý nghĩ nầy là không thật, không có thực thể. Chỉ đơn thuần là cảm giác và rồi nó biến mất. Một cảm giác xuất hiện và biến mất, chỉ là vậy.

Do đó, quý vị phải quan sát hiện tượng khi nó xuất hiện và biến mất. Có nghĩa là, ngay hiện tại quý vị phải quan sát liên tục khi hiện tượng xuất hiện và khi nó biến mất.

Việc xuất hiện và biến mất, đấy là đặc tính của các uẩn, khi xuất hiện nó chỉ xuất hiện theo bản chất tự nhiên của nó – chỉ là tâm thức không tham gia, không bám víu vào đó. Đây là điểm chủ yếu mà quý vị có thể xử dụng.

Quý vị không thể ngăn ngừa lạc thú hay niềm đau, quý vị không thể kềm chế tâm thức khi nó đặt nhãn hiệu cho mọi vật và cấu tạo các ý nghĩ, nhưng quý vị có thể dùng cách khác để xử dụng chúng. Nếu tâm thức đặt nhãn hiệu cho niềm đau, cho rằng, “tôi đau”, quý vị có thể đọc nhãn hiệu một cách kỹ lưỡng, nghiền ngẫm nó cho đến khi quý vị thấy điều đó là sai lạc. Nếu nhãn hiệu là đúng, thì nó phải nói rằng cơn đau nầy không phải là tôi, nó rỗng không. Hoặc giả nếu có ý nghĩa “tôi đang đau đớn”, kiểu suy nghĩ nầy cũng sai luôn. Quý vị phải có cái nhìn khác với ý nghĩ, để nhận thấy rằng sự suy nghĩ là bất nhất, căng thẳng và nó không thuộc về quý vị.

Vì vậy, bất cứ gì xuất hiện, hãy tra xét cho kỹ và kể cả khi nó ở ngay trước mắt quý vị, cho dù nó là đúng, xin quý vị hãy buông bỏ nó. Quan trọng là đừng bám vào đó, và rồi tâm thức sẽ trở nên rỗng không như bản chất tự nhiên của nó. Nếu không có ý nghĩ nào xuất hiện làm bận lòng quý vị, có thể là quý vị đang mang một niềm đau to tác, hoặc tâm thức có thể đang phát triển tâm trạng bất thường, nhưng dù cho bất cứ cái gì đang xảy ra, quý vị hãy nhìn cho sâu, hãy nhìn kỹ cảm giác nơi tâm thức. Một khi quý vị nhận ra rằng tâm thức là rỗng không, và nếu như có bất cứ sự quấy rầy nào, bất cứ cảm giác khó chịu nào xuất hiện, quý vị nên biết rằng sự hiểu biết mang đến cái hiểu biết sai lệch ngay chính nơi nó. Ngay đây, sự hiểu biết đúng đắn sẽ liền có mặt để giải tán cái biết sai lệch.

Để giữ vững liên tục nền tảng hiểu biết nầy, quý vị trước tiên phải bắt đầu thực tập cách kềm chế tâm thức, đồng thời quý vị nên chú tâm và nghiền ngẫm hiện tượng về sự căng thẳng và niềm đau. Hãy siêng năng luyện tập điều nầy cho đến khi tâm thức có thể duy trì lập trường của nó trong cái rỗng không rõ ràng của tâm tư. Nếu quý vị có thể làm được điều nầy từ đầu đến cuối, sự phân tán cuối cùng của đau khổ sẽ xuất hiện ngay tại đây, ngay nơi tâm thức rỗng không.

Tuy nhiên quý vị phải tiếp tục thực tập không ngừng nghỉ. Khi đau khổ xuất hiện mặc kệnó dữ dội hay không, đừng đặt nhãn hiệu cho nó, hoặc cho nó bất cứ ý nghĩa nào. Kể cả khi lạc thú xuất hiện, cũng đừng đặt nhãn hiệu cho nó. Chỉ duy nhất là buông bỏ nó, và khi tâm thức cũng buông bỏ – buông xả tất cả bám víu hoặc mê đắm về “bản ngã” trong từng giây phút. Quý vị luôn luôn phải áp dụng tất cả chính niệm và năng lực để thực tập điều nầy.

Quý vị phải tự nhìn nhận rằng quý vị rất may mắn, quý vị đang nằm dưỡng bệnh, nghiền ngẫm về cơn đau, quý vị có được cơ hội để hoàn toàn phát triển con đường Đạo, đạt được sự thấu hiểu sâu sắc và rồi buông bỏ mọi thứ. Không ai có cơ hội tốt hơn quý vị. Người ta chạy lòng vòng, mắc lo chuyện làm ăn : Kể cả khi họ cho rằng tâm thức của họ hoàn toàn không bám víu, họ cũng vẫn thua cho quý vị. Một người nằm dưỡng bệnh có cơ hội phát triển sự thấu hiểu sâu sắc với mỗi hơi thở ra vào .

Đây là dấu hiệu quý vị không làm uổng phí sự ra đời làm người của mình, bởi vì quý vị đang thực tập những bài học của đức Phật, cho đến khi quý vị đạt được trí huệ nhìn xuyên suốt bản chất tự nhiên của mọi sự vật .

Bản chất tự nhiên của mọi vật, về phương diện bên ngoài, nói đến các hiện tượng của hiện tại, sự thay đổi của ngũ uẩn. Quý vị có thể giải đoán các mật mã cho đến khi quý vị chán chường, ngán ngẫm, và rồi buông bỏ. Khi tâm thức ở trạng thái nầy, bước kế tiếp là chiêm nghiệm nó một cách khéo léo để thấy rằng nó trống không, hoàn toàn trống rỗng tối đa – loại trống rỗng nầy rõ ràng đi sâu vào bản chất chân thật đang nằm sâu kín nơi mà không có một ý nghĩ nào được cấu tạo, không có sự xuất hiện, không có sự biến mất, hoàn toàn không có sự thay đổi.

Khi quý vị nhận thấy một cách đúng đắn bản chất thật của mọi vật về phương diện bên ngoài cho đến khi tất cả đều rõ ràng, tâm thức sẽ buông bỏ, buông xả hết. Khi ấy quý vị sẽ tự động nhận thấy rõ ràng bản chất tự nhiên nằm sâu ở bên trong – trống rỗng không có vòng tròn sinh tử, không có gì được cấu tạo cả .... Thái cực của cái rỗng không nhất , không có nhãn hiệu, không có ý nghĩa, không có bám víu và mê đắm. Tôi chỉ yêu cầu quý vị nhận biết rõ ràng điều nầy nơi tâm thức của quý vị .

Cái rỗng không bình thường của tâm thức rất hữu dụng ở một trình độ nào đó, nhưng đó không phải là tất cả. Cái trống rỗng chân thật hoàn toàn trống không cho đến khi nó đạt đến bản chất thật của mọi vật ở trình độ nội tại – một cái gì đó rất đáng giá để truy tầm, rất đáng giá để tìm hiểu ...

Đây là điều mà quý vị phải tự biết... Thật ra không có chữ nghĩa nào có thể diễn tả được nó ... nhưng chúng ta có thể nói về nó bằng cách chỉ dẫn, bởi vì việc có thể xảy ra là cuối cùng quý vị phải buông bỏ tất cả, đó gọi là phân tán không để lại dấu vết.

Nếu quý vị tiếp tục phát triển sự thấu hiểu sâu sắc mỗi ngày, mỗi giây phút như thế nầy, sự phân tán không để lại dấu vết của tâm thức sẽ tự xuất hiện. Tâm thức sẽ tự biết. Vì vậy đừng để tâm thức tự gây ra phiền não với những lo âu về niềm đau hay lạc thú. Hãy chuyên tâm không ngừng vào việc thấu hiểu tâm thức.

Quý vị có nhận thấy sự khác biệt khi quý vị mạnh khỏe chạy lòng vòng, suy nghĩ về việc nầy, việc kia, và những việc khác? ... Bởi vì đâu có gì là nguy hiểm khi ta có những niềm đau. Sự nguy hiểm nằm ở chỗ chúng ta ngu si đặt nhãn hiệu và ý nghĩa cho mọi vật. Thông thường đối với những người không có liên hệ, khi họ ngã bệnh và chết đi, con người thường suy nghĩ về bản chất phù du của cuộc sống, nhưng hiếm khi nào họ suy nghĩ về bản chất phù du của cuộc sống ngay nơi chính bản thân của họ. Hoặc giả họ suy nghĩ một chút rồi quên ngay, họ hoàn toàn chìm đắm trong công việc của riêng họ. Họ không mang những điều chân thật nầy vào nội tâm, để chiêm nghiệm về sự bất nhất đang xảy ra trong từng giây phút ngay nơi chính bản thân của họ.

Sự kiện họ vẫn có thể làm được việc nầy việc kia, suy nghĩ điều nầy điều nọ, nói nầy nói kia, làm cho họ mất hết phương hướng. Khi quý vị thực tập thiền minh sát, đây không phải là sự thực tập mà quý vị có thể làm trong vòng một, hai, tháng ẩn cư đặc biệt.

Còn tiếp

http://www.daophatngaynay.com/vn/duc...nga-be-nh.html
__________________


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách