a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

Xem phim tây du kí, con thắc mắc đường tam tạng có thật hay không nhỉ? Có thật ngày xưa đườngtam tạng đi thỉnh kinh hay không? nếu đường tam tạng có thật thì nay ngài trở thành Phật với hiệu là gì ạ?


khà khà
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Đường Tam Tạng là nhân vật có thật và chuyện đi thỉnh kinh cũng có thật. Tên thật ngài là Trần Huyền Trang ngài sinh vào đời Đường tinh thông tam tạng kinh điển nên mọi người thường gọi là Tam Tạng Pháp sư.

Nhưng các nhân vật như: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa tăng, yêu quái... là hoàn toàn hư cấu không có thật, tác giả Ngô Thừa Ân đem vào tiểu thuyết Tây Du Ký để thêm phần lôi cuốn, ly kỳ.

Chuyện ngài thành Phật hiệu gì thì chỉ có PHẬT mới biết thôi.

A DI ĐÀ PHẬT.


hoangmoc1906
Bài viết: 72
Ngày: 20/10/09 03:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Q9 tphcm viet nam

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi hoangmoc1906 »

Huyền Trang tên tục Trần Huy sinh năm 596, năm thứ 16 đời Tùy Văn Đế Dương Kiên tại Lạc Châu (洛州), huyện Câu Thị (緱氏縣), tỉnh Hà Nam, trong một gia đình có truyền thống quan liêu. Đến cha của Huyền Trang là Trần Huệ thì dốc tâm vào Nho học, từ khước làm quan. Theo các truyện kí thì từ nhỏ Sư nổi danh thông minh đĩnh ngộ, sớm được thân phụ chỉ dạy những nghi thức Nho giáo.
Năm lên 13 tuổi Sư đã xuất gia và Thụ giới cụ túc[năm 21 tuổi. Sư tu học kinh sách Đại thừa dưới nhiều giảng sư khác nhau và thấy có nhiều chỗ giảng giải mâu thuẫn. Đây là lí do chính thúc đẩy Sư lên đường đi Ấn Độ để tự mình tìm hiểu.
Mặc dù bị hoàng đế ra lệnh cấm đi du hành qua Ấn Độ, năm 629 Sư liều mình ra đi để hành hương chiêm bái quê hương Đức Phật, hi vọng sẽ tìm kiếm và nghiên cứu kinh điển mà hồi đó Trung Quốc chưa biết tới. Tập kí sự du hành của Sư (viết theo yêu cầu của nhà vua, người đã khâm phục và hỗ trợ Huyền Trang sau khi Sư vinh quang trở về năm 645), có tên là Đại đường tây vực kí, để lại cho hậu thế một nguồn tài liệu vô song về địa lí, xã hội và tập quán của miền Trung Á và Ấn Độ trong thế kỉ thứ bảy. Nhiều miêu tả của Sư về các vùng đất đó đã đạt tới độ chính xác mà trong thế kỉ 19, 20, nhiều nhà du khảo phương Tây như Ariel Stein đã tham khảo tập kí sự đó như một tập sách hướng dẫn nhằm tìm lại và xác định những vị trí đã được tìm ra và rồi bị lãng quên trong nhiều thế kỉ.
Sau khi trở về cố quốc, một phần nhờ trình độ uyên bác xuất chúng, một phần nhờ tiếng tăm vang dội mà Sư đã gặt hái được tại Ấn Độ và các nước Trung Á, một phần nhờ hoàng đế Trung Quốc đặc biệt hỗ trợ, như xây cất chùa chiền cho Sư trú ngụ cũng như thành lập một ban dịch thuật do chính nhà vua chọn lọc để giúp cho Sư hoàn thành công tác phiên dịch của hơn 600 kinh sách mang về Trung Quốc, Huyền Trang đã trở thành tu sĩ tiếng tăm nhất tại vùng Đông Á trong thế hệ đó. Học viên đến với Sư từ khắp Trung Quốc, kể cả từ Hàn Quốc và Nhật Bản, song song có nhiều tăng sĩ từ Ấn Độ và các vương quốc Trung Á đến để bày tỏ lòng hâm mộ. Ngoài việc truyền bá kinh sách Phật giáo và tư tưởng Ấn Độ mới mẻ vào Trung Quốc, Sư cũng gây ảnh hưởng lên nền nghệ thuật và kiến trúc Trung Quốc bằng những vật dụng và thiết kế do Sư mang về. Có một ngôi chùa được xây theo thiết kế của Sư tại Trường An (ngày nay là Tây An) để chứa dựng kinh sách và các tác phẩm nghệ thuật của Sư mang về. Ngôi chùa đó ngày nay vẫn còn và là một dấu ấn quan trọng của đô thị này.
Sư là một trong những dịch giả người Hán dịch các văn bản của Phật Giáo Ấn Độ vĩ đại nhất và mang lại thành quả lớn lao nhất (và cũng chính xác nhất). Nhiều dịch phẩm của Sư, như Tâm kinh và Kim Cương kinh, ngày nay vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hành lễ Phật giáo hàng ngày. Qui mô của các dịch phẩm của Sư là vô song, không chỉ những kinh sách của Duy thức tông mà Sư quy phục, mà còn bao gồm đầy đủ những kinh tạng đạo Phật, từ phép chỉ quán và đà-la-ni, đến phép quán tưởng, đến a-tì-đạt-ma cũng như toàn bộ kinh bát-nhã ba-la-mật (bộ kinh này chiếm ba bộ của Địa tạng Trung Quốc), kinh A-hàm, kinh Đại thừa, các chú giải về kinh và luận, Nhân minh học (Sư là người duy nhất dịch kinh luận Nhân minh ra chữ Hán) và kể cả một văn bản Thắng luận của Ấn Độ giáo.
Trong thời Huyền Trang còn tại thế, Phật giáo Trung Quốc có nhiều trường phái và học thuyết được thành hình, họ tranh cãi nhau về các vấn đề cơ bản. Trong số đó, nhiều trường phái dựa trên các kinh sách không rõ xuất xứ nhưng được xem là phiên dịch từ nguồn gốc Ấn Độ. Một số khác dựa trên kinh sách đích thật nhưng các bản dịch thiếu chính xác đã sinh ra một loạt nhiều sai lầm, ngày càng phổ biến tại Trung Quốc và Hàn quốc. Sau 16 năm tại Trung Á và Ấn Độ, trở về Trung Quốc, Huyền Trang cống hiến đời mình bằng cách đưa Phật giáo Trung Quốc thời đó trở lại phù hợp với những gì Sư học hỏi được tại Ấn Độ. Sư thực hiện điều đó bằng cách phiên dịch lại các kinh sách quan trọng, trình bày lại một cách chính xác hơn cũng như giới thiệu những kinh sách mới và nhiều tài liệu chưa hề có tại Trung Quốc. Song song với công trình dịch thuật khổng lồ – 74 bộ kinh luận trong 19 năm – trong đó có một số kinh với quy mô to lớn, như bộ Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật-đa đã nhắc đến dài hàng ngàn trang – Sư còn đào tạo tăng sĩ học tập hệ thống Duy thức và Nhân minh Ấn Độ, đồng thời Sư là tăng sĩ biện giải số một của triều đình cho đến ngày nhập diệt. Công trình dịch thuật của Sư ghi dấu ấn sâu sắc sự thâm nhập của tư tưởng Phật giáo Ấn Độ vào miền Đông Á.


letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

hèn chi khi tụng kinh Pháp Hoa con thấy có dòng chữ nhỏ bên trên nói về đường tam tạng dịch và thời gian dịch, xin lỗi vì con không nhớ rõ lắm! Thật buồn vì không biết ngài bây giờ như thế nào? ước gì con biết rõ hơn!


khà khà
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kinh Pháp Hoa mà việt dịch mọi người thường đọc tụng đa số là do HT Trí Tịnh dịch từ hán sang việt. HT thường dùng bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập chứ không phải của ngài Huyền Trang.

Dòng chữ nhỏ đề là "Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập hán dịch".

Có lẽ cô đọc chữ "Tam Tạng" liền nghĩ đến ngài Huyền Trang.

Nhưng chữ "Tam Tạng Pháp Sư" nầy chỉ được đặc cho những ai thông thạo cả Kinh, Luật và Luận (Tam Tạng = 3 tạng). Do vậy không phải chỉ ngài Huyền Trang mới được gọi là Tam Tạng Pháp Sư.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

:D ủa vậy hả?
Ôi giờ con mới biết! Tam tạng là 3 tạng! Con quả ngu thiệt!Cảm ơn thanh tri đã giúp con hiểu!


khà khà
Nguyen Thuong Hien
Bài viết: 15
Ngày: 18/09/10 13:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Vuong quoc Ha lan

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Thuong Hien »

A-Di-Đà Phật.
Thưa các bạn đồng tu!
Ngài Đường Tam Tạng ( Huyền-Trang Pháp sư), do được vua Đường cử sang Ấn-độ để thỉnh Kinh điển Phật về Trung Hoa nên có danh hiệu là Đường Tam Tạng. Ngài sau khi thỉnh Kinh đem về Trung Hoa phổ biến rộng khắp, Ngài vì công đức ấy mà được Phật Thích-Ca Mâu-Ni thụ ký cho thành Phật hiệu là Công Đức Phật.
Những vấn đề này thì trong chính truyện cũng đã nói đến, nhưng điều mà cần phải nói đến nữa là Ngài không chỉ có công đem Kinh điển Đại-Thừa về Trung Hoa mà rất nhiều trong số Kinh điển ấy cũng chính do Ngài dịch từ tiếng Phạm ra Hoa ngữ để rồi từ ấy các vị Pháp sư người Việt nam lại đã dịch sang Việt ngữ mà hôm nay chúng ta có dịp được đọc tụng. Trong đó còn phải kể đến có rất nhiều bản dịch khác của ngài Cưu-Ma La-Thập và một số vị khác mà chúng ta đã biết.
Thực ra Ngài đã là vị Đại Bồ-Tát lớn là thị giả của Phật Thích-Ca Mâu-Ni với nguyện độ muốn hoằng dương Phật pháp, đem các giáo lý của Phật đến với mọi người mà sinh vào nước Trung Hoa đời Đường khi mà Nho giáo, Lão giáo và rất nhiều tôn giáo khác đã chi phối ý thức hệ của người Trung quốc bấy giờ. Rất nhiều người còn sa vào mê tín dị đoan. Các tôn giáo trên đây rất tôn quý nhưng các tầng tu chứng cao nhất cũng chỉ là thành Tiên, Thánh, Hiền-Nhân do vậy vẫn không thoát được vòng sinh tử luân hồi. Vì thế, Ngài Huyền Trang đã thương xót mà phát nguyện với Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tát là sẽ đem Đạo Phật đến với họ để họ có cơ hội lớn tu hành thoát lý bể khổ sinh tử luân hồi tiến lên thành Bồ-Tát, thành Phật. Từ đó đạo Phật đã lan tỏa khắp đất Trung hoa rộng lớn và đến Nhật bản, Triều tiên và Việt nam cùng các quốc gia Đông Nam Á. Nay lan trên khắp thế giới. Ngài thật xứng đáng là Công Đức Phật.
Nam mô Công Đức Phật.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đao. hữu Nguyen Thuong Hien

Tam tang. Pháp Sư Hòa Thương. Trần Huyền Trang công đức rất lớn và chuyên. đó thì miễn bàn. Tôi thiết nghĩ đao. hữu đừng thêm những chi tiết không cần thiết nếu không muốn nói là sư. tưỡng tương. phong phú cũa tác giã Ngô Thừa Ân đời Thanh bên Trung Quốc đễ tránh viêc. các thành viên khác cũa diễn đàn ít có thì giờ nghiên cứu Phât. pháp lai. suy diễn theo hư cấu trong Tây Du Ký mà cho đó là chánh pháp thì nguy to!!!!

Chúc Đ/H an lac.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

:D :D chúng ta vẫn chưa thể biết được tất cả!


khà khà
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

letamnhi1995 đã viết::D :D chúng ta vẫn chưa thể biết được tất cả!
Vì sao?


Nguyen Thuong Hien
Bài viết: 15
Ngày: 18/09/10 13:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Vuong quoc Ha lan

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Thuong Hien »

A-Di-Đà Phật.
Thưa quý đạo hữu! Tôi lại nghĩ hơi khác một chút, đó là khi đã trả lời những gì người khác hỏi thì cần cho họ biết được xuất xứ cũng như nội dung cơ bản mà họ cần tìm hiểu. Tất nhiên là không nên sa vào chuyện dông dài không cần thiết. Sự nghiệp vĩ đại của ngài Huyền Trang đáng để ta học tập lắm nếu theo chí của ngài là hoằng pháp lọi sinh.
Trân trọng


Nguyen Thuong Hien
Bài viết: 15
Ngày: 18/09/10 13:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Vuong quoc Ha lan

Re: a di đà phật! Con xin hỏi về đường tam tạng!

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Thuong Hien »

Nam mô Bổn sư Thích Ca mâu Ni Phật.
Thời Mạt-pháp thì càng cần nhiều người có chí nguyện như Ngài Huyền Trang lắm vì chỉ có tâm nguyện vĩ đại ấy mới giúp cho Phật pháp trường tồn và phát triển đi lên. Đạo hữu đừng lo người đời sa vào học tập tìm hiểu về Ngài Huyền Trang mà nên mừng thì tốt hơn. Vì họ đang có chí nguyện noi gương Ngài Huyền Trang hoằng pháp lợi sinh, đó là việc nên mừng sao lại phải lo. Cái lo hiện nay của chúng ta là không có người muốn làm việc Hoằng pháp lợi sinh, hay không có chí nguyện này mà chỉ lo cho riêng mình. Bổn hạ thật lòng tán thán những đạo hữu đã có công tìm tòi để hiều biết về Ngài Huyền Trang. Thật đáng quý lắm!
Kính cẩn.
Sửa lần cuối bởi Nguyen Thuong Hien vào ngày 29/09/10 05:03 với 2 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách