Thắc mắc về nghiệp báo

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Hải Thức
Bài viết: 18
Ngày: 04/07/10 18:27
Giới tính: Nam
Đến từ: Cần Thơ

Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Hải Thức »

Các đồng đạo cho phép hỏi, em có một số điều chưa hiểu:

- Thứ nhất, trong kinh nhân quả có nêu là người sát sanh đồ tể thì sau này lại bị luân hồi làm súc vật cho người ta giết hại lại. Như vậy, người đi giết mấy con vật này có mang tội không? Tại vì họ giết người có tội kiếp trước mà? Nếu họ có tội thì tội lại sinh thêm thì bao giờ chấm dứt?

- Thứ hai, trong các kinh về nhân quả đều có cảnh Minh Vương phán xét từng tội nhân, vậy với cả tỷ sanh linh như hiện nay mà chỉ có Thập điện diêm vương thì xử làm sao cho xuể?

- Thứ ba, Đạo Phật lấy từ tâm tha thứ cho chúng sanh tại sao ở địa ngục lại xử tội quá ghê rợn như bị cắt lưỡi, đâm, móc ruột cưa người ? Trong khi con người dương thế hiện nay tối đa cũng chỉ tử hình?

- Cuối cùng, những người niệm A Di Đà trước khi chết sẽ được vãng sanh. Vậy người ta cứ ở ác rồi niệm trước khi chết thì được tha thứ (giống rửa tội bên Thiên Chúa) sao?

Kính mong các đồng đạo và thầy giải thích


Cứu xét tâm linh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc sở học khó vượt bậc
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hải Thức đã viết:Các đồng đạo cho phép hỏi, em có một số điều chưa hiểu:

- Thứ nhất, trong kinh nhân quả có nêu là người sát sanh đồ tể thì sau này lại bị luân hồi làm súc vật cho người ta giết hại lại. Như vậy, người đi giết mấy con vật này có mang tội không? Tại vì họ giết người có tội kiếp trước mà? Nếu họ có tội thì tội lại sinh thêm thì bao giờ chấm dứt?

- Thứ hai, trong các kinh về nhân quả đều có cảnh Minh Vương phán xét từng tội nhân, vậy với cả tỷ sanh linh như hiện nay mà chỉ có Thập điện diêm vương thì xử làm sao cho xuể?

- Thứ ba, Đạo Phật lấy từ tâm tha thứ cho chúng sanh tại sao ở địa ngục lại xử tội quá ghê rợn như bị cắt lưỡi, đâm, móc ruột cưa người ? Trong khi con người dương thế hiện nay tối đa cũng chỉ tử hình?

- Cuối cùng, những người niệm A Di Đà trước khi chết sẽ được vãng sanh. Vậy người ta cứ ở ác rồi niệm trước khi chết thì được tha thứ (giống rửa tội bên Thiên Chúa) sao?

Kính mong các đồng đạo và thầy giải thích
Giết qua, giết lại, oán oán trùng trùng, do vậy mà luân hồi từ vô thỉ kiếp đến nay, chưa có ngày nào ra.
Muốn chấm dứt việc này phải xả bỏ tất cả, xóa bỏ hận thù cùng tham sân si v.v...

Ai tạo tội thì sẽ đền tội theo luật nhân quả, chứ chẳng có Diêm Vuơng nào xét xử cả.

Thứ ba Đạo Phật không tạo ra địa ngục để xử tội chúng sinh. Cảnh địa ngục hiện ra vì tuơng ứng với cái tâm độc ác của chúng sinh mà thôi. Do tâm chúng sinh mà hiện.

Người niệm Phật mà tâm độc dữ vẫn còn thì làm sao vãng sanh được. Làm như vậy tức là " ngoài miệng thì niệm nam mô, trong bụng thì chứa một bồ dao găm". Phật nào chứng cho người như thế!


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Càng giải đáp thì càng đi xa, càng loạn tâm.

Nhưng câu hỏi của ông đã được trả lời trong các sách:

1. Tịnh Độ Thập Nghi Luận của Trí Khải Đại Sư
2. Tịnh Độ Hoặc Vấn của Thiên Như Thiền Sư

Vào đây tìm đọc. www.niemphat.net


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trả lời Hai Thuc
Thứ nhất, trong kinh nhân quả có nêu là người sát sanh đồ tể thì sau này lại bị luân hồi làm súc vật cho người ta giết hại lại. Như vậy, người đi giết mấy con vật này có mang tội không? Tại vì họ giết người có tội kiếp trước mà? Nếu họ có tội thì tội lại sinh thêm thì bao giờ chấm dứt? Thưa bạn
Kinh Lăng Nghiêm dạy:
- A Nan! Lại chúng sanh lục đạo trong thế giới, nếu tâm chẳng sát hại thì chẳng theo dòng sanh tử tương tục.

- Người tu chánh định, cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo quỷ thần. Hạng trên thành đại lực quỷ, hạng giữa thành phi hành dạ xoa và các loại quỷ soái, hạng dưới thành địa hành la sát. Các loài quỷ thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi tự xưng đã thành đạo vô thượng, sau khi ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại quỷ thần này sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng được đạo Bồ Đề.

- A Nan! Sở dĩ ta tạm cho hàng Tỳ Kheo ăn Ngũ Tịnh Nhục, việc này đều do thần lực của ta hóa thành, vốn chẳng có sinh mạng. Vì xứ Bà La Môn đất đai phần nhiều ẩm ướt, lại thêm cát đá, rau cỏ chẳng sanh, nên ta dùng sức đại bi tạm thời hóa ra, giả danh là thịt, cho các ngươi được ăn. Nhưng tiếc thay, sau khi Như Lai diệt độ, người mang tên Phật tử lại ăn thịt chúng sanh!

- Các ngươi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam Ma Địa, nhưng đều là giống La Sát, khi hết phước báu, ắt phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao được ra khỏi luân hồi!

- Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, phải dứt trừ sát sanh, ấy là lời dạy rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ hai của chư Phật!

- A Nan! Nếu chẳng dứt sát hại mà tu thiền định, cũng như có người tự bịt lỗ tai, lớn tiếng kêu to mà mong người khác chẳng nghe, bọn này gọi là muốn giấu mà càng lộ. Hàng Tỳ Kheo trong sạch và chư Bồ Tát, đi trong đường tẻ còn chẳng dẫm trên cỏ, huống là nhổ cỏ. Làm sao người có lòng đại bi lại ăn thịt chúng sanh?

- Nếu Tỳ Kheo chẳng mặc tơ lụa, chẳng mang giày dép da cừu, chẳng ăn những tô lạc đề hồ... thuộc bộ phận thân thể của chúng sanh, thì Tỳ Kheo này nơi thế gian gọi là chơn giải thoát, khi nợ xưa trả sạch thì chẳng sanh vào tam giới. Tại sao? Vì dùng những bộ phận thân thể của chúng sanh để ăn mặc, thì phải trả nợ chúng sanh. Như người ăn lúa thóc từ đất mọc thì chân chẳng lìa đất. Cũng vậy, người mà đối với thân thể của chúng sanh đều chẳng ăn chẳng mặc, ta nói người này là chơn giải thoát.

- Như lời ta thuyết, gọi là Phật thuyết chẳng thuyết như thế tức là ma thuyết.
- Thứ hai, trong các kinh về nhân quả đều có cảnh Minh Vương phán xét từng tội nhân, vậy với cả tỷ sanh linh như hiện nay mà chỉ có Thập điện diêm vương thì xử làm sao cho xuể?
Cảnh giới đó không thể nghĩ bàn Trích Kinh Địa tạng:http://daitangkinhvietnam.org/tieu-bo-k ... ml?start=1
Con quỉ dữ vô thường kia không hẹn mà đến, thần hồn vơ vẩn mịt mờ chưa rõ là tội hay phước, trong bốn mươi chín ngày như ngây như điếc, hoặc ở tại các ty sở để biện luận về nghiệp quả, khi thẩm định xong thời cứ y theo nghiệp mà thọ lấy quả báo.

Trong lúc mà chưa biết chắc ra làm sao đó thời đã nghìn muôn sầu khổ, huống là phải bị đọa vào các ác đạo.

Thần hồn người chết đó khi chưa được thọ sanh, ở trong bốn mươi chín ngày, luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục thân quyến tu tạo phước lành để cứu vớt cho.

Qua khỏi bốn mươi chín ngày thời cứ theo nghiệp mà thọ lấy quả báo.

Người chết đó, nếu là kẻ có tội thời trải qua trong nghìn năm không có ngày nào được thoát khỏi.

Còn nếu là kẻ phạm năm tội vô gián thời phải đọa vào đại địa ngục chịu mãi những sự đau khổ trong nghìn kiếp muôn kiếp.
- Thứ ba, Đạo Phật lấy từ tâm tha thứ cho chúng sanh tại sao ở địa ngục lại xử tội quá ghê rợn như bị cắt lưỡi, đâm, móc ruột cưa người ? Trong khi con người dương thế hiện nay tối đa cũng chỉ tử hình?
Hỏi bạn đi ra đường mua thịt cá bạn thấy mấy con cá như thế nào? chúng bị giết như thế nào? Dã man. Sech lên gôgle mà đánh vào "Tiếng kêu gào chủa chúng sanh" xem cảnh đó giống như địa ngục vậy?
Tâm bạn như thế nào thì nó hiện ra cảnh giới như vậy đấy: Xin trích:http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk4.htm



Cảnh giới địa ngục chỉ có hai hạng người thấy được: một là tội nhân đến đó để chịu tội; hai là Bồ Tát đến đó độ hóa chúng sanh, chỉ có hai hạng người này. Trừ hai hạng này ra, địa ngục ở ngay trước mặt bạn cũng chẳng nhìn thấy. Lúc trước lão cư sĩ Châu Kính Trụ kể cho tôi nghe một câu chuyện, chuyện này có thật, cụ viết trong sách của cụ. Nhân vật chính trong câu chuyện này là cha vợ của cụ, tức là ông Chương Thái Diệm. Lúc ông Chương còn sống đã từng làm chức phán quan cho Ðông Nhạc đại đế, dùng cách nói hiện nay tức là Bí Thư trưởng, địa vị rất cao. Ở Trung Quốc có năm ngục, năm ngục này có đại quỷ vương, quản trị năm sáu tỉnh, địa vị của ông Chương chỉ thấp hơn Diêm La Vương. Diêm La vương cũng giống như ông vua cai trị toàn quốc, còn ông giống như một Chư Hầu, cai trị một vùng, lớn hơn một tỉnh. Ông Chương là một người học Phật, biết hình phạt trong địa ngục rất thê thảm, vô cùng tàn khốc. Ông có tâm nhân từ, một ngày nọ đề nghị với Ðông Nhạc đại đế xin phế trừ hình phạt Bào Lạc trong địa ngục; Bào Lạc là gì? Ðốt cột sắt cho nóng đỏ lên rồi bắt tội nhân ôm cột, vô cùng tàn khốc, chúng ta gọi là hình phạt chẳng nhân đạo; hy vọng Ðông Nhạc đại đế có lòng nhân từ, phế bỏ hình phạt tàn khốc này. Ðông Nhạc đại đế chẳng nói gì hết chỉ sai hai tiểu quỷ dẫn ông Chương đi đến chỗ xử phạt để xem. Ông Chương liền đi theo hai tiểu quỷ này, đại khái là đi hết một đoạn đường rồi hai tiểu quỷ này nói với ông: ‘Tới rồi, chỗ xử phạt ở đó kìa’. Ông nhìn về phía ấy nhưng không thấy gì cả, lúc đó ông mới vỡ lẽ, tự nhiên hiểu được. Kinh Phật nói đây là cảnh giới do nghiệp lực biến hiện ra, chẳng phải do Diêm La vương thiết lập, Diêm La vương chẳng có cách gì phế trừ, là do nghiệp lực biến hiện ra, từ đây mới hiểu đạo lý giảng trong kinh Phật.

Những cảnh giới trong địa ngục này, những dụng cụ tra tấn, dạ xoa, ác quỷ đều là hình tướng do ác nghiệp của mình biến hiện tạo nên, cũng như nằm mộng vậy; Tướng có nhưng Thể không, Sự có nhưng Lý không, cảnh tượng sai khác muôn vàn, đều là do ý niệm vọng tưởng biến hiện ra. Thế nên Phật dạy rất hay: ‘Hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh’, tam ác đạo cũng từ tâm tưởng sanh, tại sao trong tâm có ác niệm! Chúng ta hiểu được đạo lý này rồi mới biết. Nếu chẳng muốn nhìn thấy tam ác đạo thì nhất định phải dứt trừ những ác niệm trong tâm, không những không thể nói lời ác, thân không thể tạo ác nghiệp, ý niệm cũng không được khởi lên. Hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh, hết thảy cảnh giới đều là ‘pháp’, chẳng có một chuyện gì chẳng từ tâm tưởng sanh.


- Cuối cùng, những người niệm A Di Đà trước khi chết sẽ được vãng sanh. Vậy người ta cứ ở ác rồi niệm trước khi chết thì được tha thứ (giống rửa tội bên Thiên Chúa) sao?
Bạn không phải là người hỏi câu hỏi này người xưa đã hỏi rồi:http://niemphat.net/Luan/tinhdohoacvan.htm
20. Hỏi: - Kẻ một đời tạo ác, khi lâm chung duy niệm Phật, đã được đới nghiệp vãng sanh, lại còn không thối chuyển; nguyện lực của Đức A Di Đà thâm diệu, thật không thể nghĩ bàn! Vậy thì bây giờ tôi tạo tác theo duyên đời, đợi khi sắp chết rồi sẽ niệm Phật có được chăng?

Đáp: - Khổ thay! Lời ấy rất ngu muội sai lầm, còn nguy hiểm hơn thứ rượu độc, đã hại mình lại làm hại lây đến hàng tăng ni, người, thiện tín trong đời nữa! Sở dĩ hàng phàm phu nghịch ác khi lâm chung biết niệm Phật, là do từ trước họ đã có căn lành, phước đức, nhân duyên, nên mới được gặp thiện tri thức, mới khởi lòng tin tưởng và phụng hành. Đó là việc cầu may trong muôn một, đâu phải mỗi người đều được như thế? Luận Quần Nghi nói: 'Trong đời có mười hạng người khi lâm chung không niệm Phật được:

1- Không gặp bạn lành, nên chẳng ai khuyên niệm.

2- Nghiệp khổ bức thiết, không yên ổn rỗi rảnh để niệm Phật.

3- Trúng phong cứng họng, không thể xưng danh Phật.

4- Cuồng loạn mất trí, không thể chú tâm tưởng niệm.

5- Thoạt gặp tai nạn nước lửa, mất sự điềm tĩnh chí thành.

6- Bỗng gặp cọp beo ác thú làm hại.

7- Khi lâm chung bị bạn ác phá hoại lòng tin.

8- Gặp bạo bịnh hôn me bất tỉnh mà qua đời.

9- Bị trúng thương thoạt chết giữa quân trận.

10- Từ trên cao té xuống mà mạng vong.'

Mười sự kiện trên đây là những việc thường nghe thấy, không luận tăng, tục, nam, nữ, hạng nào cũng có thể bị vướng vào. Đó là do túc nghiệp hoặc hiện nghiệp chiêu cảm, nên sự việc bỗng nhiên xảy ra, không còn trốn tránh kịp. Ông đã không phải là bậc thánh nhơn chứng Túc Mạng Thông, biết được khi lâm chung có nghiệp hay không nghiệp, lại chẳng phải là bậc đủ Tha Tâm, Thiên Nhãn, biết mình khi mạng chung chết tốt hoặc xấu, mà bình thời không niệm Phật, đến khi lâm chung nếu rủi mắc phải một trong mười duyên ác đó, thì sẽ liệu ra sao? Chừng ấy dù có Phật sống hay bao nhiêu thiện tri thức đứng vây quanh cũng không làm thế nào cứu được, và thần thức ông sẽ tùy theo nghiệp đi vào chốn tam đồ, bát nạn, nhiều kiếp chịu khổ, biết có còn được nghe danh hiệu của Phật như ngày nay chăng?

Giả sử ông không bị những ác duyên đó, chỉ bịnh sơ sài rồi mãn phần, thì lúc sắp chết bốn đại phân ly, gân xương rút chuyển, thân tâm đau đớn, kinh hoàng, như con đồi mồi bị lột vảy, con cua rớt vào nước sôi, làm sao mà niệm Phật? Dù cho ông không bịnh mà chết một cách yên ổn nữa, khi lâm chung hoặc e duyên đời chưa dứt, niệm tục còn vương, nỗi tham sống sợ chết làm cho tâm ý rối loạn, phân vân cũng không niệm Phật được. Nếu là người tục thì lại thêm gia vụ chưa xong xuôi, việc sau chưa sắp đặt, vợ kêu, con khóc, trăm mối ưu tư cũng không rỗi rảnh để niệm Phật. Chẳng đợi lúc lâm chung, giả sử trước khi ông chưa chết mà có chút bịnh nơi thân, phải gắng chịu sự đau khổ, rên rỉ không yên, tìm thuốc, hỏi thầy, nhờ người cầu an sám hối, tạp niệm rối ren, chưa dễ nhiếp tâm niệm Phật. Dù lúc ông chưa có bịnh thì bị tuổi cao sức yếu, đủ sự kém suy, áo não buồn than, chỉ lo sự việc trên cái thân già còn chưa xong, chắc chi đã niệm Phật? Ví như lúc ông chưa già, thân lực đang cường tráng mà còn đeo việc thế, chưa dứt niệm đời, bôn tẩu đông tây, âu lo đủ việc, biển thức mênh mang, làm sao có thể niệm Phật? Dù ông được muôn duyên rỗi rảnh, có chí tu hành, nhưng đối với tướng thế gian, nếu nhìn không thấu, nắm không vững, dứt không xong, khi xúc đối với ngoại duyên không thể tự chủ, tâm tùy theo cảnh mà điên đảo làm sao yên chí để niệm Phật?

Ông thử nghĩ xem, chỉ khi già, bịnh, cho đến thuở mạnh khỏe an nhàn nếu còn một việc đeo đẳng nơi lòng cũng không thể chánh tâm niệm Phật, huống nữa là đợi đến lúc lâm chung ư? Phương chi, ông lại còn nói tạo tác theo duyên đời, đó phải chăng là lời si mê, là chỗ dụng tâm rất nên lầm lỗi? Vã sự nghiệp thế gian, như giấc mơ, trò huyễn, như bóng bọt, tiếng vang, chỉ thoáng chốc rồi không, nó có lợi ích chi thiết thật cho ông trên đường giải thoát? Dù cho ông có tạo được chùa chiền quy mô rộng lớn, gây nên thanh thế địa vị cao tôn, kết thân với nhiều kẻ quyền chức sang giàu, trong tâm tự hào cho đó là đã thành công nơi đường tu, đâu ngờ thật ra chính lại phạm nhằm điều răn của tiên thánh! Bởi cổ đức từng khuyến giới rằng: 'Người xuất gia phải chí thú nơi sự giải thoát, đừng quá đua theo công nghiệp hữu vi, vì trong ấy có nhiều lầm lỗi, e cho thiên đường chưa thấy, địa ngục đã trước! Nếu việc sống chết chưa xong thì tất cả công nghiệp hữu vi đều là nguyên nhân của sự khổ. Một mai nhắm mắt đi rồi, tùy theo nghiệp mà thọ báo, chừng ấy mới hay việc đã làm là trên gông cùm thêm xiềng xích, dưới vạc nóng thêm củi than, mảnh pháp y đã mất nơi thân, nẻo dị loại đổi hình muôn kiếp!'

Qua mấy lời trên, nếu người có chí giải thoát, biết cảm thương thân thế của mình, phải nên động lòng rơi lệ! Tổ sư đã tha thiết khuyên răn như thế, đâu có hứa cho ông tạo tác duyên đời, rồi đợi khi lâm chung mới niệm Phật ư?

Ông há không thấy Tử Tâm Thiền Sư bảo: 'Trong đời, những người tiền của như núi, thê thiếp đầy nhà, đâu phải họ không muốn trẻ mãi để ngày đêm hưởng phước báo thế gian? Nhưng vì kiếp sanh có hạn, tháng năm thúc giục tuổi già, cái chết há thiên vị kẻ giàu sang, sức nghiệp đâu nể kiêng người tài trí? Chừng ấy tội hành nghiệp cảm, còn chi là thói phong lưu; kiếp trả đền vay, luống hối cho đời phóng đãng! Những việc vừa nói, thế nhân hầu hết mắt đã từng thấy và tai cũng đã từng nghe. Người đời thường lần lựa chờ khi lớn tuổi, việc nhà xong xuôi rồi sẽ niệm Phật, nhưng cái chết đâu có hẹn trẻ hay già, và tuy nói như thế, đã mấy ai tuổi cao mà biết lo niệm Phật? Cổ nhơn bảo: 'Chớ đợi đến già rồi niệm Phật. Đồng hoang mồ trẻ đã nhiều đây!' Lại nói: 'Con người từ lúc còn trẻ, có gia đình rồi đến nuôi con cái, trong cuộc sanh sống phải chịu biết bao là nỗi khổ nhọc đắng cay! Khi hơi thở đã tàn thì gia đình, tiền của, tất cả đều bỏ lại hết, chỉ theo nghiệp mà đi. Nếu là con có nghĩa thì nó khóc cho ít tiếng, đốt cho mấy xấp giấy tiền, rước thầy tụng cho năm ba bộ kinh, rồi đến ngày lại sắm cơm canh cúng quải; đó gọi là còn biết tưởng nhớ đến mẹ cha. Rủi gặp con bất hiếu thì cha mẹ vừa nhắm mắt, đầu xương chưa lạnh, nó đã lo tranh nhà, giành đất, cãi cọ, kiện thưa, khi được phần rồi lại phung phí ăn chơi, thậm chí lãng quên ngày cúng giỗ. Việc đời kết cuộc bất quá chỉ như thế, có điều chi đáng hẹn chờ! Cho nên bậc hiểu rộng thấy xa, phải sớm niệm Phật tu hành, con cháu mỗi người tự có phước riêng, kẻ làm cha mẹ chỉ lo bổn phận phần nào mà thôi, chớ vì nó suốt đời làm thân trâu ngựa!' Xin dẫn thêm ra đây mấy lời của cổ đức:

'Cười thương kẻ giàu sang.

Lo giàu thêm rộn ràng!

Hũ gạo sanh sâu mọt.

Kho tiền đầy ngổn ngang.

Ngày cầm cân suy nghĩ.

Đêm đốt đuốc tính toan.

Hình hài trơ lẩn thẩn.

Tâm trí rối bàng hoàng.

Vô thường khi chợt đến.

Biển nghiệp sóng mênh mang!'

Ngài Tử Tâm đã tha thiết nhắc khuyên như thế, đâu có hứa cho ông tạo tác duyên đời rồi đợi đến khi lâm chung mới niệm Phật ư?

Cho nên ông phải xét nghĩ kiếp người mong manh ngắn ngủi, như lửa nháng thân đá, như chớp giật lưng trời, mới còn đó đã mất đi, có chi là trường cửu? Phải nhận định cho chắc, rồi thừa lúc chưa già chưa bịnh, gác qua thế sự, rũ sạch thân tâm, được một ngày quang âm lo một ngày niệm Phật, được một khắc rỗi rảnh tu một khắc công phu, đến lúc lâm chung mọi việc đã an bài, trời Tây cũng sẵn mở lối đường quang đãng! Bằng chẳng thế, khi duyên nghiệp đáo đầu, chừng ấy ăn năn đã muộn! Nên suy nghĩ kỹ!


:">


Nam Mô A Di Đà Phật
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

ha!ha! Theo con :)) thì con nghĩ như thế này:
1) Dù là người đó có tội nghiệp trước thì cũng không nên giết hại, thương yệu chúng sanh và nên tha thứ cho kẻ kiếp trước đã tạo nên tội gì đó với mình, chúng ta không nên giữ mãi trong lòng những thứ cảm xúc để nó cứ đi theo ta hết đời này sang đời khác như thế? Hãy thở ra một cái phào và ngẩng mặt lên trời mà mỉm cười! :D :D Cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn! :D :D Nếu chúng sanh đã có tội thì tốt nhất ta nên giải thích cho nó hiểu chứ sao lại bảo rằng kiếp trước nó có tội thì kiếp này nó phải chết! Nếu bảo ta chết ta có chịu không? :))
2) Thật sự thì không có Diêm Vương nào cả! Như khoa học đã chứng mình rồi đấy, trước khi nói tới việc ổng sẽ xét xử tỉ vong linh ra sao thì nên hỏi làm thế nào mà ổng có thể thở được dưới đó để mà xét xử cái đã! Tất cả tội nghiệp mà ta đã gây nên, sau khi lâm chung hình như trong vòng 49 ngày thần thức sẽ thấy được tất cả những tội nghiệp của mình khi còn ở trên đời và nhiều kiếp trước đó. Chính những cái đó mới thực sự tra tấn vong linh. :)) Nếu vong linh còn đủ minh mẫn khôn ngon thì chọn cảnh đẹp mà vào còn nếu vong linh mu mờ thấy cảnh xấu thì tất sẽ sanh vào cảnh xấu xa.
4) "Cuối cùng, những người niệm A Di Đà trước khi chết sẽ được vãng sanh. Vậy người ta cứ ở ác rồi niệm trước khi chết thì được tha thứ (giống rửa tội bên Thiên Chúa) sao?" 8-> 8->
Dù có giống thì cũng có sao đâu, đừng có nên cố chấp về việc giống hay không giống như thế, khi niệm Phật giống như sám hối tội lỗi của mình và công đức niệm Phật đó bù đắp vào những tội lỗi mà mình đã gây nên trước đó vậy. Dù lúc đầu làm ác mà niệm Phật hay niệm Phật có mục đích nhưng sau càng niệm, cứ niệm như thế thì có cảm giác càng thích và cứ niệm, niệm đến khi tự nhiên trong mình cảm thấy có khoảng lặng và an vui, vậy như thế có gì sai không? :-/


khà khà
Nguyen_khoa
Bài viết: 184
Ngày: 11/01/10 05:54
Giới tính: Nam
Đến từ: tp Ho Chi Minh

Re: Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen_khoa »

"Vạn pháp duy tâm tạo" vậy là mọi cảnh giới dc chiêu cảm do tâm này mà ra,tâm ác chiêu cảm cảnh giới của ác,tâm thanh tịnh chiêu cảm cảnh giới thanh tịnh.Vậy khi tâm này an trụ thấy rõ dc vạn pháp này dều là ko.Ko có dịa ngục cũng ko có cực lạc.Đó cái phải chính là cái Tâm không mà trong kinh Bát Nhã thường hay nói ko.Mong chư vị DH hữu chia sẽ thêm tangbong Nam Mô A Di Đà Phật tangbong


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Hải Thức đã viết:Các đồng đạo cho phép hỏi, em có một số điều chưa hiểu:

- Thứ nhất, trong kinh nhân quả có nêu là người sát sanh đồ tể thì sau này lại bị luân hồi làm súc vật cho người ta giết hại lại. Như vậy, người đi giết mấy con vật này có mang tội không? Tại vì họ giết người có tội kiếp trước mà? Nếu họ có tội thì tội lại sinh thêm thì bao giờ chấm dứt?

- Thứ hai, trong các kinh về nhân quả đều có cảnh Minh Vương phán xét từng tội nhân, vậy với cả tỷ sanh linh như hiện nay mà chỉ có Thập điện diêm vương thì xử làm sao cho xuể?

- Thứ ba, Đạo Phật lấy từ tâm tha thứ cho chúng sanh tại sao ở địa ngục lại xử tội quá ghê rợn như bị cắt lưỡi, đâm, móc ruột cưa người ? Trong khi con người dương thế hiện nay tối đa cũng chỉ tử hình?

- Cuối cùng, những người niệm A Di Đà trước khi chết sẽ được vãng sanh. Vậy người ta cứ ở ác rồi niệm trước khi chết thì được tha thứ (giống rửa tội bên Thiên Chúa) sao?

Kính mong các đồng đạo và thầy giải thích
>>> Những câu hỏi này cũng rất phổ biến, bạn có thể tìm thấy rất nhiều.

- Thứ nhất: Người bị giết thì thọ nghiệp cũ. Giết người thì tạo nghiệp mới. Không tạo nghiệp mới thì nghiệp cũ mới có thể dứt sạch. Nếu nói người ta phạm lỗi trước thì kẻ bị phạm lỗi đó chẳng phải đã từng phạm tội lâu rồi (họ nào biết), giờ thọ quả báo đấy sao?! Chính vì cái tâm được - mất là nhân tạo nghiệp mới nhằm lấy lại những gì họ cho rằng thuộc về họ, hoặc thân thuộc của họ. Nhưng nào ngờ lại là tạo nghiệp mới và để lại hậu quả về sau, mà có thể cả trăm ngàn kiếp sau họ mới thọ nhận. Nhân quả chẳng sai lầm, từng li từng tí, chẳng hề sai chạy, giống như quy luật bảo toàn, chẳng hề thêm bớt. Mọi nghiệp quả mà mình thọ nhận hiện tại đều do nhân đã tạo từ các kiếp trước.

- Thứ hai: Cái này chẳng cần phải bận tâm. Minh Vương còn phải phục tùng nhân quả, thậm chí chính bản thân ông ấy, chẳng dám trái nhân quả, nếu không muốn nói chính bản thân Ngài ấy cũng thọ quả báo thân Diêm Vương.

- Thứ ba: Nếu người ta lấy từ tâm đối đãi chúng sanh thì đâu đến nỗi phải đọa địa ngục. Kẻ như vậy, lấy đâu ra nhân lành mà hưởng phước. Tử hình thì chẳng có gì hay ho mà so sánh làm chi. Tạo nghiệp rồi, thọ quả báo có chi là oan ức mà so đo.

- Cuối cùng: Ở Cực Lạc, chẳng có các thứ ác, ngay cả cái tên của chúng còn chưa có, huống chi có thật. Người ta chẳng biết đạo nên mới làm ác. Kẻ như vậy, đến phút chót nhờ nhiều duyên lành hy hữu xảy ra, kịp thời ăn năn sám hối lỗi thì may ra có thể vãng sanh, hoàn toàn nhờ nhân lành của những tiền kiếp xa xưa hiệp với duyên lành hiện tại mà vãng sanh. Còn như biết đạo mà còn cố ý làm sai thì tội còn hơn trên, e rằng vô phương cứu chữa vì cái tâm "bất ổn".


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Các đồng đạo cho phép hỏi, em có một số điều chưa hiểu:

- Thứ nhất, trong kinh nhân quả có nêu là người sát sanh đồ tể thì sau này lại bị luân hồi làm súc vật cho người ta giết hại lại. Như vậy, người đi giết mấy con vật này có mang tội không? Tại vì họ giết người có tội kiếp trước mà? Nếu họ có tội thì tội lại sinh thêm thì bao giờ chấm dứt?
Đúng là như vậy đó.... mà chúng ta thử nghĩ xem.... mấy con vật kia....bị người đồ tể giết, ắt hẳn kiếp trước chúng nó cũng đã giết ông đồ tể này ..... cứ oan oan tương báo như vậy từ vô lượng kiếp đến nay.... chỉ có cách "lấy ân trả oán thì oán mới tiêu tan" ... Ai có thể làm được việc này?, chỉ có người học Phật mới biết nhân quả và mới có thể "giải quyết" chuyện này thôi. Phật Bồ Tát cũng chỉ là tăng thượng duyên thôi. Dù thương cũng không thể "nhúng tay" vào can thiệp.

- Thứ hai, trong các kinh về nhân quả đều có cảnh Minh Vương phán xét từng tội nhân, vậy với cả tỷ sanh linh như hiện nay mà chỉ có Thập điện diêm vương thì xử làm sao cho xuể?
dct thì đọc thì có đọc qua sách đó ... Còn cái gọi là Kinh ...thì dct không biết...

Nếu có nhiều tội nhân thì sẽ có nhiều Diêm La vương thôi, những vị Diêm La đó thực sự mà nói cũng toàn là Phật, Bồ Tát thị hiện vào đó để cảnh tỉnh chúng sanh. Tội mà Diêm La "phán" cho tội nhân đó, thực sự cả thảy không phải do "phán" mà đem hành hình, dù không phản thì cảnh giới tra khảo đó cũng tự hiện ra. Những vị Diêm La chỉ là ... đứng vô khuyên bảo, răn đe chúng sanh thôi.
- Thứ ba, Đạo Phật lấy từ tâm tha thứ cho chúng sanh tại sao ở địa ngục lại xử tội quá ghê rợn như bị cắt lưỡi, đâm, móc ruột cưa người ? Trong khi con người dương thế hiện nay tối đa cũng chỉ tử hình?
Để kể câu chuyện nghe chơi...(Dĩ nhiên cũng có thật)
Có một người ... làm việc ở 2 cõi nhân gian mình và quỉ đạo ở Địa Ngục. (Sáng làm ở dương gian, tối ngủ thì có tiểu quỉ ....rinh xuống Địa Ngục để làm Phán Quan cho Diêm La)

Ông cũng nghe nói ở Địa Ngục có Cột Đồng bắt tội nhân ôm, trói lại, rồi đốt cột đồng cho nóng thật là nóng, ... giống như là....bê thui vậy... Ông mới thưa với Diêm La rằng hình phạt đó vô cùng thảm khốc, và xin Diêm La hãy xóa bỏ cái hình phạt đó đi. Diêm La khuyên ông hãy bình tỉnh dạo một vòng xem cảnh ngục đó thế nào?.

Sau khi con quỷ tốt dắt Phán Quan tới ngụ đó, nó chỉ vào ngay cái chỗ Cột Trụ Đồng nói... "đây là cột trụ đồng để hành hình tội nhân". Ông Phán Quan nhìn mà........ hổng thấy gì hết... Ông mới ngộ ra .... thì ra Cột Đồng không phải do Diêm Vương ... thiết lập, không phải do ai tạo nên ... MÀ DO CHÍNH TỘI NHÂN TỰ CHIÊU CẢM RA CẢNH GIỚI HÀNH HÌNH ĐÓ.

Thí dụ một người mua con gà về, cắt cổ, mổ, luộc, nhổ lông...Thì đối với con gà này, người đó đã TẠO RA MỘT CẢNH ĐỊA NGỤC cho nó.... Thì chính cái cảnh "Địa Ngục" của con gà mà MÌNH TẠO đó nó sẽ quay lại với mình cho MÌNH HƯỞNG, chứ chẳng có một Vị Diêm Vương, vị Phật, Bồ Tát tạo ra cả.

- Cuối cùng, những người niệm A Di Đà trước khi chết sẽ được vãng sanh. Vậy người ta cứ ở ác rồi niệm trước khi chết thì được tha thứ (giống rửa tội bên Thiên Chúa) sao?
dct thì không biết đạo người ta thế nào. Chứ Tịnh Độ thì lý luận chặt chẻ, lại là pháp của đức Bổn Sư truyền dạy. Không những thế mà chư Phật 10 phương đều rộng nói...Nó có cái lý luận của nó chứ không phải ...suông.

Nếu một kẻ ác khi niệm Phật được vấng sanh thì sau khi người đó thành tựu chánh giác, thị hiện hóa độ chúng sanh cũng lại phải trả cái quả của vô lượng kiếp mà họ đã tạo, tuyệt đối không thể "quịch nợ". Đây chính là chỗ khác nhau.

Còn những người cho là "ở ác" mà được vãng sanh thì người này vô lượng người chỉ được 1 người thôi, mà cái 1 người đó cũng chẳng phải tầm thường, họ trong vô lượng kiếp đã tu hành với vô lượng chư Phật rồi mới có cái "phước phần" vượt quả nổi cái ác báo lúc lâm chung, đấu tranh giữa cái sống và chết ghê gớm lắm mới có được cái phần vãng sanh.... Không dễ như mình tưởng đâu... Cho nên rất nhiều người niệm Phật, nhưng người vãng sanh thì không nhiều là chính ở chỗ ai cũng nghĩ "vậy ta cứ ở ác rồi niệm trước khi chết".

Chúc đạo hữu vui vẻ
Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
hoangmoc1906
Bài viết: 72
Ngày: 20/10/09 03:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Q9 tphcm viet nam

Re: Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi hoangmoc1906 »

Giết gà thành gà, giết heo thành heo, vậy giết người để được thành người hả bạn???


hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

@hoangmoc, cái này mình ko thể hý luận được. Bạn chịu rõ đọc lại lời gửi gắm của mọi người rồi hiểu vậy :-)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

hoangmoc1906 đã viết:Giết gà thành gà, giết heo thành heo, vậy giết người để được thành người hả bạn???
Đúng vậy, giết người sẽ được thành người , có điều ở địa ngục chứ không phải ở trần gian. Còn lúc chưa hết thọ mệnh , thì sẽ được tiếp tục sống trong tù.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Thắc mắc về nghiệp báo

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

hoangmoc1906 đã viết:Giết gà thành gà, giết heo thành heo, vậy giết người để được thành người hả bạn???
Hỏi một câu ngô nghê hết sức, mỗi ngày đạp chết cả ngàn loài côn trùng thì khi chết thành gì ??? :-w


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]28 khách