Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT:

Nguyện 18: Đới nghiệp vãng sanh.
Nguyện 19: Phát Bồ Đề Tâm vãng sanh.
Nguyện 20: Hồi hướng vãng sanh.

Mình thấy 3 nguyện trên là quan trọng nhất ĐỐI VỚI NGƯỜI TU TỊNH ĐỘ.
A Di Đà Phật.
Bất cứ một nguyện nào trong bốn mươi tám nguyện đều hàm nhiếp bốn mươi bảy nguyện kia một cách rốt ráo viên mãn, nguyện nào cũng như vậy cả. Tuy chúng tôi chưa giảng xong kinh Hoa Nghiêm nhưng mọi người cũng đã nghe kinh chẳng ít. Trong câu ‘một tức là nhiều, nhiều tức là một’ (nhất tức thị đa, đa tức thị nhất) của kinh Hoa Nghiêm thì ‘một và nhiều là không hai’ (nhất đa bất nhị) mà! ‘Một tức là hết thảy, hết thảy tức là một’ (nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất), người đó có hiểu không? Bổn nguyện niệm Phật là ‘một tức là hết thảy’, cho nên công đức của bổn nguyện rất thù thắng; tuyệt đối chẳng phải nói ‘chỉ dựa vào nguyện thứ mười tám mà thôi, bốn mươi bảy nguyện kia không cần nữa’; nếu bốn mươi bảy nguyện kia đều không thực hiện được thì nguyện thứ mười tám cũng không làm được luôn. Nguyện thứ mười tám là gì? Nguyện thứ mười tám là tổng cương lãnh của bốn mươi bảy nguyện kia.


Nguyện 18: Đới nghiệp vãng sanh.
Như the nao la doi nghiep

http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm


c. Ðời mạt pháp, tà sư nhiều như cát sông Hằng.

‘Ðồng tu Tịnh Tông nghe xong khởi lên rất nhiều nghi vấn’, những người này vô tri, ngu muội, là những người đáng thương! Giống như mấy năm trước đây ông Trần Kiến Dân ở Mỹ đã tuyên bố khắp thế giới rằng: ‘đới nghiệp không thể vãng sanh’, làm những người niệm Phật khắp thế giới vô cùng phân vân, thắc mắc. Ðó là ma, không phải là Phật đâu! Ngay cả những vị như lão cư sĩ Châu Tuyên Ðức cũng lung lay lòng tin. Khi tôi đến Los Angeles ông ra phi trường đón tôi, vừa gặp mặt liền hỏi:

‘Pháp sư, hiện nay có người nói: ‘đới nghiệp không thể vãng sanh’, phải ‘tiêu nghiệp mới có thể vãng sanh’, vậy thì phải làm sao?’.

Tôi bèn nói với ông: ‘Không vãng sanh thì thôi!’.

Ông nghe xong lời này vô cùng hoang mang; tôi nhìn ông đờ cả người, đứng đó nói chẳng nên lời. Tôi nói:

‘Nếu không đới nghiệp, thì Tây phương Cực Lạc thế giới chỉ có đức Phật A Di Ðà cô độc một mình trên đó, ông còn lên đó làm gì?’

Ông vẫn còn chưa hiểu, tôi mới nói thêm:

‘Quán Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát đều là Ðẳng Giác Bồ Tát, vẫn còn một phẩm Sanh Tướng vô minh chưa phá trừ, như vậy có phải là đới nghiệp hay không?’.

Nghe xong ông mới tỉnh ngộ -- Quán Âm, Thế Chí đều đới nghiệp, chỉ có một mình A Di Ðà Phật là chẳng đới nghiệp mà thôi.

‘Nhưng trong kinh chẳng có nói ‘đới nghiệp vãng sanh’?’

Tôi trả lời: ‘Trong kinh có nói đến bốn cõi, ba bậc, chín phẩm hay không?’

‘Có!’

‘Nếu không đới nghiệp thì mọi người đều bình đẳng, vậy thì đâu có ba bậc, chín phẩm phải không?’

Ðây là lời đức Phật dạy chúng ta: ‘Noi theo nghĩa chứ không noi theo lời nói’, tuy đức Phật chẳng có nói ‘đới nghiệp vãng sanh’, [nhưng] có nói đến ba bậc, bốn cõi, chín phẩm, vậy thì ý tứ của chữ đới nghiệp đều nằm trọn trong đó rồi. Bạn đem theo nghiệp nhiều thì phẩm vị của bạn thấp; bạn đem theo nghiệp ít thì phẩm vị của bạn sẽ cao. Ðâu có đạo lý chẳng đới nghiệp!

Người học Phật phải khai mở trí huệ, tại sao có thể vừa nghe người ta nói hai ba câu thì lung lay lòng tin liền, mê hoặc điên đảo như vậy? Bạn nói người như vậy có đáng thương hay không? Niệm Phật suốt cả đời, bảy tám chục tuổi rồi, vừa nghe lời đồn đãi của người ta thì lung lay niềm tin, thiệt là đáng thương quá! Vì vậy nên đức Phật dạy chúng ta: ‘Y pháp chứ đừng y theo người’, ‘Y nghĩa chứ không y theo lời nói’, pháp là kinh điển; kinh điển của Tịnh Tông là năm kinh, một luận, phải hiểu lời dạy của Ngài.

‘Bổn nguyện niệm Phật’ có sai không?

Không sai!

Vậy thì ‘bổn nguyện’ là gì?

Năm kinh, một luận là bổn nguyện, bốn mươi tám nguyện là bổn nguyện của đức Phật A Di Ðà, rút một câu trong đó ra thì không được! Rút ra bất cứ một câu nào trong đó, nếu bạn hiểu được ‘một tức là nhiều’, một câu tức là toàn bộ năm kinh và một luận, nếu bạn có công phu đến mức này thì có thể hiểu như vậy, có thể như vậy. Nếu không có công phu đến mức này thì hãy ngoan ngoãn, thực thà theo thứ tự mà bước đi từ từ, học tập theo thứ lớp đàng hoàng, được vậy bạn sẽ thành công. Hễ không đúng như pháp, giải sai, lệch lạc ý nghĩa của bổn nguyện niệm Phật thì đều là ma hết; ma sợ bạn thành tựu ngay trong một đời này nên mau mau kéo bạn trở lại, đẩy bạn vô địa ngục A Tỳ xong thì ma mới vui! Ðược rồi, tôi giải thích vấn đề này cho các bạn đến đây thôi.

Ngày 5 tháng 1, 2000 tại Báo Ân Ðường Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Trích: KINH VÔ LƯỢNG THỌ PHÂT
Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

18.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

19.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Đại Nguyện 18,19 của Đức Phật Adiđà
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam Mô Adiđà Phật!

Hôm nay nhờ có duyên lành được nghe bài pháp của Thầy Quảng Hiếu về Đại Nguyện của Đức Từ Phụ Adiđà! Cũng là giải đáp thắc mắc bấy lâu trong lòng đệ! Xin trích dẫn những đại ý mà em nhớ được! Sẽ rất hữu ích cho người tu Tịnh Độ!

Đại Nguyện thứ 18: “ Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sinh nghe danh hiệu tôi, chí tâm mong được sinh về cõi nước của tôi, nhẫn tới mười niệm, nếu không được vãng sanh, tôi thề không ở ngôi chánh giác, chỉ trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp”.
Có thể nói đây là Đại nguyện mang tính gấp rút, để tiếp dẫn cho những người đến cuối đời nhờ may mắn gặp được thiện tri thức đến khai thị cho về Tây Phương Cực Lạc, và trợ niệm cho họ khiến họ chí tâm cầu sanh về Tây Phương nên sẽ thành tựu trong mười niệm!
Một vấn đề đặt ra là đối với những người như chúng ta, đã biết niệm phật cầu sanh Tây Phương, nhưng nếu có thể lâm chung của chúng ta là cận tử nghiệp ác, hoặc chúng ta chết bất đắc kì tử mà không chí tâm niệm được mười niệm trước khi chết thì cơ hội vãng sanh của chúng ta sẽ ra sao? Để giải quyết vấn đề này hãy xem tiếp Đại Nguyện thứ 19!

Đại Nguyện thứ 18: “Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, phát Bồ Đề Tâm, tu các công đức ít hay nhiều, rồi đem các công đức đó chí tâm hồi hướng và nguyện sanh về nước tôi, đến lúc lâm chung tôi và thánh chúng không hiện ra tiếp dẫn người đó thì tôi chẳng ở ngôi chánh giác”.

Đại nguyện gồm 4 phần:

1-Phát Bồ Đề Tâm
2-Tu các công đức
3-Nguyện sanh về Tây Phương
4-Lâm chung chắc chắn được tiếp dẫn

Như vậy 3 phần trên là việc của chúng ta, nếu chúng ta làm đúng 3 phần đó thì dù có cận tử nghiệp ác, hoặc chết bất đắc kì tử, chúng ta cũng chắc chắn vãng sanh! Đây là điều rất quan trọng ta sẽ vãng sanh mà không cần công phu niệm Phật cao, hay lúc lâm chung cần phải niệm được mười niệm, hoặc được trợ niệm!

Đệ xin trích dẫn lời huyền kí của Đức Thích Ca: “ Đời Mạt Pháp khi kinh pháp diệt tận, ta đem lòng từ bi thương xót đặc biệt lưu kinh này, Vô Lượng Thọ kinh thêm 100 năm nữa, chúng sanh nào gặp được kinh này tùy ý nguyện cầu đều được độ thoát”

==>100 năm sau thời Mạt Pháp cuối cùng, chúng sinh gặp kinh này còn được vãng sanh, huống hồ chúng ta bây giờ! Đức Phật Thích Ca khi Nhập diệt cũng vì chúng sanh mà nằm nghiêng sang bên phải, đầu hướng Bắc, mặt hướng Tây, vì ngài muốn chúng ta được sanh về Tây Phương. Nguyện rằng tất cả chúng sinh đều được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc!

http://hoibongsen.com/diendan/


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chúc tất cả đạo hữu trong diễn đàn tu hành tinh tấn, Y PHÁP MÀ HÀNH.


trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

kinhle kinhle kinhle

Kính chúc bạn VO_HUU_BAT_KHONG606 tangbong luôn tu hành tinh tấn


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách