Xin cho hỏi

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Sao ko ai trả lời vậy ? ~x(


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Lâm Nghĩa đã viết:Sao ko ai trả lời vậy ? ~x(
Ông đang học đại học mà sao chẳng biết kỹ thuật "google" vậy?

Đã ở ngay trang "Đaitangkinhvietnam" mà không chịu tìm kiếm

http://daitangkinhvietnam.org/tieu-bo-k ... t-tng.html

Ngoài trang đó ra, có thể google "hồng danh bảo sám" tức sẽ tìm được thôi.

Cơm đã dưng tới miệng, ông phải gắng lạy Phật sám hối!

Theo tôi nghĩ ông không nên in ra tốn giấy và rời rã không hay (trừ khi không tìm được ở ngoài các tiệm sách Phật Giáo mới làm vậy). Nên ra ngoài các tiệm sách Phật Giáo, hoặc tới các chùa Việt, vào hỏi các vị Sư, chắc họ sẽ tặng hoặc chĩ cho hiểu. Nên thỉnh Bộ "Kinh Nhật Tụng" để cho tiện lợi sau nầy bởi vì trong đó có đủ các Kinh mà phần đông quần chúng Phật Tử Việt thọ trì đọc tụng hằng ngày.

Chúc an lành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

kinhle


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

:">


Nam Mô A Di Đà Phật
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Mình nguyện một điều gì đó mà hiện chưa làm, hoặc bất đắc dĩ không làm được hay mấy năm sau mới làm. Như vậy có được không ? Có đắc tội gì không ? :">


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Dieu Huyen
Bài viết: 2
Ngày: 12/10/10 19:35
Giới tính: Nữ
Đến từ: USA

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Dieu Huyen »

Xin cha`o,

Cho Diệu Huyền hỏi một câu này nhe :

1) như thế nào là Tục Đế và Chân Đế ?

2)như thế nào là Trung Đạo giữa Tục Đế và Chân Đế ?

Nếu được trả lời sớm thì càng tốt

Xin cám ơn !


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

1). Tục đế là một hợp từ: "tục" nghĩa là thế tục hay phàm tục, "đế" nghĩa là chân lý. Tục đế có nghĩa là những cái gì mà người thế tục đồng ý với nhau, gọi là chân lý quy ước hay còn gọi là chân lý tương đối. Còn Chân đế, cũng là một hợp từ, có nghĩa là chân lý chân thật không hư vọng, là chân lý tuyệt đối, là chân lý tối thượng, cũng còn gọi là Đệ nhất nghĩa đế, là chân tâm, giác tánh, chân như...

Chân lý tuyệt đối là gì? Không ai biết được ngoại trừ chính chư Phật và chư Tổ đã giác ngộ. Các ngài cũng không thể nói cho chúng ta biết được. Toàn bộ giáo điển của chư Phật là pháp phương tiện, Ngài "dùng pháp thế gian, (tức thế tục đế) để giảng nói cho chúng sinh" , cốt để chúng sinh ngộ được cái chân lý tuyệt đối như Ngài vì Ngài thấy Tâm Phật và Tâm chúng sinh vốn không khác, vốn tự đầy đủ mênh mông khắp không gian và thời gian.

2)như thế nào là Trung Đạo giữa Tục Đế và Chân Đế:
"Mượn chỉ đưa diều lên khỏi gió
Buông thuyền lúc khách đã sang sông''


Nguyen Thuong Hien
Bài viết: 15
Ngày: 18/09/10 13:10
Giới tính: Nam
Đến từ: Vuong quoc Ha lan

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Thuong Hien »

A-Di-Đà Phật.
Nghe Ngài Thánh Tri nói có cái gì đó không ổn chút nào. Chúng ta tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đức Phật nói, người có tâm Đại thừa tuy chưa độ được mình mà có thể độ người. Vì sao? Vì người đó đem Kinh điển giáo lý của Phật cho người khác học, bởi duyên đó mà người nhận Kinh điển đó giác ngộ mà chứng đắc. Cũng giống như người đi thuyền, tuy chưa giỏi việc sông nước, nhưng có sẵn thuyền bè tốt, các phương tiện để hành trình, người đó hiến thuyền cho người khác giỏi đi sông biển. Vì thế người này nhận được thuyền của người hảo tâm kia hiến thuyền mà vì đó đãcheof lái đưa bao người qua được biển lớn đến bờ an tòa. Vậy đâu cứ phải là giỏi, là người tu hành như Ngài, phải một khi đã thành Bồ-Tát, thành Phật mới có thể độ được người?
Thứ nữa, lời nói của Ngài nghe xuyên suốt từ bao lâu nay có phần cao ngạo, coi thường người tại gia. Ngài nên biết, nhiều người tại gia là bác sỹ, kỹ sư, giáo sư, trí thức hay sinh viên v.v...cho đến người lao động, họ hàng ngày lao động nuôi bản thân mình, lại đêm đến vào mạng tìm Kinh điển giáo lý để học và cúng dường mọi người cùng học. Họ lại đem tịnh tài mồ hôi nước mắt làm ra cúng dường chùa chiền, in ấn Kinh điển, họ chẳng những uyên thâm về Phật pháp lại làm biết bao việc công đức giúp hoằng pháp độ sinh. Còn nữa, họ cúng dường cơm, áo, tịnh tài cho chùa. Vậy sao có thể coi thường được phải không Ngài? Đức khiêm tốn là một trong những phẩm hạnh của người hiền nhân chứ hàng Bồ-Tát lại càng phải cần xem trọng. Ngay các vị Bồ-Tát như Hiền Hậu Bồ-Tát, Duy-Ma Cật Bồ-Tát và Cư sỹ Diệu Nguyệt v.v...bao vị khác đều là người tại gia cả. Họ uyên thâm Phật pháp là vậy mà lời nói luôn khiêm nhường, từ tốn khiến ai cũng phải kính trọng. Ngay cả người sơ cơ, trình độ có hạn nhưng biết in Kinh điển, sao băng đĩa về giáo lý của Phật cho người khác học đó chẳng phải là độ sinh sao? Vậy cho nên, đừng khi nào cho rằng hễ cứ ở chùa, mặc áo nâu sòng mới có thể độ sinh. Phật pháp, Kinh điển nay người Phật-tử có thể tự tìm trong các trang mạng toàn cầu với bao thầy giỏi để học. Việc đặt ra câu hỏi: "Ông biết rành Phật Pháp chưa mà độ họ?" là lời nói vô tình đem gáo nước lạnh làm tắt đi ngọn lửa nhiệt thành của người có tâm với Phật đạo, muốn đem giáo lý của Phật chia sẻ cho người khác. Người như thế đức Phật nói là viên kim cương thật tuy là nhỏ bé.
Bổn hạ xin hỏi Ngài nếu chờ thành Bồ-Tát, thành Phật mới độ người thì chúng ta hôm nay có lý gì mà hiện hữu nơi đây? Vì sao? Vì Ngài cũng như chúng tôi đều chưa thể nói là hoàn hảo, là Bồ-Tát vậy. Nhưng không có nghĩa là như thế không thể làm việc độ sinh. In Kinh, sao băng đĩa Kinh điển Phật, thậm chí khuyên người ta tụng Kinh điển Phật, niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà v.v... đó chẳng là độ sinh đó sao? Việc nói lời như vậy là việc cần nên tránh. Việc hoằng pháp độ sinh là sự nghiệp của mọi người Phật-tử đâu phải chỉ riêng của người xuất gia? Vậy sao cứ phải vào chùa mới có thể độ sinh? Ngài chẳng thấy bao bậc thiện tri thức là cư sỹ tại gia ở nước ngoài về Việt nam thuyết pháp đó sao? Nếu nói đến danh từ Thánh-Tri thì đó là tri kiến dù cao lắm vẫn là hàng Thánh, đáng kính trọng lắm nhưng còn ở tấng cao thấp thuộc hàng Thánh, đó mới chỉ dự vào hàng Thánh tri kiến, còn Phật Tri kiến mới là rốt ráo thưa Ngài.
Bổn hạ là người sơ cơ, xin có lời thành thật dâng Ngài sự góp ý này, nếu có điều làm Ngài Phật ý, xin hãy thứ lỗi.
Trân trọng:
Nguyễn Thượng Hiền.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bạn Nguyễn Thượng Hiền bớt giận.
Đạo hữu Thánh Tri cũng là cư sĩ như chúng ta thôi. (hiện là giáo viên) vì có lòng thành với Phật pháp nên mới vào đây giúp đỡ chúng ta, giải thích cho chúng ta những điều chưa thông suốt.
Tuy nhiên vì bạn Lâm Nghĩa hỏi có tính cách hách dịch " Sao không ai trả lời vậy ?" làm như mọi người phải có bổn phận trả lời cho mình. Cho nên đ/h Thánh Tri mới bực mình hỏi lại sao không tự tìm (google). Nhưng đ/h Thánh Tri vẫn tìm dùm và đã giải đáp cho bạn Lâm Nghĩa rồi. Mong bạn thông cảm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

binh đã viết:Bạn Nguyễn Thượng Hiền bớt giận.
Đạo hữu Thánh Tri cũng là cư sĩ như chúng ta thôi. (hiện là giáo viên) vì có lòng thành với Phật pháp nên mới vào đây giúp đỡ chúng ta, giải thích cho chúng ta những điều chưa thông suốt.
Tuy nhiên vì bạn Lâm Nghĩa hỏi có tính cách hách dịch " Sao không ai trả lời vậy ?" làm như mọi người phải có bổn phận trả lời cho mình. Cho nên đ/h Thánh Tri mới bực mình hỏi lại sao không tự tìm (google). Nhưng đ/h Thánh Tri vẫn tìm dùm và đã giải đáp cho bạn Lâm Nghĩa rồi. Mong bạn thông cảm.
1. Cám ơn Bác Binh đã nhiều lần giải thích, nhưng từ nay không nên làm thế nữa, họ nghĩ sao cũng được, chẳng có liên can gì đến TT cả. Nhưng đó là thử thách để TT vược qua. Kinh Pháp HOA Phẩm Đề Bà Đạt Đa sẽ rỏ.

2. Trả lời cho ông Lâm Nghĩa, không phải giận, mà là muốn răng ông để cho ông được tốt. Nếu không thì tại sao tốn thời gian trả lời những câu hỏi của ông ta làm gì. Vả lại Ngài Thượng Hiền đâu phải nói vấn đề đó.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Dieu Huyen
Bài viết: 2
Ngày: 12/10/10 19:35
Giới tính: Nữ
Đến từ: USA

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Dieu Huyen »

tinhnghia đã viết:1). Tục đế là một hợp từ: "tục" nghĩa là thế tục hay phàm tục, "đế" nghĩa là chân lý. Tục đế có nghĩa là những cái gì mà người thế tục đồng ý với nhau, gọi là chân lý quy ước hay còn gọi là chân lý tương đối. Còn Chân đế, cũng là một hợp từ, có nghĩa là chân lý chân thật không hư vọng, là chân lý tuyệt đối, là chân lý tối thượng, cũng còn gọi là Đệ nhất nghĩa đế, là chân tâm, giác tánh, chân như...

Chân lý tuyệt đối là gì? Không ai biết được ngoại trừ chính chư Phật và chư Tổ đã giác ngộ. Các ngài cũng không thể nói cho chúng ta biết được. Toàn bộ giáo điển của chư Phật là pháp phương tiện, Ngài "dùng pháp thế gian, (tức thế tục đế) để giảng nói cho chúng sinh" , cốt để chúng sinh ngộ được cái chân lý tuyệt đối như Ngài vì Ngài thấy Tâm Phật và Tâm chúng sinh vốn không khác, vốn tự đầy đủ mênh mông khắp không gian và thời gian.

2)như thế nào là Trung Đạo giữa Tục Đế và Chân Đế:
"Mượn chỉ đưa diều lên khỏi gió
Buông thuyền lúc khách đã sang sông''





Xin cám ơn nhiều lắm lắm........


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin cho hỏi

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nguyen Thuong Hien"]A-Di-Đà Phật.
Nghe Ngài Thánh Tri nói có cái gì đó không ổn chút nào. Chúng ta tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, đức Phật nói, người có tâm Đại thừa tuy chưa độ được mình mà có thể độ người. Vì sao? Vì người đó đem Kinh điển giáo lý của Phật cho người khác học, bởi duyên đó mà người nhận Kinh điển đó giác ngộ mà chứng đắc. Cũng giống như người đi thuyền, tuy chưa giỏi việc sông nước, nhưng có sẵn thuyền bè tốt, các phương tiện để hành trình, người đó hiến thuyền cho người khác giỏi đi sông biển. Vì thế người này nhận được thuyền của người hảo tâm kia hiến thuyền mà vì đó đãcheof lái đưa bao người qua được biển lớn đến bờ an tòa. Vậy đâu cứ phải là giỏi, là người tu hành như Ngài, phải một khi đã thành Bồ-Tát, thành Phật mới có thể độ được người?
A Mi Đà Phật.

Ngài Thuong Hien tụng Kinh Pháp Hoa vậy ngài có biết người muốn giảng Kinh Pháp Hoa phải có điều kiện gì không?

Kinh Lăng Nghiêm Phật quở ông Anan là "dùng tâm phan duyên để nghe kinh mà chẳng được Tánh Giác". Nghĩa ấy thế nào?

Như hiện giờ tôi nói Quả Táo nó hình tròn, màu đỏ, ngài nghe biết quả táo hình tròn và đỏ, nhưng có thật được quả táo trong bàn tay, thấy rỏ ràng, sờ mó được không?

Ấy thế, cũng vậy, dù có nghe Kinh Pháp Hoa, Phật nói Tri Kiến Phật là thế nầy thế kia thì chúng ta cũng chỉ có thể hiểu như thế, chứ có được thấy rành rẻ, chứng nhập, sống được với Tri Kiến Phật đó đâu!

Cốt Tủy Pháp Hoa là "Tri Kiến Phật". Ý ngài nghĩ thế nào, một người chưa chứng nhập được Tri Kiến Phật có biết gì về nó mà giảng không?

Ngài đề cập Kinh Duy Ma Cật, vậy có từng đọc đoạn nầy chưa?:

Phẩm Văn Thù:
"Như lời Phật thuyết: Nếu tự mình bị trói mà mở trói được cho người thì chẳng có chỗ đúng. Nếu tự mình chẳng bị trói, thì mới có thể mở trói cho người. Vì thế Bồ Tát chẳng nên có sự trói buộc."

Do vậy ngài nói đúng, Thánh Tri Kiến cũng không bằng Phật Tri Kiến, cho nên chẳng dám độ sinh vì chưa rốt ráo như ngài đã nói.

Cư sĩ nếu có thể thuyết pháp cũng hay, tôi xin nhường cho những vị ấy, bởi vì một lời nói ra tội đã ngập đầu như Kinh Địa TẠNG đã nói và vị Tăng năm trăm đời làm chồn chỉ vì nói sai một lời đến thời Tổ Bá Trượng mới giải thoát. Chú sa di chỉ một lời nói đùa bảo vị Tăng già tụng kinh giống chó sủa mà bao đời làm chó. Há chẳng đáng sợ sao?

Tôi ở đây chỉ mong kết duyên cùng mọi người để đời đời thường làm thiện hữu tri thức của nhau, diều dắt nhau trên con đường dày giác ngộ giải thoát.

Bố thí cúng dường cố nhiên là tốt, nhưng kể công lao, hỏi công đức thì ông chẳng nghe sự đối đáp giữa Vua Lương Võ Đế và Tổ Bồ Đề Đạt Ma sao?

Còn đúng tinh thần của hành giả tu Kinh Kim Cang Bát Nhã chăng? huống gì là Kinh Duy Ma, Pháp Hoa!

Chư vị Cư Sĩ Duy Ma Cật, Duyệt Nguyệt, Vi Đề Hi đều là Bồ Tát hóa thân, tôi chẳng dám sanh ngang hàng cùng các vị ấy, nên chẳng dám cùng các vị ấy nắm tay vào cõi đời ác giáo hóa chúng sanh vì tôi chưa được tự tại như các ngài.

Chúc an lành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách