Cậu bé đánh giày

Chia sẻ, thảo luận học hỏi ngũ giới, tám giới, thập giới, đạo đức, phương pháp giáo dục và những vấn đề liên quan.
Van hoa doanh nghiep
Bài viết: 40
Ngày: 23/04/09 23:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Cậu bé đánh giày

Bài viết chưa xem gửi bởi Van hoa doanh nghiep »

Cậu Bé Đánh Giày


Tiệm cơm chay Thanh Phương nằm cạnh con hẻm nhỏ bên đường Thích Quảng Đức lúc nào cũng đông khách, nhưng đông nhất là vào ngày mùng một hay ngày rằm. Đơn giản vì người ta ăn chay ngày càng đông, như muốn cầu nguyện gì đó hay giữ gìn sức khoẻ. Khách khứa cứ ra vào nườm nượp và mấy con bồ câu cũng có dịp ăn uống vì người ta thường rải cơm cho chúng. Món chay giả mặn nhiều lắm và cũng ngộ, đã ăn chay mà còn làm thức ăn giả mặn. Vài khách hàng chờ phục vụ lâu quá nên cũng hơi bực bội nhưng vì ngày rằm nên họ cũng bỏ qua, không câu nệ gì. Tiệm cơm này đắt khách quá nên mấy nhà gần đó thi nhau mở quán cơm chay. Biết đâu vài năm nữa, con đường này trở thành phố cơm chay. Nhiều sư thầy ghé quán này ăn, chắc là họ vừa đi học ở trường Vạn Hạnh về.

Một đứa trẻ đen đủi, đôi mắt to nhưng hơi đuộm buồn ngồi ở góc hẻm cạnh tiệm cơm cần mẫn với công việc của nó. Chẳng ai để ý đến cậu ngoài mấy con chim bồ câu. Chúng quá quen với cậu nên sẵn sàng tiến gần mổ lấy thức ăn rơi vãi trên đất. Cậu lấy xi giày ra đánh, rất điêu luyện và uyển chuyển. Xung quanh có vẻ hơi ồn ào nhưng cậu vẫn chăm chú với cái nghề đầu tay. Đáng lẽ ở tuổi cậu, cậu phải chơi đùa, cắp sách đến trường hay ngồi mơ ước về một tương lai sáng lạng. Nhưng cậu làm gì có được diễm phúc đó. Người ta sinh ra cậu nhưng không nuôi nổi nên cậu phải rày đây mai đó tìm kiếm những đôi giày nâu, đôi giày đen và miếng cơm đầy vơi xuất hiện từ những đôi giày lấm lem bùn đất. Ban đêm, vỉa hè hay công viên là nhà, bầu trời là niềm vui vĩnh cửu và cỏ dại là chăn ấm nệm êm. Cậu chấp nhận số phận của mình.

Một ngày nọ, cậu đi thui thủi và vấp phải một sư chú. Sư chú: “Sao đi nhanh vậy con, đi từ từ thôi”. Cậu giương mắt nhìn rồi nói: “Con xin lỗi, con không cố ý”. Sư chú: “Không sao đâu, con ăn gì chưa, ngồi xuống đây ăn cơm với chú”. Cậu ngạc nhiên vì đây là lần đầu được người khác mời cơm. Trước đây cậu tự mời mình thôi. Cậu nói: “Dạ thôi, chú dùng cơm đi, con còn phải làm việc”. Sư chú: “Vậy chú kêu người ta để cơm vào hộp, lát nữa con ăn”. Cậu mừng rỡ: “Dạ, cám ơn chú”. Cậu cầm lấy hộp cơm, chạy vào góc hẻm và miệt mài với đôi giày vừa mời mọc được. Thỉnh thoảng cậu nhìn ông thầy chùa trẻ, trắng trẻo và ốm nhom đang dùng cơm trưa. Vị sư chú ăn thật chậm, hình như chú ấy không gấp gáp gì cả. Bất chợt cậu nghĩ, mình có thể trở thành người như vậy lắm chứ, người ăn nói hiền từ, cử chỉ khoan thai, ánh mắt bao dung. Biết đâu cuộc đời của cậu là trở thành tu sĩ, một vị tu sĩ đích thực.

Cậu bạo gan tiến đến gần vị sư chú. Vị ấy đã dùng cơm xong và có vẻ đang khấn nguyện. Đợi cho chú mở mắt, cậu nói liền: “Chú ơi, con muốn trở thành tu sĩ”. Sư chú thấy vui vui, đặt câu hỏi: “Sao vậy, không muốn đi đánh giày nữa à?”. Cậu đáp: “Vẫn đi làm ban ngày, buổi tối về tụng kinh”. Sư chú: “Đi tu rồi phải ăn chay đó, không ăn mặn được đâu, chịu nổi không?” Cậu không chần chừ: “Chịu nổi, có còn hơn không, có những ngày con đâu có gì trong bụng, có ăn là mừng rồi”. Sư chú cười lớn rồi nói: “Muốn đi tu bao lâu, 2 ngày hay 1 ngày?”. Cậu không do dự: “Dạ đi suốt đời suốt kiếp, một hai ngày thì tu làm gì?” “Nhưng đi tu cực lắm đó, phải làm việc, phải chấp tác, phải học mấy bài kinh, phải rèn luyện thân tâm của mình”. “Nhưng chắc chắn không cực như đi đánh giày đâu, con làm việc này nổi mà”. Sư chú cười: “Được rồi, bây giờ theo chú, cho tu thử vài bữa xem chịu nổi không”.

Thế là cậu về chùa. Ngôi chùa Bắc Tông nhỏ bé nằm không xa tiệm cơm mấy. Chùa cũng nuôi mấy đứa con nít mồ côi, bị cha mẹ bỏ trước cổng chùa. Mấy chú tiểu tóc hớt cua đang ngồi tập viết thấy sư chú dẫn một cậu đen đủi về nên vào xá chào sư phụ và trình báo. Dĩ nhiên vị sư phụ chấp nhận ngay. Cậu đi tắm và thay đổi quần áo, có hẳn một chiếc chiếu trong tịnh xá để nằm. Buổi chiều cậu bắt đầu quan sát chánh điện. Bức tượng ngồi xếp bằng đang nhắm mắt kia mấy chú tiểu gọi là ông Phật. Cậu ngạc nhiên sao ông ấy đẹp và mập mạp. Nếu ông ấy đi tu thì ăn uống thiếu thốn, vậy mà vẫn mập. Buổi chiều cậu bắt đầu dùng cơm chay và buổi tối thì ngồi tụng kinh và ngồi thiền. Cả hai chuyện này đối với cậu là không thể vì hồi nào giờ có đi học đâu mà biết chữ nên chỉ ngồi nghe, còn ngồi thiền thì khỏi nói, mới có năm phút là tay chân nó chạy rần rần rồi. Có một điều cậu chắn chắc đã cảm nhận được là sự bình an, cậu không phải lo cơm ăn áo mặc và chỗ ngủ hàng đêm nữa.

Ngày trăng rằm tiếp theo, sư phụ hớt tóc cua cho cậu. Ngày ấy cậu chính thức trở thành chú tiểu. Nhiệm vụ của cậu là lau chùi chánh điện mỗi ngày. Công việc nhẹ nhàng như trở bàn tay nên cậu làm rất nhanh. Mới đây đã xong xuôi trong khi sư chú giao là phải làm việc đó cả ngày. Không hiểu sao việc nhỏ vậy mà chú ấy bảo phải làm cả ngày. Xong việc nhanh thì bị chú kêu vào và rầy cho: “Con ngồi chơi vậy sao, đi làm việc đi”. Ngày hôm sao cậu rút kinh nghiệm nên làm chậm chút nhưng tới giờ cơm trưa thì đã xong rồi. Sư chú gọi vào rầy tiếp: “Con làm ăn sao vậy, buổi chiều không gì làm sao?” Thế là cậu rút kinh nghiệm, bữa tiếp theo làm việc chậm chạp, từ từ thôi. Cậu bắt đầu để ý từng cái quét bụi, rồi nhúng đồ lau vào nước, đến lau từng động tác. Cậu bắt đầu trầm ngâm, sao chánh điện hôm qua mình quét kỹ lắm, hôm nay lại dơ, sao cái chổi quét càng ngày càn cùn đi, cái giẻ lau thì lại rách, không tươm tất như ban đầu. Cậu giật mình nhìn lại, mình cũng sẽ cùn đi và rách nát như cây chổi và miếng giẻ đây sao. Đôi giày ngày xưa cậu đánh cũng vậy. Nếu không có đôi giày dơ đầy bụi, thì đâu có ai làm nghề đánh giày. Cậu lau nhà thật nhanh rồi ra bậc tam cấp mà ngồi. Sư chú đi ngang qua hỏi: “Sao hả, hôm nay lại xong việc sớm à?” Cậu trả lời: “Dạ, con có làm gì đâu mà xong”. Sư chú không nói gì, bỏ đi một bước, cũng chẳng rầy cậu như những khi cậu xong việc sớm.

Và rồi chú tiểu ngày nào trở thành sư chú. Sư chú này không còn là chú đánh giày ngày xưa nhưng không vì thế mà chú không thể đánh giày nữa. Chú trở lại tiệm cơm chay, ngồi xuống góc hẻm, mời một vị khách đánh giày. Vị ấy hơi chần chừ không dám chấp nhận nhưng với ánh mắt tha thiết, ông ta cũng đồng ý. Chú lấy xi ra từ tốn, quẹt lên đôi giày và bàn chải, chú đánh nhẹ nhàng như xưa. Một đôi giày bụi trở nên bóng loáng. Cậu nghĩ, nếu không đánh cho nó bóng loáng, mãi mãi nó sẽ là đôi giày bụi bậm và mau chóng cũ kỹ đi. Làm người cũng vậy thôi, lúc nào cũng phải chú ý lau chùi hành trang của mình, mà hành trang của người tu là gì, là sự trong sáng của tâm, sự thanh bạch đời sống và sự khiêm cung trong hành vi. Niềm hạnh phúc khi có đôi giày mới hay một tinh thần mát mẻ, dù giữa cuộc đời lăn lộn, người vẫn đi một cách hiên ngang, đưòng hoàng và rạng rỡ.

Nhiều mùa xuân đi qua, sư chú ngày nào ngồi đánh giày bây giờ đã ngoài tám mươi, dáng đi vẫn còn nhanh nhẹn, ánh mắt vẫn sáng và cái nhìn vẫn tinh tường. Ông đi vào trong góc phòng chánh điện lấy ra giẻ lau và cây chổi. Làm sao ông quên được bài tu học đầu tiên mà sư chú đã dạy cho ông. Ông lụi cụi quét chánh điện, lau từng thớ gạch rất nhẹ nhàng. Ông sung sướng vì còn đủ sức để làm những công việc như vậy. Vẫn bức tượng Phật nhìn ông, sư phụ nhìn ông, sư chú nhìn ông và bản thân ông, ông đang nhìn chính ông. Bài học tưởng chừng đã xa xưa nhưng với ông, nó vẫn còn mới toanh, vẫn hiện đại như ngày nào. Một chú tiểu bước vào: “Sư phụ ơi, để con làm”. Ông đưa chổi và giẻ cho chú tiểu, chú làm cái rẹt rồi xong. Ông kêu chú lại: “Này con, xong việc rồi sao, chẳng có gì làm nữa sao?”. Ông giật mình, ông đang nói cái câu của sư chú ngày xưa, ông là tiếp nối của sư chú, của sư phụ, của ông Phật đây sao. Nhìn chú tiểu, à, cái chú này lại là tiếp nối của mình. Ông thốt ra bài kệ ngàn năm.

Đứa bé đánh giày
Hạnh phúc ngay đây
Quét nhà lau dọn
An trú nơi này.

(Theo sách: Rong chơi tuổi thơ)
Xem thêm tại:
http://sachminhthanh.wordpress.com/2010 ... -th%c6%a1/


conhoctinhnghich97
Bài viết: 57
Ngày: 07/09/10 20:14
Giới tính: Nữ
Đến từ: hà nội
Nghề nghiệp: học sinh trường lương thế vinh

Re: Cậu bé đánh giày

Bài viết chưa xem gửi bởi conhoctinhnghich97 »

tangbong tangbong tangbong tangbong


[color=#FF0000]Đã đựoc sinh ra làm người , lại lãng phí đời người để làm những việc vô lý , phá hoại , sống một cách tầm thường rồi chết , ấy chẳng là đáng tiếc lắm sao ?[/color]
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Cậu bé đánh giày

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

câu chuyện hay vô cùng! Chỉ nhờ việc quét dọn chánh điện hằng ngày của mình mà chú bé đánh giày ấy đã ngộ ra được không có gì là mãi mãi! Hiếm ai có thể được như vậy?


khà khà
conhoctinhnghich97
Bài viết: 57
Ngày: 07/09/10 20:14
Giới tính: Nữ
Đến từ: hà nội
Nghề nghiệp: học sinh trường lương thế vinh

Re: Cậu bé đánh giày

Bài viết chưa xem gửi bởi conhoctinhnghich97 »

=D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D> =D>


[color=#FF0000]Đã đựoc sinh ra làm người , lại lãng phí đời người để làm những việc vô lý , phá hoại , sống một cách tầm thường rồi chết , ấy chẳng là đáng tiếc lắm sao ?[/color]
Thanh Dưỡng
Bài viết: 1
Ngày: 01/10/11 02:01
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Cậu bé đánh giày

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Dưỡng »

Câu truyện thật sự quá hay & đầy ý nghĩa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách