Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

KC nhận thấy rằng Kinh Phật bằng Tiếng Việt hiện nay vẫn còn có nhiều sơ sót trong sự dịch thuật vì những điểm sau đây:

1-Quá Nhiều Từ Hán Việt Làm Người Đọc Khó Hiểu.

Một bài Kinh Phật có khi có cả 100 từ ngữ Hán Việt không được sử dụng hàng ngày khiến người mới Học Phật không hiểu là Kinh Phật nói cái gì.

2-Ngữ Pháp Cổ Xưa Không Hợp Với Ngôn Ngữ Hiện Đại

Kinh Phật bằng Tiếng Việt được dịch ra từ Chử Hán Cổ mà có khi các Vị Dịch Kinh vẫn giữ nguyên Văn Phạm Chử Hán cho nên đọc ra câu văn lủng củng không phải là Tiếng Việt hiện đại khiến cho câu văn tối nghĩa khó hiểu có khi trở thành vô nghĩa.

3-Có Khi Vì Muốn Dịch Thuần Việt Mà Khiến Câu Văn Trở Thành Vô Nghĩa

Có nhiều bài Kinh vì dịch giả muốn cố gắng trở thành Thuần Việt nên cho nên không sử dụng các Từ Hán Việt vốn đã được sử dụng rộng rãi và được mọi người hiểu biết mà thay thế bằng các từ Thuần Việt khiến cho câu văn lủng cũng ngô nghê.

4-Quá Nhiều Lỗi Chánh Tả

Kinh Phật Tiếng Việt được in ra có quá nhiều lỗi Chánh Tả mà như chúng ta đã biết từ Hán Việt mà phát âm khác nhau thì có ý nghĩa khác nhau.

5-Tên Phật Bồ Tát Và Các Thánh Không Viết Hoa

Các Kinh Phật Việt Nam dịch ra Tiếng Việt thì không viết hoa Tên Phật Bồ Tát Và Các Thánh.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

Toàn là những vấn đề lớn, mọi người thử thảo luận vấn đề này xem sao ? Thử tìm một lối đi, một phương pháp để giải quyết vấn đề.

Trước hết tiếng Việt có ít nhất khoảng 20-40% từ có nguồn góc Hán. Do đó dù Việt Hóa mà người đọc vẫn không hiểu... Ngay cả Kinh Điển tiếng Hoa cũng vậy, người đọc và hiểu Tân văn (Hán) cũng phải vất vả lắm mới hiểu được cổ văn (Hán) nếu họ mới tiếp xúc với văn học Phật giáo lần đầu. Văn học Phật giáo Việt cũng vậy.

Nói về dịch thuật thì trong các nhà dịch thuật Kinh điển PG Việt Nam cận đại cũng có thể nói có 2 loại dịch Tân dịch và cựu dịch. Đại diện cho tân dịch có thể kể là HT Trí Quang và đại diện cho cựu dịch có thể kể là HT Trí Tịnh. Cách cựu dịch thì ai cũng biết đó là giữ nguyên các thuật ngữ Hán cổ.

Đối với Tân dịch thì cố gắng Việt hóa các thuật ngữ. Nhưng tân dịch lại không được đa số quần chúng tiếp nhận chỉ vì bản dịch không dùng thuật ngữ Hán mà cố gắng dịch Việt các thuật ngữ, nên nhiều khi đọc nghe thấy mới lạ quá. Dù nhiều bản Kinh của các vị Tân dịch theo tôi thấy phần tham khảo tài liệu vược chội hơn các bản dịch khác. Nhưng có lẽ phải mất 100 năm sau đọc bản dịch của HT Trí Quang người ta mới hiểu và chấp nhận cách dịch này.

Ngoài ra tạng Nikaya là tạng dịch từ Pali hoặc Anh ngữ nhưng các vị này cũng không thể hay không muốn Việt hóa hay nói cách khác vẫn "yêu" tiếng Hán... nên, thay vì Việt hóa các vị này lại dẫm vào vết chân cũ đó là dùng các thuật ngữ hay pháp số Hán Việt để Việt Hóa tạng Nikaya và Anh ngữ. Táo bạo hơn nhiều vị còn sáng tạo ra một số thuật ngữ Hán Việt mới để "Việt Hóa" bản dịch của mình từ Anh ngữ hay Pali ngữ. Điều này khiến cho ngay cả đọc giả kinh điển bắc tông bước qua nghiên cứu tạng Nikaya cũng bị trở ngại trong thời gian đầu.

Vậy vấn đề phát xuất từ đâu ? Theo cá nhân tôi đó là lối làm việc tự phát và thiếu nhất quán, phát xuất từ Hội Đồng Phiên Dịch. kinhle (con kính lễ các ngài, đây là con chỉ thử tìm một lối đi, ít nhất là cho cá nhân con, con không bao giờ dám phê bình các ngài.) Tôi không biết và cũng không thấy Hội Đồng Phiện Dịch đại Kinh Việt Nam có thống nhất với nhau về phương pháp dịch thuật, về từ ngữ... tức là trước khi ban dịch thuật bắt tay vào làm việc phải có một từ điển chung, một bản quy tắc chung để dịch một tác phẩm mà tất cả các dịch giả trong hội đồng cần tuân theo. Nếu không có một quy tắc chung hay một quyển từ điển được dùng chung thì vấn đề mỗi người dùng một thuật ngữ, hay pháp số ... thiếu nhất quán đó là lẽ đương nhiên.

Kết Luận: Để thống nhất và Việt hóa Kinh điển hiệu quả theo cá nhân tôi Hội đồng phiên dịch nên soạn một quyển Từ Điển Phật giáo hay đề ra một nguyên tắc chung để các dịch giả tuân theo hay ít nhất là để tham khảo. Từ điển hay nguyên tắc này các rõ ràng và cụ thể thì hành trình Việt hóa càng hiệu quả. Đây là ý kiến nhỏ xin được chia sẽ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đúng là không hiểu sao bộ Nikaya của HT Minh Châu bị sai lỗi chính tả quá mức, thật khó mà chấp nhận khi một bộ Nikaya lại sai phạm những lỗi sơ đẳng như vậy. Không biết phải trách ai ? ngừoi đánh máy hay nhà xuất bản ? Dù lỗi thuộc về ai cũng được nhưng có một điều mà chúng ta thấy được là những người làm việc trong khâu in ấn đã không hết lòng hay nói một cách khác thiếu tâm huyết.


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Hình đại diện của người dùng
shapre
Bài viết: 9
Ngày: 01/01/08 04:40
Giới tính: Nam

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi shapre »

Bác đưa ra vấn đề này hoàn toàn không có gì sai cả. Thực ra con thấy những từ ngữ như vậy đã được ước lệ lâu rồi. Kinh điển Phật giáo khi dịch từ tiếng hoa sang tiếng việt có nhiều từ không thể dịch được vì sẽ làm sai lệch ý nghĩa. Nếu muốn đọc những sách vở như vậy mà chỉ dựa vào tiếng Việt ko thì chưa đủ mà mình còn phải học nhiều ngoại ngữ khác nữa như tiếng phạn, pali, từ hán việt, tiếng hoa,...Con thấy ngoài nhà sách đã có quyển tự điển Phật Học rồi đấy bác có thể ra mua về nghiên cứu. Phải chi mà nước mình xuất hiện 1 vị như ngài Cưu Ma La Thập hay Huyền Trang thì sướng biết mấy nhỉ, vừa thông thạo việt ngữ, vừa thông thạo hoa ngữ, vừa thông thạo toàn bộ kinh điển Phật Giáo.


SÁM HỐI THÂN CON ĐẦY NGHIỆP CHƯỚNG.
NGHĨ LẠI MỚI THẤY THƯƠNG NHƯ LAI.
chieuthanh

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi chieuthanh »

=D> =D> =D>

Theo CT, những từ hán cổ nếu Việt hóa không dung tải hết những ý nghĩa sâu xa. Bởi vì, thời sinh ra hán Tự cổ là thời "huy hoàng" nhất của "tâm linh" , những hán Tự cổ chuyễn tải phần lớn nội dung "từ Tâm đến Tâm", sau này, dù cố gắng Dịch ra Việt Ngữ củng vẩn rơi vào cố chấp từ ngữ sinh ra những cái lầm tưởng cho nhiều thế hệ. Hán Tự cổ riêng chử _"không" hiểu thuần Việt_, thì lại có chử Phi, Bất, Vô, Không,....

Nhất là kinh điển Bắc Tông, Thí dụ như Danh tự "Vô Tận Ý Bồ Tát", Người hán cổ dịch được từ tiếng xứ Ấn Độ sang Hán tự, sao vẩn thấy kinh điển Việt vẩn dùng tên Hán Tự, mà không thể Việt Hóa. từ đó người tụng kinh không thể hiểu hết được ý kinh, cứ nghĩ tụng để cầu phước, uổng công tụng. Nếu có cách nào dể hiểu cho người Việt thì chỉ cần tụng vài ba lần là hiểu được Phẫm Phổ Môn.

Kết luận : Kinh Điển Bắc Tông _ cần đi kèm những chú thích, giảng giải, tất cả những nghĩa ngữ của câu, danh tự một cách thuần Việt, thậm chí bằng thí dụ, để người đọc, tụng có thể hiểu ngay ý kinh. Không chú trọng quá việc "dịch mới" kinh điển Bắc Tông khi chưa trở nên thông dụng phổ biến, làm sai lệch nghĩa ngử.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Theo ý của mình , tốt nhất là kinh điển nên dịch ra hoàn toàn bằng tiếng việt dù là có hơi khó nghe như " Bát Chánh Đạo = Tám con đường đúng"
Kinh thì phải có sự rõ ràng , minh bạch , kô ngữ văn cầu kì . Càng bình dân học vụ càng tốt
Thật sự tiếng của nước mình rất thâm hậu , nên Z nghĩ sẽ có thể truyền tải đủ ý nghĩa mà . Vì nghĩa của kinh đọc mà kô hiểu thì khó tu lắm à nha.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Khách

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Khách »

Kinh Điển Bắc Tông hay Nam Tông đều có thể dịch ra tiếng Việt Chuẩn xác nếu như các vị dịch giả nhất trí,

Đúng là tiếng Việt có khoảng 60%-70% từ Hán Việt nhưng có rất nhiều từ đã dùg rộng rãi cho nên ai ai cũng hiểu:

Thí dụ các từ sử dụng, đa số, thiểu sổ, tối đa, tối thiểu, nhất trí v.v...nhưng cũng có một số các từ Hán Việt không được sử dụng rỗng rãi khiến người đọc khó hiểu.

Các từ trong Kinh Phật như là Phi, Bất, Vô

Phi= Chẳng Phải

Bất = Không

Lấy thí dụ danh từ Phi Phi Tưởng = Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng.

Phật Tử Việt Nam đọc Kinh Phật danh từ còn chưa hiểu thì làm sao mà hiểu nghĩa lý.

Ý kiến của KC là những từ ngữ nào có thể dịch sang Việt Ngữ mà không làm mất ý nghĩa thì các vị dịch giả nên cố gắng dịch ra Tiếng Việt.

Các Chùa cũng phải nên dùng Tiếng Việt trong các buổi lễ bởi vì KC thấy có các buổi lễ CHư Tăng tụng Kinh thì chẳng có ai hiểu là nói cái gì bởi vì toàn bộ buổi lễ đều bằng Chữ Hán.

Nghe Kinh, Đọc Kinh là để đọc hiểu tu hành nếu nghe Kinh, đọc Kinh mà văn từ dù nghe hay mà chẳng hiểu là nói cái gì thì là vô ích.

Lấy thí dụ người Mỹ theo Thiên Chúa Giáo lúc xưa dùng tiếng Latin trong các buổi lễ nhưng hiện nay họ dịch hết ra tiếng Anh để cho tín đồ hiểu.

Quyển Kinh Thánh tiếng Anh lúc xưa dùng các từ ngữ văn phạm cổ nhưng hiện nay thì người Mỹ chuyển thành từ ngữ văn phạm hiện đại.


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Việt hóa Kinh điển không những là cần thiết mà là cấp thiết đó. Ngày nay ít người đọc và hiểu kinh nói gì. Tôi có gặp một chú điệu 20 t. đã tốt nghiệp TH vào chùa cả năm đầu nghe kinh cứ như... nghe sấm, phải mất một năm mới lỡm bỏm hiểu được thôi. Đời người ngắn quá mà mất đến một năm thì hơi lâu. Phật tử thời gian lại càng ít. Do đó Kinh điển trở thành món đồ "xa xí phẩm" đối với hạng bình dân mất rồi. Thế thì không lạ gì thiên hạ mê tín... :((

Ngày xưa Phật giáo truyền vào Trung Hoa, các dịch giả Phạm - Hoa đã làm cho ngôn ngữ của nước này trở nên phong phú nhờ sáng tác và dịch nhiều từ mới. Nhưng vấn đề là thống nhất trong ngôn ngữ dịch thuật.

Trở ngại lớn nhất của các dịch giả hiện tại là không triệt để giải quyết vấn đề thuật ngữ. Mỗi khi dịch tới chữ nào bí không dịch ra tiếng việt các dịch giả thường đem nguyên "nhóm từ" đó vào trong dịch phẩm của mình. Kết quả khiến cho nhiều thuật ngữ Hán Việt vẫn còn tồn đọng một bản dịch.

Hiện tại trong các bản Kinh người ta dùng nhièu nhất là bản dịch của HT Trí Tịnh (Kinh điển đại thừa), Thầy ,HT Minh Châu (5 bộ Nikaya) và Tuệ Sỹ (nguyên 4 bộ A Hàm )... Chính vì sự ảnh hưởng cả các nhà dịch này do vậy ta có thể căn cứ trên 3 nhà dịch này và dung hòa để làm từ điển.

Đề nghị: viết một bản kiến nghị lên Hội đồng phiên dịch đại tạng kinh, xin các ngài thống nhất ngôn ngữ dịch thuật để mọi người y đó tuân theo. nếu số đông đều y theo bản chuẩn đó thì thiểu số không tuân theo, sẽ bị luật đào thải, tự đào thải tất cả những gì không được thông dụng và không được phần đông quần chúng chấp nhận.

Đã đến lúc các chùa Việt Nam tụng kinh tiếng Việt thay vì tụng âm Hán rồi :-SS xem mà không đồng ý thì xem như chưa đọc :-P Việt hóa Kinh Phật! Ôi vấn đề #-o


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phải có người đứng ra mời các nhà dịch thuật họp một nơi rồi mới có Hội Đồng dịch thuật. Sau đó sẽ đàm luận để thống nhất các danh từ dịch thuật.
Riêng chữ Tam Thân Phật, coi qua các tự điển đã thấy giải thích rất khác nhau. Nhất là về Báo Thân Phật, Hóa thân Phật.
Không những các từ điển giải thích khác nhau, mà các tông phái giải thích cũng khác nhau.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Nếu vậy thì tông phái nào dịch sát nghĩa việt theo tông phái đó .
Và bản dịch hiện nay xin vẫn được bảo giữ cẫn thận.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Viết hoa hay không viết hoa: tên kinh, tên chư vị thánh tăng phiên âm tiếng Phạn và Pali ?

ví dụ: đức Thích-ca Mâu-ni Phật hay Thích Ca Mâu Ni Phật ? và tên các vị Phật khác ?

Ngài Xá Lợi Phất hay Xá-lợi-phất và Mục Kiền Liên hay Mục-kiền-liên ?

Theo lối cải cách mới thì dùng Xá-lợi-phất tuy nhiên vẫn chưa thống nhất, ngay cả bộ giáo dục mà cũng chỉ đưa ra quy định tạm thời trong việc in sách giáo khoa thôi, chứ chưa đưa ra được quy định chính thức. Trong nước chỉ cách nhau có vài năm học mà đã có đủ thứ xung đột rồi. Hiện tại gần như tự phát mạnh ai nấy làm. Nếu chiếu theo phiên âm thì có thể dùng cách thứ nhất Xá-lợi-phất nhưng cách này nhiều người không chấp nhận vì không quen.

Cách thứ 2 Mục Kiền Liên thì các vị ảnh hưởng nền giáo dục cũ vẫn thường sử dụng. Tìm hiểu những sách của thầy Mạnh Thát và Tuệ Sỹ thì cũng hổn độn không kém. khi dùng cách này khi dùng cách kia. nghĩa là trong một quyển sách dùng cả hai loại. không biết có phải tại khâu kiểm duyệt không ? Hiện tại những kinh điển được in cách đây khoảng 10 thì dùng cách viết củ: Mục Kiền Liên còn những kinh sách mới in khoảng 2 năm trở lại đa số đều dùng Mục-kiền-liên. Ngoài ra sách mới không viết hoa tên kinh tên sách vd: Kinh pháp hoa, Thanh tịnh đạo luận, Chứng đạo ca, trong khi đó cách viết cũ viết hoa tựa đề kinh sách Kinh Pháp Hoa, Thanh Tịnh Đạo Luận... #-o mọi người cho ý kiến...


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tên Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng và tên Kinh đều phải viết hoa để tỏ sự tôn trọng.

Thí dụ có ai gởi thư đến Tổng Thống Mỹ mà viết là George w bush hay không?

Không viết hoa tên Phật Bồ, Tát Thánh, Tăng và tên Kinh là có sự bất kính.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

kimcang đã viết:Tên Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng và tên Kinh đều phải viết hoa để tỏ sự tôn trọng.

Thí dụ có ai gởi thư đến Tổng Thống Mỹ mà viết là George w bush hay không?

Không viết hoa tên Phật Bồ, Tát Thánh, Tăng và tên Kinh là có sự bất kính.
George w bush mà viết thế này thì chắc ông ta sẽ nổi sân, nhưng Phật mà viết vậy thì ngài không nổi sân đâu. Tên chư Phật bồ-tát viết hoa thì thấy có vẻ trang nghiên và tôn kính nhưng tôn kính không nằm trong đó, mà vấn đề là viết đúng để sau này không mất công sửa lại. Nếu mình viết theo cách cũ mà 80 triệu dân Việt Nam viết theo cách mới thì mình sẽ tự đào thải mình, sẽ lỗi thời. Nhưng nếu mình viết theo cách mời ít năm sau bộ giáo dục lại cải cách thêm một lần nữa thì mình lại mất công.

mình đưa ra vấn đề vì bí quá, mỗi người mỗi kiểu, chỉ muốn tìm ra một phương pháp giải quyết vấn đề hay ít nhất là một phương pháp khả thi, dung hòa và có thể chấp nhận được. ngay cả quyển từ điển Huệ Quang mà cũng viết Thích-ca Mâu-ni Phật A-di-đà Phật,(quyển 4 trang 3595) vì họ dựa trên nguyên tắc phiên âm, nhưng lại viết hoa chữ Năng Nhân Thích Tôn (vì theo nguyên tắc dịch nghĩa và âm Hán)

Tên kinh thì td Huệ Quang viết hoa hết, nhưng sách TT Lê Mạnh Thát thì viết thường, thâm chí sách của HT Thiện Siêu cũng viết thường nhưng nghiên vd: Luận thành duy thức, Nghiên cứu thiền uyển tập anh, sách của HT Quảng Độ cũng vậy Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận (in mới được thầy Thát edit)... đây không biết là do các ngài viết vậy hay do nhà in ấn trình bày ? chẳng lẽ thay đổi cách trình bày của một quyển sách mà không qua ý kiến của người viết ra nó. Đồng thời những quyển này in lần đầu.

Mình tham khảo rất nhiều nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết nào, nói chung sách được đánh máy trước đây khoảng 5 năm dùng cách cũ, 5 năm đổ lại dùng cách mới; những người có tư tưởng thủ cựu dùng cách cũ, tư tưởng đổi mới dùng cách mới.

Nhìn lại thấy bộ giáo dục Việt Nam thật tệ ngày xưa Mao Trạch Đông chỉ ra lệnh một cái, với 52 nhà học giả thế mà cải cách và thống nhất ngôn ngữ Trung Hoa (hơn tỷ dân chứ ít gì), thế mà ngày nay với một bộ giáo dục vn với vài chục ngàn nhân viên cả nước lãnh không biết bao nhiêu lương, ăn không biết bao nhiêu cơm gạo của quốc gia mà 32 năm qua không thể thống nhất được cách viết.

Kim cang xem Thầy Tuệ Sỹ cũng viết thường hết chơn http://phatviet.com/phaptang/thanhduyth ... uthich.htm

http://phatviet.com/tuesy/thangbay.htm

sách của TT Đức Thắng còn lộn xộn hơn
http://phatviet.com/thichducthang/phatp ... pcb_04.htm

Sách của TT Thái Hòa thì viết theo lối cũ
http://phatviet.com/dichthuat/thichthai ... pmcg05.htm

Còn Hồng Dương thì nữa này nữa kia
http://phatviet.com/ngvan2/tkdk/tkdk.htm

Đây là những nhà văn hóa Phật giáo có tên tuổi, và ảnh hưởng nền giáo dục cũ mà còn như vậy.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách