Mọi người giúp đỡ đóng góp í kiến cho con bài này với

Góp ý kiến, đề nghị để phát triển Phật giáo và hoàn thiện trang nhà. Không tìm thấy bài viết kinh sách bạn cần? Hãy gửi yêu cầu ở đây. Các thành viên sẽ cố gắng tìm giúp bạn.

Điều hành viên: sen tim

summerkid
Bài viết: 3
Ngày: 28/10/10 07:31
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Mọi người giúp đỡ đóng góp í kiến cho con bài này với

Bài viết chưa xem gửi bởi summerkid »

Chẳng là con mới học triết có đc 2 buổi thì thầy giao cho làm bì tham luận. Sau một hồi suy nghĩ con quyết định chọn làm về ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội VN. Sơ qua có mấy í chính:
-NGuồn gốc r đời, thời gian du nhập vào vn
-So sánh những triết lí cơ bản của Phật pháp ấn độ cổ đại với phật pháp Vn
-Nhưng ảnh hưởng: xưa và hiện tại đặc biệt nhấn mạnh tác động đối với giới trẻ.
Con mới chỉ nghĩ đến đó thui, mọi người góp í giúp con với vì chưa hiểu biết nhiều nên con định xây dựng bài này với nhiều vd và hình ảnh giúp dễ hiểu hơn cái khái niệm nhưng khó qua đi. Con ko biết bắt đầu từ đâu nữa rôi.


Hình đại diện của người dùng
linhbuu
Bài viết: 155
Ngày: 17/08/07 15:07

Re: Mọi người giúp đỡ đóng góp í kiến cho con bài này với

Bài viết chưa xem gửi bởi linhbuu »

kính chào bạn summerkid

Bạn có thể vào 2 link này tìm thêm tài liệu:

http://www.diendanphatphaponline.com/di ... -GI%C3%81O

http://www.diendanphatphaponline.com/di ... %A7n-II%29


TRỤ PHÁP VUƠNG GIA
TRÌ NHƯ LAI TẠNG
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Mọi người giúp đỡ đóng góp í kiến cho con bài này với

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đi học thì phải vào thư viện tìm sách vở nghiên cứu, mới đúng hơn. Có những sách Phật Giáo online cũng có thể nghiên cứu, nhưng phải là trang web đáng tin cậy và có đăng Kinh Sách của người viết đáng tin cậy, đặc biệt các vị có nghiên cứu.

Chủ đề của cô chọn là "Sự Ảnh Hưởng của Phật Giáo Đến Xã Hội Việt Nam"

1. Lời Tựa

2. Nguồn Góc Phật Giáo

3. Sự Phát Triển của Phật Giáo
a. Nam Truyền
b. Bắc Truyền

4. Nguồn Góc Phật Giáo Việt Nam

5. Sự Ảnh Hưởng của Phật Giáo Đến Việt Nam
a. Thế kỷ ...
b. Thế kỷ ....
c. Đầu thế kỷ 20 Trước năm 1975
d. Cuối thế kỷ 20 sau năm 1975 đến đầu thế kỷ 21.
(trong những mục đó có thể nói thêm về sự ảnh hưởng đối với giới trẻ trong các thời đại đó và thời đại bây giờ).

6. Kết luận.

Vài lời góp ý giúp ông.

Tùy theo bao nhiêu trang, nếu vài trang thì nhấn mạnh phần số 5.
Còn nếu nhiều trang thì có thể phỏng theo dàng bài trên, hoặc thêm bớt tùy ý cô.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
summerkid
Bài viết: 3
Ngày: 28/10/10 07:31
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Mọi người giúp đỡ đóng góp í kiến cho con bài này với

Bài viết chưa xem gửi bởi summerkid »

Cảm ơn mọi người, hôm nay con xem lại các tài liệu con có rồi thay đổi dàn bài thế này mọi người thấy có đc ko ha:
I. Nguồn gốc:
1. Sự ra đời tại Ấn Độ (tư liệu bằng phim dài 2 phút)
2.Thời gian du nhập vào VN:
- thời gian
-đánh giá chung: nhấn mạnh vào nền Phật giáo khi vào VN được biến chuyển phần nào do chịu ảnh hưởng của nền văn hóa đạm đà bản sắc dân tộc của người VN.
II. Sự ảnh hưởng:
1. Trong thời đại Phong kiến
-phân tích qua các triều đại, nhấn mạnh vào thời Lý (thời kì cực thịnh của phật giáo).
-đi sâu tìm hiểu về quan niệm phật giáo của nhân dân ta trong thời kì phong kiến.
*kết luận 1 vài đặc điểm của Phật giáo thời kì này.
2. Trong đấu tranh cách mạng chống thực dân, đế quốc:
-Đi sâu nghiên cứu Phật giáo trong thời kì kháng chiến qua nhứng tấm gương nhà Phật tích cực đấu tranh và hoạt động cách mạng.
-Điển hình: sự ảnh hưởng 1 phần nào đó của tư tưởng triết học đạo Phật trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Trong xã hội hiện đại:
-Trong nề nếp gia đình.
-Trong giới trẻ.
III Kết luận.
- Làm slide ảnh gồm các hoạt động phật giáo để làm rõ Phật giáo rất phát triển ở VN, Là quốc giáo
- Rút ra những đc điểm giiong và khác với triết học Phật giáo Ấn Độ.
Đó dàn bài của con, mọi người góp í cho con, ai có hình ảnh hay phim cho con link lun nhé. Bài này con dc làm thuyết trinh trc các bạn trong khối đó, nên con muốn làm cho thật là tốt.
2.


Dainadi
Bài viết: 27
Ngày: 10/11/09 10:08
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Mọi người giúp đỡ đóng góp í kiến cho con bài này với

Bài viết chưa xem gửi bởi Dainadi »

Vài lời góp ý cùng cô,
1/- Nếu được, cô nên đổi đề tài và hãy để đề tài này đến ngày ra trường sau khi tìm hiểu thật chu đáo về Phập pháp và Phật giáo. Kẻo không lại vô tình trở thành người phỉ báng Đạo Phật mà mang tội.
2/- Nếu bắt buộc phải làm thì nên theo dàn bài của ngài thanh_tri vì trong đó hiểu rất kỹ là " Phật giáo " chứ không phải Phật pháp.
3/- Cần chú, không làm thì thôi, còn đã làm bất cứ cái gì đụng tới Phật pháp thì không được hư cấu, nói lung tung cho nên:
- Không có tư tưởng triết học đạo Phật bởi vì Phật pháp không phải là triết lý mà là chân lý. Đó là sự khác biệt hoàn toàn.
- Đã là chân lý thì không thể có " điểm giống và điểm khác với triết học Phật giáo Ấn Độ"
- Chủ nghĩa Karl Max là chủ nghĩa phi tôn giáo nên không thể có sự " điển hình " như cô nói. Riêng đối với VN sau 1975 thì Phật Giáo chỉ được phát triển sau thời kỳ "đổi mới" mà thôi.
- Phật pháp không có sự "biến chuyển phần nào do chịu ảnh hưởng của nền văn hóa đạm đà bản sắc dân tộc của người VN"???
Sự biến đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội là sự thay về cơ cấu tổ chức Phật giáo, những phần luận, nghi lễ (ví dụ: Khi vào Trung Hoa thì ảnh hưởng một phần của lão giáo và khổng giáo cho nên xuất hiện tư tưởng "vô vi" "có cũng được mà không cũng được" rồi từ đó truyền sang VN) chứ Chân lý thì vĩnh viễn không thay đổi.
- Không có nhà Phật nào tích cực đấu tranh và hoạt động cách mạng mà chỉ có một số ông sư, bà sư trong tổ chức Phật giáo làm cách mạng mà thôi.
Vài thiển ý xin phép góp ý cùng cô, có gì không vừa lòng cô bỏ qua kinhle


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Mọi người giúp đỡ đóng góp í kiến cho con bài này với

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

summerkid đã viết:Chẳng là con mới học triết có đc 2 buổi thì thầy giao cho làm bì tham luận. Sau một hồi suy nghĩ con quyết định chọn làm về ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội VN. Sơ qua có mấy í chính:
-NGuồn gốc r đời, thời gian du nhập vào vn
-So sánh những triết lí cơ bản của Phật pháp ấn độ cổ đại với phật pháp Vn
-Nhưng ảnh hưởng: xưa và hiện tại đặc biệt nhấn mạnh tác động đối với giới trẻ.
Con mới chỉ nghĩ đến đó thui, mọi người góp í giúp con với vì chưa hiểu biết nhiều nên con định xây dựng bài này với nhiều vd và hình ảnh giúp dễ hiểu hơn cái khái niệm nhưng khó qua đi. Con ko biết bắt đầu từ đâu nữa rôi.
Lúc tôi học phổ thông trung học, Thầy dạy triết học của tôi nói rằng sở dĩ con người ta cho rằng có luân hồi, có cuộc sống sau khi chết là vì con người ta ham sống sợ chết, muốn sống cả thời gian sau khi qua đời này. Lên đại học, học triết học cũng đại loại có những nội dung cùng cái nhìn như thế đối với Phật giáo. Những tư tưởng như thế vô tình làm tôi mất dần cái duyên đến với Phật pháp mà từ nhỏ tôi đã có.

Sau khi ra trường, trải qua một thời gian đi làm, tôi nếm trải rất nhiều nỗi khổ tâm của cuộc sống, đi tìm câu trả lời thì chẳng có sách nào giải cho hết cái thắc mắc của tôi cả.

Khi học cao học, Thầy dạy triết học Mác - Lê nin của tôi, vốn là Tiến sĩ Triết học ở Nga về, có giảng rằng triết học Phật giáo khi tìm hiểu sâu sắc cho ta thấy rằng đó là một triết học rất biện chứng và có nhiều điểm chung với Triết học Mác - Lê nin. Và khi Thầy đưa ra yêu cầu làm tiểu luận kết thúc môn, tôi đã chọn đề tài về những quan điểm triết học của Phật giáo nguyên thủy, qua đó tôi thấy được nhiều điều, trong đó điểm khiến tôi tâm đắc là tư tưởng triết học Phật giáo là tư tưởng nhập thế, giải quyết rất nhiều vấn đề nhân sinh và vũ trụ, chẳng phải yếm thế như nhiều lời nhận định trước đó tôi nghe.

Tôi khuyên bạn chú ý câu từ trình bày trong bài của mình:

- Bạn nên dùng câu "tôi nhận thấy rằng triết học Phật giáo...." vì bạn chưa hiểu hết Phật giáo, ý kiến này chỉ là ý kiến của bạn
- Bạn không nên dùng câu "triết học Phật giáo là....".

Bạn đã đến được đây cũng xem như là đã có duyên với Phật pháp.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách