Những Suy Nghĩ

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Những Suy Nghĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Đọc trong Kinh Điển chúng ta thấy rằng không có một lời hứa nào với chúng sanh là sẽ đạt được cứu rỗi và an ổn mãi mãi nơi miền Cực Lạc. Có lời hứa đi chăng nữa thì Đức Phật có nói: " đó chính là từ bỏ "Tham". Ta hứa với các ngươi sẽ đạt được giải thoát."

Liên hệ với điều này ta nhận thấy rằng, Thiền Định là điều tối trọng yếu dẫn con người đi đến giải thoát, giai đoạn để đạt các tầng thánh, cuối cùng là bậc A La Hán. Qua thiền định chúng ta sẽ nhổ sạch đi gốc tham ái, duy trì được trạng thái thanh tịnh, và hỷ lạc, cùng nhất điểm tâm.

Trong hằng ngày đời sống chúng ta bị sân hận, tham lam, những điều ô uế tác động vào tâm trí, hình thành nên tập khí lâu dài. Chính những tư tương này làm con người càng ngày càng u muộn, và dẫn mất đi tính sáng suốt và thông minh. Nhờ qua Thiền Định thanh lọc tâm trí, với trạng thái thanh thản trong tư duy trong sạch và làm chúng ta sáng suốt và nhớ lâu. Với một đứa bé thì không khó để học mau nhớ hơn người già, vì một đứa bé quá trong sáng, không bị ô nhiễm bởi đời sống. Liên hệ điều này thấy qua Thiền Định giúp các các đệ tử Ngài xưa đạt bậc thánh và làm phát triển được các thần thông như thiên nhãn thông, túc mạng thông, tha tam thông....
Trong ý nghĩa của nghiệp, những tư tưởng ô huế, sân hận, tham si trong tư tưởng tạo cho ta những phiền phức, buồn bực trong đời sống và làm tâm trí ta mất đi sự sáng suốt (tức những trí nhớ, kiến thức dần bị mờ nhòa và quên hẳn đi)

Những tập khí lâu dần trong đời sống và những điều cố hữu không được huân tập sẽ trở thành số phận của chính chúng ta, ngoại trừ hiểu biết thì không con đường nào thoát khỏi vô minh. Cuộc đời một con người được ví như trò chơi ghép hình Rubik, nghĩa là không thoát khỏi vận mệnh, khi hành động với tư duy sáng suốt và thanh tịnh thì những ôn gạch sẽ được sắp đặt dễ dàng và chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc và an ổn, nhưng khi hành động với vô mình thì, thì những ô gạch sẽ càng ngày càng rối và khiến chúng ta đau khổ triền miên mà thôi. Không thoát ra ngoài trò chơi đó được chính là con người không sao thoát khỏi được Nghiệp Luật và đời sống sẽ thay đổi và đồng hành cùng với nghiệp.

Có một điều, mỗi khi hành động trong đời sống chúng ta nên suy nghĩ kĩ càng trước những điều chúng ta sắp làm. Vì vấn đề nào đó càng đi sâu vào, nó sẽ dẫn chúng ta đi đến cực đoan và không còn lý trí để suy xét điều đó đúng hay sai. hay quá lơi lỏng chúng ta sẽ đi chệch hướng vấn đề và dẫn đến sai lầm nghiêm trọng.

Một số lời suy tư, mong được chia sẽ. Chúc mọi ngày đều tốt lành
đến tất cả mọi người.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Những Suy Nghĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Lành thay ! Suy nghĩ dẫn hướng cho hành động. Hành động hình thành thói quen. Thói quen tạo tính cách. Và tính cách quyết định số phận.

Như vậy, suy nghĩ là dẫn đầu. Và Chánh Kiến được nhắc đến như một ngành, nhánh đầu tiên dẫn đến việc xuôi dòng theo, hòa nhập vào con đường Chánh Đạo dẫn đến Niết Bàn.

Chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy rằng, suy nghĩ chân chính và đúng đắn có thể bao quát và dung chứa chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng...

Tư duy chân chính phải dựa trên những quan kiến đúng đắn. Đó lại cũng chính là trạch pháp giác chi. Cần phải biết rõ nên làm gì, không nên làm gì. Đâu là thiện, đâu là ác, như thế nào là có lợi, như thế nào là tai hại.

Hành trì như thật rõ biết - như lý tác ý, chắc chắn sẽ hướng đến một đời sống có ý nghĩ, lợi cho mình và lợi cho người. Mọi cử chỉ hành động nếu được dẫn dắt-uốn nắn bởi chánh kiến, hoặc chánh tư duy, hoặc trạch pháp giác chi, đều đưa đến lợi ích cho bản thân và cộng đồng. Đều dẫn đến thoát khổ đau-bất toại nguyện.


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Những Suy Nghĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Cuộc đời này là một trường đau khổ và đầy những bất an. Vì chúng ta không ai biết trước ngày tháng sẽ đến với mình chuyện gì? do duyên nghiệp trước đây. Điều này Đức Phật ví như khúc gỗ trôi sông vậy.

Trong đời sống có rất nhiều hoàn cảnh mà chúng ta sẽ không thể nào biết được lúc nào mình sẽ rơi vào hoàn cảnh đó. Có thể đời sống này hay đời sống sau, đời sống sau đó nữa. Vì thế điều trong yếu và quan trọng nhất chính là tư cách và hành vi trong đời sống. Vì thế Đạo Phật lấy nền đạo đức là đầu và không tìm thấy bất cứ lời nói nào của Đức Phật không đưa đến an lạc và phẩm hạnh.

Ở phương Tây, có một người sinh ra đã phải mang bọng đáy nặng gần 5kg, người mẹ của Y buồn phiền và nghĩ rằng do lỗi tổ tiên để lại cho đứa con, nhưng đứa con nhất quyết khẳng định rằng đây chính là tội lỗi của chính mình gây ra. Đứng trong quan điểm đạo Phật sẽ hiểu rằng, người này chịu cảnh khổ ngày này qua ngày nọ, đau khổ dày vò, thì chính điều này xứng đáng với nghiệp của Y, sẽ không có một cách giải thích nào khác, nếu cho rằng đau khổ này là ngẫu nhiên hay tổ tông, thì người đó đã đi ngược lại giáo lý Đức Phật

Nhưng chuyện trên do Cayce người thực hiện những cuộc soi kiếp để thấy rằng hành vi mà anh ta đã làm trong quá khứ với việc nung nóng sắt trong than hồng và châm vào bộ phận kín của tù nhân. Ông Cayce được giáo dưỡng trong những lời của Chúa nhưng ông thực hiện các cuộc soi kiếp và phải chấp nhận rằng có luân hồi và nghiệp quả.

Chúng ta có thể nghi ngờ chuyện soi kiếp, nhưng xét về quan điểm nhân sinh ra quả, hạt sinh ra trái (Nghiệp Quả) của Đạo Phật thì người đó đang chịu lại điều mà tương xứng với hành vi y đã làm trong quá khứ, (xoài -> xoài, ớt -> ớt), thì cũng tương đương và có thể chấp nhận

Vì thế một hành vi tạo nghiệp, nghiệp tạo nhân duyên mới, nếu không ý thức thì nghiệp sẽ lặp lại mãi > thành tư tưởng > thành thói quen > Số Phận.

Vì thế đời sống không có ác cảm, ngạo mạn, ganh ghét, tham si..... là một đời sống đúng nghĩa Đức Phật và là điểm khởi đầu tốt dù rằng thế giới đầy bất an và không thể biết trước, nếu không chấp nhận vậy thì cuộc đời chỉ có thể nói là một trường khổ đau và không có bất cứ một an lạc nhỏ nhoi nào xuất hiện.

Quy chung và quan trọng nhất là mỗi người Phật Tử nên là một người sống phẩm hạnh. :)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Những Suy Nghĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cuộc đời đúng là đau khổ. Khi con người nhận được đau khổ thì bắc đầu có thể hiểu được Khổ Đế.

Có nhận biết Khổ Đế mới có thể tu hành Phật Pháp, dẫn đết đạt đạo và hết khổ.

Nói chung nguyên nhân của Khổ là Vô Minh. Chúng ta thường chạy theo vọng tưởng, lầm nhận đó là mình nên theo nó sanh bao thứ tâm, tạo bao thứ nghiệp mà do nghiệp đã tạo phải chịu luân hồi sanh tử.

Chỉ có khi nhận được và bỏ cái hư vọng để trở về với cái chân thật mới giúp cho chúng ta hết vô minh, hết sanh tâm hư vọng, hết tạo nghiệp, hết khổ sanh tử luân hồi.

Trải bao nhiêu thời đại, mảnh đất đều còn đó, vậy mà con người từ bao đời đến ngày nay bao nhiêu lần sanh, bao nhiêu lần tử. Sanh ra chẳng giảm đất, chết đi chẳng tăng đất.

Chúng mình chỉ chạy theo cái thân tướng sanh diệt, mà quên mất Đất Tâm bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm.

Lúc còn sống thì tranh danh đoạt lợi, buồn thương giận ghét, chiến tranh đánh giết lẫn nhau để mong làm bá chủ, chiếm đoạt của người, ỷ mạnh hiếp yếu, tăng trưởng cái Ngã Vô Minh, cuối cùng cuộc đời trọn vẹn chỉ mấy mươi năm, không khỏi vô thường chết mất, dù làm vua chúa, làm tổng thống, làm đại tướng, làm tỷ phú, làm bác học đa tài nào có được gì đâu, một thứ cũng chẳng đem theo, chỉ có nghiệp theo mình, mãi trầm luân trong biển khổ sanh tử.

Nếu thắm thía được cái khổ Sanh Già Bệnh Chết của cuộc đời mà mọi chúng sanh ai cũng phải trải qua, hiểu rõ được cái đạo lý Vô Thường, Vô Ngã, biết được Phật Pháp để tu hành, hướng về giác ngộ giải thoát, thì đó mới thật không uổng phí một đời làm người, được biết Phật Pháp vậy.

Cuộc đời là mộng huyễn phù du
Lúc buồn lúc vui, lúc mất còn
Mảnh đất còn đây, người xưa đâu?
Thân bảy đại trả về bảy đại
Duyên hội lại sanh, sanh rồi diệt
Muôn kiếp ngàn đời vẫn tử sanh
Đáng thương thay chúng sanh nhân loại
Nguyện các ngài sớm ngộ vô sanh
Bồ Đề đồng Giác, chứng chân thường


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Những Suy Nghĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Đúng như vậy!
Tất cả được bắt đầu từ Khổ đế!
Mục đích của một samon hành trì Chánh Pháp là để liễu tri khổ.
Như vậy, thật sự khổ không dễ dàng được nhận biết như nhiều người lầm tưởng.
Và nếu không như thật rõ biết về khổ, lý do nào để người ta tìm cách thoát khổ.

Khổ! Hoàn toàn vượt qua mức hiểu biết và trực nhận của chúng ta. Thật khó mà chấp nhận một sự thật đó. Chúng ta biết quá ít về khổ.


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Những Suy Nghĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Sự Liễu Tri hay Chánh Kiến là một sự hiểu biết thực sự về Tứ Diệu Đế, những hiểu biết đó là một loại hiểu biết
chỉ có khi thông qua Thiền Định để đạt được, đó chính là hiểu biết thực sự. Những hiểu biết qua sách vở và kiến thức, hay dạy dỗ, đó chỉ những kiến thức tạm bợ và phù du mà không phải là cái nhìn thông suốt.

Bởi vì tuệ tri khổ tức là Tứ Thánh Đế là thông hiểu năm thủ uẩn rõ như chúng là vậy. Tư tưởng hoàn toàn trong sạch do Thiền Định mà thanh lọc, giống như các bậc A La Hán là thông hiểu hoàn toàn về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, nhìn cuộc đời thật sự như chúng là vậy mà không có một chút ô nhiễm nào che mờ đi Tri Kiến của họ.

Chúng ta có hiểu biết đó chỉ là hiểu biết tạm bợ rồi chúng ta sẽ quên đi theo thời gian nếu không có thời gian ôn luyện, và những tư tưởng ô nhiễm, những tư tưởng bất thiện còn trong tâm do tham ái, sân si thì thực sự hiểu biết của chúng ta là gì? Khi mà trong tâm còn những đám mây tham ái, phiền muộn, sân hận, si mê che mờ đầu óc.

Do do chúng ta không có Chánh Kiến thực sự: do sự quên lãng, chưa nhìn thấy cuộc đời là khổ, vô thường > vô ngã.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Pháp học

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Chúng ta biết chắc một điều: là chúng ta chẳng biết gì cả.
Thật sự thì chẳng có gì cần phải biết trong kiếp sống này ngoài bốn chân lý vi diệu về Khổ.
Nói như vậy không có nghĩa là phải tập hợp mọi kinh điển sách vở viết về đề tài này để nghiên cứu.
Những kiến thức tích lũy bên ngoài chẳng có giá trị bao nhiêu với sự giải phóng tâm thức từ bên trong.

Tôi nói về một vài luận thuyết liên quan đến vấn đề thảo luận. Bạn khăng khăng đòi chứng minh bằng kinh điển. Nhưng để chứng minh quyển kinh này nói đúng, lại cần đến một quyển kinh khác để ấn chứng. Và quy trình này dường như vô tận. Không thể chắc chắn quyển kinh của bạn đúng hay của người khác sai. Tự chúng chẳng có giá trị gì, việc học thuộc chỉ mang lại một mớ bòng bong kiến thức làm nảy sinh chướng ngại.

Nhưng việc thực hành để kiểm chứng mới là mục đích của hệ thống kinh điển. Bởi vì giáo Pháp của Đức Phật sẽ chỉ đem lại lợi ích nếu chúng ta đến để mà thấy. Không phải là cái thấy của văn từ hay hiểu biết.
Cái thấy ở đây là thấy sự đúng đắn trong những giáo huấn của Ngài. Nhưng làm sao chúng ta có thể thấy được kết quả nếu không thực hành để kiểm chứng?

Mà không thấy có nghĩa là mù. Mù thì sao có thể đọc kinh, có nghĩa là chưa hề thấy được Giáo Pháp.

Giáo Pháp thì lại chỉ xoay quanh Khổ và Đoạn tận nó. Vì chúng ta chẳng biết gì về khổ, nên phải chịu khổ.


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Những Suy Nghĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Thực chất thì kiến thức chỉ là một phương tiện đến cứu cánh mà thôi. Trong Kinh Điển có người hỏi về những vấn đề siêu hình hay cả vấn đề về thần thông, rõ một điều là không tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi đó, mà duy chỉ một điều mà  Đức Phật nói đó chính là: " đây là khổ. Đây là nguyên nhân của khổ....". Tương tự trong câu chuyện ở rừng kosipA vẫn một khẳng định của Đức Phật. Quy chung lại là điều mà Đức Phật muốn với chúng sanh là đạt được trạng thái như Ngài (Niết Bàn hay thoát khổ), vậy thôi. Mỗi người Phật tử phải trả lời cho được 1 câu hỏi mới hiểu việc học giáo lý Đạo Phật để làm gì ( tại sao Đức Phật bỏ hết tất cả mọi thứ trong cuộc sống để đi tìm chân lý?)

Quay lại cau nói ( Giải phóng tâm thức từ bên trong), vấn đề trí kiến, thấy rõ năm thủ uẩn không phải là kiến thức sách vở hay Kinh sách nào cả. Mà là trí tuệ của bậc A La Hán tịch tịnh, trong sạch hoàn toàn mà không có nhơ bẩn, những vị A La Hán có thể nhìn lại quá khứ và hiểu tâm người... Đó là ý tôi biểu đạt vè Tri Kiến thôi. Không cần đọc, so sánh, tin tưởng hay chấp nhận giữa những quyển kinh với nhau. Chỉ cần hiểu việc nào đúng nào sai mà mình làm thôi. Giác ngộ thì thông hiểu rõ Khổ, thì các Đế còn lại sẽ hiểu. Với lại việc đối chiếu kinh điển chưa chắc có được kết quả đúng sự thật, nó chỉ là tương đối mà thôi. Vì đã là Tam sao thát bản. Do một số viết trên quan kiến và sự hiểu biết riêng. Giống như  cụm từ "hữu vi" nếu dịch theo ngữ nghĩa sẽ khác xa với Phật Giáo. Hữu vi tức là chỉ sự biến đổi không ngững của vạn vật, gàn giống nghĩa vô thường,  hay "thức", "sinh" trong TNNDuyên không mang nghĩa là sự hiểu biết suy tư mà là dòng tương tục nối tiếp trong vòng luân hồi, không phải là một Linh hồn hay bản ngã.  Còn "sinh" mang hàm nghĩa hình thành 5 uẩn trong bào Thai người mẹ chứ không phải nghĩa sinh ra, được dẻ ra. Hay cụm từ vô minh....

Cốt lại và quan trọng nhất chính là việc thanh lọc tâm trí ha thực hành giáo pháp để an lạc cho mình và mọi người.

( nếu có sai chính tả mong thông cảm vì tôi viết trên phone)
Nguyện mong Đạo Hữu được an lạc và khoẻ mạnh.      


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Những Suy Nghĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

( nếu có sai chính tả mong thông cảm vì tôi viết trên phone)
Chính tả không quan trọng, đọc mà hiểu là ok rồi...
Tuy nhiên có câu dưới đây thiếu 2 chữ (dct đã thêm vô), nếu không có 2 chữ đó thì sẽ làm người khác hiểu lầm....câu đó, và hiểu lầm cho cả toàn bài luôn...
Đọc trong Kinh Điển Nam Tông chúng ta thấy rằng không có một lời hứa nào với chúng sanh là sẽ đạt được cứu rỗi và an ổn mãi mãi nơi miền Cực Lạc. Có lời hứa đi chăng nữa thì Đức Phật có nói: " đó chính là từ bỏ "Tham". Ta hứa với các ngươi sẽ đạt được giải thoát.
Chúc đạo hữu an lạc.


Hình ảnh
hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Những Suy Nghĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Cám ơn nhé.

Tôi hiểu đó là kinh sách tôi đọc


nhanqua
Bài viết: 20
Ngày: 23/03/10 06:51
Giới tính: Nam
Đến từ: vung tau

Re: Những Suy Nghĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi nhanqua »

nam mo a di da phat
kinhle kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách