Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

...Nói Đại Bồ Tát Ma Ha Tát Là Dịch Dư Cũng Như Là Nói Người Lớn Tuổi Cao Niên Vậy.
Cái này không phải tự ý muốn dịch "dư", người xưa dịch cũng không đến nổi sơ xuất như vậy...
Vế sau thì dễ chấp nhận hơn là "người lớn tuổi cao niên"....

Đây chỉ là bài tham khảo...

Trong kinh A Di Đà mở đầu pháp hội ta thấy Ngài A Nan miêu tả rằng ...."..đại A La Hán, chúng sở tri thức..."
(Dĩ nhiên kinh A Di Đà không thể dịch dư chữ đại được)

Quả vị A La Hán làm gì có đại và có tiểu. Vậy chữ "đại" chỗ này dct thiết nghĩ nó liên quan đến chữ "đại" của 2 kinh trên.
(Đại A La Hán, Sớ Sao giải "đại A La Hán" là phân biệt 1 trong 4 quả thanh văn, nhưng dct thiết nghĩ đã gọi là A La Hán thì đã biết đó là địa vị thứ 4 rồi, sao còn thêm chữ đại để phân biệt đây là địa vị thứ 4).

Hình như chủ đề bên cạnh là Kinh Lăng Nghiêm thì phải...Kinh Lăng Nghiêm có 1 trong nhiều tên đầy đủ là:
"Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh"

A Di Đà Phật.

Tên kinh cũng có chữ "đại". Liệu chữ "đại" này có ý nghĩa gì tương tự hay không với những chữ "đại" trên ???


Hình ảnh
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

‘Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện kinh’ là pháp căn bản, cả bộ kinh này nói về cái gì? Chính là nói về Phước thứ nhất: ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng sát hại, tu thập thiện nghiệp’,[Phước Thứ nhất trong Tam Phước] cả bộ kinh nói về việc này. Bạn sẽ hỏi bốn câu trong phước thứ nhất này phải nói như thế nào? Cả bộ Ðịa Tạng Bổn Nguyện kinh này là chú giải [cho bốn câu này]. Tu học đúng như lý, như pháp, Thiện Ðạo đại sư nói: ‘Vạn tu vạn người về’, ai cũng không bỏ sót. Nếu bạn tu không đúng như pháp thì sẽ chẳng vãng sanh nổi, Phật chẳng nói sai, là bạn đã hiểu sai ý tứ trong ấy. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy chúng ta ‘Ðương hiếu ư Phật’, dạy chúng ta tôn sư trọng đạo, đây là giáo nghĩa của kinh Ðịa Tạng, nhất định phải hiểu những đạo lý này.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

A La Hán Có 2 Loại:

Thêm Chử Đại Vào Trong A La Hán Là Để Nói Các Bậc A La Hán Hồi Hướng Đại Thừa:

Như Các Ngài Xá Lợi Phất, Đại Ca Diếp...

Còn Chỉ Dùng A La Hán Là Để Nói Các Bậc A La Hán Không Hồi Hướng Đại Thừa.

Bồ Tát Cũng Có 2 Loại:

Đại Bồ Tát Bồ Tát Đã Nhập Vào Trong Thập Địa Là Từ Sơ Địa Cho Đến Đẳng Giác.

Bồ Tát Còn Trong Bậc Tam Hiền Thì Không Gọi Là Đại.

Như Từ Bi Của Bậc A La Hán Không Gọi Là Đại Bi.

Từ Bi Của Bồ Tát Mới Gọi Là Đại Bi.

Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh"


Tướng Vô Kiến Đảnh Của Phật Cho Đến Bậc Bồ Tát Đẳng Giác Cũng Không Thể Thấy.

Lấy Vô Kiến Đảnh Của Phật Làm Ví Dụ Cho Hiểu Là Đây Là Kinh Nói Về Nhân Tu Hành Thành Phật Rất Sâu Xa Vi Diệu Rộng Lớn Trùm Khắp Không Có Hạn Lượng.

Nếu Dịch Từng Theo Chử Thì Tên Kinh Là Kinh Nói Giảng Giải Rõ Ràng Ý Nghĩa Nhân Tu Hạnh Bí Mật Của Như Lai Là Tất Cả Hạnh Của Tất Cả Bồ Tát.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"dct87"]Tên kinh cũng có chữ "đại". Liệu chữ "đại" này có ý nghĩa gì tương tự hay không với những chữ "đại" trên ???
Chữ Đại dịch ra thì giống nhau là To Lớn, Nhiều, Rộng.

Nhưng hàm nghĩa ở mỗi nơi thì khác nhau.

Nếu ở nơi A La Hán mà gọi là Đại (Đại A La Hán) thì có nghĩa là: Các vị Bồ Tát Pháp Thân Đại Sĩ hóa hiện ra làm Thanh Văn để độ chúng sanh.

Kinh Niết Bàn ở Phẩm Tứ Y có ghi:
"Hạng người thứ tư là bực A-La-Hán. Bực nầy dứt hẳn phiền não, giải thoát sanh tử, việc làm đã xong là Bồ-Tát trụ-địa thứ mười, đặng trí huệ tự tại, có thể hiện bất cứ thân hình nào mà mọi loài ưa thích. Muốn thành Phật liền có thể được thành. Trọn nên vô lượng công đức như vậy nên gọi là A-La-hán."

Kinh Pháp Hoa Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký chép:

"3. Các Tỳ-kheo lóng nghe
Đạo của Phật tử làm
Vì khéo học phương tiện
Chẳng thể nghĩ bàn được
Biết chúng ưa pháp nhỏ
Mà sợ nơi trí lớn
Cho nên các Bồ-Tát
Làm Thanh-văn Duyên-giác

Dùng vô số phương tiện
Độ các loài chúng sanh,
Tự nói là Thanh-văn
Cách Phật đạo rất xa
Độ thoát vô lượng chúng
Thảy đều được thành tựu
Dầu ưa nhỏ, biếng lười
Sẽ khiến lần thành Phật.
Trong ẩn hạnh Bồ-Tát
Ngoài hiện là Thanh-văn

Ít muốn, nhàm sanh tử
Thật tự tịnh cõi Phật
Bày ba độc cho người (5)
Lại hiện tướng tà kiến,
Đệ tử ta như vậy
Phương tiện độ chúng sanh
Nếu ta nói đủ cả
Các món việc hiện hóa
Chúng sanh nghe đó rồi
Thời lòng sanh nghi lầm

4. Nay Phú-Lâu-Na đây
Ở xưa nghìn ức Phật
Siêng tu đạo mình làm

Tuyên hộ các Phật pháp
Vì cầu huệ vô thượng
Mà ở chỗ chư Phật
Hiện ở trên đệ tử
Học rộng có trí huệ
Nói pháp không sợ sệt
Hay khiến chúng vui mừng
Chưa từng có mỏi mệt
Để giúp nên việc Phật.
Đã được thần thông lớn
Đủ bốn trí vô ngại
Biết các căn lợi độn
Thường nói pháp thanh tịnh
Diễn xướng nghĩa như thế
Để dạy nghìn ức chúng
Khiến trụ pháp Đại-thừa
Mà tự tịnh cõi Phật."


Như vậy, các vị Đại A La Hán như Đại Trí Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, Đại Phú Lâu Na v.v... đều là Hóa Thân của Bồ Tát Đại Sĩ ở những ngôi rất cao Thập Địa.

Do vậy gọi họ là "Đại" A La Hán.


Chữ Đại trong tựa đề Thủ Lăng Nghiêm Kinh cũng có nghĩa là To Lớn, nhưng hàm ý nghĩa khác.

Đại Phật Đảnh, là dụ cho cái Định Thủ Lăng Nghiêm nầy rộng lớn lắm, chúng sanh không thể so lường biết được bằng tâm thức phân biệt, vì nó là cái định của Tự Tánh sẵn có. Cho nên dụ cho Vô Kiến Đảnh của Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chữ Đại không phải chỉ có Đạo Phật mới dùng. Ý nghĩa là rộng lớn, vượt hơn bình thường. . Chúng ta hiểu chúng trong mối quan hệ tương đối.
Dữ Đại Bồ-tát Ma-ha-tát thập vạn nhân câu, kỳ danh viết: Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát, Phổ Nhãn Bồ-tát, Kim Cang Tạng Bồ-tát, Di-lặc Bồ-tát...


Đó là các Bồ Tát Đẳng Giác so với Bồ Tát trong thập địa đã vượt xa rất nhiều.

Ma ha tát là nói gọn của Ma ha (đại) tát đóa( hữu tình): Đại Hữu Tình = Đại Từ Đại Bi. Là các Bồ Tát trong Thập Địa về sau.

Trong thập địa, có một móc quan trọng là Địa thứ 7, là bậc đủ năng lực tự tại ra vào sanh tử, đến Địa thứ 8 mới đủ phương tiện cứu độ hữu tình chúng sanh mà nhà thiền gọi là VÔ CÔNG DỤNG HẠNH, tất cả các bậc trước không thể sánh kịp, là liễu nghĩa tu chứng của các bậc trước. So với các Bồ Tát trước Địa thứ 8 xem là ĐẠI, là siêu vượt.

A LA HAN cũng tương tự như vậy.

Tóm lại, chữ "Đại" chẳng thể dùng một mình mà hiểu trong mối quan hệ: So Sánh, tương quan qua lại,.....


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trước Thời Ngài Huyền Trang Chỉ Có Kinh Phật Do Ngài Cưu Ma La Thập Dịch Là Văn Từ Sáng Sủa Dễ Hiểu Còn Kinh Do Các Người Khác Dịch Thì Văn Từ Tối Nghĩa Luộm Thuộm Và Có Nhiều Danh Từ Của Đạo Giáo.

Ngài Huyền Trang Đã Dịch Lại Nhiều Kinh Phật Mà Đã Được Dịch Ra Trước Thời Ngài.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Vậy Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm là của Đại Sư Thật Xoa Nan Đà thì sao KC
Còn Kinh Do Các Người Khác Dịch Thì Văn Từ Tối Nghĩa Luộm Thuộm Và Có Nhiều Danh Từ Của Đạo Giáo.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

DH Tìm Đọc Kinh Bằng Âm Chử Hán Trong Đại Tạng Kinh Đi Rồi Đối Chiếu Cách Phiên Dịch Của Kinh Cựu Dịch Và Kinh Tân Dịch Thì Biết.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ngài Huyền Trang dịch sát từ ngữ và rất chi tiết tỷ mỹ.

Ngài La Thập dịch uyển chuyển hơn, vạch rõ nghĩa, nhưng rất súc tích cô động vì muốn vắn tắc.

Cho nên tôi nghĩ nếu là người mới tìm học một bộ Kinh nào, nếu có thể thì tìm học bản dịch của ngài Huyền Trang trước. Sau đó tìm đọc bản dịch của ngài La Thập thì sẽ giúp cho sự hiểu thêm.

Nhưng ngặt nỏi, bản dịch của ngài La Thập được các Tổ Sư ưa chuộng nên thường dùng bản dịch của ngài La Thập hơn. Các vị dịch giả như HT Trí Tịnh dịch các Kinh Pháp Hoa, Kinh A Di Đà, Kinh Kim Cang cũng dùng bản của ngài La Thập.

Do vậy tôi rất hiếm gặp những bản Kinh của ngài Huyền Trang được dịch sang Việt văn.

Chỉ có đọc bản Kinh Xứng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ (tức là Kinh A Di Đà) của ngài Huyền Trang thôi, còn những Kinh khác thì chưa thấy. Tôi cũng không biết chữ Hán cho nên không thể đọc thẳng, cũng không có Kinh chữ Hán của ngài Huyền Trang.

Nhưng cũng không sao, chỉ cần có Kinh đọc là được rồi, quý lắm rồi, hơn những người thời xưa rất nhiều! Bây giờ Kinh Điển được phổ biến, đăng lên Mạng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Đại Bồ Tát Bồ Tát Đã Nhập Vào Trong Thập Địa Là Từ Sơ Địa Cho Đến Đẳng Giác.

Bồ Tát Còn Trong Bậc Tam Hiền Thì Không Gọi Là Đại.
Có chỗ nói thế cũng có chỗ nói khác, nhưng thiết nghĩ chỗ nói trên không thỏa đáng...
Nếu bảo là "Đại Bồ Tát" thì phải vượt xa những Bồ Tát thông thường.
Thông thường là sao??? là ...bị thoái chuyển..... Thất Địa vẫn còn bị thối chuyển, vì vẫn còn khởi tâm độ sanh, không khéo bị...lôi vào lục đạo. Bị thối chuyển, vẫn còn hạn chế cho nên gọi là "Đại" thì không thỏa đáng.

Còn bậc Tam Hiền thì dĩ nhiên không thể là đại.
Chữ Đại dịch ra thì giống nhau là To Lớn, Nhiều, Rộng.

Nhưng hàm nghĩa ở mỗi nơi thì khác nhau.

Nếu ở nơi A La Hán mà gọi là Đại (Đại A La Hán) thì có nghĩa là: Các vị Bồ Tát Pháp Thân Đại Sĩ hóa hiện ra làm Thanh Văn để độ chúng sanh.
Chỗ này dct muốn nói về chữ "Đại" và chữ "Ma Ha Tát". Như bài đầu.... "Đại Bồ Tát Ma Ha Tát".
Đó là các Bồ Tát Đẳng Giác so với Bồ Tát trong thập địa đã vượt xa rất nhiều.
Ai chả biết Đẳng Giác vượt xa Thập Địa.
Ma ha tát là nói gọn của Ma ha (đại) tát đóa( hữu tình): Đại Hữu Tình = Đại Từ Đại Bi. Là các Bồ Tát trong Thập Địa về sau.
Bậy ...!!!
Trong thập địa, có một móc quan trọng là Địa thứ 7, là bậc đủ năng lực tự tại ra vào sanh tử,
Dạ xin thưa .... khỏi cần tới Địa, Sơ Phát tâm Viên Giáo là tự tại sanh tử rồi.
So với các Bồ Tát trước Địa thứ 8 xem là ĐẠI, là siêu vượt.
Cái này thì ok...
Tóm lại, chữ "Đại" chẳng thể dùng một mình mà hiểu trong mối quan hệ: So Sánh, tương quan qua lại,.....
"Nghiên cứu kinh luận"

Ở đây mình chỉ nên tìm hiểu chỗ "Ma Ha Tát" và "Đại"...Còn chỗ ai dịch kinh thì mình tính sao...

....

"Đại" ... là nói Bồ Tát phát tâm rộng lớn, chứng địa vị cao hơn so với Bồ Tát thông thường, như trên đã trình bày rồi. Chỉ nên nói Bồ Tát từ Bất Động trở lên thì gọi là "Đại Bồ Tát".

Còn "Ma Ha Tát"....Thì phải biết loại Bồ Tát này phải vượt xa chữ "Đại" trên nữa...

Ma Ha Tát là những vị Đại Thượng Thủ trong pháp hội, nhưng trong kinh A Di Đà các vị có rất nhiều vị A La Hán nhưng chỉ liệt kê những vị thượng thủ.
Là những người nối gót Như Lai dẫn dắt giáo hóa chúng sanh trong 3 thừa.
Còn đối với những Bồ Tát thông thường cho đến "Đại Bồ Tát" (từ địa 8 trở lên) thì "Bồ Tát Ma Ha Tát" này làm thượng thủ dẫn dắt cho những Đại Bồ Tát. làm thượng thủ cho tất cả chúng sanh. Nên gọi là "Ma Ha Tát".

Cho nên KimCang ban đầu có nói kinh dịch dư ...là không đúng....

Đại Bồ Tát Ma Ha Tát:

Đại: Tâm rộng lớn
Bồ Đề Tát Đỏa: Giác Hữu Tình Chúng Sanh (hoặc nói Tâm Giác Ngộ)
Ma Ha Tát Đỏa: Tâm lượng Rộng lớn.

Nếu ở chỗ này dịch chữ "Ha Ma Tát" nghĩa là tâm rộng lớn thì nó trùng nghĩa với "Đại" ở trên...(hổng lẽ dư). Vì thế chữ "Ma Ha Tát" là chỉ những Bồ Tát từ Địa 10 đến Đẳng Giác.

Cho nên trong kinh A Di Đà chữ "đại" là nói các vị A La Hán làm thượng thủ.
Còn kinh có nêu các vị "Bồ Tát Ma Ha Tát" là nói nói các vị Bồ Tát đã chứng từ địa 10 trở lên, giáo hóa tất cả các bậc Thánh cho đến phàm ở dưới.

Nam Mô A Di Đà Phật.
Dữ Đại Bồ-tát Ma-ha-tát thập vạn nhân câu, kỳ danh viết: Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát, Phổ Nhãn Bồ-tát, Kim Cang Tạng Bồ-tát, Di-lặc Bồ-tát...
Đó là các Bồ Tát Đẳng Giác so với Bồ Tát trong thập địa đã vượt xa rất nhiều.
Nãy ở trên nói Ma Ha Tát là nói Thập Địa về sau, ở đây nói là Đẳng Giác

Bồ Tát Địa Tạng còn gọi là "Ma Ha Tát", nhưng Ngài đâu phải Đẳng Giác Bồ Tát, Ngài là thượng thủ của thời pháp chúng hội. Địa vị của Bồ Tát trong kinh nói là:

Từ lúc Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát chứng quả vị thập-địa Bồ Tát đến nay nghìn lần lâu hơn số kiếp tỉ dụ ở trên, huống là những thuở Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát còn ở bực Thanh-Văn và Bích-Chi-Phật!
.


Nam Mô A Di Đà Phật.
Nếu có gì sai, sơ xuất, mọi người chỉ dạy cho.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Hoàn toàn đồng ý nhân. xét cũa ĐH Kim Cang và Thánh Tri. tangbong
Tam Tang. Pháp Sư Cưu Ma La Thâp. giõi 3 thứ tiếng Ấn, Hồi Hôt. (Kucha, Uyghur), và Hán.
Pháp Sư Cưu Ma La Thâp. xuất gia năm 7 tuỗi và cách dich. cũa ngài rất đươc. nhiều người ưa chuông. vì không dich. sát văn tư., lời văn sáng sũa, trôi chãy, gãy gon., "substance over form or non-verbatim". Các bô. kinh lớn do HT Thích Trí Tinh. dich. đa số dưa. trên bãn cũa Pháp Sư Cưu Ma La Thâp. Nếu quý ĐH có ý đinh. nghiên cứu kinh điễn Hán Tư. (Phát Triễn hay Bắc Tông), các bô. kinh cũa HT La Thâp. thường đươc. moi. người đồng ý là kinh có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn đễ phân biêt. các bô. kinh sáng tác tai. Trung Quốc (do môt. số tu sĩ Lão Giáo dich. và sáng tác). Theo các nhà phân loai. (cataloguer) cũa Nhât., Đai. Hàn, Pháp, và Đức thì kinh điễn Hán Tư. cũa Trung Quốc tuy đồ sô. hơn kinh điễn hê. Nam Truyền Pali nhưng có rất nhiều kinh sáng tác tai. Trung Quốc có xuất xứ và tư tưỡng mâp. mờ. Theo tôi thì chĩ cần các bô. kinh lớn như Niết Bàn, Pháp Hoa, Kim Cang, A Di Đà, Bi Hoa, Tâm Đia. Quán, Đia. Tang., Giãi Thâm Mât., Lăng Nghiêm (2 bãn khác nhau-Thũ Lăng Nghiêm duyên khỡi đề câp. nàng Ma Đăng Già và trưỡng lão A Nan và Lăng Nghiêm Đai. Đinh. chưa đươc. dich. Viêt. do giáo sư Etienne Lamotte người Pháp dich. từ bãn tiếng Tây Tang. và Hán ra tiếng Pháp-chắc ĐH Kim Cang biết viêc. này. Tôi thĩnh bô. kinh Lăng Nghiêm Đai. Đinh. cũng hoàn toàn do công đức cũa ĐH Laughinghaha và Hlich (cã hai rất giõi về Đai. Tang. Kinh) kinhle Có ai có thì giờ thì đoc. thêm Lăng Già Tâm Ấn (Ni Sư Trí Hãi và HT Thanh Từ dich.) hay Hoa Nghiêm do HT Trí Tinh. dich.

Quan trong. không kém là các bô. kinh A Hàm (Agamas=Sansrkit) hay kinh Bô. Nguyên Thũy (Nikaya=Pali). Phần lớn bô. Nikaya đã đươc. HT Minh Châu dich. ra tiếng Viêt. nên Đai. Tang. Kinh Viêt. Nam đươc. coi là khá đầy đũ.

Kinh Dươc. Sư do HT Huyền Dung dich. hình như là do Tam Tang. Pháp Sư Huyền Trang dich. kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH Thánh Tri tangbong

HT Huyền Trang là sơ tỗ cũa Duy Thức Tông Trung Quốc đó ĐH :D :D

Kinh do HT Huyền Trang rất dễ phân biêt. Kinh do HT dich ra Hán thường có phiên âm Hán Viêt. là Nẵng Mồ (chứ không phiên âm là Nam Mô) và HT thường dùng từ Bà Già Phan. (Bhavagan=Sanskrit; Bhavagato=Pali) đễ chĩ Đức Phât. Sau này môt. phần do chũ trương "Tin và Tu là chính" cũa Tinh. Đô. Tông Trung Quốc nên rất ít chùa hay niêm. Phât. đường (ngay cã cũa Tinh. Tông Hoc. Hôi. Trung Quốc) còn in ấn các bô. kinh khác trong Đai. Chánh Tân Tu ngoài Tinh. Đô. Tam Kinh hay Ngũ Kinh đễ phát hành. Đơn giãn hóa theo Tinh. Tông Hoc. Hôi. TQ thì có cái hay là chú trong. về thưc. hành nhưng thua môt. cái kinh điễn môt. phần bi. thất truyền cũng là ỡ cái chỗ này. Tôi nói sai chỗ nào xin bõ qua. kinhle

ĐH Thánh Tri tangbong

Theo em thì bác không cần hoc. tiếng Hán làm gì. chĩ cần đoc. kinh cũa HT La Thâp. do HT Trí Tinh. dich. Viêt. là dư xài đễ nghiên cứu cho viêc. tu hành. :D

ĐH Laughinghaha và Hlich ỡ đây là hai vi. có nghiên cứu rất sâu. kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách