Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Tôi không giõi nên thường chú trong. kinh Nguyên Thũy, Kim Cang, Bát Nhã Tâm Kinh, A Di Đà, Bồ Tát Hanh., Vi Diêu. Pháp, Thanh Tinh. Đao., và Duy Thức Hoc.

Các bô. lớn như Hoa Nghiêm, Đai. Bát Niết Bàn, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Duy Ma Cât., Lăng Già phãi có căn bãn vững chắc và thường xuyên đi nghe pháp với môt. vi. cao tăng như HT Trí Tinh., HT Nhất Hanh., HT Thanh Từ, HT Từ Thông, HT Tinh. Không, Sư Cô Như Thũy gần đây thì có Thương. Toa. Phước Tinh. (San Diego) Trí Siêu (Paris) thì mới nên hoc. chứ không dễ lac. vào "nguy. biên." lắm. kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trong Kinh Nhân Vương Bát Nhã Ba La Mật, Kinh Hoa Nghiêm Giảng Thật Rõ Về Ý Nghĩa Của Tam Hiền, Thập Thánh.

Kinh Nhân Vương Bát Nhã Ba La Mật Giảng Về Bậc Sơ Địa Bồ Tát Như Sau.

Thứ đến, là Hoan Hỷ Địa Đại Bồ Tát, vượt qua địa ngu phu, sinh vào nhà Như Lai, trụ Bình Đẳng Nhẫn. Trí vô tướng ban sơ chiếu soi Thắng Nghĩa Đế.

Một tướng bình đẳng, chẳng phải tướng, không có tướng. Ðoạn các vô minh, diệt tham trong ba cõi, vô lượng sanh tử đời vị lai quyết chẳng bị sinh nữa.


Kinh Hoa Nghiêm Giảng Về Bậc Sơ Địa Bồ Tát Như Sau.

Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát trụ bực Sơ Địa này phần nhiều hiện làm vua ở Diêm Phù Ðề, giàu mạnh tự tại thường hộ trì chánh pháp. Hay dùng hạnh đại thí để nhiếp thủ chúng sanh, khéo trừ tật tham lam bỏn sẻn của chúng sanh. Tất cả công việc làm như là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự đều chẳng rời niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Chẳng rời niệm Bồ Tát đồng hạnh, chẳng rời niệm hạnh Bồ Tát, các môn ba la mật, các trí địa. Chẳng rời Niệm lực, vô úy, pháp bất cộng. Chẳng rời niệm Nhứt Thiết Chủng Trí.

Bồ Tát này nếu muốn bỏ nhà để siêng tu Phật pháp, liền có thể bỏ nhà vợ con ngũ dục, vào nhà Như Lai xuất gia học đạo. Ðã xuất gia rồi thời tinh tấn tu hành, trong khoảng một niệm trăm tam muội, được thấy trăm đức Phật, biết thần lực của trăm Ðức Phật, có thể chấn động thế giới của tăm Ðức Phật, có thể qua thế giới của trăm Ðức Phật, có thể chiếu thế giới của trăm Ðức Phật, có thể giáo hóa chúng sanh trong trăm thế giới, có thể trụ thọ trăm kiếp, có thể biết những việc đã qua và sẽ tới trong trăm kiếp, có thể vào trăm pháp môn, có thể thị hiện trăm thân, ở mỗi thân có thể thị hiện trăm vị Bồ Tát làm quyến thuộc.


Trong Kinh Dùng Danh Từ Đại Bồ Tát Gọi Bậc Sơ Địa Bồ Tát.

Bồ Tát Sơ Địa Có Thần Thông Đạo Lực Trí Tuệ Như Vậy Mà Nói Bồ Tát Từ Sơ Địa Đến Thất Địa Còn Bị Thối Chuyển Là Sai.

Trong Kinh Nhân Vương Bát Nhã Ba La Mật Gọi Bồ Tát Trong Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng Là Tam Hiền.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thường nói Đại tức là Ma-ha.

Như nói:

Đại A La Hán = Đại Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp vv...
Thì dùng chữ nguyên âm Phạn là Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp v.v... Đồng nghĩa.

Ma ha Mục Kiền Liên = Đại Mục Kiền Liên

Đại Bồ Tát hoặc Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam Mô Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nói "Các vị Bồ Tát Ma Ha Tát", hoặc "các vị Đại Bồ Tát". Nói sao cũng được cả.

Tôi ít nghe nói "Đại Bồ Tát Ma Ha Tát".

Vì những ai đã được xưng "Bodhisattva Mahasattva" = Bồ-đề-tát-đỏa Ma-Ha-tát-đỏa" thì chỉ cho các vị đã ở ngôi thứ 10 của thập địa và Đẳng Giác.

Chứ không có dùng chữ Đại ở phía trước nữa. Nếu không có dùng chữ Ma-ha-Tát phía sau, thì có thể dùng chữ Đại phía trước.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Hieule"] Theo tôi thì chĩ cần các bô. kinh lớn như Niết Bàn, Pháp Hoa, Kim Cang, A Di Đà, Bi Hoa, Tâm Đia. Quán, Đia. Tang., Giãi Thâm Mât., Lăng Nghiêm (2 bãn khác nhau-Thũ Lăng Nghiêm duyên khỡi đề câp. nàng Ma Đăng Già và trưỡng lão A Nan và Lăng Nghiêm Đai. Đinh. chưa đươc. dich. Viêt. do giáo sư Etienne Lamotte người Pháp dich. từ bãn tiếng Tây Tang. và Hán ra tiếng Pháp-chắc ĐH Kim Cang biết viêc. này. Tôi thĩnh bô. kinh Lăng Nghiêm Đai. Đinh. cũng hoàn toàn do công đức cũa ĐH Laughinghaha và Hlich (cã hai rất giõi về Đai. Tang. Kinh)
Đúng thế. Có hai Bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm:

1. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Đại Định) của ngài Cưu Ma La Thập dịch. Kinh nầy vì do ngài La Thập dịch còn bản chử Phạn nên ai cũng chấp nhận.

2. Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh của ngài Bát Thích Mật Đế, Di Dà Thích Ca người Ô Trành dịch ra tiếng Hán, Tướng Quốc Phòng Dung nhuận bút. Kinh nầy vì chưa tìm thấy chữ Phạn cho nên có những nhà nghiên cứu cho là Ngụy Tạo, nhưng cũng có những nhà nghiên cứu chấp nhận, chẳng phải ngụy tạo, và vẫn còn ở trong Đại Chánh Chân Tu Đại Tạng Kinh.

Nhưng từ xưa, Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm được các vị Tổ Sư học, hành, và lưu truyền hơn là Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Các chùa Việt Nam thời xưa cận đại (thế kỷ 19th-20th) đều học Kinh Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm.

Ở Trung Quốc cũng có nhiều vị Hoằng Dương Kinh nầy như Đơn Hà Thiền Sư (Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ), Hám Sơn Đại Sư (đem Lăng Nghiêm ra ấn chứng cho mình, cũng trước tác chú giải Lăng Nghiêm), Ấn Quang Đại Sư (đem Lăng Nghiêm vào Tịnh Độ Ngũ Kinh), Hư Vân Đại Sư (Hư Vân Ngữ Lục luôn luôn dựa vào Kinh Lăng Nghiêm mà giảng giải) Liên Trì, Ngẫu Ích Đại Sư, Triệt Lưu Đại Sư đều từng đề cập đến Kinh nầy và có trước thuật mà chưa có bản việt dịch thôi nên tôi chưa đọc được v.v...

Chư Tổ sáng suốt rõ biết và tu chứng đều hoằng Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm. Các ngài đều dựa vào sự thực hành, sự lợi ích của Kinh Thủ Lăng Nghiêm mà bảo đảm cho chúng mình rằng Kinh nầy đích thật là do Phật nói. Tôi học và tập Lăng Nghiêm củng cảm nhận được đều đó. Nếu nói là ngụy tạo thì chư tổ lược kể trên ai cũng hồ đồ, ai cũng tầm bậy, đi lạc đường hết rồi sao?

Cho nên chẳng thể dựa vào các nhà nghiên cứu thảo cổ không tìm được bản Lăng Nghiêm bằng tiếng phạn, rồi phán đoán bậy rằng nó là ngụy tạo. Khiến cho những người đời sau, sanh nghi đối với Kinh Thủ Lăng Nghiêm, không còn muốn học tập, mãi luân hồi sanh tử vì chẳng biết được đâu là cái Căn Bản Sanh Tử, đâu là cái Căn Bản Bồ Đề, mà thoát khổ sanh tử giác ngộ thành Phật.

Một người có Học, có Hành, có Trí, không vọi gì mà nghe theo kết luận của một vị nào đó dù đó là Bác Học, rồi tin theo mà không suy sét cho kỹ, mất đi cơ hội học tập. Há có đáng buồn chăng?

Phật cũng dạy: "Đừng Vọi Tin"
Theo em thì bác không cần hoc. tiếng Hán làm gì. chĩ cần đoc. kinh cũa HT La Thâp. do HT Trí Tinh. dich. Viêt. là dư xài đễ nghiên cứu cho viêc. tu hành.
Tôi cũng đâu có học chữ Hán làm gì. Nhưng đọc vài Kinh có chữ "hán việt", và trong tiếng việt vẫn còn nhiều từ ngữ chữ hán. Vậy cũng được rồi. Trong lúc đọc học Kinh, có những từ ngữ nếu hiểu cái nghĩa góc thì hay hơn, dịch ra đôi khi không hay.

Thế trong quá trình đọc kinh, cũng học được nhiều nghĩa chữ hán rồi vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Thứ đến, là Hoan Hỷ Địa Đại Bồ Tát, vượt qua địa ngu phu, sinh vào nhà Như Lai, trụ Bình Đẳng Nhẫn. Trí vô tướng ban sơ chiếu soi Thắng Nghĩa Đế.

Một tướng bình đẳng, chẳng phải tướng, không có tướng. Ðoạn các vô minh, diệt tham trong ba cõi, vô lượng sanh tử đời vị lai quyết chẳng bị sinh nữa.
Kimcang trích kinh thì đúng, nhưng vẫn chưa rõ cái lý của nó....

Như VHBK có trích:
....đến Địa thứ 8 mới đủ phương tiện cứu độ hữu tình chúng sanh mà nhà thiền gọi là VÔ CÔNG DỤNG HẠNH,...
Như dct đã nói Bồ Tát Thất Địa vẫn còn:
...vì vẫn còn khởi tâm độ sanh, không khéo bị...lôi vào lục đạo.
Là khởi công dụng, còn khởi cái tâm để độ sanh, chưa thể BẤT ĐỘNG, cho nên còn chủng tử khởi tâm thì vẫn có thể bị thối chuyển...

Như trong kinh trên Kimcang trích từ Sơ Địa trở lên thì không thổi chuyển nữa...
Để dct trích đoạn này tiêu chuẩn còn dễ hơn nữa nè...(dct tu Tịnh Độ nên trích kinh Tịnh Độ nha).

Xá Lợi Phất, nhược hữu nhân dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sanh A Di Đà Phật quốc giả. Thị chư nhân đẳng, giai đắc bất thối chuyển ư A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, ư bỉ quốc độ nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh..

Như kinh Kimcang trích thì Bồ Tát Sơ Địa trở lên mới Bất Thối...
Còn kinh A Di Đà thì .... "người chưa phát nguyện" cũng Bất Thối Chuyển đó...

Còn nữa, trong kinh Hoa Nghiêm Phổ Hiền Bồ Tát nói người phát Bồ Đề Tâm vượt xa hàng Nhị Thừa vì những người đó đã có "tướng trạng Bồ Đề".
Mới phát tâm thôi mà là vậy rồi đó..

Lại nữa, kinh Pháp Hoa có câu này ai cũng biết nè...
"Nếu người tâm tán loạn
Bước vào chốn chùa tháp
Xưng hiệu Nam Mô Phật
Đều đã thành Phật đạo
".

Đạo lý là như vậy đó....Ngay cả phàm phu còn "Bất Thối" chẳng lẽ Sơ Địa đến Thất Địa không bất thoát à???

Bồ Tát dù là phàm hay Thánh, nếu thường theo Phật thì các căn lành không bị hư, cho nên tạm nói là không bị thối chuyển. Chứ thật ra năng lực của họ có thể bị thối chuyển. Cho đến "Bất Động" mới là ....thực sự là "không làm mà làm" "mần mà không mần".
Trong Kinh Dùng Danh Từ Đại Bồ Tát Gọi Bậc Sơ Địa Bồ Tát.
Đại là so với những Bồ Tát Tam Hiền nên gọi là "Đại"...Chứ chẳng phải Bồ Tát Bất Động trở lên...

Như mình được biết tất cả chúng sanh ai mà tu hành vượt khỏi luân hồi lục đạo, người đó là Thánh...ví như A La Hán, Bích Chi, v.v...

Nhưng khi nói đến 52 quả vị Bồ Tát thì chỉ nói.........TAM HIỀN, thì còn lên Địa thì gọi là THẬP THÁNH.
Vậy Bồ Tát Tam Hiền chẳng phải là Thánh sao ??????????

Ví như trong kinh Phật gọi phàm phu tu hành là "Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân", nhưng trong kinh vẫn thấy Phật gọi Đẳng Giác Bồ Tát là "thiện nam tử" đấy thôi. Đó là vì so với người dưới nên gọi là vậy.

Như có câu:

"Bồ tát còn mê khi cách ấm.
Thanh văn còn muội lúc ra thai"

Nếu mình quơ đũa cả nắm thì mình sẽ cho chữ Bồ Tát trên là tất cả Bồ Tát 51 địa vị.

Nhưng nếu phân tích cấp độ nghĩa của nó...thì nó lại khác nhau như vậy đó.

Nam Mô A Di Đà Phật.
Thánh Tri
Tôi ít nghe nói "Đại Bồ Tát Ma Ha Tát".


Kinh Địa Tạng.
.......bất khả thuyết bất khả thuyết nhất thiết chư Phật cập Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát giai lai tập hội....


Kinh Viên Giác.
Dữ Đại Bồ-tát Ma-ha-tát thập vạn nhân câu, kỳ danh viết: Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát, Phổ Nhãn Bồ-tát, Kim Cang Tạng Bồ-tát, Di-lặc Bồ-tát..


Hai kinh này Thánh Tri chắc đọc qua rồi......

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Theo em biết thì bãn dich. kinh Lăng Nghiêm cũa bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (người sáng lâp. ra gia đình Phât. Tữ Viêt. Nam) rất đươc. chuông vì lời văn dễ hiễu gẫy gon. Ngoài ra còn có bãn dich. cũa HT Nhẫn Tế (chùa Mât. Tông ỡ Bình Dương). HT Thanh Từ và HT Từ Thông cũng có bãn dich. cũa riêng mình. Mỗi vi. đều có phong cách riêng.

Con người em thưc. dung. nên em thích bãn dich. Thũ Lăng Nghiêm Trưc. Chĩ Đề Cương cũa HT Từ Thông vì cách lý giãi thưc. tiễn và HT ít dùng từ ngữ Viêt. xưa nên dễ đoc. dễ hiễu hơn. kinhle

Bác Thánh Tri hay đoc. kinh hê. Hán Tư. nhiều chắc biết 2 cuốn Lăng Nghiêm Viên Thông Sớ Tiền Mao cũa ngài Thích Truyền Đăng viết??? Không biết có dich. Viêt. chưa và em có thễ thĩnh ỡ đâu hã bác??? kinhle

Xin hõi ĐH Hlich không biết 2 cuốn Lăng Nghiêm Viên Thông Sớ Tiền Mao có đươc. dich. Viêt. chưa và nếu có thì có thễ thĩnh ỡ đâu???? kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

dct87 đã viết:
Trong thập địa, có một móc quan trọng là Địa thứ 7, là bậc đủ năng lực tự tại ra vào sanh tử,
Dạ xin thưa .... khỏi cần tới Địa, Sơ Phát tâm Viên Giáo là tự tại sanh tử rồi.
Năng lực này là năng lực tự mình liễu tri phương tiện cứu độ chúng sanh, chẳng phải năng lực thoát luân hồi sanh tử cho bản thân.

Thất địa (VÔ SANH PHÁP NHẪN) năng lực này đã đầy đủ nhưng việc làm vẫn chưa xong. Tất cả Bồ Tát từ địa thứ 6 trở xuống thì chưa đủ năng lực này, cho dù trước đây từng là A LA HÁN, DUYÊN GIÁC.

Còn nói về năng lực năng lực liễu thoát luân hồi cho bản thân - tự tại cho bản thân thì bậc A LA HÁN, DUYÊN GIÁC đều đầy đủ. Đối với bậc Bồ Tát, điều này xem như một món tư lương. Nhưng là món tương lương hạng nhất.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Hieule"]Theo em biết thì bãn dich. kinh Lăng Nghiêm cũa bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (người sáng lâp. ra gia đình Phât. Tữ Viêt. Nam) rất đươc. chuông vì lời văn dễ hiễu gẫy gon. Ngoài ra còn có bãn dich. cũa HT Nhẫn Tế (chùa Mât. Tông ỡ Bình Dương). HT Thanh Từ và HT Từ Thông cũng có bãn dich. cũa riêng mình. Mỗi vi. đều có phong cách riêng.
Cố nhiên những bộ Lăng Nghiêm được việt dịch tôi đều đã đọc qua, đặc biệt của ngài Tâm Minh Lê Đình Thám, một bác sĩ cư sĩ tài ba, biết nhiều ngoại ngữ Pháp, Việt, Hán, Anh. Có kiến thức rộng nên dịch được sáng nghĩa mà không mất đi những từ ngữ đẹp hay.
Con người em thưc. dung. nên em thích bãn dich. Thũ Lăng Nghiêm Trưc. Chĩ Đề Cương cũa HT Từ Thông vì cách lý giãi thưc. tiễn và HT ít dùng từ ngữ Viêt. xưa nên dễ đoc. dễ hiễu hơn. kinhle
Bản của HT Từ Thông tôi cũng đã xem qua, tuy nhiên vì là Đề Cương nên lước đi nhiều, và hơi thiên về ký kiến của ngài nhiều.
Bác Thánh Tri hay đoc. kinh hê. Hán Tư. nhiều chắc biết 2 cuốn Lăng Nghiêm Viên Thông Sớ Tiền Mao cũa ngài Thích Truyền Đăng viết??? Không biết có dich. Viêt. chưa và em có thễ thĩnh ỡ đâu hã bác??? kinhle
Theo tôi thì chưa được dịch Việt. Mà nếu có cũng đã lâu rồi không tái bản lại, hoặc phổ biến.

Rất đáng tiếc phần đông Phật Tử Việt Nam không có phổ biến Kinh Thủ Lăng Nghiêm, đa phần là Pháp Hoa, Niết Bàn, Hoa Nghiêm v.v...

Cho nên những bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm hay vẫn chưa được việt dịch và ấn hành.

Có lẽ cũng là vì Kinh Thủ Lăng Nghiêm rất khó vì lý luận giữa Phật và Thánh Chúng nhiều để phơi bài nghĩa lý thâm sâu mà ít ai chịu nghiên cứu tìm học. Tôi nghĩ người bình thường không nghiên cứu học Kinh thì không thích hợp để học kinh Thủ Lăng Nghiêm.

Tôi nghĩ Kinh Thủ Lăng Nghiêm nầy phải là những người thích học Phật, nghiên cứu về Phật Pháp mới học được.

Trình độ Thủ Lăng Nghiêm rất cao, đòi hỏi người học phải hiểu rõ những căn bản Phật Pháp như Lịch Sử Phật Giáo, Tứ Diệu Đế, Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, Ngũ Uẩn, Căn Trần Thức, cũng như ngôn ngữ v.v... mới theo học được.

Kinh Lăng Nghiêm mở đầu cũng rất giống Kinh Kim Cang, là kể rỏ ràng nhân ngài Mãn Hạ 3 tháng, Vua Ba Tư Nặc thỉnh Phật và Thánh Chúng đến hoàng cung để cúng dường Trai Tăng.

Cách thức ông Anan ôm Bình Bát đi khất thực oai nghi.

Ý kể lại sinh hoạt lúc bình thường thời Phật như thế nào.

Vả lại Kinh Thủ Lăng Nghiêm rất khó tụng như các Kinh khác :) cho nên không Phổ Biến cho bá tánh bình dân đọc tụng vì vậy có lẽ ít ấn hành hơn. Tôi cũng thường đem ra đọc (mà người ta gọi là tụng đó), nhưng tôi không gõ mỏ thôi.

Tuy nhiên do vì các chùa công phú sáng xưa nay là tụng Chú Lăng Nghiêm, cho nên bá tánh bình dân chỉ biết chú Lăng Nghiêm thôi, mà không biết được nội dung Kinh Lăng Nghiêm dạy cái gì. Cái nầy cũng đáng tiếc lắm!

Tôi đọc Lăng Nghiêm mà những nghi hoặc của tôi từ trước đều tiêu tan, và khi đọc lại Kinh khác thì nhờ Lăng Nghiêm soi sáng mà cũng hiểu những chỗ Kinh khác dạy mà trước đây không hiểu như Pháp Hoa.

Do vậy đôi với tôi, Lăng Nghiêm là ngọn đèn Trí Tuệ, là bảo châu vô giá. Nhờ vậy tôi mới vỡ lẻ vì sao vua Ấn Độ thời trước xem Kinh Lăng Nghiêm là Quốc Bảo, không truyền ra ngoài.

Ngài Trí Khải Đại Sư chỉ nghe tên Kinh mà ròng rã hướng về phương Tây (Ấn Độ) để mong Kinh Lăng Nghiêm sớm được truyền sang.

Nước Nhật Bản cũng xem Kinh Lăng Nghiêm làm của báo.

Ngài Hám Sơn cuối thời Nhà Minh tu hành đắc đạo, không có Tổ sư Ấn Chứng, đem Lăng Nghiêm ra đọc để biết cảnh giới mình ngộ được ở chỗ nào, mà ấn chứng cho mình.

Nói chung tôi rất may mắn được làm người, được học Kinh Thủ Lăng Nghiêm vậy! Và cũng rất may mắn tuy sanh vào thời Mạt, nhưng Lăng Nghiêm vẫn còn. Thời mạt mà gặp được Lăng Nghiêm thật là một nhân duyên không thể nghĩ bàn vậy! Thật là khó trong khó! Đời trước nếu không có duyên với Lăng Nghiêm thì sao có thể gặp được ở đời nầy!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

dct:
Dạ xin thưa .... khỏi cần tới Địa, Sơ Phát tâm Viên Giáo là tự tại sanh tử rồi.
VHBK
Năng lực này là năng lực tự mình liễu tri phương tiện cứu độ chúng sanh, chẳng phải năng lực thoát luân hồi sanh tử cho bản thân.
Kinh Lăng nghiêm
- A Nan! Thiện nam tử ấy, dục ái khô cạn, căn và cảnh chẳng duyên nhau, cái báo thân hiện tiền này chẳng còn tiếp tục sanh nữa, giữ tâm rỗng sáng, thuần là trí huệ; tánh trí huệ sáng suốt chiếu mười phương cõi. Chỉ có cái huệ khô cạn ấy, gọi là Càn Huệ Địa.

l. Tập khí tham dục mới cạn, chưa nối được dòng pháp của Như Lai, tức dùng tâm này chảy vào trung đạo, tánh viên diệu được mở mang, từ chỗ chơn diệu viên lại phát ra chơn diệu, diệu tín thường trụ, tất cả vọng tưởng đều dứt sạch, trung đạo thuần chơn, gọi là Tín Tâm Trụ.
2. Niệm Tâm Trụ..
Khi hành giải tới "cửa ải" Càn Huệ Địa là đã "chẳng còn tiếp tục sanh nữa"... Sau khi qua giai đoạn Càn Huệ Địa ...mới mới bắt đầu vào Tín Vị ....

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »


Bất Thối Chuyển Có 4 Bậc

Tín Bất Thối

Hạnh Bất Thối

Vị Bất Thối

Niệm Bất Thối


Lòng Tin Đầy Đủ Không Lui Sụt Gọi Là Tín Bất Thối

Công Hạnh Tu Hành Không Lui Sụt Là Hạnh Bất Thối

Quả Chứng Không Lui Sụt Là Vị Bất Thối

Niệm Niệm Tương Ưng Nhất Thiết Trí Là Niệm Bất Thối

Tín Bất Thối Chuyển Là Bậc Đầu Trong 4 Bậc Bất hối Chuyển.

Phát Tâm Bồ Đề Hơn Nhị Thừa Là Do Nguyện Lực Hơn Chẳng Phải Nói Trí Tuệ Quả Chứng Hơn

Đây Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Thập Địa Nói:

Giải thoát nguyệt Bồ Tát hỏi : thưa Phật tử ! Bồ Tát từ sơ địa đến bực này có vô lượng thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp há chẳng vượt hơn háng nhị thừa ư ?

Kim Cang Tạng Bồ Tát nói : thưa phật tử ! các bực đó đều vượt hơn, nhưng chỉ là do nguyện cầu Phật pháp, chẳng phải là sức tự trí quán sát.

Nay trong bực đệ thất địa này do tự trí lực nên tất cả nhị thừa chẳng kịp được.


Bồ Tát Chứng Thất Địa Rồi Mới Thật Sự Là Hơn Bậc A La Hán, Duyên Giác.

Kinh Nhân Vương Bát Nhã Ba La Mật Nói Về Bồ Tát Sơ Địa Như Sau:


Thứ đến, là Hoan Hỷ Địa Đại Bồ Tát, vượt qua địa ngu phu, sinh vào nhà Như Lai, trụ Bình Đẳng Nhẫn. Trí vô tướng ban sơ chiếu soi Thắng Nghĩa Đế. Một tướng bình đẳng, chẳng phải tướng, không có tướng. Ðoạn các vô minh, diệt tham trong ba cõi, vô lượng sanh tử đời vị lai quyết chẳng bị sinh nữa. Ðại bi làm đầu, khởi mọi nguyện lớn, với trí phương tiện, niệm niệm tu tập vô lượng thắng hạnh. chẳng phải chứng, chẳng phải không chứng, học khắp tất cả. Chẳng phải trụ chẳng phải không trụ, hướng về Nhất Thiết Trí. Hành theo sanh tử, chẳng động theo ma. Lìa ngã, ngã sở, nên không sợ hãi. Chẳng có tướng tự tướng tha, thường hóa chúng sanh. Nguyện lực tự tại, sanh về cõi Tịnh Ðộ.

Này đại vương! Trí Giác ban sơ này, chẳng phải Như chẳng phải Trí, chẳng có chẳng không, không có hai tướng, phương tiện diệu dụng, chẳng đảo chẳng trụ, chẳng động chẳng tĩnh, tự tại lợi mình lợi người, như sống với nước, chẳng một chẳng khác. Trí khởi mọi Ba La Mật, cũng không phải là một hay khác. Trong bốn a tăng kỳ kiếp, tu tập đầy đủ triệu hạnh nguyện.

Bồ Tát Ðịa này, không có tập nghiệp ba cõi, cũng không tạo nghiệp mới, do theo trí lực để nguyện sinh. Niệm niệm thường hành Bố Thí Ba La Mật. Bố Thí, Ái Ngữ, Lợi Hành, Đồng Sự, rộng lớn, trong sạch, khéo thường an trụ, lợi ích cho chúng sanh.


Bồ Tát Sơ Địa Hiện Thân Trong 3 Cõi Là Do Nguyện Lực Không Phải Là Bị Nghiệp Báo Dẫn Còn Bồ Tát Trong Tam Hiền Thì Chưa Được Tự Tại.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

dct87 đã viết:
dct:
Dạ xin thưa .... khỏi cần tới Địa, Sơ Phát tâm Viên Giáo là tự tại sanh tử rồi.
VHBK
Năng lực này là năng lực tự mình liễu tri phương tiện cứu độ chúng sanh, chẳng phải năng lực thoát luân hồi sanh tử cho bản thân.
Kinh Lăng nghiêm
- A Nan! Thiện nam tử ấy, dục ái khô cạn, căn và cảnh chẳng duyên nhau, cái báo thân hiện tiền này chẳng còn tiếp tục sanh nữa, giữ tâm rỗng sáng, thuần là trí huệ; tánh trí huệ sáng suốt chiếu mười phương cõi. Chỉ có cái huệ khô cạn ấy, gọi là Càn Huệ Địa.

l. Tập khí tham dục mới cạn, chưa nối được dòng pháp của Như Lai, tức dùng tâm này chảy vào trung đạo, tánh viên diệu được mở mang, từ chỗ chơn diệu viên lại phát ra chơn diệu, diệu tín thường trụ, tất cả vọng tưởng đều dứt sạch, trung đạo thuần chơn, gọi là Tín Tâm Trụ.
2. Niệm Tâm Trụ..
Khi hành giải tới "cửa ải" Càn Huệ Địa là đã "chẳng còn tiếp tục sanh nữa"... Sau khi qua giai đoạn Càn Huệ Địa ...mới mới bắt đầu vào Tín Vị ....

Nam Mô A Di Đà Phật.
Bồ Tát có từ hai nguồn:

1> A LA HÁN, DUYÊN GIÁC và PHÀM PHU quen theo hạnh tiểu thừa. Nói rộng ra là chư vị thường quen lối tu LIỄU NHÂN.

2> PHÀM PHU phát tâm Bồ Đề.

Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Hoa Nghiêm đều có nói về các địa vị Bồ Tát nhưng nhân duyên hội chúng chẳng giống nhau.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: THẬP ĐỊA

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Hai Kinh Văn sau có nói về các địa vị Bồ Tát, không rõ sự sai biệt, hai người mỗi người chỉ xem một Kinh văn, chẳng rõ căn duyên thì có thể sẽ tranh cãi:

Trong Kinh Lăng Nghiêm:
http://www.quangduc.com/kinhdien/25langhiem08.html

Trong Kinh Hoa Nghiêm:
http://www.quangduc.com/kinhdien/212hoanghiem26.html


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách