Alahan bậc tối thượng.

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Khách

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi Khách »

Bậc A La Hán nương nơi sự dạy dỗ của Đức Phật là Bậc Toàn Giác mới chứng đạo thì làm sao mà có thể ngang hàng được.

Đức Phật là Bậc Vô Sư Tự Chứng Biết không có một vị A La Hán nào có thể tự xưng như vậy được.

Trong một thế giới trong một thời Không Có Hai Đức Phật nhưng lại có thể Có Nhiều Vị A La Hán như vậy làm sao mà Bậc A La hán ngang bằng Đức Phật được.

Bậc A La Hán chỉ Giải Thoát Phiền Não Chướng chưa Giải Thoát Trí Chướng nên Bậc A La Hán trí tuệ có hạn lượng ngăn ngại vì vậy mà Bậc A La Hán vẫn có điểu không hiểu không biết.

Đức Phật là Bậc Toàn Giác trí tuệ không hạng lượng ngăn ngại cho nên Đức Phật biết khắp 3 đời 10 phương đều biết rõ ràng không ngăn ngại.
Ở đây KC cho rằng hành giả Bắc Tông muốn tu thành bậc Toàn Giác dám bỏ ra hàng tỷ đại kiếp để mà thành bậc như vậy. Do vậy Zelda tuyên bố Phật Tử Bắc Tông cho đến 2549 năm nữa không ai thoát, cho đến khi trai đất tận diệt không ai thoát.

Và Phật Tử PGNT cho đến 2549 năm nữa luôn luôn có ngừoi giải thoát , cho đến khi trái đất tận diệt luôn luôn có người giải thoát.
Đây là sự ngộ nhận sai lầm lớn nhất của các Phật Tử Nam Tông về Phật Giáo Bắc Tông.

Như có hai người cùng đi đi học chung một ngành:

Người thứ nhất học phát nguyện rằng học đến Đại Học rồi ngưng.

Người thứ hai phát nguyện học đến Thạc Sĩ rồi mới ngưng.

Như vậy người thứ hai khi chưa đạt đến Thạc Sĩ cũng vẩn có sự hiểu biết như người thứ nhất nhưng khi mà người thứ hai học qua Đại Học rồi thì người thứ nhất chẳng bằng vậy.
Kim Cang cho rằng trí tuệ không là pháp hữu vi . Vậy xin hỏi khi các ngài đoạn tận khổ ưu chứng quả Níp Bàn đến Tịnh Diệt thì trí tuệ đó đi đâu ? Không phải là tịnh diệt hay sao ?
Theo cái lý luận của Zelda về Niết Bàn thì khi Chứng Niết Bàn có nghĩa là trở thành Trống Không như Hư Không Vô Tri.

Tịch DiệtKhông Dấy Khởi Phiền Não chứ không phải là Vô Tri Như Hư Không Trống Rỗng.

Nếu Trí Tuệ Là Hữu Vi Thì Trí Tuệ Là Pháp Vô Thường nếu Trí Tuệ Là Pháp Vô Thường thì làm sao Trí Tuệ của Đức Phật và Chư A La Hán biết Chứng Niết Bàn.

Nếu chỉ y theo Sự Giải Thoát Sanh Tử trong 3 cõi mà nói rằng Bậc A La Hán bằng Phật là Sai Lầm.

Như có người nói rằng nước trong ao và nước trong biển đều là nước như vậy ao tức là biển.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào Khách .
Đúng như bạn nói so về tuổi hạ so về vai vế , so về trí tuệ thì Đức Phật Toàn Giác hơn Đức Phật Tinh Văn . Vì khả năng hành pháp Balamat khác nhau nên có sự như vậy .
Và điều thứ 2 : các vị Phật Thinh Văn khi đã đoạn tận Tam Độc , giác ngộ Tứ Đế thì trí tuệ của các ngài hoàn toàn đã giải thoát hết tất cả các chướng ngại và ngay cả "Giải Thoát Trí Chướng " cũng đã rồi .
Như Zelda đã nêu ở bài trước Đức Phật Toàn GIác hay Đức Phật Thinh Văn , đều đã đạt đủ trí tuệ của một bậc thánh và hoàn toàn kô còn chút gì của vô minh , hay chướng gì cả .
Khác ở đây là Trí Tuệ Sư Phạm mà thôi .

Vê Phần tiếp theo bạn ví dụ con đường giải thoát như là một con đường học vấn như vậy thật sự kô đúng , quá khập khiển và biên kiến .
NẾu ví dụ con đường giải thoát như theo sự học thì Zelda sẽ ví dụ như sau : Các nhà bác học như Newton , Faraday .v..v. các ngài này đã tìm ra chân lý của một ván đề nào đó , và các ngài dạy lại cho các hàng hậu học sau này .
Đức Phật Toàn Giác ví như các nhà bác học hàng đầu ấy và hàng hậu học là những vị Phật Thinh Văn .
Do vậy với sự giải thoát thì kô bao giờ có thể phân cấp theo cấp học đại học và ,thạc sĩ. Phân ra như vậy vì sự học của thế gian vô bờ bến và có các học vị cao , và kô thể so sánh rằng học vị Đại Học là Alahan được , và lại có thể học cao hơn và đi đến Đức Phật Toàn giác , vì giả sư có như vậy nhưng khi đến đoạn tận Tam Độc giác ngộ Tứ Thánh Đế thì kô thể luân hồi , kô thể mà đi hành tiếp 10 pháp Balamat bậc Trung và Thượng nữa , vì như vậy là vô ích chẳng khác qua sông mà vác theo con đò . Vì quả vị cao nhất , đoạn tận khổ ưu kô còn chấp bất kì vấn đề gì , kô hề có chướng ngại nào là quả vị Alahan . Ví như những hàng hậu học của các nhà khoa học vậy . Khi các vị Tỷ Kheo đoạn được Tam Độc chứng quả Níp Bàn thì sẽ thành bậc Vô Học , chẳng có gì đáng phải học nữa .

Về Níp Bàn đúng vậy đấy Khách thật sự Níp Bàn là không , là trống rỗng kô có bất cứ cái gì ở đó, nói bình dân chút tức là các vị Phật đã đạt đến sự " chết rồi hết ".

Do vậy tham chi cái danh phải là Toàn Giác mới được , chính đây là cái tham mà M4 Vương gài cho hàng hậu học sau này phát nguyện kô giải thoát .

Xin nói thêm :
Đạo Phật Đại Thừa có công rất lớn trong nền Phật Giáo thế giới vì ví như kô có Đạo Phật Đại Thừa chịu biến chuyển du nhập tư tưởng ngoại giáo , chịu thích nghi theo thời thế thì thiết nghĩ đạo Phật kô được người ta biết nhiều đến như hiện nay. Như ở Việt Nam Phật Giáo NGuyên Thủy chỉ mới vừa du nhập vào khoảng 100 năm nhưng Đại Thừa đã được 1000 năm rồi .
Đại Thừa ý đây là đại chúng có thể dễ dàng theo , tức là tôn giáo này thuộc đại chúng và có khả năng uyển chuyển , biến động tùy theo thời thế , nên tín đồ sẽ theo rất nhiều .
Tuy nhiên Đại Thừa chỉ mang tính chất 1 ngón tay chỉ lên mặt trăng là Phật Giáo Nguyên Thủy . Chúng sinh căng cơ thấp kém tìm đến Đại Thừa để học pháp môn theo niềm tin , dễ tu , huyền hoặc.v.v..Nhưng những pháp môn ấy hoàn toàn chỉ là phương tiện để chúng sinh tìm vê đúng cội nguồn Phật Pháp ( PGNT ) . Ví dụ như Hòa Thượng Giới Nghiêm , Thiện Luật .v....v....... có ngài nào mà chưa nhìn theo ngón tay của Đại Thừa , nhưng các ngài đã biết ngón tay chỉ là ngón tay và chính kìa mới là thành tựu rốt ráo kìa .

Nhưng tiếc thay ngày nay người ta cứ ngỡ rằng ngón tay mới là giáo lý tột cùng mà chấp vào đó . Nhưng tu và chấp vào đó đâu có thoát , như Zelda minh chứng rõ ràng cho đến hết thời kì trái đất này người tu theo đại thừa và ngắm nhìn ngón tay hoàn toàn kô có ai được giải thoát . Nhưng người tu và hành đúng theo cội nguồn thì lại thoát đến vô cùng .

Vì như trong kinh Đức Phật giảng về ngừoi đi tìm lõi cây , nhưng có người chỉ hái cành lá hoa cho rằng là xong rồi, ngừoi chỉ bóc võ cây cho rằng xong rôi . Tuy cành lá hoa đẹp đấy, võ cây gần gủi đấy nhưng lại kô là sự rốt ráo tột cùng , vì sự rốt ráo vẫn là lõi cây .

Ở đây Zelda thấy diễn đàn có những bậc Trí Thức nhận ra đâu là ngón tay đâu là mặt trăng và cũng có những bậc Thiện Trí thức xuất hiện trong diễn đàn ở các diễn đàn khác cũng có rồi . Như vậy có thể xem là thời mạc pháp trên thế giới ảo tạm giời lắng diệu , Zelda vấn hoan hỷ cho sự kiện này.NHưng tuy vẫn còn nhiều ngừoi còn cố chấp lắm .

Mời các bạn cùng thảo luận thêm chủ đề này . Lưu ý tránh trùng ý và câu hỏi đã nêu.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Khách

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi Khách »

Và điều thứ 2 : các vị Phật Thinh Văn khi đã đoạn tận Tam Độc , giác ngộ Tứ Đế thì trí tuệ của các ngài hoàn toàn đã giải thoát hết tất cả các chướng ngại và ngay cả "Giải Thoát Trí Chướng " cũng đã rồi .
Giải Thoát Chướng là Giải Thoát Chướng Ngại Của Cái Biết.

Bậc A La Hán còn có điều Không Biết Không Thể Ngang bằng với Đức Phật được.
Như Zelda đã nêu ở bài trước Đức Phật Toàn GIác hay Đức Phật Thinh Văn , đều đã đạt đủ trí tuệ của một bậc thánh và hoàn toàn không còn chút gì của vô minh , hay chướng gì cả .


Phật có 18 Pháp Bất Cộng, 10 Trí Lực mà Bậc A La Hán Duyên Giác không có.

Chướng có hai Loại Vô Minh Chướng và Trí Chướng.

Vô Minh Chướng
hay là Phiền Não Chướng là SựChướng Ngại của Sự Giảoi Thoát Sanh Tử trong 3 cõi.

Trí Chướng là Sự Chướng Ngại Của Cái Biết.

Nư có một Thạc Sĩ Toán và một học trò tiểu học đều biết làm toán cộng trừ. Nhưng đâu thể vì người học trò biết làm toán cộng trừ rồi nói rằng người học trò hiểu toán bằng với vị Thạc Sĩ Toán.
Đức Phật Toàn Giác ví như các nhà bác học hàng đầu ấy và hàng hậu học là những vị Phật Thinh Văn .
Ví dụ này chẳng đúng. Đức Phật là Bậc Vô Sư Tự Chứng Biết còn các Bậc A La Hán là do Thầy mà hiểu.

Làm sau Bậc Phần Giác lại bằng Bậc Toàn Giác cho được.
Về Níp Bàn đúng vậy đấy Khách thật sự Níp Bàn là không , là trống rỗng không có bất cứ cái gì ở đó, nói bình dân chút tức là các vị Phật đã đạt đến sự " chết rồi hết ".
Niết Bàn mà bạn Zelda nói hoàn toàn khác hẳn với Kinh Điển của Phật Giáo Nam Tông.

Niết Bàn Là Diệt Các Phiền Não chứ không phải là Đoạn Diệt Ngoan Không.

Nếu Niết Bàn là Trống Rỗng Không Có Gì thì Hư Không Là Niết Bàn vì Hư Không Trống Rỗng.

Đĩnh nghĩa
không, là trống rỗng không có bất cứ cái gì ở đó
vốn không có trong Kinh Điển Nam Tông. Hiểu Niết Bàn như vậy là Tà Kiến vì là lạc vào Đoạn Kiến.
Do vậy tham chi cái danh phải là Toàn Giác mới được , chính đây là cái tham mà M4 Vương gài cho hàng hậu học sau này phát nguyện không giải thoát .
Đây không phải là Tham mà là Tâm Đại Bi.

Theo như lý luận của bạn Zelda thì Chư Phật đều là Do Tâm Tham Danh mà Tu Thành Phật hay sao?

Không Có Phật ra đời thì làm gì mà có A La Hán trong thế gian

Muốn có Phật ra đời thì phải có người Phát Tâm Tu Thành Phật.

Điểm Chánh khác biệt giữa Nam Tông Phật Giáo và Bắc Tông Phật Giáo là Tâm Đại Bi.

Phật Giáo Nam Tông chủ trượng Tự Lợi tức là chỉ tu Tự Giải Thoát cho mình còn chúng sanh khổ đau trong sanh tử thì mặc kệ.

Phật Giáo Bắc Tông chủ trương là Tự Lợi Lợi Tha đây là Hạnh Bồ Tát cũng chính là hạnh Nguyện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuở còn Tu Hạnh Bồ Tát.

Nếu tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng nghĩ rằng chỉ cần tu chứng quả A La Hán hay là Duyên Giác rồi Nhập Niết Bàn thì làm gì ngày nay có các vị nương nơi giáo pháp của Đức Phật tu hành mà Chứng Quả A La Hán.


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào khách ^^
Zelad sẽ lần lươt giải đáp và phân tích những điểm còn hoài nghi và chưa đúng chánh pháp của bạn
Đầu tiên Zelda xin nói rõ rằng , Tịnh Diệt ở đây tức ý là các vị Phật khi Vô Dư Níp Bàn . Nói sát nghĩa là Đức Phật chết .
Đức Phật chết ngài sẽ còn tồn tại hay kô tồn tai ? Xin thưa kô tồn tại , và có thể xem là hết .
Tức chúng ta tu thế nào đó để rồi " chết rồi hết " .
Xin bạn đưa ra đoạn trích từ kinh điển nào cho rằng Zelda sai ở luận điểm này .


Tiếp theo bạn cho rằng có cái gọi là chướng ngại của cái biết . Xin thư rằng Bậc Alahan ( vô học ) kô hề dính chấp vào bất kì cái chướng ngại nào .
Và kô hề có bất kì cái chứng ngộ nào của Đức Phật Toàn Giác liên quan đến sự đoạn tận vô minh mà các ngài kô chứng ngộ cả .
Sự khác
84000 pháp môn ví như các phương tiện để đưa chúng sinh đến bờ giải thoát , vị Phật Thinh Văn ấy khi chứng đạt 1 trong các pháp môn ấy sẽ đoạn tận Tam Độc chứng quả Níp Bàn . Do vậy nếu nói rằng các ngài phải biết cho hết 84000 pháp môn là điều vô ích , vì khi đã qua sông sao lại mang theo thuyền ?
Như vậy nói rằng sự hiểu biết tất cả con đường đi đến mục đích chứng ngộ giải thoát các ngài thật sự kô biết hết bằng một vị Phật Toàn Giác , nhưng cái mục đích cuối cùng mà các pháp môn các ngài đã chứng đạt .
Sự ngang bằng
Thì ở đây điều cần là chứng quả Níp Bàn là cái quả tối thượng và duy nhất cần chứng ngộ trên thế gian này . Thì vị Phật Toàn Giác và vị Phật Thinh Văn đều như nhau ,ngang bằng . Khác thì như đã kể trên về sự biết về 84000 pháp môn và sự biết 1 pháp môn.

Phần kế khách đã đưa lên một số kiến thức khác rất lạ có thể là Zelda chưa tìm hiểu đến như là :18 Pháp Bất Cộng, 10 Trí Lực .
Cũng mong bạn giải thích thêm nó là thế nào và trong kinh điển nào. ( bạn nói quá vắng tắt)
Bạn đưa ra ví dụ về thạc sĩ toàn và một học sinh tiểu học để đối chiếu một vị Phật Toàn Giác và vị Phật Thinh Văn.
Ở đây Zelda thấy sự kô đùng và rất biên kiến .
1.Một thạc sĩ toán kô thể so sánh cho rằng là một vị Phật Toàn Giác
Vì thạc sĩ toán kô phải là người đầu tien tìm ra môn toán , mà chỉ là một người học trò ham học mà học đến chức vị thạc sĩ .
2.Một học trò tiểu học kô thể so sánh bằng một vị Phật Thinh Văn .
Vì ở đây giáo lý tột cùng và duy nhất Đức Phật Toàn Giác ở vị lai, hiện tại, tương lai là Tứ Thánh Đế . Thì những vị Phật Thinh Văn đã chứng ngộ kô phải chỉ ở trí biết hay kô biết .
Đến đây Zelda xin phân tích rõ cho bạn hiểu về biết và chứng ngộ .
Biết nằm trong trí Văn
Ngộ nằm trong trí Tự
Chứng nằm trong trí Tu.
Do vậy khi nói các vị Phật Thinh Văn chứng ngộ Tứ Thánh Đế thì kô còn nằm ở trong cái biết nữa mà Tứ Thánh Đế đối với các ngài là đã Chứng Ngộ . Do vậy ngay tại đây lập luận ban đầu của bạn về giải thoát Chướng ngại của cái biết thì các ngài đã thoát rồi . Vì không lẽ đến Trí Tu va Tư xong mà lại có chuyện lập lờ ở cái trí Văn ??? Phân tích của bạn quá mâu thuẫn kô đúng sự thật , nếu kô muốn nói là biên kiến và tự biên tự diễn.

Như vậy qua 1 và 2 ta nhận thấy Khách đã lấy 1 ví dụ quá sai lầm .

Ví dụ của Zelda về các vị bác học hàng đầu như Newton chẳng hạn là Đức Phật Toàn giác còn các vị thạc sĩ biết rốt ráo và giáo lý của những nhà bác học hàng đầu là Thinh Văn. Thiết nghĩ vẫn rốt ráo và chính xác hơn ví dụ rất ư là biên kiến của bạn , bạn cho rằng sai nhưng giải thích quá lạc đề và chưa chứng minh được nó sai và sai ở điểm nào.Ở đây có ai tìm cho Zelda một người thay thế được quả vị là người đầu tiên tìm ra thuyết định luật hấp dẫn của Newton kô>?Nếu được Zelda xin dẹp ngay cái chủ đề này và xin lỗi . Nhưng thật sự quá là viễn vông thưa các bạn , vậy mà có ngừoi lại cho rằng phải được vì bạn ấy đưa ra ví dụ học sinh tiểu học thì học đàng hoàng cũng là thạc sĩ mà , kô lẽ..... có ngày nào đó chúng ta sẽ có đến 10 , 20 , 100 người tự xưng là người đầu tiên tìm ra định luật hấp dẫn sao ?
Mẫu thuẫn ..quá.. mâu thuẫn


Đến phần sau cùng Zelda xin đưa ra về sự nhận định mang tính Vĩ Mô giữa 2 tư tưởng .
Chúng ta đều biết mọi giáo lý của Đức Phật đều hướng đến chúng sinh giải thoát và thoát càng nhiều càng tốt . Ở đây chắc các bạn cũng đồng ý với tôi rằng giáo lý hay tư tưởng nào mà kô đưa đến sự giải thoát . Thì đó có thể là một ngón tay chỉ mặt trăng hoặc là một giáo lý ngoại giáo nào đó .

(Xin lưu ý lần nữa các bạn cần có cái nhìn mang tính trí tuệ vĩ mô kô chấp kiến , thì mới nhìn ra được vấn đề này )

Như vậy bất kì tôn giáo nào trên thế gian cũng đều cho mình đúng , từ bi và lợi tha nhất thê gian này . Ở đây chắc các bạn đồng ý .

Như vậy để hiểu được tôn giáo nào có thể mang tính giúp được chúng sinh nhiều nhất thì chúng ta phải dùng tuệ Phân Tích mang tầm vóc một cương lĩnh của CEO .
Bài trước Zelda đã nếu giáo lý BT khuyến khích chúng sinh phát tâm thành bậc Toàn Giác và phải là Bậc Toàn Giác mới ưng thuận . Với Giáo lý Nguyên Thủy thì khác , luôn luôn hướng chúng sinh đến sự giải thoát , dù là Toàn Giác , Độc Giác , Thinh Văn Giác đều tốt cả .
Như vậy quan điểm của Khách quá xa lạ "Phật Giáo Nam Tông chủ trượng Tự Lợi tức là chỉ tu Tự Giải Thoát cho mình " xin bạn hãy trích kinh hay bất kì điều nào mà các sư NT nói có dính đến điều này ?

Và xin hỏi luôn Zelda là Phật Tử Phật Giáo Nguyên Thủy mà còn lên diễn đàn cứu khổ cứu nạn mà bạn dám bảo rằng là Tự Lợi và tu Tự Giải Thoát ? Xin thưa ở trên diễn đàn này Zelda đã thấy kô ít người PGBT khuyên người ta về nhà mà tu chứng đi , đừng nên nói ra pháp môn của Zelda làm cái gì .... ờ vậy mới thấy thực tế khác với xảo biện là thế nào.

VÌ giáo lý PGBT luôn có tư tưởng phái tu đến quả vị Toàn Giác là từ bi . XIn hỏi luôn tại nơi này trên diễn đàn ai tự cho là mình chứng đến quả Tư Đà Hoàn ?
Nếu kô ái chứng đến đó thì bất kì Phật Tử BT nào cũng chưa đoạn được cái Tham , mà chưa đoạn cái Tham mà dám cho là các bạn Từ Bi hơn vị Phật Thinh Văn thì ở đây Zelda tuyên bố " Các bạn đang tự dối mình , lừa người , tự đề cao pháp môn nhằm đấu khẩu "
Cũng chính vì sự tự dối mình , dối người của các bạn . Nên các bạn tự cao cho rằng Từ BI hơn bậc đoạn tận Tam Độc , nên quả báo sinh ra các bạn kô bao giờ giải thoát .
Vì quả vị Toàn Giác cả từ thời trái đất này sinh ra cho đến nay chỉ có 5 vị , sau cùng là Đức Phật Di Lặc . Thì các bạn thành Phật ở thời điểm nào ? Như vậy kô phải là mắc mưu của M4 Vương sao ? M4 Vương vốn kô thể ép các bạn luân hồi khổ cực, nhưng chính các bạn phát nguyện đó thôi .


Vấn đề nữa khách cho rằng nếu kô có người phát tâm theo hạnh Bồ Tát để thành Đức Phật Toàn Giác thì ai sẽ là vị khơi nguồn ra các vị Phật Thinh Văn ?
Đây là sự hiểu biết thiển cận mang tính hẹp hòi của khách .
Xin bạn xem lại bài đầu Zelda có nói về 10,20,30 Pháp Balamat .
Trong bất kì thời mạc pháp tức là thời ấy kô tìm ra Tứ Thánh Đế và ngừoi ta kô biết Đức Phật là ai ? Tứ Thánh Đế là gi ?
Nhưng luôn luôn có những vị Bồ Tát Thọ trì 10,20,30 Pháp Balamat . Những vị này sẽ có người là Phật Toàn Giác, Thinh Văn Giác, Độc Giác .
Chứ kô phải rằng là kô có người đâu bạn ? Và ngay trong Phật Giáo Nguyên Thủy các vị Tăng và chính các vị Tăng luôn hướng bản thân mình đến hành pháp của vị Bồ Tát Thọ trì 10 pháp bậc hạ, 10 pháp bậc trung, 10 pháp bậc thượng . Ngõ hầu đem lại lợi ích cho thế gian , nhưng cái quan trọng nằm ở đây ai ai trong PGNT đều phát tâm như vậy nhưng mà có làm được kô thì tùy căng tánh .
Cớ sao khách lại vu khống rằng PGNT kô có người phát tâm hành trì đến bậc Phật Toàn GIác ? Và cái nặng hơn nữa là bạn phạm vào giới nói dối cho rằng PGNT chỉ có tư lợi bỏ mặc chúng sinh ?

Nếu khách có cái nhìn bậc trí sẽ thây tư tưởng PGNT sẽ đưa chúng sinh giải thoát nhiều vô cùng và PGBT lại kô thể có một ai giải thoát.

Đã diễn giải xong cho khách , và kính mong các bạn cứ tiếp tục đóng góp , để Zelda chứng tỏ rằng PGNT Đại Từ Bi như thế nào và Zelda có bỏ rơi bỏ mạc các bạn bị luân hồi ko nha?Các bạn đừng lo Zelda sẽ cứu các bạn thoát khỏi nanh vuốt của Tà Kiến............
Kính mong đóng góp


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Zelad sẽ lần lươt giải đáp và phân tích những điểm còn hoài nghi và chưa đúng chánh pháp của bạn
Đầu tiên Zelda xin nói rõ rằng , Tịnh Diệt ở đây tức ý là các vị Phật khi Vô Dư Níp Bàn . Nói sát nghĩa là Đức Phật chết .

Đức Phật chết ngài sẽ còn tồn tại hay không tồn tai ? Xin thưa không tồn tại , và có thể xem là hết .

Tức chúng ta tu thế nào đó để rồi " chết rồi hết " .


Bạn Zelda y theo Kinh nào của PGNT mà nói rằng tu để rồi Chết Là Hết.

Cái lối lý luận như vậy là Tà Kiến đã bị Đức Phật bác bỏ trong Kinh Phạm Võng (Brahamja Sutta).

Trích Kinh Phạm Võng:
Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ðoạn Diệt Luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ðoạn Diệt Luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ðoạn Diệt Luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương, trên, nếu không có cảm xúc.
Tu để rồi trở về Đoạn Diệt Ngoan Không Vô Tri Vô Giác thì cần gì mà phải tu.

Nếu Tu để trở thành Đoạn Diệt Ngoan Không Vô Tri Vô Giác thì ngọn lửa tắt là ngọn lửa Nhập Niết Bàn, cái bình bể thì cái Bình Nhập Niết Bàn bởi vì là không còn gì hết.

Đây chính là Sự Hiểu Biết Sai Lạc Về Niết Bàn.

Kinh Thanh Tịnh trong Trường Bộ Kinh nói:
Này Cunda được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau:

"Như Lai không có nói: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm!".[/quote]

Bạn Zelda tự xưng là tu theo Phật Giáo Nam Tông mà có lối lý luận Đoạn Diệt của Ngoại Đạo.

Đức Phật chẳng bao giờ nói rằng Niết Bàn là Trống Rổng Không Có Gì Hết và Đức Phật cùng Chư A La Hán nhập Niết Bàn nghĩa là Không Còn Gì Hết.

Hiểu Niết Bàn như bạn Zelda thì đất đá vô tri đều đã nhập Niết Bàn vì đất đá không có tri giác gì cả.

Niết Bàn mà là Trống Rổng Không Có Gì Hết thì Hư Không Vô Tri là Niết Bàn rồi.

Niết Bàn Không Phải Là Đối Đãi Của Có Không.

Cái lý luận Đức Phật và Chư A La Hán nhập Niết Bàn là Không Còn Tồn Tại và Niết Bàn là Trông Rỗng Không Có Gì thì KC chưa hề thấy trong bất cứ Kinh Điển nào của PGNT cả.

Cái lối lý luận sai lầm về Niết Bàn của bạn Zelda thì KC đã đọc được từ trong các bài khảo cứu về Phật Giáo của các nhà Thần Học Thiên Chúa Giáo vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khi mà sự hiểu biết về Phật Giáo chưa được chính xác.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào Kim Cang , Zelda rất mừng vì bạn kô còn thắc mắc vi sao Zelda cho rằng bậc Alahan là bậc tối thượng .

Về vấn đề bạn nêu ra về Níp Bàn . bạn có trích 2 đoạn kinh .
Đoạn đầu nói về Đoạn Diệt . Zelda khẳng định rằng Zelda kô nói về Đoạn Diệt .
Vì Đoạn diệt là chúng sinh kô có cốt lõi , kô có tự ngã , chết xong rồi hết .
Ở đây đang nói về chúng sinh chết xong rồi hết kô nói về bậc thánh chết xong rồi hết . Do vậy Kim Cang có sự dẫn chứng kô đúng trong bài kinh này .

Phần sau Kim Cang trích đoạn kinh Thanh Tịnh trong Trường Bộ Kinh nhưng lại trích thiếu , Zelda xin trích đủ như sau :

30. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Thế nào Hiền giả, Như Lai có tồn tại sau khi chết không. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm?" Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: "Như Lai không có nói: "Như Lai có tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm!" Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Thế nào Hiền giả, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, có phải không? Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm?" Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: "Như Lai không có nói: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm!" Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Thế nào Hiền giả, Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết... Như lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết? Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm?" Này Cunda được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: "Như Lai không có nói: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm!".

31. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Này Hiền giả, vì sao Sa môn Gotama lại không nói?" Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: "Này Hiền giả, vì không liên hệ đến lợi ích, không liên hệ đến Pháp, không liên hệ đến căn bản phạm hạnh, không hướng đến yểm ly, vô tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết bàn. Do vậy Thế Tôn không trả lời."



Ở đây Đức Phật kô bác bỏ luận điểm Như Lai sẽ tồn tại hay kô Tồn Tại sau khi chết vì điều này kô đưa đến sự lợi ích chứng quả giải thoát . Do vậy ý của Zelda nêu ra đức Phật cũng kô bác bỏ và cũng kô đồng tình . Như vậy chớ hiểu rằng kô đồng tình là bác bỏ.


Xin trích thêm đoạn kinh trao đổi giữa 2 vị Thánh :


Xá Lợi Phất đã hỏi:

- Nầy Ðại Ca Diếp! Sau khi viên tịch, đấng Toàn Giác (Tathàgata), sẽ hằng còn hay tuyệt diệt?... Hoặc theo một ý nghĩa sâu xa nào đó, Phật nhập Niết bàn, tức là trở thành tổng thể: một phần trường cửu và một phần không trường cửu? Hay Phật nhập Niết Bàn tức là trở thành vừa không trường cửu, vừa cũng không không trường cửu?"

Trước mỗi câu hỏi, Ðại Ca Diếp đã trả lời rằng: "Ðức Phật đã không bao giờ tiết lộ về chuyện ấy!". Và khi bị gạn hỏi "Tại sao đấng Toàn Giác đã không tiết lộ chuyện ấy? ", Ðại Ca Diếp lại phân tích:

- Bởi vì những điều đó không có lợi ích gì cho đời sống tu hành, không liên quan gì đến phẩm hạnh Sa-môn, không thúc đẩy các bậc xuất gia xa lánh trần tục, giảm thiểu ham muốn, không chấm dứt khổ não, không trở thành thanh tịnh, đạt trí tuệ giải thoát, không thực chứng chân lý và đắc Niết Bàn!

Xá Lợi Phất lại hỏi:

- Nhưng nầy Ðại Ca Diếp! Vậy thì Ðức Thế Tôn đã nói ra những gì?

- Nầy Xá Lợi Phất! Ðức Thế Tôn đã dạy: "Ðây là sự KHỔ, đây là NGUYÊN NHAÂN của sự khổ, đây là chỗ CHẤM DỨT sự khổ. Và đây là CON ÐƯỜNG dẫn tới chỗ chấm dứt ấy! Nầy đạo hữu Xá Lợi Phất! Ðức Thế Tôn đã thuyết ra như thế, bởi vì các điều ấy có lợi ích thiết thực cho sự tu hành, có liên quan trực tiếp tới đời sống phạm hạnh, khiến cho hành giả xa lánh trần tục, chấm dứt tham vọng, thanh tịnh nội tâm, hiểu biết trực tiếp, giác ngộ chân lý, và đạt tới Niết bàn! (Theo Tạp A Hàm số 16: 12 - Samyutta Nikàya 16: 12).



Xin trích kinh Pham Võng :

73. Này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến đời sống khác đã bị chấm dứt. Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người còn có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung, thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.

Này các Tỷ-kheo, như nhánh có một chùm xoài bị chặt đứt, tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia. Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt. Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.



Ờ 2 đoạn kinh đầu các bậc Thánh và ngay cả Đức Bổn Sư kô bác bỏ hay là chấp nhận luận điểm chết rồi hết của một bậc Thánh .
Nhưng ở đoạn kinh thứ 3 ta thấy Đức Phật có tiết lộ "Này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến đời sống khác đã bị chấm dứt" Điều này nói lên rằng khi Như Lai Nhập Vô Dư Níp bàn sẽ kô còn có một đời sống nào khác .
Đời sống ở đây ta có thể hiểu rằng sự tồn tại .
Này các Tỷ-kheo, như nhánh có một chùm xoài bị chặt đứt, tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia
Và ở đây chúng sinh sẽ kô được nhìn thấy được nữa .

Vì sao Đức Phật và chư Thánh lại kô tuyên bố thẳng ra và tránh trả lời sự tồn tại hay kô tồn tại của bậc Thánh ?
Theo Zelda chúng sinh có thân kiến khi nghe rằng con đường ấy , giáo lý ý . Sau khi tu chứng thì mình sẽ chết rồi hết . Vậy thì sẽ có người đi con đường đó nữa kô ?

Như quan điểm của Kim Cang "Tu để rồi trở về Đoạn Diệt Ngoan Không Vô Tri Vô Giác thì cần gì mà phải tu"

Ở đây KC đã là một minh chứng sống cho cái sự sợ chết rồi hết và tuyên bố sẽ kô tu nếu thật có chuyện như vậy .

Zelda xin nói thêm rằng : Ngoài 3 cỏi Dục Giới , Sắc Giới , Vô Sắc Giới , thì hoàn toàn kô có một cỏi , một sự tồn tại nào khác nữa . Hay Kim Cang cho rằng ngoài 3 cỏi sẽ còn một nơi một cảnh giới hay sự tồn tại nào khác ?( câu hỏi dành cho KC )
Sửa lần cuối bởi zelda vào ngày 03/01/08 21:07 với 1 lần sửa.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
chieuthanh

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi chieuthanh »

Hai vị này có lẻ hợp với nhau.


Cà phê nhé !

cafene

cafene

Tiếp tục...


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Chào Kim Cang , Zelda rất mừng vì bạn không còn thắc mắc vi sao Zelda cho rằng bậc Alahan là bậc tối thượng .
Chào bạn Zelda KC vẫn thấy Phật Toàn Giác Là Bậc Tối Thượng chỉ có Phật Toàn Giác mo81i ngang bằng Đức Phật Toàn Giác.

Đức Phật nói như nhau đây:
Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau:

"Như Lai không có nói: "Như Lai có tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm!"

Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau:

"Như Lai không có nói: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm!"

Này Cunda được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau:

"Như Lai không có nói: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm!".
Đây là bạn Zelda nói:
Về Níp Bàn đúng vậy đấy Khách thật sự Níp Bàn là không , là trống rỗng không có bất cứ cái gì ở đó, nói bình dân chút tức là các vị Phật đã đạt đến sự " chết rồi hết ".
Như vậy bạn Zelda nói Trái Kinh Phật bởi vì bạn Zleda Chấp Niết Bàn Là Trống Không Không Có Gì.

Bạn Zelda cũng nói như sau:
Đầu tiên Zelda xin nói rõ rằng , Tịnh Diệt ở đây tức ý là các vị Phật khi Vô Dư Níp Bàn . Nói sát nghĩa là Đức Phật chết .
Đức Phật chết ngài sẽ còn tồn tại hay không tồn tai ? Xin thưa không tồn tại , và có thể xem là hết .
Tức chúng ta tu thế nào đó để rồi " chết rồi hết " .
[ quote]Vì sao Đức Phật và chư Thánh lại không tuyên bố thẳng ra và tránh trả lời sự tồn tại hay không tồn tại của bậc Thánh ?

Theo Zelda chúng sinh có thân kiến khi nghe rằng con đường ấy , giáo lý ý . Sau khi tu chứng thì mình sẽ chết rồi hết . Vậy thì sẽ có người đi con đường đó nữa không ? [/quote]

Chấp Đức Phật Có Tồn Tại Sau Khi Nhập Niết Bàn là Tà Kiến.

Chấp Đức Phật Không Tồn Tại Sau Khi Nhập Niết Bàn là Tà Kiến.

Chấp Đức Phật Cũng Có Tồn Tại Cũng Không Tồn Tại Sau Khi Nhập Niết Bàn là Tà Kiến.


Chính vì vậy mà Đức Phật Không Trả Lời.

Như có người mù từ nhỏ hỏi mặt trời ra sau thì không có thể nào mà trả lời được bởi vì có nói sau người đó cũng không thể hiểu.

Người Còn Chấp Thật Có Thật Không thì không thể hiểu được Niết Bàn bởi vì Niết Bàn là Rời Ngoài Có Không Đối Đãi.

Rời Ngoài Đối Đãi thì làm sao mà dùng Đối Đãi để trả lời.
Nếu vì Vậy Mà Đức Phật Không Nói Thẳng thì Chẳng Khác Nào Là Ngài Vọng Ngữ vì là Không Nói Sự Thật.
Bạn Zelda lý luận bị sai ở điểm là Ngoại Đạo đã hỏi Đức Phật rằng:
Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Thế nào Hiền giả, Như Lai có tồn tại sau khi chết không. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm?"
Nếu Đức Phật Nhập Niết Bàn là Không Còn Gì = Không Còn Tồn Tại mà Ngài lại không nói thẳng thì có khác gì là Đức Phật Ngài Vọng Ngữ vì là Đức Phật Không Nói Sự Thật.

Nếu Tu Trở Thành Đoạn Diệt Ngoan Không thì Hư Không cũng Chứng Niết Bàn.
Zelda xin nói thêm rằng : Ngoài 3 cỏi Dục Giới , Sắc Giới , Vô Sắc Giới , thì hoàn toàn không có một cỏi , một sự tồn tại nào khác nữa . Hay Kim Cang cho rằng ngoài 3 cỏi sẽ còn một nơi một cảnh giới hay sự tồn tại nào khác ?
Niết Bàn Là Không Tất Cả Các Cảnh Giới nhưng Không Có Nghĩa Là Trống Không Vô Tri Vô Giác.

Theo Lý Luận của bạn Zelda thì Niết Bàn cũng như là Hư Không Trống Rỗng Vô Tti Vô Giác.

Cái lý luận Niết Bàn Là Đoạn Diệt không còn gì hết là Quan Niệm Niết Bàn của Ngoại Đạo không phải là của Phật dạy.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Hãy xem lại các bài kinh , kinh nào Đức Phật xác nhận Níp Bàn "Không Có Nghĩa Là Trống Không Vô Tri Vô Giác" ?
KC đã nói rồi Chấp Niết Bàn Là Có Là Không Đều Là Tà Kiến.

Đức Phật nói rằng các mệnh đề sau đây về Đức Phật sau khi Nhập Niết Bàn là Sai Lầm:

1-Đức Phật Là Còn Tồn Tại sau khi Nhập Niết Bàn
2-Đức Phật Là Không Còn Tồn Tại sau khi Nhập Niết Bàn
3-Đức Phật Là Cũng Tồn Tại Cũng Không Còn Tồn Tại sau khi Nhập Niết Bàn


Bạn Zelda nói tu theo Phật mà sao lại có Cái Chấp Đoạn Diệt.
Nhưng bạn cho rằng vị Phật Toàn Giác Hiện nay là tối thượng nhưng hiện này kô có vị Phật này , nếu có chỉ có thể là Phật Thinh Văn .
Tại sao một vị có trong hiện tại lai kô thể là tối thượng
Tối thượng tức hiện tại này kô có bất cứ bậc hay vị nào hơn được .
Trong Kinh Nikaya Đức Phật nói trong một thế giới trong một kiếp không có hai Vị Phật Toàn Giác ra đời.

Trong một thế giới trong một kiếp lại có thể có nhiều vị A La Hán.

Bạn Zleda hay dùng chử Phật Thanh Văn là SAI.

Phật là dịch từ chử Buddha các Bậc A La Hán không có vị nào có danh hiệu Buddha cả.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Vi KC Zelda se viet mot bai ve Niet Ban theo dung PGNT nhung xuat phat tu nhung vi da hoc thong Tang Vi Dieu Phap xác nhận.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
minh ho
Bài viết: 110
Ngày: 13/12/10 20:08
Giới tính: Nam
Đến từ: Tp.HCM

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi minh ho »

* Về danh tự :
- Toàn Giác Phật : Ứng cúng, Chánh biến tri, Lưỡng túc tôn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn.
- Độc Giác Phật : là Bậc Giác Ngộ trong thời kỳ không có Chánh Pháp.
- A La Hán : Là Bậc hữu duyên Giác Ngộ trong thời kỳ có Chánh Pháp.
Về danh tự, về cái dụng thì chúng ta thấy 10 hiệu, 10 lực… chỉ là những tính từ miêu tả một Đức Phật toàn vẹn, hoàn hảo. Đó là 1 hình mẫu tốt đẹp, hoàn toàn; là tấm gương cho 3 cõi, 4 loài noi theo mà tu tập. Về khía cạnh này thì Phật Toàn Giác là 1 viên Kim Cương, viên ngọc quý cho Trời, Người quy ngưỡng.

* Về Đạo Quả :
Về khía cạnh “tâm chứng” và sự “Giác Ngộ” thì đạo quả của họ là như nhau, là rốt ráo tận cùng. Chúng ta dùng thuật ngữ “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” để tham khảo. Về mặt từ ngữ thì :
- Vô Thượng nghĩa là Không Trên (chỗ tận cùng, tuyệt đối).
- Chánh Đắng nghĩa là bình đẳng tuyệt đối.
- Chánh Giác nghĩa là rõ các Pháp đúng như thật.
Thuật ngữ này có xuất xứ từ Kinh Chuyển Pháp Luân :
Này các Tỳ kheo, cho đến khi nào tri kiến như thật về bốn Thánh đế với ba sắc thái, mười hai tướng như trên không hoàn toàn rõ ràng nơi Ta, thì khi ấy, Ta không tự nhận chứng đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong thế giới với chư Thiên, Ma vương, Phạm Thiên, quần chúng Sa môn, Bà La Môn, Trời và Người.

Này các Tỳ kheo, khi nào mà tri kiến như thật về bốn Thánh đế với ba sắc thái, mười hai tướng hoàn toàn rõ ràng nơi Ta, thì khi ấy, Ta mới tự nhận đã chứng đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong thế giới với chư Thiên, Ma Vương, Phạm Thiên, quần chúng Sa môn, Bà La Môn, Trời và Người. Bấy giờ, tri kiến khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta; đây là lần sinh cuối cùng, Ta không tái sinh nữa".
Như vậy, Bậc trí nào có thể hành trì như Phật và tu chứng được như Phật thì đều có thể tuyên bố rằng :
"khi nào mà tri kiến như thật về bốn Thánh đế với ba sắc thái, mười hai tướng hoàn toàn rõ ràng nơi Ta, thì khi ấy, Ta mới tự nhận đã chứng đạt Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong thế giới với chư Thiên, Ma Vương, Phạm Thiên, quần chúng Sa môn, Bà La Môn, Trời và Người. Bấy giờ, tri kiến khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta; đây là lần sinh cuối cùng, Ta không tái sinh nữa".
Vị ấy xứng đáng được gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đúng như Pháp. (tên topic nên đổi thành ‘A La Hán bậc Vô Thượng’ (không trên) sẽ khế hợp hơn :D)

* Về nhân duyên :
Phật Toàn Giác : có khả năng + có đầy đủ nhân duyên hóa độ chúng sanh (vì trong quá khứ đã gieo duyên & cứu độ quá nhiều)
Độc Giác Phật : có khả năng + không có duyên để tiếp độ chúng sanh.
A La Hán : có khả năng + có một phần nhân duyên để tiếp độ chúng sanh.
Như vậy, danh tự “Toàn Giác, Độc Giác, Thanh Văn” là miều tả cho bối cảnh, diễn biến & nhân duyên các vị ấy trên con đường Thành Đạo. Giữa 3 vị ấy với nhau thì có sự sai khác như vậy nhưng 3 vị ấy đối với thế gian đều là bậc Thầy Vô Thượng.

* Về công đức :
“Như Lai là vị đầu tiên đã khởi xướng con đường, là người tìm ra con đường, là người tuyên bố về con đường giải thoát. Ngài là vị đã biết rõ đạo, khám phá ra đạo và tuyên thuyết về đạo giải thoát. Đệ tử của Ngài cũng đi theo con đường ấy và sau đó cũng đắc đạo. Cả hai đều cùng đi một con đường và cùng đắc đạo giống nhau.”
Đây là chỗ sai khác duy nhất của 1 vị Phật Toàn Giác so với các vị khác : vị đầu tiên tìm ra con đường.
Chỉ có chỗ này là sự sai khác giữa công đức của các vị Phật, vì Nhân đã khác nên Quả cũng khác. Khác như thế nào ?
Ví như : Có 1 ông chủ có số vốn ban đầu 100 đồng. Ông mở ra 1 ngân hàng cho vay có hiệu suất 10%/năm. Và tuần tự như vậy cho những nắm kế tiếp theo nguyên tắc lãi kép.
Giả sử ông chủ năm đầu tiên là đời F1. (dụ cho Toàn Giác Phật)
Năm thứ 2 là đời F2. (dụ cho Độc Giác Phật)
Năm thứ 3 là đời F3 (dụ cho A La Hán)
……………………………….
Cứ như thế cho đến 2500 năm.

Bạn nghĩ như thế nào ? Sự sai biệt có lớn chăng ?
Hãy mở Excel lên tính thử, sự sai khác còn lớn hơn cả Kinh Tứ Thập Nhi Chương 11
"Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn.
Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn.
Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Ðà Hoàn ăn.
Cho một trăm vạn (1.000.000) vị Tu Ðà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Ðà Hàm ăn.
Cho một ngàn vạn (10.000.000) vị Tư Ðà Hàm ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn.
Cho một ức (100.000.000)vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A La Hán ăn.
Cho mười ức (1 tỷ) vị A La Hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn.
Cho một trăm ức (10 tỷ) vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam thế Phật).
Cho một ngàn ức (100 tỷ) vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn".
Cho nên kể từ khi Thế Tốn ra đời, bất kể pháp lành nào đưa đến giải thoát đều có chút vốn (công đức :D) của Ngài. Về khía cạnh này, thì không 1 chúng sanh nào trong Tam Giới có thể giàu bằng Phật, từ khi thế giới được dựng lập cho đến khi thế giới bị hoại diệt hoàn toàn. Chỗ này tạo thành danh hiệu Lưỡng Túc Tôn (Phước, Đức vô lượng) của Phật.
Như vậy, theo đạo lộ này thì tất cả các thành tựu, thành quả của hàng hậu học đều có công ơn của Bậc khai sáng, Bậc mở đường. Ấy là “ý nghĩa” về công đức vô lượng của vị Phật Toàn Giác. Cho nên hôm nay, một pho tượng Phật bằng đá cũng là Phước điền vô thượng cho những ai muốn tầm cầu giải thoát mà đảnh lễ dưới chân Ngài. Đức Phật không muốn độc chiếm vị trí này nhưng kỳ thật nhân duyên sự việc là như vậy.

Lại nói, giữa các Đấng Như Lai thì sao ? Đức Phật Thích Ca giảng về Chư Phật quá khứ như sau :
7. - Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassĩ bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, tuổi thọ loài người là tám vạn năm.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhĩ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, tuổi thọ loài người là bảy vạn năm.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhũ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, tuổi thọ loài người là sáu vạn năm.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, tuổi thọ loài người là bốn vạn năm.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konãgamana, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, tuổi thọ loài người là ba vạn năm.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, tuổi thọ của loài người là hai vạn năm.
Này các Tỷ-kheo, nay tuổi thọ của Ta không bao nhiêu, ít oi, tuổi thọ loài người khoảng một trăm năm hay hơn một chút.
10. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassĩ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội sáu mươi tám triệu Tỷ-kheo, một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo. Tất cả đều là bậc Lậu tận.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhĩ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo. Tất cả đều là bậc Lậu tận.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhũ, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội sáu vạn Tỷ-kheo. Tất cả đều là bậc Lậu tận.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có một Tăng hội bốn vạn Tỷ-kheo. Tất cả đều là bậc Lậu tận.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konãgamana, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có một Tăng hội ba vạn Tỷ-kheo. Tất cả đều là bậc Lậu tận.
Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác có một Tăng hội hai vạn Tỷ-kheo. Tất cả đều là bậc A-la-hán .
Này các Tỷ kheo, nay trong thời của Ta có một Tăng hội một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Kinh Đại Bổn - Trường Bộ Kinh tập I
Chúng ta Thấy :
Thời Thế Tôn Vipassĩ : tuổi thọ 80,000 (8 vạn nặm) ~ 68,180,000 (68 triệu 18 vạn) Tỷ-kheo
Thời Thế Tôn Sikhĩ : tuổi thọ 70,000 (7 vạn) ~ 250,000 (25 vạn Tỷ-kheo)
Thời Thế Tôn Vessabhũ : tuổi thọ 60,000 (6 vạn năm) ~ 210,000 (21 vạn Tỷ-kheo)
Thời Thế Tôn Kakusandha : tuổi thọ 40,000 (4 vạn năm) ~ 40,000 (4 vạn Tỷ-kheo)
Thời Thế Tôn Konãgamana : tuổi thọ 30,000 (3 vạn năm) ~ 30,000 ( 2 vạn Tỷ-kheo)
Thời Thế Tôn Kassapa : tuổi thọ 20,000 năm ~ 20,000 (2 vạn) Tỷ-kheo.
Thời Thế Tôn Gautama : tuổi thọ 100 năm ~ 1,250 Tỷ-kheo.
Giữa các Đấng Như Lai, đều là Bậc mở đường, Bậc khai sáng, đều đầy đủ: 10 Hiệu, 10 lực… cũng có sự sai khác do nhân duyên, thời kỳ, tuổi thọ thế giới…
Nếu xét về tỷ lệ thì Thế Tôn Vipassĩ là hiệu năng nhất (1:852), các Thế Tôn Kakusandha, Konãgamana, Kassapa thì đều nhau và thấp nhất (1:1). Nhưng không thể vì thế mà nói Thế Tôn Vipassĩ Công Đức và Trí tuệ hơn các Bậc Thế Tôn khác. Ấy là do nhân duyên và diễn biến sự kiện mỗi thời khác nhau. Tất cả họ đều là Phật Toàn Giác và duy nhất trong mỗi thời, Công Đức & Trí Huệ đều vô lượng.
Đến đời kế tiếp, những bậc A La Hán kế thừa và duy trì chánh Pháp cũng là phước điền vô hạn ở thế gian. Nhờ có họ mà Chánh Pháp được lưu truyền, lan tỏa & soi sáng; hình thành ngôi Tam bảo : Phật Pháp Tăng để chúng sinh quy ngưỡng.
Trong danh tự Phật Pháp Tăng không có từ “Độc Giác”, vì sao vậy ? Trong khi Độc Giác Phật cũng xứng đáng là Thầy của Trời, Người. Như đã nói, thời kỳ Chánh Pháp là thời kỳ không có duyên với vị Độc Giác Phật. Cho nên, thời kỳ Chánh Pháp chỉ dùng danh tự Phật Pháp Tăng để biểu trưng cho Chánh Pháp. Như vậy là quá đủ, Ngôi Tam Bảo như kiềng 3 chân, vững chải để tiếp độ muôn loài. Chỉ sợ khuyết mất chân nào thì kiềng 3 chân sẽ sụp đổ.
Tỷ như : - Không có Phật ra đời thì thế giới hoàn toàn trầm luân, ngay cả danh tự Phật Pháp cũng không có.
- Hoặc giả cái chân Pháp gãy mất thì 2 chân kia chỉ là những danh tự rỗng không, không thể đứng được.
- Hoặc là cái chân “Tăng” bị khuyết lỡ thì 2 chân kia cũng siêu vẹo, gãy đổ không bao lâu.
Xét theo quá trình dựng lập thì ngôi Tam Bảo hình thành từ Phật => Pháp => Tăng. Nhưng theo lẻ Vô Thường thì thời kỳ hoại diệt sẽ theo tiến trình ngược lại là Tăng => Pháp => Phật. Điều này thực tế đang hiển bày. Tất cả đang trôi trên dòng chảy Vô Thường. Đời nay, thiếu những Bậc Thánh ở thế gian, cái chân “Tăng” đang thật là siêu vẹo. Chánh Pháp đang đi qua & hoàn thành sứ mạng của mình.
Vì vậy mà hàng hậu học chúng ta ngày nay việc cần làm phải đắp xây, dựng lại cái chân "Tăng" đang siêu vẹo = chính sự cần cầu, sự tu tập của bản thân, trở thành Phước điền Vô thượng ở thế gian để Chánh Pháp được trường tồn.
(Tôi thấy ngày nay chúng ta tranh luận, chúng ta đấu đá nhằm vào cái chân “Pháp” hơn là cái chân “Tăng” nhưng không thật thấy là ngày nay chân “Tăng” đang siêu vẹo nhiều nhất vì thiếu những bậc Thánh).

Vài lời thiển cận. Mong mọi người hoan hỷ !! kinhle kinhle kinhle


vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: Alahan bậc tối thượng.

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

@minh ho: tangbong kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]24 khách