Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bồ tát Đại Huệ dùng kệ tán thán Phật :

Thế gian lìa sanh diệt, ví như hoa hư không
Trí chẳng thấy có không, mà khởi tâm đại bi
Tất cả pháp như huyễn, xa lìa nơi tâm thức
Trí chẳng thấy có không, mà khởi tâm đại bi
Xa lìa chấp đoạn thường, thế gian hằng như mộng
Trí chẳng thấy có không, mà khởi tâm đại bi
Biết nhơn pháp vô ngã, phiền não và sở tri
Thường thanh tịnh không tướng, mà khởi tâm đại bi


Diễn nghĩa:
Thế gian lìa sanh diệt, ví như hoa hư không
Trí chẳng thấy có không, mà khởi tâm đại bi

Đức Phật thấy thế gian như hoa đốm trong hư không, chẳng hề có sanh diệt,
Thế nhưng ngài không chấp vào 2 bên: có, không mà vẫn khởi lòng thương xót (cứu độ cõi thế gian)
Tất cả pháp như huyễn, xa lìa nơi tâm thức
Trí chẳng thấy có không, mà khởi tâm đại bi

Vạn pháp thế gian đều là huyễn hóa, chỉ do tâm thức của chúng sinh mà hiện.
Nhưng Đức Phật, bậc trí tuệ, xa lìa tâm thức, chẳng chấp vào có không, vẫn khởi tâm thương xót (mà cứu vớt)
Xa lìa chấp đoạn thường, thế gian hằng như mộng
Trí chẳng thấy có không, mà khởi tâm đại bi

Không chấp thường, không chấp đoạn, cõi thế gian như mộng ảo,
Nhưng Đức Phật, bậc trí tuệ, chẳng chấp vào có không, vẫn khởi tâm thương xót (mà cứu vớt)
Biết nhơn pháp vô ngã, phiền não và sở tri
Thường thanh tịnh không tướng, mà khởi tâm đại bi

Phàm phu chấp ngã, nên phiền não nổi dậy. Nhị thừa chấp vô ngã, nhưng vẫn còn cái bị biết (sở tri), tức là còn trong mê.
Đức Phật biết rằng người và pháp đều vô ngã, không thực, (do đó) phiền não và sở tri đều không, vốn thanh tịnh, không tướng,
Nhưng ngài vẫn khởi tâm thương xót chúng sinh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< Vài lời góp ý với GIÀ BINH

Chữ TRÍ là nói đủ là TRÍ TUỆ ( HUỆ) Đ/H dùng chữ Phật thì không sai ,nhưng với
Người đọc lai hiểu là chỉ có PHẬT mới có TRÍ TUỆ , Ngay chữ Phật nghĩa là TÁNH GIÁC mà đa số người học Phật pháp vẫn chưa hiểu đầy đủ , nên dùng chữ TRÍ TUỆ là
Tốt nhất .

>:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cảm ơn đ/h Tietphuochung góp ý.
Nhưng đây là bài kệ của Bồ Tát Đại Huệ tán tụng Phật, do đó dùng chữ Phật là đúng chỗ. Còn chỗ (chữ màu đỏ ) là nguyên mẫu của bản dịch, do đó không thể sửa chữ "Trí" thành chữ "Trí tuệ" được. hơn nữa nếu sửa như vậy thì sai niêm luật của câu thơ.
Cảm ơn đ/h tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Bồ tát Đại Huệ dùng kệ tán thán Phật.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2 câu cuối :

Biết nhơn pháp vô ngã, phiền não và sở tri
Thường thanh tịnh không tướng, mà khởi tâm đại bi

Phàm phu chấp ngã, nên phiền não nổi dậy. Nhị thừa chấp vô ngã, nhưng vẫn còn cái bị biết (sở tri), tức là còn trong mê.
Đức Phật biết rằng người và pháp đều vô ngã, không thực, (do đó) phiền não và sở tri đều không, vốn thanh tịnh, không tướng,
Nhưng ngài vẫn khởi tâm thương xót chúng sinh.

(Cái sở tri là cái bị biết, bao gồm cảnh giới nội, ngoại và các kiến thức mình học được, thu thập được qua kinh nghiệm, qua tiếp xúc v.v… )
Đại sư Hàm Thị giảng :
Cái sở tri đó do tam tế, lục thô mà có.

Tam tế :
1) Y Bất giác tâm động gọi là nghiệp tướng
2) Y tâm động khởi năng kiến, gọi là chuyển tướng
3) Y năng kiến và cảnh giới gọi là hiện tướng
(Ba cái trên là ba mặt của Tàng thức)

Sau đó y hiện tướng, đối cảnh phân biệt thành lục thô :
1) Trí tướng, tức pháp chấp câu sanh
2) Y trí, khởi niệm chẳng dứt, gọi tương tục tướng là pháp chấp phân biệt (mạt na)
hai cái chấp pháp, ngã này tuy thuộc thức thứ bảy, song cội gốc khó thấy, vì nó y vào bất giác mà khởi nên rất vi tế. Đến hàng thập nhất địa (bậc đẳng giác) vẫn có 2 phần sở tri ngu, cho nên không phải chỗ nhị thừa thấy được. Chữ sở tri tức là nhĩ diệm vậy.
3) Y niệm khởi chấp gọi là chấp thủ tướng, là nhơn chấp câu sanh. (ý thức)
4) Y chấp khởi kế (tính toán) gọi là kế danh tự tướng, là nhơn chấp phân biệt. (5 thức sau)
hai cái chấp nhơn, ngã này khởi ra tất cả cội gốc phiền não, cũng thuộc về thức thứ 7. Song vì y cảnh phân biệt làm chỗ chấp giữ nên hàng nhị thừa quán nhơn vô ngã cũng hay đoạn được, mà pháp ngã của tức thứ 7 chẳng đoạn. (Ngài Huyền Trang cho phân biệt thuộc thức thứ 6, câu sanh thuộc thức thứ 7 Nhưng ở đây xét về nguyên do sanh khởi nên gọi chung là thức thứ 7) .
5) Y hoặc (huyễn) tạo nghiệp, gọi khởi nghiệp tướng
6) Y nghiệp chiêu báo, gọi KHỔ hệ tướng.
Hai phần này thuộc về trời, người. Nhưng Tam tế, lục thô đều do bất giác. Nếu giác thì hoàn toàn không, nên nói “ thường thanh tịnh không tướng “.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tất cả không Niết Bàn
Không Niết Bàn của Phật
Không có Phật Niết Bàn
Xa lìa giác, sở giác
Hoặc có, hoặc không có
Cả hai thảy đều lìa.


Thấy Chúng sinh có sinh tử, Thấy Phật không còn sinh tử , nên nói là Phật vào Niết Bàn. Cho nên có sinh tử mới có Niết Bàn (là tướng đối đãi)
Thực ra thì không có Niết Bàn, do đó mà cũng không có sinh tử.
Thấy có chúng sinh bị sinh tử, là thấy có Phật vào Niết Bàn.
Chẳng biết rằng chúng sinh cũng không sanh diệt (chỉ là vọng thấy mà thôi) Hay nói cách khác : Tất cả chúng sinh đã vào Niết Bàn, chẳng cần lại Niết Bàn nữa.
Chư Phật rời xa cái thấy như thế (giác và sở giác) , cũng rời xa cái thấy có, không. Cả hai thảy đều lìa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Quán Mâu Ni tịch tĩnh
Thế là xa lìa sanh
Ấy gọi là chẳng thủ
Đời này, đời sau tịnh
.

Pháp thân không tánh, không sanh, chẳng phải tâm, chẳng phải thức, đây là Mâu Ni tịch tĩnh, chóng lìa tất cả kiến và tướng sanh diệt.
Nếu khởi cái quán này, trong một sát na, các chấp đều đoạn. Liền đó mắt mình mở rộng, thẳng đến vị lai, tự nhiên tịnh niệm tương tục.
Đó là chỗ Lục Tổ nói “Niệm trước chẳng sanh, niệm sau chẳng diệt” vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

108 câu trên đây, như chư Phật đã nói :
Câu sanh là bất sanh
Câu thường là vô thường
Câu tướng là vô tướng
Câu trụ dị là phi trụ dị
Câu sát na là phi sát na
Câu tự tánh là ly tự tánh
Câu không là bất không
Câu đoạn là bất đoạn.

Xét lời đáp này chỉ có 4 chữ bất, vô, phi, ly. Đây là lời chỉ thẳng vậy. chỉ ngăn cái sai mà chẳng nói cái phải. Cũng vậy:
- Vàng không phải là nhẫn (nhưng nhẫn là vàng.)
- Vàng không phải là vòng kiềng (nhưng vòng kiềng là vàng)
- V.v…
Như Lai tàng không tự tánh, không thể tự giữ, vọng có sở giác. Biết nó là vọng thì không có năng giác, sở giác. Không biết liền thành thức. Toàn Như Lai tàng tức là thức. Do thức, liền phát sanh phân biệt. Cho nên phàm có nói năng đều là phân biệt, đều là thế đế. Ba cõi, 25 loài đều là thế đế, phải quấy, thiện ác, nam nữ v.v…cho đến ba thừa, 12 bộ kinh đều là thế đế, nội điển, ngoại điển, nhân quả, tiến thối, chứng ngộ đều là thế đế, không phải đệ nhất nghĩa đế. Đệ nhất nghĩa đế không phải phân biệt mà được, không phải ngôn thuyết mà được . Lìa phân biệt, ngôn thuyết tức là đệ nhất nghĩa đế. Liền đó thấu suốt thì ba thừa, 12 bộ đều là đệ nhất nghĩa đế, nội điển, ngoại điển, nhân quả, tiến thối, cho đến chứng ngộ, đều là đệ nhất nghĩa đế. Cho đến 3 cõi, 25 loài đều là đệ nhất nghĩa đế. Nên biết đệ nhất nghĩa đế lìa phân biệt, bặt ngôn ngữ, tự tri, tự chứng mà thôi.

Nói một cách khác : Hết thảy mọi sự, mọi vật đều từ pháp tánh, từ tánh nhận biết mà ra. Nếu mọi sự có biến đổi là do so sánh, phân biệt với cái cũ. So sánh được là bởi cái nhận biết đó không biến đổi. Nếu nó cũng biến đổi thì làm sao mà so sánh? Làm sao phân biệt (mà cái nhận biết đó chính là sự vật). Cho nên nói trong cái vô thường có cái thường.

Trong bài kệ này nói :
Sanh là chẳng sanh (Thế gian cho là sanh, mà thực sự là chẳng sanh)
Thường là vô thường (Thế gian cho là thường, mà thực sự là vô thường)
Tướng là vô tướng (Thế gian cho là tướng, mà thực sự là vô tướng)
……v.v………
Vì sao ? vì cái thấy của thế gian đều là sai lầm, do mê muội mà thấy vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phật bảo Đại Huệ Bồ Tát : Các thức có 2 thứ sanh, trụ, diệt chẳng phải suy nghĩ mà biết được. Những gì là hai ?
- Các thức có hai thứ sanh là lưu trú sanh và tướng sanh
- Các thức có hai thứ trụ là lưu trú trụ và tướng trụ
- Các thức có hai thứ diệt là lưu trú diệt và tướng diệt.


Lưu trú là chơn pháp không tánh chẳng hay tự giữ, thức tánh trôi chảy, bất giác vọng động sanh niệm
Niệm niệm chẳng dừng, nhưng không thể nhận biết, nên dường như phẳng lặng. Đây là mặt bằng thức. Khi ý niệm về một vật gì, thì hình tướng vật đó hiện lên mặt bằng thức như vậy gọi là lưu trú sanh và tướng sanh
Ví như dòng nước lưu chuyển, trên mặt nước thấy phẳng lặng, nhưng ở trong giọt giọt nối nhau, chẳng tạm dừng.
Như thế gọi là lưu trú trụ và tướng trụ.
Khi diệt cũng lại như thế


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Nói lược có ba thứ thức, nói rộng có 8 tướng. Những gì là ba ?
Là chơn thức, hiện thức và phân biệt sự thức. Đại Huệ ! ví như gương sáng gìn giữ các sắc tượng, hiện thức ở trong ấy mà hiện cũng lại như thế.


Hiện thức là thức Alaya, là thức thứ 8. là dụng của tâm, là tánh nhận biết, nhờ nhận biết mà mọi thứ hiển hiện nên gọi là hiện thức. Thức này sẽ chuyển thành “Đại viên cảnh trí” khi giác ngộ.
Phân biệt sự thức gồm 7 thức trước. (tai mắt, mũi lưỡi, thân ý, mạt na). Các thức này phân biệt sự tướng rành rõ nên gọi là “phân biệt sự” thức.
Chơn thức gồm cả hai: hiện thức và phân biệt sự thức. Nó là tâm thể.

Chơn thức như tấm gương sáng, Hiện thức như tánh phản chiếu của gương (tánh sáng), phân biệt sự thức như các hình tướng trong gương.
Về thể thì phàm thánh không hai, nhưng về dụng thì mê, ngộ khác biệt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đại Huệ ! Hiện thức và phân biệt sự thức, hai thức này tướng hoại và chẳng hoại lần lượt làm nhơn cho nhau. Đại Huệ bất tư nghị huân và bất tư nghị biến làm nhơn của Hiện thức.

Tướng hoại của Hiện thức là các pháp đều hư vọng, không thực.
Tướng hoại của Phân biệt sự thức là các căn.
Ta biết rằng Chơn như không tánh, niệm niệm bất giác, huân tập thành vô minh. Do đây tam tế tạo thành Hiện thức và phân biệt sự thức.
Nếu cho rằng Hiện thức (Alaya) chẳng hoại nhận lầm nó là nhơn chơn thực, chẳng biết nó là thức lưu trú, liền vọng sanh chấp ngã (mạt na). Thức mạt na này xem các bóng dáng tiền trần trong alaya làm của nó, gọi là ý thức.

Hiện thức do niệm niệm bất giác, huân tập tạo thành, tuy là toàn vọng, nhưng xét mỗi niệm cũng đều là không, thì ta biết : ngay đó nó vẫn là chơn. Do đó trong chỗ sai biệt vốn có chơn tướng không sai biệt.
Khi mê thì hết thảy là toàn vọng. Khi ngộ thì hết thảy là toàn chơn.

Đại Huệ! Do nhận lấy các trần cảnh và vọng tưởng huân tập từ vô thỉ là nhơn của phân biệt sự thức.

Phân biệt sự thức cũng là chơn thức, do sáu trần bên ngoài hợp với kiến phần bên trong, mà cho 7 thức là thật ngã, tạo thành Nhơn tướng (hình người) của phân biệt sự thức. Chẳng biết là do mê chơn tâm mà vọng tưởng, biến nội thức thành dường như hiện tiền. Lại chấp nhận cái hiện tiền ấy mà phát huy hư vọng. Nên kinh Lăng Nghiêm nói “Tự tâm thủ tự tâm, phi huyễn thành pháp huyễn”. Tức là do thủ chấp mà chơn tâm, biến thành các pháp hiện tại (pháp huyễn).


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh Lăng Già

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

KHI NGỘ, CHƠN CHẲNG DIỆT.
Đại Huệ ! Nếu trở lại chơn thức thì các thứ chẳng thật, các thứ hư vọng ấy diệt, tức là tất cả căn thức diệt, thế thì danh tướng diệt.

Tự mê chơn thức làm hiện thức, chơn như Phật tánh bởi bất giác mà khởi ra kiến phần, tướng phần là các thứ hư vọng, chẳng thật. Do vậy căn thức lưu chuyển , không thể tự giác. Bỗng nhiên biết trở về thì những thứ hư vọng như nước sôi chế trên băng . Căn - trần, tâm - thức đồng thời tiêu sạch. Đến đây chỉ còn lại chơn thức, không còn thức nào khác.
Các thứ hư vọng chẳng thật là chỉ cái tướng của 8 thức.
Căn thức là thức tướng của 7 thức trước.
Khi sanh thì thức lưu trú sanh trước. Khi diệt thì các tướng diệt trước.
Khi trở về chơn, liền đó được tròn khắp (viên mãn), không có thứ lớp. Song việc đốn ngộ và việc trừ các căn và dục không phải là một., nên cũng còn phải tiệm tu (hành bố)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách