Vừa khởi tâm động niệm một chút thì đã sai mất rồi

Thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì pháp môn niệm Phật.

Điều hành viên: binh, battinh

trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Vừa khởi tâm động niệm một chút thì đã sai mất rồi

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Ðến cũng không không, đi cũng không không (Buổi sáng 21-11-98)

Tôi cùng Lý hội trưởng đi thăm lão cư sĩ Hồng Cung Lan và tặng cho ổng một xâu chuỗi. Lão cư sĩ nói lúc bình thường ông có rất nhiều vọng niệm, sau khi có được xâu chuỗi này thì vọng niệm ít đi. Ông nằm mộng thấy một nam một nữ đến thăm ông, họ nói là do Ngọc Hoàng Ðại Ðế phái đến để bảo hộ cho ông, khuyên ông phải nhẫn nại, và nói: ‘Ðến cũng không không, đi cũng không không’. Cả đời lão cư sĩ Hồng chẳng có tâm nhẫn nại, tính tình nóng nảy; nghe xong, ông hiểu được và rất hoan hỷ. Sau khi ông tỉnh dậy thì hai người này biến mất. Ông nói ông đã tám mươi tuổi rồi, nhất định không lừa gạt người, đây là cảnh giới thật.

‘Ðến cũng không không, đi cũng không không’, hai câu này nói toạc hết nghĩa thú của kinh Bát Nhã. Không những trước lúc chúng ta đến đã không không, đi rồi cũng không không, hiện tại [chẳng phải] cũng không không đó sao? Ðức Phật nói chân tướng sự thật là như ‘mộng, huyễn, bọt, bóng’. Mộng, huyễn, bọt, bóng đều chẳng chân thực, đều là giả tướng, thời gian giả tướng này tồn tại rất ngắn, trong kinh hình dung ‘như sương, như ánh chớp. Như sương là nói tướng tương tục -- tiếp nối, như ánh chớp là nói ‘sát na tế’ -- rất nhanh, nói rõ thật tướng chư pháp đích thật như vậy. Người hiểu rõ và giác ngộ thì được xưng là Phật, Bồ Tát; người mê hoặc và chẳng giác ngộ cho rằng chuyện này không thật, đây là phàm phu. Cho nên sự sai khác giữa Phật, Bồ Tát và phàm phu là ở tại một niệm giác hay mê. Người giác ngộ trong mộng, huyễn, bọt, bóng được tự tại, người mê hoặc thì rất đau khổ.

Do đó có thể biết đây là ‘duyên sanh’, duyên khởi tánh không. Nghiệp duyên rất phức tạp, gồm có ba thứ: thiện, ác, và vô ký (vô ký là chẳng thiện, chẳng ác). Chỉ có người giác ngộ chân chánh mới có thể vận dụng một cách thích hợp, giúp đỡ những chúng sanh chưa giác ngộ có thể khai ngộ, đây tức là chư Phật, Bồ Tát phổ độ chúng sanh. Hiểu rõ chư pháp là vô sở hữu, ‘không không’ cũng là vô sở hữu, liễu bất khả đắc (trọn chẳng thể có được); cái tâm niệm có thể đắc và những vật đắc được đều là ‘không không’, tâm chúng ta mới chân chánh trở lại bình tịnh, trở lại thanh tịnh, bình đẳng. Thanh tịnh bình đẳng là chân tâm bản tánh của chúng ta, và cũng là ‘minh tâm kiến tánh’ nói trong Tông Môn, [hiểu được như vậy] chúng ta mới thể hội tại sao cả đời giảng kinh thuyết pháp, Thế tôn phải dùng hết hai mươi hai năm để giảng kinh Bát Nhã là vì hết thảy chúng sanh chẳng biết chân tướng sự thật, chẳng biết các pháp đều không, chẳng thể hành Bồ Tát đạo. Bồ Tát đạo là con đường giác ngộ, phàm phu đi con đường mê hoặc nên mới xuất hiện thập pháp giới, lục đạo, tam đồ. Mê nặng thì là hiện tượng tam đồ, nhẹ hơn thì là lục đạo, nhẹ hơn nữa là tứ thánh pháp giới. Hết thảy tam đồ, lục đạo, tứ thánh pháp giới đều là mê, đều chẳng khế nhập vào ‘lý không’, khế nhập vào ‘lý không’ thì sẽ chứng được Nhất Chân pháp giới.

Nhất Chân cũng là danh tướng nói một cách miễn cưỡng, nếu chúng ta chấp trước có một cái ‘Nhất’, chấp trước có một cái ‘Chân’ thì cũng sai luôn. Ðối ngược của một là nhiều, đối ngược của chân là giả, Huệ Năng đại sư nói: ‘Một và nhiều, chân và giả là Nhị pháp, Nhị pháp chẳng phải Phật pháp’. Cho nên chẳng có ý niệm của ‘nhất’, của ‘chân’ thì mới thực sự là Nhất Chân pháp giới. Do đó có thể biết vừa khởi tâm động niệm một chút thì đã sai mất rồi.

Học Phật thì phải học như thế nào? Tông Môn thường nói: ‘Tu từ căn bản’, căn bản tức là một niệm chẳng sanh, tâm địa thanh tịnh chẳng khởi một tâm niệm gì hết. Nếu nghĩ: ‘hiện giờ một niệm cũng chẳng sanh’ thì đã sanh lên cái tâm ‘một niệm chẳng sanh’, vậy thì cũng sai rồi. Lúc mới bắt đầu học, Tông Môn dùng phương pháp ngồi xếp bằng quay mặt vào vách để tập ‘không khởi tâm, không động niệm, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước’. Sau khi học thành công rồi thì phải thao luyện trong đời sống, khi lục căn tiếp xúc cảnh giới lục trần phải không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, vậy thì mới thành công, lúc bấy giờ mọi cảnh giới đều là Nhất Chân pháp giới. Nhất Chân pháp giới chẳng tách lìa thập pháp giới, lục đạo, tam đồ; làm sao có thể gọi là Nhất Chân pháp giới? Do chuyển biến nơi tâm, chuyển biến ở chỗ nhận biết, nhận thức chân tướng của cảnh giới, tức là nhận thức được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.

Ý nghĩa của câu ‘Ðến cũng không không, đi cũng không không’ rất sâu, nếu nhận thức rõ thì sẽ rất vui vẻ mà nắm lấy duyên, thành tựu vô lượng công đức, đó là tích công lũy đức. Phàm phu nhận lầm cảnh giới, tạo thành tội nghiệp nhưng chẳng phải là cố ý tạo tội. Ðức Phật nói nguồn gốc của hết thảy tội nghiệp là ngu si, si tức là chẳng hiểu rõ chân tướng sự thật nên làm sai, dùng duyên sai lầm. Người giác ngộ hiểu rõ chân tướng sự thật nên khi khởi tâm động niệm, hết thảy hành động đều là tích công lũy đức. Tích công lũy đức là khái niệm của người thế gian, người giác ngộ chẳng có tâm niệm này. Chúng sanh trong thập pháp giới có tâm niệm này, Phật, Bồ Tát trong Nhất Chân pháp giới chẳng có tâm niệm này, đó là ‘làm mà không làm, không làm mà làm’.

Chúng sanh có ‘cảm’ thì Phật, Bồ Tát liền ‘ứng’, tự nhiên cảm ứng đạo giao, nhất định chẳng có khởi tâm động niệm. Cổ đức dùng thí dụ đánh khánh, gõ khánh thí dụ cho cái ‘cảm’ của chúng sanh, âm thanh phát ra từ cái khánh thí dụ cho sự ‘ứng’ của Phật, Bồ Tát. Trên thực tế cái ‘ứng’ của Phật, Bồ Tát là cảm ứng của tự tánh. Chúng ta xem Phật, Bồ Tát thành người, xem hết thảy các pháp thành thực thể, tinh nghĩa của Ðại thừa chúng ta chẳng có cách nào thể hội được nên chẳng biết hết thảy sự vật trong tận hư không trọn khắp pháp giới đều là tự tánh. Người giác ngộ trong Tông Môn thường nói: ‘Ðâu cũng là đạo, trái phải đều về nguồn’ (Ðầu đầu thị đạo, tả hữu phùng nguyên), câu này nói toạc chân tướng sự thật, hư không pháp giới đều chỉ là một cái tự tánh mà thôi. Tự tánh là năng biến (chủ thể có thể biến), cảm ứng là sở biến (cái được biến), chỗ nào có cảm thì chỗ đó có ứng, cảm ứng đạo giao, tơ hào chẳng sai. Lý Sự của cảm ứng sâu rộng vô cùng, chúng ta phải thể hội kỹ càng, sau khi hiểu rõ thì sẽ biết học Phật như thế nào, làm người như thế nào, làm thế nào sinh sống qua ngày, đạt được hạnh phúc chân chánh mỹ mãn.

Thế pháp nói đến ‘chân - thiện - mỹ - huệ’, Phật pháp nói đến ‘thường - lạc - ngã - tịnh’, những thứ này đều là thật; nhưng chúng sanh trong thập pháp giới chẳng có, Phật, Bồ Tát trong Nhất Chân pháp giới mới có; cũng có thể nói người khởi tâm động niệm chẳng có, người không khởi tâm động niệm mới có. Phật thí dụ tâm như nước, lúc nước bình tịnh chẳng khởi sóng giống như một cái kiếng, soi những cảnh giới bên ngoài rõ ràng, nước này ví như chân - thiện - mỹ - huệ, thường - lạc - ngã - tịnh. Nhưng lúc nước khởi sóng tuy vẫn có thể chiếu soi cảnh giới nhưng rời rạc, tan nát, cho nên chân thiện mỹ huệ, thường lạc ngã tịnh cũng mất luôn. Từ đây có thể biết dù tâm của Phật, Bồ Tát ứng hóa trong lục đạo, tùy loại hiện thân, tùy cơ thuyết pháp nhưng vẫn bình tịnh. Lúc thuyết pháp thì ‘nói mà chẳng nói, chẳng nói mà nói’, lúc thị hiện thì ‘hiện mà chẳng hiện, chẳng hiện mà hiện’ vĩnh viễn trụ trong cảnh giới nhất chân, tâm vĩnh viễn giữ được bình tịnh như nước. Tự tánh công đức tức là ánh sáng của nước có thể chiếu kiến hết thảy vạn pháp. Trong thập pháp giới càng đi xuống thì cường độ rung động của làn sóng tâm càng lớn, càng lên trên thì làn sóng càng nhỏ. Ðến lúc nào trong cảnh giới tâm chẳng động nữa, dùng kinh Hoa Nghiêm mà nói thì mức thấp nhất là Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, lúc đó Bát Nhã, giải thoát, pháp thân của tự tánh sẽ hiện tiền.

www.thuvienhoasen.org/thkh-hocvinhansu-2.htm


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Vừa khởi tâm động niệm một chút thì đã sai mất rồi

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Pháp Thân vốn tự thanh tịnh tangbong


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.46 khách