Thứ tự các kinh ?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Mọi người có ai biết thứ tự các kinh mà Phật thuyết (kể cả kinh nhỏ) từ lúc thành Phật đến lúc Ngài nhập diệt, và số năm (hoặc ngày) mà Phật thuyết kinh đó, xin giúp giùm, cảm ơn tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Đức Phật thuyết kinh dựa vào nhân duyên để thuyết, thời đó lại chưa có lịch nên mong muốn của quý đạo hữu có vẻ khó :-?


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Không ! Đâu cần lịch, ý tôi muốn nói thứ tự các kinh ấy mà.

Như trong Phật học Phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa, nêu rõ các thời Phật thuyết kinh:

Kinh Hoa Nghiêm 21 ngày
Kinh A Hàm 12 năm
Kinh Phương Đẳng 8 năm
Kinh Bát Nhã 22 năm
Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn 8 năm.

Đó là kinh chánh yếu, nhưng tôi cần đầy đủ hơn, quý đạo hữu liệt kê cũng được. tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Lâm Nghĩa"]

Kinh Hoa Nghiêm 21 ngày
Kinh A Hàm 12 năm
Kinh Phương Đẳng 8 năm
Kinh Bát Nhã 22 năm
Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn 8 năm.
Thì ông cứ theo những tên bộ Kinh đó mà tìm đọc, đủ cho ông học cả đời rồi!

Như Hoa Nghiêm chia làm nhiều quyển.
A Hàm cũng chia làm nhiều Bộ
Bộ Bát Nhã cố HT Trí Nghiêm dịch thành 24 quyển lớn, lại càng nhiều hơn (nhiều nhứt).
Kinh Pháp Hoa và Kinh Niết Bàn cũng nhiều chứ đâu phải ngắn.

Vào http://www.thuvienhoasen.org hoặc http://www.daitangkinhvietnam.org

Nói chung Tôi không rành trường lớp Phật Học dạy thế nào. Chúng ta cũng không phải học ở trường Phật Học nên thích những Kinh nào thì đem ra đọc tìm hiểu thôi.

Nhưng có lẽ nên học Kinh A Hàm trước thì hay hơn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cảm ơn Thánh_tri, nhiều người mới vào đạo ko biết lựa kinh nên đọc kinh cao siêu quá, khó hiểu nên đành dở dang. Các vị nào có kinh nghiệm thì tôi xin hỏi để dễ thôi !


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nên đọc "Phật Học Phổ Thông" từ thấp đến cao để biết tổng quát về Phật Pháp.

Sau đó nên đọc Kinh Hiền Ngu Lương Hoàng Sám để biết Nhân Quả không sai chạy, sợ quả sấu thì đừng làm nhân sấu, biết sám hối sửa đổi.

Sau đó tìm đọc Kinh A Hàm hoặc Kinh Nam Tông như: Kinh Chuyển Pháp Luân, Kinh Vô Ngã Tướng, Kinh Tứ Niệm Xứ. Ba Kinh nầy rất quan trọng! Học các bộ Kinh nầy để biết rõ đời là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã mới buông xuống vọn thân, vọng cảnh, vọng tâm mà mình lầm nhận nó là mình.

Kế đến học Kinh Bát Nhã, chỉ chọn các Kinh thông thường như: Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Kim Cang để biết được các pháp Duyên Sinh Không Tánh, hé nở một khung trời của Tánh Giác. Buông xuống những tình chấp phân biệt của ngã và pháp vì biết chúng là Duyên Sinh Không Tánh.

Kế đến học Kinh Pháp Hoa để nhận biết và tin được rằng "Phật là Phật đã thành, chúng sanh mình là Phật sẽ thành", và "Mình cũng có Tánh Giác như tất cả chư Phật, như tất cả chúng sanh" chẳng qua vì mê mà đánh mất nên mới lưu chuyển sanh tử.

Kế đến học Kinh Lăng Nghiêm để biết được cái gì chân vọng, chánh tà, biết được nguyên nhân vì sao ta luân hồi sanh tử, Tánh Giác mình nó ở đâu, làm cách nào để trở về với Tánh Giác đó mà chứng đạo Bồ Đề. Nếu người tu hành mà không biết chân vọng chánh tà, thì làm sao mà tu giải thoát. Nếu không biết Tâm mình nó ở đâu, làm sao để trở về thì làm sao mà tu được giác ngộ thành công. Do vậy Phật bảo ngài Anan: "A-nan, nếu trong lúc tu-nhân, đem cái tâm sinh-diệt làm cái nhân tu-hành, đề cầu cho được cái quả bất-sinh bất-diệt của Phật-thừa, thì thật không thể được."

Cuối cùng học Kinh Hoa Nghiêm để phát Tâm Bồ Đề, đi con đường của Bồ Tát, hành hạnh lợi tha của Bồ Tát. Và học Kinh A Di Đà để quay về với Phật A Di Đà, vãng sanh Cực Lạc, để nương nhờ sức Đại Từ Bi của Phật mà thoát khỏi luân hồi sanh tử, theo Phật tu hành cho đến khi thành Phật. Đó là theo sự tướng mà nói. Theo lý tánh thì quay về với Tánh Phật A Di Đà của mình sẵn có, trở về với Pháp Thân Thường Trụ Chân Biến cùng khắp Pháp Giới Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ của mình.

Đó là cách suy nghĩ và đường lối tôi học hiểu từ bấy lâu nay. Chỉ mong chia sẽ lại.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cảm ơn Thánh_tri, theo tôi, kinh A Di Dà cũng nên đọc trước một chút !


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Phật học và Học Phật là 2 chuyện khác nhau.

LN nên nhớ kĩ


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Câu trả lời của Thánh_Tri hay quá. Cảm ơn thánh tri ! Xin cho TTLL hỏi: bộ kinh Địa Tạng tìm hiểu khi nào ?


Gửi đạo hữu Lâm nghĩa !
Tôi nghĩ rằng, LN hỏi câu đó là do trước đó có ai đó hỏi LN về kinh điển và đây là một câu hỏi hay. Nhưng để tìm hiểu online thì không có những kiến thức này. Chỉ có thể thực hiện một nghiên cứu sâu hơn, sử dụng nhiều ngôn ngữ thì hi vọng mới có thể có kết quả phần nào.
Tuy nhiên, theo thiển ý của TTLL thì điều đó không quan trọng. TTLL nhớ rằng (nếu không nhầm) quý thầy Thích Chân Tính có giảng rằng ba bộ kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng thọ, Kinh Quán Vô Lượng thọ là đủ cho những ai muốn vãng sanh Cực Lạc và tu tập tại gia, trong đó kinh A Di Đà là bộ kinh không được phép quên. Nghiên cứu ba bộ này trong khoảng 100 năm tương đương một kiếp người cũng chưa hết. Nên LN dù tìm hiểu gì đi nữa cũng đừng quên nhé !
Có chút kiến thức chia sẻ, nếu sai xin được chỉ dạy !


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cảm ơn Thanh Tịnh Lưu Ly! tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thứ Tự Các Kinh Nói Theo Thời Gian Thuyết Pháp Của Đức Phật Là:

Kinh Hệ A Hàm, Kinh Hệ Phương Đẳng, Kinh Hệ Bát Nhã, Kinh Hệ Pháp Hoa, Kinh Hệ Niết Bàn.

Không Nói Kinh Mà Nói Hệ Kinh Vì Mỗi Hệ Kinh Có Nhiều Kinh Giảng Cùng Một Pháp Nhưng Có Sự Sai Biệt Về Cách Giảng.

Kinh Hoa Nghiêm Theo Trong Truyền Thống Là Kinh Mà Đức Phật Dạy Đầu Tiên Cho Các Vị Đại Bộ Tát.

Kinh Hoa Nghiên Không Nằm Trong Các Hệ Kinh Nêu Trên Mà Chỉ Riêng Biệt Một Mình.

Còn Có Kinh Mật Tông Thì Nằm Riêng Trong Mật Tạng Mà Không Thuộc Một Hệ Kinh Nhất Định Vì Kinh Mật Tông Đều Có Giảng Dạy Các Điều Trong Các Hệ Kinh Kể Trên Nhưng Có Thêm Phần Hành Trì Mật Pháp.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thứ tự các kinh ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Thanh Tịnh Lưu Ly"]Câu trả lời của Thánh_Tri hay quá. Cảm ơn thánh tri ! Xin cho TTLL hỏi: bộ kinh Địa Tạng tìm hiểu khi nào ?
Về sự về lý thì khi nào cũng được.

Nếu hiểu sơ sài theo chữ nghĩa thì nên đọc cùng lúc với Kinh Hiền Ngu, Lương Hoàng Bảo Sám để biết nhân quả thiện ác, làm lành lánh dữ.

Nhưng nói cao siêu thì một đời cũng chưa chắc học xong.

Địa Tạng là gì? Địa là "đất" hay "rắng chắc kiên cố", Tạng là "kho chứa", đất có thể sanh ra và dung chứa muôn loài, muôn loài có sanh diệt, nhưng đất vẫn an nhiên bất động vô sanh, cũng rắng chắc và kiên cố như Kim Cương, dụ cho Tâm Tánh Bất Sanh Bất Diệt, Kim Cang Bát Nhã của mình tức là như Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy là Như Lai Tạng Tánh.

Quy y với ngài Địa Tạng nghĩa là trở về với cái Đất Tâm Tạng Tánh của mình sẵn có.

Chẳng những tất cả chúng sanh trong sáu loài, mà còn có chư thanh văn, duyên giác, bồ tát đều quy hướng Địa Tạng. (Xem Phần đầu hội hợp tại Cung Trời Đao Lợi). Bởi vì Địa Tạng là Đất Tâm Tạng Tánh của tất cả chúng sanh.

Địa Tạng là Tánh Phật của tất cả chúng sanh, mà ai cũng trở về nương tựa sẵn có.

Địa Tạng là Phật
Địa Tạng là Pháp
Địa Tạng là Tăng

Vậy Địa Tạng Tâm Tánh của mình là gì? Hiện giờ tìm không ra nhưng đó là mục đích tối hậu! Phải gắng lên!

Nói chung một Bộ kinh cũng đã đủ nếu hiểu thấu. Nhưng tôi thì mê muội nên phải tìm học kinh nầy kinh kia, bồi đấp mới hiểu. Nhưng từ từ rồi tôi cũng sẽ bớt dần, chỉ chuyên vào một bộ kinh thôi để làm kim chỉ nam cho cả đời mình, tức là Kinh Lăng Nghiêm vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách