KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Amitabha.
Kính chào chư vị Học Giả!

Tôi mấy ngày nay có thử dịch Kinh Bát Đại Nhân Giác sáng tiếng Anh, đã hoàn tất, hiện đang viết phần chú thích các Từ Ngữ Chuyên Môn, đến chữ "Tâm" tức ở câu "Tâm Thị Ác Nguyên" hay "Tâm là Nguồn Ác". Trước khi viết chú thích về chữ "Tâm" tôi tình cờ tự đặc câu hỏi "Tâm là gì?" và tôi hỏi chính tôi nhiều lần "Tâm là gì? Tâm là gì? Cái gì là Tâm? Tâm là gì? v.v..." mà không tìm được câu trả lời cho thích đáng, cứ ngở là mình hiểu biết được Tâm từ bấy lâu nay vậy mà không viết được thành lời. Tôi không biết phải viết giải thích như thế nào cho hợp lý.

Nếu như nói "Tâm là cái suy nghĩ lăng xăng hằng ngày" thì Phật ở trong Kinh Lăng Nghiêm đã thẳng thừng nói với ngài Anan rằng: "Anan cái đó không phải là tâm của ông."

Nếu lại phân chia cái Tâm ra thành Vọng Tâm, Chân Tâm, Tâm Thiện, Tâm Ác thì thử hỏi Tâm chỉ có một tại sao phân ra nhiều làm gì? Nói một cũng chẳng có huống gì là nói nhiều. Hơn nữa, Tâm vốn chẳng bị phân chia thì sao có thể phân chia tâm? Tâm làm gì có chân vọng thiện ác mà phân ra? Dù là Vọng tâm, chân tâm, dù là tâm thiện, tâm ác cũng là một cái Tâm thôi. Vì thế nhớ lời Lục Tổ Huệ Năng hỏi Thầy Huệ Minh: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là Bản Lai Diện Mục của Thượng Tọa Minh?"

Thành ra tôi chẳng viết được thành lời, có phải tôi suy nghĩ nhiều quá nên mới không chú thích được? bởi vì chú thích mà trái với cái mình hiểu thì làm sao được? làm sao có thể viết ra?

Kính mong quý vị học thức chỉ dạy.

Namo Amitabha Buddha.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chú thích thì chú thích theo Kinh Văn đó. Nghĩa ứng với Kinh Văn đó. Như vậy người đọc mới hiểu. Ngữ nghĩa chẳng phải tuyệt đối. Tùy theo cơ duyên.

Bất kì vấn đề gì, nếu có cái hiểu riêng thì chưa ổn (tức là có sở hữu hiện ra).

Căn bản thì TÂM là CÁI TÔI, là thứ chạy theo: sự thèm muốn hay dục vọng, ảo tưởng.


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

xin đưa ra 1 ví dụ:
Tâm là đồng tiền xu bằng vàng có 2 mặt là mặt phải và mặt trái.
Mặt trái tượng trưng cho: Ác
Mặt phải tượng trưng cho: Thiện
Thể chất của đông xu là vàng: chỉ cho chân tâm, Phật tánh, bản lai diện mục của chính mình là: không nhiễm ô, một màu vàng sáng chói đẹp đẽ.
Vọng tâm chỉ: cho lớp bụi đất lâu ngày bám vào đồng xu nên che mất màu vàng cũng như thể chất vàng của đồng xu. Nên đồng xu bị mất giá trị.

Muốn cho đồng xu vàng luôn sáng chói ta phải lau chùi lớp vọng tâm đó ra thì chân tâm Phật tánh hiển lộ. Cũng cần nói thêm là đồng xu khỏi cân phải lau trừ khi nó không bị bụi đất bám vào, CÒN KHI BỊ BÁM VÀO CHẲNG CÒN CÁCH NAO LÀ PHẢI LAU CHÙI THƯỜNG XUYÊN.
Sửa lần cuối bởi tinhnghia vào ngày 25/11/10 22:21 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

TÂM LÀ TÂM THỂ LÀ BẢN THỂ CỦA CHÍNH MÌNH


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính chào các Đạo Hữu.
Đạo Hữu Thánh_Tri có bài:
Thánh_Tri đã viết:Amitabha.
Kính chào chư vị Học Giả!

Tôi mấy ngày nay có thử dịch Kinh Bát Đại Nhân Giác sáng tiếng Anh, đã hoàn tất, hiện đang viết phần chú thích các Từ Ngữ Chuyên Môn, đến chữ "Tâm" tức ở câu "Tâm Thị Ác Nguyên" hay "Tâm là Nguồn Ác". Trước khi viết chú thích về chữ "Tâm" tôi tình cờ tự đặc câu hỏi "Tâm là gì?" và tôi hỏi chính tôi nhiều lần "Tâm là gì? Tâm là gì? Cái gì là Tâm? Tâm là gì? v.v..." mà không tìm được câu trả lời cho thích đáng, cứ ngở là mình hiểu biết được Tâm từ bấy lâu nay vậy mà không viết được thành lời. Tôi không biết phải viết giải thích như thế nào cho hợp lý.

Nếu như nói "Tâm là cái suy nghĩ lăng xăng hằng ngày" thì Phật ở trong Kinh Lăng Nghiêm đã thẳng thừng nói với ngài Anan rằng: "Anan cái đó không phải là tâm của ông."

Nếu lại phân chia cái Tâm ra thành Vọng Tâm, Chân Tâm, Tâm Thiện, Tâm Ác thì thử hỏi Tâm chỉ có một tại sao phân ra nhiều làm gì? Nói một cũng chẳng có huống gì là nói nhiều. Hơn nữa, Tâm vốn chẳng bị phân chia thì sao có thể phân chia tâm? Tâm làm gì có chân vọng thiện ác mà phân ra? Dù là Vọng tâm, chân tâm, dù là tâm thiện, tâm ác cũng là một cái Tâm thôi. Vì thế nhớ lời Lục Tổ Huệ Năng hỏi Thầy Huệ Minh: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là Bản Lai Diện Mục của Thượng Tọa Minh?"

Thành ra tôi chẳng viết được thành lời, có phải tôi suy nghĩ nhiều quá nên mới không chú thích được? bởi vì chú thích mà trái với cái mình hiểu thì làm sao được? làm sao có thể viết ra?

Kính mong quý vị học thức chỉ dạy.

Namo Amitabha Buddha.

Tễu cũng xin trình bầy thiển ý của Tễu thảo luận cùng các Đạo Hữu:
Theo Tễu hiểu:TÂM Nếu luận theo Giáo Lý Phật Học có thể hiểu là->TÍNH BIẾT mà trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm đã giảng giải .Chân Tướng Thực sự của nó có diệu dụng bao trùm giáp khắp (...Hư không rộng lớn từng nào mà chỉ như tảng Mây trong Chân Tâm...)Và công năng của nó KHÔNG BỊ MỘT YẾU TỐ NÀO NGĂN TRỞ VÀ GIỚI HẠN .Vì thế nên BIẾT RÕ RÀNG NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH CẤU THÀNH CỦA PHÁP TRONG TOÀN ĐỒ.Chư Phật là Những Người đã Phát Hiện ra và chỉ dẫn cho Chúng Ta các Phương Pháp để chúng ta Trực nhận,và chỉ có Trực nhận được chúng ta mới từ bỏ được các Kiến Chấp sai lầm:Nguyên nhân dẫn đến Mâu thuẫn làm bất toại nguyện.Và khẳng định các chúng Hữu Tình đều có Khả năng này.
Nhưng Chúng Ta:Những Chúng Sanh Hữu Tình ->Từ Vô Thỉ:Chưa từng thấy biết cái CHÂN TÂM này (chứ không phải không có)(...Nên nếu nói Trở Về thì...Sao sao ấy!!!) ,Chúng ta nhận cái Biết của TÀNG THỨC BẢO VỆ BẢN NGÃ LƯU TRUYỀN (mà do chưa từng biết đến CHÂN TÂM) Một cách có Ý thức hoăc Vô thức->Do Nghiệp lực của nó chi phối dẫn dắt.Đại khái là do không thấy biết SỰ VẬN HÀNH GIÁP KHẮP của PHÁP nên tưởng rằng có PHÁP độc lập và bảo toàn nó nên khởi PHÂN BIỆT:Cái này có lợi->Cái này có hại...VV.Rồi từ cái LỢI & HẠI đó phát sinh ra các pháp thành MA TRẬN tự trói buộc mình.
Còn Về Ý Chỉ :"Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là Bản Lai Diện Mục của Thượng Tọa Minh?" Theo Tễu phát triển theo hướng này:
-Thí dụ như :Đại diện cho THIỆN là SỰ SỐNG !=...VV
-Đại diện cho ÁC là Sự CHẾT !=...VV
Chúng ta tưởng tượng xem nếu TRái Đất Từ trước đến này CHỈ CÓ SỐNG KHÔNG CÓ CHẾT !!!???thì sẽ ra sao ?!Có tồn tại không ?!...Và phải gọi là gì mới đúng ?!!!
Còn :"Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là Bản Lai Diện Mục của Thượng Tọa Minh?" Là không nghĩ gì !? Có phải là yếu chỉ trong TOÀN MẠCH Pháp Bảo Đàn Kinh không ?! Khi còn có bài kệ:
"-Huệ Năng Chẳng tài gì,
Chẳng đoạn trăm mối tưởng,
Đối cảnh tâm động luôn.
Bồ Đề tươi vẻ chi."
(Trang 72-Lục Tổ Đàn Kinh;Dịch giả:Thiền Chửu;Nhà xuất bản Tôn giáo)
-Vậy Theo Tễu chúng ta đang trên đường học hỏi để Trực nhập với Chân Tâm của mình nên tìm hiểu Bài Tụng VÔ TƯỚNG trong Pháp Bảo Đàn .
...Khì Khì...Tễu cũng chỉ nói được đến đây thôi có gì mong Chư Đạo Hữu dẫn giải giùm.

Tễu: Kính kinhle


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
chữ tâm tùy câu nói mà hiểu thôi; tâm có thể chỉ các thức, tức pháp hữu vi (consciousness, conditioned); tâm có thể chỉ chân tâm, tức pháp vô vi (true mind, unconditioned)
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tangbong Cám ơn, vậy chỉ tùy thuận mà viết đơn giản thôi.

"Tâm thị ác nguyên" nghĩa là cái tâm thức suy nghĩ việc ác đó là cái nguồn của mọi đau khổ.

Như suy nghĩ về việc "ăn cấp" tiền của người khác. Thì chính ngay cái suy nghĩ đó nó đã khiến cho mình đau khổ trong tâm thức rồi, rồi khi hành động ra ngoài ăn cấp thật, thì nó lại thành cái nghiệp tội mà mình phải chịu cái quả báo đau khổ của việc ăn cấp.

Đó là ý kinh muốn nói vậy.

Cho nên Kinh Pháp Cú dạy:

"Chớ làm các điều ác
Vân làm các việc lành
Giữ Tâm Ý Trong Sạch
Đấy lời dạy của Phật"

Hoặc (mượn bài trích của cô Biển Tâm):

"Tâm dẫn đầu các Pháp,
Tâm là chủ, tạo tác.
Nếu nói hay hành động,
Với tâm niệm bất tịnh,
Khổ não liền theo sau,
Như xe theo bò vậy" - Phẩm Song Yếu 1 - kinh Pháp Cú

"Tâm dẫn đầu các Pháp,
Tâm là chủ, tạo tác.
Nếu nói hay hành động,
Với tâm niệm thanh tịnh,
An lạc liền theo sau,
Như bóng chẳng rời hình" - Phẩm Song Yếu 2 - kinh Pháp Cú


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Kinh này đức Phật giảng cho những người bình thường như chúng ta, nên chữ tâm đó cũng phải được hiểu như người bình thường hiểu.

Tâm ở đây có nghĩa là cái khởi ra những cảm xúc :vui buồn, thuơng nhớ, ham muốn v.v...
Vì những cảm xúc này mà ta hành động, tạo nên tội nghiệp, do đó mới nói tâm là nguồn gốc của tội ác.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Làm sao trả lời được -Tâm là gì ? -
mà chỉ có thể ví Tâm như dòng điện ẩn tàng, nhờ có ánh sáng khi điện hoạt động và bóng tối khi điện ngưng mà biết có điện.
cũng có thể ví Tâm như mặt biển Thái Bình bao la trôi thầm lặng, nhưng cũng từ nơi thầm lặng ấy mà sóng trước dồn sóng sau. Nhờ lặng lẽ hay động niệm mà biết có Tâm.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

biển tâm đã viết:Làm sao trả lời được -Tâm là gì ? -
mà chỉ có thể ví Tâm như dòng điện ẩn tàng, nhờ có ánh sáng khi điện hoạt động và bóng tối khi điện ngưng mà biết có điện.
cũng có thể ví Tâm như mặt biển Thái Bình bao la trôi thầm lặng, nhưng cũng từ nơi thầm lặng ấy mà sóng trước dồn sóng sau. Nhờ lặng lẽ hay động niệm mà biết có Tâm.
Lặng lẽ và động niệm đều dứt bặt, TÂM HIỆN.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Cám ơn đạo hữu Vo_Huu_Bat_Khong
...............đến cái diệu tâm đó thì không còn khái niệm nữa rồi, nên chẳng thể nói.

Chỉ xin nói về Pháp mà những ai cũng còn sơ cơ như bt đây còn có thể hành trì. Bởi muốn "chẳng thực có chẳng thực không" thì phải vượt qua bờ mé Không. Đi vào tàng thức vi tế ấy thì quả là chẳng thể nghỉ bàn.

Chúng ta cũng từ Tâm ấy mà tự tách ra, như sóng từ biển tràn ra rồi mất hút. Nhưng chúng ta không mất hút, vì còn biết quay đầu nhìn lại thấy có hai. Tâm "lặng lẽ" chính là bắt đầu tìm về cái tâm nguyên sơ ấy.

Nói "chẳng thể nói" mà đã nói.
Đã đi xa đề tài mà đạo hữu Thánh_Tri đặt ra. Xin quí vị hoan hỉ.


Lạ quá. bt viết hai lần, nhấn "chấp nhận" đều bị mất


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Chữ Tâm trong Kinh Bát Đại Nhân Giác để dạy cho người thường như chúng ta, luôn khởi niệm ác tâm ác. Cho nên Phật răng cái tâm ác đó là nguồn ác, chớ nên để nó khởi lên.

Như Tứ Chánh Cần:
1. Tâm thiện chưa sanh làm cho sanh khởi
2. Tâm thiện sanh rồi làm cho tăng trưởng
3. Tâm ác chưa sanh thì đừng cho sanh khởi
4. Tâm ác đã sanh rồi thì phải diệt trừ

Chỉ tại tôi tự đặc mình câu hỏi "Tâm là gì?" nên nhất thời quên đi cái ý của chữ Tâm trong toàn bộ Kinh, mà chỉ nghĩ một mình chữ Tâm, vô hình vô tướng bất sanh bất diệt, hay còn gọi là Chân Tâm Phật Tánh.

Khi chúng ta không biết Tâm là gì, nó ra làm sao, như thế nào thì ắc hẳng không thể viết ra thành lời được. Trong các Kinh Đại Thừa chỉ giải thích nó là Chân Tâm, Phật Tánh, Bất Sanh Diệt v.v... nhưng đó là cái chỗ ngộ của Phật nói ra, mình chỉ hiểu thế mà chưa ngộ nhập được, cho nên chưa phải là cái ngộ của mình, tôi cũng chưa chứng ngộ được cái tâm ấy. Vì vậy chỉ còn tu thôi mới mong giác ngộ được tâm ấy, tức là Kiến Tánh.

Cho dù hiện giờ hiểu biết có thể dựa theo Kinh mà trả lời Tâm là gì đi nữa thì đó cũng chỉ là "Tình Thức" của bộ não. Phải vược ngoài Tình Thức của võ não thì mới được.

Cho nên người tu phải cẩn thận, đừng lầm nhận cho mình đã được cái gì rồi. Không! chưa được gì hết, chỉ lòng vòng ở ngoài cửa đạo, lập đi lập lại những lập luận quanh co thôi!

Tôi đã hiểu thế! nên khuyên thế!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]14 khách