Tản mạn thơ !

Kính mời các bạn cùng tham gia sáng tác và sưu tầm kệ thi ca Phật giáo.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người đời lắm chuyện thị phi
Hơn thua được mất có gì đáng vui?
Cớ sao chẳng mở rộng lòng?
Thương yêu đùm bọc giúp nhau thái bình

Người ơi chớ có đau thương
Bình tâm học đạo nhiệm mầu Thích Ca
Mặt ai nhân ngã thị phi
Ta đây vững bước thoát ly Sa Bà


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Như Mộng
Bài viết: 29
Ngày: 10/10/10 07:34
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi Như Mộng »

Vườn chùa một đoá quỳnh thơm
Mây trắng quẩn quanh chùa xưa nắng ấm

Vô thường đã biết vô thường thế
Há hẹn trăm năm hỏi có nhầm?

Bát nhã đêm khuya chèo đưa mái
Ngược dòng sinh tử về quê hương

Thơ thẩn gom gom vần thơ cũ
Chốn ấy Tây Phương độ hết thảy người !
D2


Như Mộng
Bài viết: 29
Ngày: 10/10/10 07:34
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi Như Mộng »

A di Đà Phật con xin cảm ơn quý Thầy cô và đạo hữu cho con đọc những bài thơ rất hay! Con mới sơ cơ học đạo nên chưa hiểu biết nhiều! Rất mong quý Thầy cô hoan hỷ cho những khiếm khuyết của con ạ!
"Phong lai sơ trúc,
phong khứ nhi trúc bất lưu thanh.
Nhạn quá hàn đàm,
nhạn khứ nhi đàm vô lưu ảnh.
Thị cố quân tử sự lai nhi tâm thỉ hiện
Sự khứ nhi tâm tùy không.

Dịch:
Gió qua lay trúc
Gió đi rồi nhưng không lưu luyến âm thanh
Nhạn lướt mặt hồ
Nhạn đi mà hồ không nắm bắt hình ảnh
Người quân tử cũng vậy
Việc xảy ra tâm mới tiếp xử
Việc qua rồi, tâm lại thảnh thơi.

Cơn gió tới thổi qua lay chuyển khóm trúc, gió đi mà trúc không giữ lại âm thanh. Khi gió xào xạc âm thanh thì trúc tiếp sử với âm thanh. Nhưng khi gió đi rồi thì trúc không cần tiếc nuối âm thanh kia nữa. Con chim nhạn bay ngang qua hồ lạnh mùa thu, nhạn qua rồi thì hồ không cần lưu luyến hình ảnh của chim nữa. Tiếp theo hai hình ảnh trên, thi sĩ kết luận: cho nên người quân tử, tức là hành giả, khi sự việc tới thì tâm đón nhận, không chờ đợi, không mong muốn trước; sự việc đi thì tâm lại rảnh rang, trống không. Sự lai nhi tâm thỉ hiện, tức là chỉ khi sự việc đến thì mới để tâm nhìn nhận, với tất cả tâm ý. Sự khứ nhi tâm tùy không, tức là sự việc đi qua rồi thì cái tâm ta theo đó mà trở thành vắng không."
Con đọc những câu thơ và lời bình "..." thấy rất ý nghĩa!
Quay lại thấy mình vọng tưởng nhiều quá che hết cả tâm từ, lại thấy mình phiền não mà không thoát ra được...
Kính mong quý Thầy Cô và các bạn đồng tu chỉ cho con phương pháp dứt trừ vọng niệm ạ ?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người Phật Tử nào cũng hiện còn đang tu để giác tỉnh, thì cũng không có phương pháp riêng nào ngoài thực hành giáo pháp lời dạy của đức Phật Thích Ca Thế Tôn.

Thế thì giáo pháp chỉ một, mà mỗi người học tùy theo căn cơ của mình mà lảnh thọ pháp bảo, theo đó tu hành thôi.

Mình phải tự mình tìm hiểu giáo pháp chính mình và tự chọn phương pháp thích hợp cho chính mình. Dĩ nhiên không phủ nhận các thầy tổ khổ tâm truyền dạy, nhưng họ củng chỉ có thể giúp cho mình hiểu phương pháp thực hành có nhiều lối, và mỗi người cho mình biết đường lối tu hành của riêng họ, mình phải cần học và tự chọn cho mình một phương pháp thích hợp với mình, chứ họ đâu thể nào chọn cho mình pháp môn nào được bởi vì họ không phải là mình.

Thử làm như mặt hồ phẳng lặng như bài thơ xem sao bằng cách:

"chỉ cần biết vọng niệm, thì vọng niệm tự tan" hoặc "biết vọng không theo", do vậy Tổ có câu "Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm".

Hoặc
"biết thế nào là Chủ thế nào là Khách". Khách có đến đi như nhạn có bay đến bay đi khỏi mặt hồ, còn Chủ thì không đến đi, ở yên một chỗ như mặt hồ phẳng lặng chẳng như hồi nào tới giờ. Trước khi nhạn đến cũng yên, đang khi nhạn đến cũng yên, sau khi nhạn đi rồi cũng vẫn yên, không một chút lai động.

Dĩ nhiên tu hành phải nhờ sự rèn luyện miên mật tu tập lâu dày mới được thành công, chứ không thể muốn hết vọng tưởng hết mê liền là được.

Đó là lời có thể chia sẽ.

Chúc an lành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Dạ, con cảm ơn Thầy Thánh_Tri đã có lời đóng góp thật hữu ích. :D Con xin được thêm chút thiển ý; mong các Thầy, các Cô... chỉ bày thêm cho con.
Cô Như Mộng hỏi 1 câu thật là khó ? :D Câu của Cô chỉ có Phật mới trả lời được. Chỉ có Phật mới là Đấng "vô niệm vô tác", dứt hẳn Luân Hồi. Con chúng ta hôm nay tu học theo Người thì hầu hết ai cũng còn vong niệm: niệm nhiều, niệm ít, niệm sâu, niệm cạn, niệm ngoài ý thức, niệm trong vô thức.. chứ chưa dứt hẳn được. Lúc nào không có "niệm" là lúc đó tâm hồn trong sáng thanh tịnh; còn lúc nào nhiều "niệm" là tâm hồn dấy động ô nhiễm. Tất cả những ai đang còn tu học, họ cũng đang phải chiến đấu với "vọng niệm" của mình hàng ngày hàng giờ Cô ạ. Thật là khổ lắm ! :D Con chia sẽ như vậy mong Cô hãy an tâm, không phải mình Cô như vậy đâu :D Câu hỏi của Cô có rất nhiều câu trả lời, con chỉ xin góp 1 chút thiển ý với mong muốn ít nhiều được ích lợi cho Cô.
1) Nói đơn giản "vọng" niệm", "vọng tưởng" chính là không "tỉnh giác", không nhìn thấy "sự thật". Mà "sự thật" có khó thấy không ? Hoàn toàn không khó thấy vậy mà chúng ta vẫn không thấy được. Bài thơ của Cô đã nêu lên rất rõ. Con xin lấy ví dụ đơn giản hơn trong cuộc sống. Ví như khi Cô bắt gặp 1 bức tranh thì thế nào? Bức tranh vẽ hình 1 thanh niên đẹp trai chẳng hạn. Nhìn 1 cách bình thường, tổng quát Cô sẽ thấy trong bức tranh là hình người thanh niên đẹp trai (thường thì chúng ta chỉ thấy ngang đó rồi say sưa bay bổng, suy diễn viễn vong theo "vọng niệm" của mình mà thấy "mắt" ảnh sáng, "môi" ảnh đẹp...rồi sinh "tâm ưa thích", ấy chính là không thấy rõ "sự thật") nhưng 1 người tỉnh táo hơn thì người đó vẫn nhìn hiểu bức tranh như thế ĐỒNG THỜI cũng thấy luôn rằng bức tranh là bằng giấy hoặc vải, hình vẽ thì bằng nước cọ, sơn, màu… kết hợp lại. Cho nên "mắt' cũng = "vải, sơn, màu..."; "môi" cũng = "vải, sơn, màu..." đồng 1 thể không có gì phân biệt. Thấy rõ ràng như vậy cho nên người đó “sáng suốt” không vọng niệm suy diễn thế này, thế kia. Tương tự như vậy cho tất cả các loại hình ảnh khác.
Hay là gặp người thanh niên thật ngoài đời, nhất là những người hơi đẹp đẹp thì chúng ta chỉ thấy ngang đó rồi sinh "tâm ham thích" (why ? => vọng niệm) nhưng nếu tỉnh táo hơn thì Cô vẫn nhìn thấy rõ người thanh niên đẹp đó "ĐỒNG THỜI" cũng thấy luôn rằng đó là 1 khối thịt, da, tóc, máu, xương, gân… kết hợp lại mà thành. Chỗ "tóc, tai, mũi, miệng..." đó cũng đầy đủ tánh "sinh lão bệnh tử" y chan nhau không có gì khác. Vậy mà mình lại nhìn thấy rằng "mắt" sáng, "môi" đẹp...để rồi "ưa thích" là mình đang nhìn thấy "sự thật" hay là không "sự thật" ? "Sự thật" đó có khó thấy không ? Có ngày nào mình không thấy những điều đó ? Tương tự như vậy cho hết thảy mọi người trên đời.
Và cũng giống như vậy cho đến bàn, ghế, cây, đá, hoa, quả...tất cả mọi thứ có tánh "thành, trụ, hoại, không" ở trên đời.
Giữ được "nhãn quan" như vậy Cô sẽ luôn luôn "tỉnh giác", thấy đúng "sự thật" mà không bị "vọng niệm" dẫn dắt đi, sau này dễ tu tập Thiền Định (cái này có công năng phá chấp, nhưng có 1 số người không biết cách hành trì sẽ bị "nhức đầu" do dằn ép). Cô hãy sống chậm lại, thảnh thơi thư thái, chỉ nhìn thấy "sự thật" thôi chứ có gì đâu phải cố gắng. Thực hành tu tập lâu ngày "tâm" sẽ luôn "tỉnh giác", nếu đi sâu vào + thêm tánh "khổ" của thế gian sẽ khởi sinh "từ bi" (cái này automatic, không phải "kích" bằng "trí não"). Nói đơn giản giống như nó thành "bản chất" của mình vậy đó. Hễ thấy người là "tâm" phủ trùm yêu thương tới người đó trong khi “trí, mắt” chưa kịp "thấy" giàu, nghèo, lớn, bé...
2) Ở trên con nói là những cái bình thường, mắt thấy, tai nghe...trong cuộc sống. Nhưng thật ra nó còn có những yếu tố vô hình như Nhân Quả, Nghiệp Lực...Những cái này thì thật là cao sâu, con không dám lạm bàn. Đơn giản là "vọng niệm" của mình còn do "nghiệp lực" của mình thúc đẩy. Cho nên không lúc nào mình "làm chủ", điều khiển được nó (bởi vì "nghiệp lực" làm chủ chứ không phải mình). Giữ "yên" được 1 lúc rồi lại "động", giữ được 1 thời gian rồi lại "động". Cho nên các biện pháp "ức chế tâm" chỉ là giải quyết phần ngọn (nhưng không ai không đi qua giai đoạn này), mà phần gốc chính là "nghiệp lực" của mình. Giống như con ăn bánh bậy bạ, xong rồi bị đau bụng. Thế là con chạy ra tiệm thuốc Tây mua thuốc đau bụng. Uống xong thì hết đau bụng thật, nhưng mà cái miệng vẫn cứ ăn những món đồ bậy bạ. Thế là con vẫn cứ "đau bụng". Và đổ lỗi cho "thuốc" này không hiệu quả, chạy đi tìm "thuốc" khác... :D Vậy muốn diệt trừ "tận gốc" cái tâm loạn của mình thì phải giải quyết cái "nghiệp lực", chứ "đừng chỉ" đè cái tâm ra cho thuốc. Cái này Chư Phật dạy rất rõ trong Giới Luật:
Chớ làm các điều ác
Năng làm các việc lành
Giữ tâm hồn thanh tịnh
Ấy là lời Chư Phật.
Chớ làm các điều ác là "ngăn" không để gây tạo "nghiệp" nữa, "năng làm các việc lành" để gây tạo "phước lành" tẩy trừ "nghiệp" (cái này phải tu Vô Lượng Kiếp vì đã gây tạo "nghiệp" từ Vô Lượng Kiếp, như vậy thì mới "công bằng" :D ), rồi sau đó mới "giữ tâm hồn thanh tịnh". Sao Chư Phật không dạy "giữ tâm hồn thanh tịnh" trước nhỉ ? Lý do là ở chỗ đó. Phải ngăn cái "nhân" nghiệp thì mới không có cái "quả" loạn. Chứ nếu đã có cái "nhân" nghiệp mà không có cái "quả" loạn thì không thể được. Như vậy là phải "ngăn" nghiệp, "tẩy" nghiệp trước rồi mới tâm hồn thanh tịnh được. "Ngăn, tẩy" được chừng nào thì càng "thanh tịnh" được chứng ấy. Và ngược lại, tâm hồn thanh tịnh cũng sẽ hổ trợ, giúp chúng ta "dễ dàng" không tạo nghiệp, làm được nhiều phước lành.
Trong Kinh Kim Cang còn kinh khủng hơn nữa. Đức Phật dạy :
"Này Tu-bồ-Đề, đối với các vị Đại bồ tát nên hàng phục tâm như thế này: 'Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh ra từ bào thai, hoặc sinh ra từ trứng , hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra, hoặc có hình sắc, hoặc không có hình sắc, hoặc có tư tưởng hoặc không có tư tưởng, hoặc chẳng phải có tư tưởng cũng chẳng phải không tư tưởng, ta đều độ nhập cho vào Vô dư Niết Bàn. Như vậy diệt độ vô số chúng sinh, nhưng thật không có chúng sinh nào được diệt độ'
Chỗ này là Phật dạy cho các hàng Bồ tát nhưng con thấy có liên quan đến vấn đề chúng ta đang nói, nên con mạo muội đem vào phân tích cho sáng tỏ. Có gì sơ sót mong các Thầy, các Cô... bổ khuyết dùm cho con ! kinhle kinhle
Chỗ này Phật nói thật là cao sâu. Phật lấy "chúng sinh" trong Pháp Giới làm đối tượng để "tịnh" tâm (còn chúng ta thì chuyên lấy "tâm" mình đè ra cho "thuốc" :D ) Con xin không luận giải ý nghĩa của Kinh vì nếu viết ra thì dài lắm. Ở dây, chúng ta "chấp nhận" lời Phật dạy để làm cho sáng tỏ vấn để. Đức Phật muốn dạy chúng ta làm phước, độ sinh với "tâm lượng" vô biên => để tẩy trừ vô lượng Nghiệp mà chúng ta đã gây tạo. Người đã lấy "chúng sinh" làm chiếc gương soi cho mức độ "tịnh" của tâm. Như vậy đoạn Kinh này Đức Phật cũng muốn dạy chúng ta muốn “hàng phục tâm” (hết vọng niệm) thì phải giải trừ hết cái gốc “nghiệp lực” bằng Đại Bi Tâm (độ vố chúng sinh mà vẫn không cảm thấy chúng sinh nào được độ, tâm hoàn toàn "vô niệm").
Xin cho con được định nghĩa thế nào là “Nghiệp”. “Nghiệp” là những hành động, ý nghĩ, lời nói…có ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự, thân thể...người khác HOẶC là ảnh hưởng tời “đạo đức” của bản thân. Như vậy, mình ở 1 mình mà “hành động đúng” vẫn tạo thành “phước” và “hành động không đúng” vẫn tạo thành “nghiệp”. Thí dụ: 1 người quét nhà với “tâm” tinh cần, nghiêm mật kỷ lưỡng thì vẫn có công đức; còn như 1 người quét với “tâm” qua loa, hời hợt, làm cho xong chuyện thì vẫn tạo thành "nghiệp". Tương tự như vậy cho vô lượng công việc khác trong cuộc sống đời thường.
Tóm lại, Cô hãy giữ cho mọi thứ đơn giản, làm việc gì thì biết rõ việc đó, quan sát mọi việc thì thấy “đúng” sự thật. Cái này Đức Phật dạy rất kỹ trong Kinh Nikaya bài “Thân hành niệm”: “Tỳ kheo đi biết vị ấy đi, Tỳ kheo đứng biết vị ấy đứng, …mang bát, đắp y, khất thực…vị ấy biết rõ. Tâm có tham biết tâm có tham, tâm không tham biết tâm không tham, tâm có sân biết tâm có sân, tâm không sân biết tâm không sân…” Xin Cô bắt đầu từ mọi thứ đơn giản trong cuộc sống. Cho đến ngày nào mà Cô không còn cần phải hỏi câu này nữa, nghĩa là ngày đó Cô đã thành "Phật", lúc đó xin Cô độ cho con với nha ! Con cảm ơn các Cô, các Thầy…nhiều lắm !!! kinhle kinhle kinhle

Mong các Thầy, các Cô... thân tâm thường an lạc, giác tuệ luôn sáng ngời.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi Không biết vào ngày 07/12/10 22:18 với 3 lần sửa.


Như Mộng
Bài viết: 29
Ngày: 10/10/10 07:34
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi Như Mộng »

Nam mô A di Đà Phật!
Con xin cảm ơn Thầy và bạn Không biết!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thiền sư Hương Hải (1627-1715)

Nhạn ảnh

Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Như Mộng
Bài viết: 29
Ngày: 10/10/10 07:34
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi Như Mộng »

Khi Vua Lê Dụ Tông hỏi thế nào là đại ý Phật Pháp, Thiền Sư Hương Hải đọc bài thơ bốn câu này. Đại ý của nó nằm trong một câu kinh Kim Cang: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Tức là Tâm phải như nước, tuy phản chiếu vạn vật mà không lưu, đừng chấp thì sẽ không vướng mắc.Thưa Thầy Thánh Tri vậy không chấp có cũng chẳng chấp không. Nếu quá chấp không sai lầm lệch lạc thì thà chấp có lại đỡ mang tội hơn vậy nghĩa là sao ạ?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tánh Giác thì không một vật, lìa mọi đối đãi có và không, tức có nghĩa là không có Tình Thức trong đó.

Cho nên không phải "không chấp có cũng chẳng chấp không" là chấp không! Mà lời nói ấy diễn tả cái Tánh Giác của mình nói vốn lìa mọi đối đãi có và không.

Tuy vậy, hiện mình còn ở trong đường mê thì khi chấp vào lời nói đó lại tức là chấp không. Do vậy phải hiểu ý quên lời. Ngón tay chỉ để chỉ trăng chứ không phải trăng.

Hễ còn chấp, dù là chấp có, chấp không, chấp cũng có cũng không, chấp không có không không thì còn sống trong Tình Thức, chứ chưa sống được với Tánh Giác.

Người thấy được Tánh Giác rồi thì sống bằng Giác Tánh chứ không qua tình thức phân biệt của bộ não, do vậy không có chấp dính cái gì hết.

Còn mình hiện đang tu tập vẫn còn dùng phàm thức, thì vẫn còn chấp dính dù nói dù nính, dù động dù tĩnh, thì dĩ nhiên nếu chọn trong hai "Có và Không" thì mình thà chấp có hơn chấp không, vì Phật cũng từng nói: "Thà chấp có như núi Tu Di, hơn chấp Không như hạt cải".

Và Kinh Lăng Nghiêm nói ông Thiện Tinh Tỳ Kheo chấp Không mà đọa vào Địa Ngục. Địa ngục tuy không thật, nhưng cũng không phải là không có. Thân người không thật nhưng đâu phải là không có thân người.

Mổ bụng ra, mổ tim ra, mổ đầu óc ra chẳng tìm được cái tâm ở đâu cả, nhưng chớ bảo rằng mình không có Tâm, nếu không sao biết thấy nghe hay biết đây?

Cũng thế đào lòng đất chẳng tìm ra địa ngục, nhưng chớ bảo rằng địa ngục không có.

Tâm nó biết mọi điều nên gọi nó là Linh Giác, tâm nó tạo ra mọi thứ nên gọi nói là Diệu Tâm.

Nhân Quả vẫn còn chi phối chúng ta, nên sống phải thuận theo nhân quả.

Làm các việc lành vẫn có quả báo vui đẹp, hơn là làm các việc ác mà chuốt quả khổ đau.

Người chấp không thì không chuyện gì mà không dám làm, nên dễ tạo điều ác như nói không nhân quả, không địa ngục, nên làm mọi điều ác. Nhân Quả đâu sai, phải chịu quả báo!

Như Kinh Lăng Nghiêm nói: "Lấy thân người ăn con dê, dê chết làm người, người chết làm dê, như vậy cho đến mười loài chúng-sinh chết sống, sống chết, ăn-nuốt lẫn nhau, nghiệp dữ cùng sinh ra tột đời vị-lai."

Lại nói: "Người nầy mắc nợ thân-mệnh người kia, người kia trả nợ cũ cho người nầy; do nhân-duyên ấy, trải qua trăm nghìn kiếp, thường ở trong đường sống chết. Người nầy yêu cái tâm người kia, người kia ưa cái sắc người nầy, do nhân-duyên ấy, trải qua trăm nghìn kiếp, thường ở trong vòng ràng-buộc."

Đâu củng có nhân, đâu cũng có quả.

Hơn nữa, làm điều thiện thì tốt cho con đường tu tập vì mình có quả báo tốt đẹp, bớt chướng duyên.

Còn làm điều ác thì dù việc nhỏ cũng làm chướng đạo tu hành của mình.

Có vị Thượng Tọa dạy riêng hai câu nầy nay xin chia sẽ lại:

"Thật Tánh Lý Địa Bất Thủ Nhất Trần.
Vạn Hạnh Môn Trung Bất Xả Nhất Pháp"


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Như Mộng
Bài viết: 29
Ngày: 10/10/10 07:34
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi Như Mộng »

A di Đà Phật !


Như Mộng
Bài viết: 29
Ngày: 10/10/10 07:34
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi Như Mộng »

"Người ta không thấy quí những thứ mình đang có
Lúc mất rồi mới hối tiếc xót xa
Vì nghiệp nặng nên vào cõi ta-bà
Tâm bất định, đi hoài không thấy đạo"
Thành viên: Ẩn
Phải chăng tâm bất định nên đụng làm gì là đổ vỡ,nhưng điều tưởng chừng phi lý cũng xảy ra, đành im lặng mà vui vẻ trả nghiệp. Biết kẻ phản trác tự nhủ lòng thôi bỏ qua.


TieuBangHo
Bài viết: 80
Ngày: 19/08/08 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: PHUCDUONGTINHXA

Re: Tản mạn thơ !

Bài viết chưa xem gửi bởi TieuBangHo »

Cùng nhau cung kính TÂM TRÀ
Mới hay nóng - lạnh buộc ràng so đo
Xưa nay giản trạch sông đò
Như Lai trụ thế chẳng đò chẳng sông!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách