Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

thientinh82
Bài viết: 231
Ngày: 29/11/07 07:26
Giới tính: Nam

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi thientinh82 »

Có vài lời huyễn cần trình bày…
Phật nói trong Kinh Niết Bàn: "Phải biết Vô thường, Khổ, Vô ngã, Bất tịnh mà ta tạm thuyết ngày trước cho Nhị thừa thật ra là điên đảo tà kiến, chỉ có Chân vô dư Niết Bàn Thường, Lạc, Ngã, Tịnh mới là chân thật"
Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã là phương tiện ban đầu thì được, tạm nương cho hạng sơ cơ cũng tốt, cứu cánh đạo giác ngộ thì KHÔNG!
Bậc Đại thừa Bồ Tát cũng có thể nói vô thường, khổ, không, vô ngã, nhưng thâm ý chính là đập nát cả vô thường, khổ, không, vô ngã, không có mảy may nào cho cái thứ gọi là "vô thường, khổ, không, vô ngã" bám chấp trong con mắt Đại thừa Bát Nhã Chánh pháp.
Vì bệnh cho thuốc, tạm dùng huyễn đối trị huyễn, là pháp của Như Lai, đặc biệt ứng dụng với thời pháp dành cho Nhị thừa là những kẻ không có khả năng tiếp nhận giáo pháp Đại thừa.
Kinh, Luận nói: chỗ chấp Không của Nhị thừa là chỗ chừa bỏ của hàng Đại thừa Bồ Tát.
Chứng Đạo Ca của Huyền Giác Thiền sư cũng nói "Sư tử hống, thuyết vô uý, chim thú nghe qua xé óc tuỷ, hương tượng bôn ba thất khước uy, thiên long lặng ngóng lòng hoan hỷ...". Sư tử hống là người thuyết Nhất thừa, chim thú là tà đạo, hương tượng là Nhị thừa, nghe qua Diệu pháp đều kinh hãi, chỉ có "thiên long" là hàng chủng tánh Đại thừa mới có thể nghe và tin nhận, hoan hỷ diệu pháp phá chấp hiển chân đệ nhất của Đại thừa.
Tất cả pháp duyên hợp tánh không, đã duyên hợp tức tánh không, tánh không tức duyên hợp, sao còn có cái tà kiến cho rằng có thật cái không ngoài cái có để mà chấp trụ?
Ngay nơi huyễn thân tuy thật huyễn, lại nói vô ngã này đồng với cái vô của tánh tịch diệt vô tri giác của gỗ đá cỏ cây sao? Chẳng thấy chỗ thật tánh thường tự đầy đủ tự Như, là dưới ánh sáng vằng vặc của nhật nguyệt mà cố ý nhắm mắt tự mò tự mê vậy!
Lại cho có cái vô ngã ngoài ngã tướng hay sao? lại cho có cái vô ngã để mà trụ hay sao? nếu thật vô ngã nằm ngoài ngã là đúng, Như Lai tại sao lại khi nói pháp cũng nói “đời quá khứ ta… ta…”, “ta nay dạy các ngươi rằng…”, vậy thì cái vô ngã có lìa ngoài cái huyễn ngã này để riêng có hay chăng, hay là cho rằng khi nói pháp thì Như Lai bất y pháp mà nói, còn khi không nói mới là y pháp ư, thành ra chẳng phải là huỷ báng Như Lai ư?
Khổ, nếu cho rằng thật có cái khổ của sanh tử để bỏ sanh tử cầu Niết Bàn để cầu lạc, thì lạc đó là lạc đối đãi với khổ, là mê lạc, điên đảo lạc, không phải pháp lạc thật sự chân chánh từ chánh trí phá chấp, chỉ là chạy đuổi hình bóng huyễn bỏ có cầu không mà thôi! Ngay khi nói khổ để bỏ khổ, chính thật đã là chấp cho rằng có cái khổ thật để mà trừ, mà bỏ, gọi là mê thật tướng vạn pháp, chẳng như hạng Đại thừa Bồ Tát thấu đạt pháp tức tánh không, khổ hay không khổ là do mê hay giác, bội trần hiệp giác hay bội giác hiệp trần mà ra mà thôi, thì khổ kia là huyễn khổ, làm sao tác động được chỗ chân thật của tự tánh? Ngay nơi thấu đạt lý, sự, tánh, tướng, thì biết khổ là huyễn không thật, nhưng không thật không có nghĩa là chẳng có gì, nên vẫn hành vạn pháp để thuận lý đạo, gọi là đoạn khổ thì vẫn đoạn, mà chẳng thật chấp có cái khổ để mà đoạn mới thật sự là đoạn khổ, như tu thì vẫn hành hạnh tu, mà chẳng thấy thật có cái hạnh tu trái với không tu hạnh để mà chấp trụ, mới là thật sự khéo dùng hạnh tu vậy!
Nói tới không, lại cho rằng có không ngoài có, là ngay đó đã chính thị là chấp có chớ chẳng chỉ đơn thuần là chấp không, vì cho rằng thật có cái có nên mới có cái không đối nghịch với cái có để mà chấp trụ. Hàng Đại thừa chủng tánh thấu đạt chân trí biết rõ không đây là không tại có, có đây là có nương không, thì ngay nơi có chẳng đồng có của phàm phu, ngay nơi không chẳng chấp không mê muội như ngoại đạo và Nhị thừa, mà biết rõ thể tánh của có tức tự không, thì đâu cần lìa có để có 1 cái không ư?
Do đó mà nói, cho rằng có cái Niết Bàn để mà riêng bỏ sanh tử mà hội nhập, mà chấp trụ đã là sai lầm trầm trọng rồi! Chẳng biết thật tánh của sanh tức là vô sanh, thì bỏ sanh cầu 1 cái thứ gọi là vô sanh, thật là điên đảo lắm vậy! Chính vì chẳng biết Như Lai từ đầu tới cuối đều trụ vô sanh mà hoá sanh, đều trong vô thân mà hiện thân, đều không dấu tích mà đi, đến, đều chẳng động môi lưỡi mà nói năng, nên mới có sanh khởi tà kiến này mà thôi!
Chính vì chẳng thong được đúng thật lý, mê muội chấp 1 bên mà chẳng thong trung đạo đệ nhất nghĩa mà hàng Nhị thừa bị lọt vào kiến chấp, tuy nói là cũng tạm gọi là Thánh nhân, tạm nói là thoát sanh tử, tạm nói là có trí tuệ, tạm nói là chánh đạo, kỳ thật lỗi lầm và nguy hiểm rất nhiều, người có chủng tánh Đại thừa phải nên cẩn trọng!
Thập trụ Tỳ Bà Sa luận còn nói: phải nên biết rơi vào hàng Thanh Văn và Bích Chi Phật còn nguy hiểm hơn vào Địa ngục. Vào Địa ngục còn có ngày thành Phật đạo, vào hang Thanh văn ‘vĩnh viễn cách Phật đạo, … gọi là Bồ Tát chết, mất tất cả lợi hành’, người sẵn có chủng tánh Đại thừa chẳng thể chẳng cẩn trọng!
Tuy nhiên như thế, Vĩnh Minh Tổ sư cũng từng nói “ta tu Đại thừa nhưng không chống báng Tiểu thừa, thành Phật vẫn phải giảng nói Tiểu thừa, vì ngăn bít Tiểu thừa thì mất đường thoát của chúng sanh”, nên những lời trên chỉ là cảnh tỉnh cho hạng có sẵn căn tánh Đại thừa, không có ý nói pháp Nhị thừa thật sự không có lợi ích với mọi người, vì đó chính là từ Kim Khẩu của Bổn sư Thích Ca thuyết ra vì đại nhân duyên độ sanh, nên ứng theo duyên những hạng không có khả năng tiếp nhận chánh pháp Đại thừa thì lại là “đường thoát duy nhất” vậy!
Tóm lại, học pháp cần cẩn trọng!
Kính.


Tri tri kiến kiến
Bổn vô kiến tri
Thường kiến thường tri
Chân tri chân kiến
---------
Nhất thừa Lục tự Đại pháp khai
Nhất niệm thâm tâm đáo Liên Đài
Phật quả, Phật nhân đồng thời hiển
Niệm niệm trực chỉ Diệu Như Lai
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Vô Thường Là Biến Đổi Không Dừng Đây Là Nói Nghĩa Bao Trùm Khắp Của Lý Vô Thường.

Sắc Và Tâm Vô Sanh Diệt Không Dừng Trong Sát Na.

Vô Thường Bao Trùm Khắp 3 Cõi 6 Loài Không Có Gì Không Bị Vô Thường.

Khổ Là Bị Vô Thường Chi Phối

Vì Sau Nói Khổ Là Bị Vô Thường Chi Phối Vì Vô Thường Đưa Đến Hoại Diệt.

Sanh Đến Diệt Chính Là Vô Thường.

Những Cái Phàm Phu Hiểu Là Giàu Nghèo Đau Ốm... Là Khổ Chỉ Là Nói Cái Khổ Trong Con Người Còn Cái Khổ Phật Dạy Nó Vi Tế Sâu Rộng Hơn Nhiều.

Cõi Trời Dục, Giới Sắc Giới Thọ Mạng Rất Dài Lâu Thân Tướng Vi Tế Không Già Bịnh Quả Báo Thanh Tịnh Vi Diệu Hơn Nhân Gian Trăm Ngàn Tỷ Lần Mà Vẫn Là Khổ Vì Vẫn Bị Vô Thường.

Cõi Trời Vô Sắc Giới Không Có Sắc Thân Mà Vẫn Còn Sắc Tưởng Hết Sức Định Vẫn Bị Luân Hồi Cho Nên Vẫn Là Khổ.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Mình còn là phàm phu, chấp ngã đầy dẫy, vì vậy dù tu theo Đại Thừa vẫn nên quán cho rõ cái thân nầy là vô thường, khổ, vô ngã. Để mình thật sự bớt đi ngã chấp.

Chứ không phải nói trên miệng dẹp ngã chấp mà không cần tập quán xét cho rõ, và chứng nghiệm nhận thức rõ ràng. Không phải nghe người khác nói vô thường, khổ, vô ngã là vầy vầy.... rồi dùng ý thức đó mà hiểu thì cái hiểu đó là hiểu của người chứ chẳng phải của mình. Chỉ có khi nào mình quán xét rõ ràng lấy chính mình bằng cách tu Thiền Quán Tứ Niệm Xứ (như quán hơi thở) thì mình mới nhận được sự thật về vô thường, khổ, vô ngã.

Và khi mình đã tin nhận vì có thực nghiệm rõ ràng rồi mình mới chịu Buông Xuống Ngã Chấp (buôn từ từ). Chứ khi còn chưa tin, chưa nhận, chưa thực nghiệm rõ ràng về cái thân nầy thì mình cứ luôn cho nó là mình, là thường, là vui, là ngã.

Đấy là pháp Quán "Không" của Thiên Thai Tông.

Nhưng Vì Thiên Thai Tông là Đại Thừa nên không ngừng như thế giống Nam Tông.

Mà kế tiếp là Quán "Giả" và "Trung"

Tuy là không mà vẫn có đây (giả có).

Có và Không là Bất Nhị, hoặc có nghĩa là Ngoài Bản Thể không có Hiện Tượng, ngoài Hiện Tượng không có Bản Thể. Đây là Quán "Trung".

Đấy thật là trở về nguồn rốt ráo vậy!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong tangbong tangbong Nếu tách riêng từng Pháp Ấn ra mà nói thì dài dòng lắm chứ nhỉ . Ví dụ như nói về Khổ .
Rõ ràng Khổ bao trùm lấy tâm vật lý này từng giây phút, ngay cả từng sát na ấy chứ (ai tu thiền minh sát chắc nhận ra) .

Như khi ta đi, đi hoài thì Khổ, phải tìm cách chữa Khổ, ta đứng lại…
Đứng, nhưng đứng lâu lại mỏi chân, Khổ, phải ngồi xuống.
Ngồi, ngồi lâu cũng mỏi bàn tọa, Khổ, phải nằm.
Nằm, nằm mãi cũng chán…Khổ nữa, phải ngồi dậy, đứng lên, bước đi…..
Đói bụng - Khổ- phải ăn. Khát nước - Khổ - phải uống…..

Những Khổ kể trên nghe có vẻ khôi hài, nhưng nó đúng là bất toại nguyện, bất toàn.
Thế nên nhiều sách vở đã khuyên: nên để nguyên chữ Dukkha mới đủ nghĩa.

Đối với người hành thiền quán, khi theo dõi hơi thở, có tỉnh giác quán sát sự sinh diệt của „đường ra“, „đường vô“, „khoảng trống“, mới thấy cái sự "bức bách" của hơi thở, nó tự nó ra vô mà không theo ý mình, và mình chỉ có „ngồi đó mà nhìn nó“ („bức bách“ là Khổ, nhưng trong đó còn có „nó không theo ý mình“ là vô ngã.).

Ngoài cái thân phải thay đổi để chửa cái Khổ. Lại còn Tâm nữa chi:
Hồi tưởng lại sướng vui hoặc đau buồn của quá khứ cũng Khổ. Vì “tưởng“ sướng vui trong chốc lát lại tiếc nuối (tham); mà đau buồn thì càng dày đau buồn (sân)
Liên tưởng tương lai xấu cũng Khổ (sợ=sân) ; „còn mơ tưởng tương lai đẹp thì giống như chiếu phim giả tưởng mà chính mình đóng vai trong đó“ (tham)
Được khen ngợi, thì kiêu hãnh (tâm tham ngự trị rồi) - Khổ-
Bị chê bai, lại buồn phiền (sân đấy) - Khổ -

Nói chung, muốn sự vật theo ý mình là Khổ -

Trên đây bt trình bày Khổ theo kinh nghiệm, tạm có Vô Thường Vô Ngã, và gồm có cả 2 phần (Khổ và Nhân của Khổ) , khi nói Tứ Diêu Đế thì phải tách riêng, nhưng nói Tam Pháp Ấn thì bt nghỉ nên để chung, vì Nguyên Nhân của Khổ cũng là Khổ ( Tập chính nó nằm trong Khổ ).

tangbong tangbong tangbong


Hình đại diện của người dùng
lenhumy
Bài viết: 18
Ngày: 14/11/10 19:18
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HUẾ
Nghề nghiệp: đầu bếp

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi lenhumy »

Phật xưa rằng kiếp nhân sinh
Lắm điều khổ luỵ chẳng dành riêng ai
Xuân xanh rồi cũng tàn phai
Thời hoa mộng tựa sương mai đầu cành
Tấm thân tứ đại hợp thành
Ốm đau tật bệnh thường tình xưa nay
Dù cho thọ mạng ngắn dài
Cổ kim nào kẻ thoát tay tử thần
Người thân ly biệt người thân
Trong tâm sao đặng khó ngăn lệ nhoà
Mỗi người riêng nghiệp của ta
Rừng mê biển khổ phải qua một mình
Tử sinh là kiếp tử sinh
Trầm luân khởi tự vô minh khởi nguồn
tangbong
Trong cõi đời người tan với họp
Vô thường nào biết buổi trùng lai
Nụ cười có lúc pha dòng lệ
Ẩn chứa niềm vui pha đắng cay.

tangbong tangbong


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã Là Gì?

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Tặng lại các đạo hữu cho vui


Thân tứ đại ta trả về tứ đại .
Nghĩa ở đâu và tình ở đâu ?
Ở đâu chỉ có mình ta biết
Lại lỡ sang thuyền đến bến mê.

Một vật cũng không, có gì trở lại.
một vầng trăng ! tangbong


Không biết đạo hữu Trungluc có tạm hài lòng với sự chia xẻ về Tam Pháp Ấn của quí đạo hữu ở đây chưa ?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách