THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

196 – THÔNG SUỐT

Ngài Diệu Hỷ nói:
Cổ nhân thấy điều thiện thì làm, có điều lỗi thì thay đổi. Noi theo đức hạnh ấy và gắng nghĩ, làm sao cho không có lỗi. Lo, không gì lo hơn sự không biết điều xấu của mình. Tốt, không gì tốt hơn sự ham nghe lỗi lầm của mình. Như vậy, có phải tài trí của cổ nhân không đủ, kiến thức của cổ nhân không sáng ư ? Không phải vậy, thực tâm cổ nhân muốn răn những người đời sau có tính muốn rộng mình mà hẹp người vậy !
Tùng lâm rộng lớn chúng nhân trong bốn biển đông đảo không phải là việc một người biết riêng được, mà phải cần nhờ tai, mắt và sự lo nghĩ của những người tả, hữu mới có thể suốt hết được nghĩa lý và khéo hợp được nhân tình. Nếu người làm chủ ở nơi tôn nghiêm, biết tự trọng, biết cẩn thận việc nhỏ, nhưng bỏ quên đại thể, người hiền không biết, kẻ bất tiếu không hay, việc trái không đổi, việc phải không theo, mặc ý làm càn, không kiêng sợ gì, thì thực là nền tảng của họa hại, há không đáng sợ sao ? Nếu quả như không thể hỏi han những kẻ tả hữu được, thì nên theo qui phép của tiên thánh mà làm, há lại cho mình như thành trì nghiêm cẩn, binh sĩ vững vàng, không ai vào được ư ? Cử chỉ như thế, không thể cho là dung nạp nước của trăm sông mà tạo thành biển cả được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

197 – ĐỀ CỬ

Ngài Diệu Hỷ nói :
Sự đề cử Trưởng lão ở các nơi , nên đề cử nững vị giữ đạo, có tính điềm tĩnh và tránh xa danh lợi. Người được đề cử, chí tiết càng bền thì tới đâu cũng không phá hoại của thường trụ, mà còn làm thành tựu cho tùng lâm. Các vị Pháp chủ xứng đáng ấy sẽ cứu được tệ bệnh ngày nay. Những người xiểm trá, giảo hoạt, không biết thẹn hổ, chuyên làm việc nịnh hót, hầu hạ những người quyền thế, nương cậy nơi quyền quí thì không nên đề cử.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

198 – CÔNG LUẬN

Ngài Diệu Hỷ nói với Siêu Nhiên cư sĩ (Quận vương, Triệu Lệnh Căng, tự Biểu Chi, hiệu Siêu Niên cư sĩ, làm quan tại quận Nam Khang, học đạo nơi Viên Ngộ Cần thiền sư) :
Công luận không thể bỏ được. Nếu dẹp bỏ công luận thì sao còn gọi là công luận được ? Vì vậy tùng lâm đề cử một vị có đạo đức, thì ai nghe biết, trông thấy cũng đều vui mừng, khen ngợi. Nếu đề cử một vị không xứng đáng thì chúng nhân đều buồn rầu than thở. Thực ra không có gì khác cả, chỉ bởi cho thực hành hay không cho thực hành vấn đề công luận mà thôi.
Dùng việc ấy mà chiêm nghiệm có thể biết được sự thịnh suy của tùng lâm !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

199 – NỀN TẢNG

Ngài Diệu Hỷ nói :
Tiết kiệm, phóng xả là nền tảng tu thân, là quan yếu vào đạo. Xem lại các bậc cổ nhân, ít có vị nào là không giữ tiết kiệm, phóng xả. Mấy năm gần đây, Tăng sĩ đến miền Kinh Sở mua nệm lông, qua đất Triết Hữu tìm tơ lụa, há không thẹn với cổ nhân sao ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

200 – TRI SỰ
Ngài Diệu Hỷ nói :
Bậc cổ đức trụ trì, không tự mình trông coi các việc trong thường trụ, mà giao phó cho tri sự quản chưởng hết thảy. Cận đại, người làm chủ cậy mình tài lực có thừa, không cứ việc lớn hay nhỏ đều dồn về nơi phương trượng, còn tri sự chỉ là cái tên suông mà thôi.
Nếu đem tư chất một mình, nắm giữ hết các việc trong chùa mà tiểu nhân không che mờ được, kỷ cương không bị rối loạn, lại hợp với công luận, thực là khó khăn vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

201 – THỜI

Ngài Diệu Hỷ nói :
Dương cực thì âm sinh, âm cực thì dương sinh. Thịnh suy làm nhân cho nhau là lý số tự nhiên của trời đất, và chỉ có quẻ Phong Hanh (thịnh vượng) trong kinh dịch là thích đáng như mặt trời giữa trưa. Nhưng ThoánTừ trong kinh dịch lại giải thêm rằng :” Mặt trời giữa trưa rồi sẽ xế bóng, mặt trăng tròn đầy rồi cũng thiếu khuyết “. Sự đủ, thiếu trong trời đất cùng với thời mà mòn hay nở, huống là đối với loài người. Cho nên cổ nhân đương khi khí huyết tráng thịnh, lo bóng sáng dễ qua nên sớm hôm lo nghĩ, tự răn, cẩn trọng và rất sợ hãi, không dám buông thả thức tình, không dám vui theo dục vọng, mà chỉ mong cầu đạo lý, mới bảo toàn được tiếng hay thủa bình sinh. Nếu sa ngã bởi vui theo dục vọng, thất bại bởi buông thả thức tình , đến khi không thể cứu được nữa mới dậm chân, đập tay đuổi theo thì đã muộn.
Chữ THỜI khó được mà dễ mất vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

202 – ĐẠO NGHIỆP

Ngài Diệu Hỷ nói :
Cổ nhân trước chọn đạo đức, sau xét tài học và tiến dụng người hợp thời. Nếu không phải bậc lương khí mà đặt mình trước chúng nhân, thì kẻ thấy, người nghe đều khinh bỉ, bạc đãi. Bởi thế, là tăng sĩ phải tự lo nghĩ về việc mài dũa danh tiết để tạo lập đạo nghiệp.
Gần đây thấy tùng lâm suy tàn, người học đạo không đoái đến đạo đức, ít tiết nghĩa, không liêm sỉ, chê người thuần thành là chỉ theo tố phận quê mùa, khen kẻ ồn ào nông nổi là lanh lẹ. Đối với bọn người vào đạo muộn màng này, kiến thức của họ không sáng, không có thực học, họ chỉ biên chép lõm bõm trong các sách vở, để giúp cho khẩu thiệt biện luận mà thôi. Do đó ngày tháng dần dà trở thành phong thái khinh bạc. Song đến khi nói về đạo của thánh nhân, thì họ mờ mịt như quay mặt vào tường, không biết chi cả. Những người này thực không thể cứu được.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

203 – LƯU DANH

Ngài Diệu Hỷ nói
Xưa kia ngài Hối Đường làm bảng ghi tên các vị trụ trì chùa Hoàng Long trên đá rằng “Người học đạo thời xưa ở nơi hang hốc, ăn bằng cỏ cây, mặc bằng da, cỏ, không bận tâm về danh lợi, không ghi tên nơi quan phủ. Từ các triều đại: Ngụy, Tấn, Tề, Đường đến nay mới lập ra chốn chiêu đề, tụ tập học đồ bốn phương, lựa chọn người hiển đạt , làm khuôn pháp cho kẻ bất tiếu. Để cho người trí thức hướng dẫn kẻ ngu mê. Do đó chủ khách được lập ra, và trên dưới phân biệt vậy.
Chúng nhân bôn biển họp tại một chùa, người đảm đương trách nhiệm trong tùng lâm thực rất khó khăn. Nhưng cốt ở chỗ tóm lấy đại cương, bỏ phần tiểu tiết, việc gấp làm trước, việc hoãn làm sau, không vì kế riêng mà chuyên làm lợi người. Như thế so sánh với những người chỉ đau đáu nghĩ đến mưu kế cho một mình, thực xa cách như trời, đất vậy.”
Nay ngài Hoàng Long đem tên những vị trụ trì để khắc trên đá để cho những người tới sau thấy và chỉ cho biết ai đạo đức, ai nhân nghĩa, ai công tâm với chúng, ai làm lợi riêng mình. Thực đáng sợ vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

204 – CHỌN NGƯỜI

Trương thị Lang, Tử Thiều nói với ngài Diệu Hỷ :
Chức Thủ tọa trong thiền lâm là chức vị được tuyển chọn bằng những người hiền đức. Nay các nơi, không cứ người hiền, kẻ bất tiếu, đều có thể giữ được chức ấy. Nghĩa là họ cho việc ấy là may rủi. Do đó họ tự hào và mặc sức theo danh lợi, phá hoại qui củ. Như thế cũng là lỗi tại người chủ pháp không biết dùng người vậy.
Song đời tượng quí khó tìm được người. Nếu chọn được người hơi khá về phần làm việc, hơi đủ về phần tài đức, biết liêm sỉ, biết tiết nghĩa ở vào địa vị ấy thì bị những bọn người kia, tranh giành phần hơn vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

205 – PHỤNG SỰ

Ngài Diệu Hỷ nói với ông Tử Thiều :
Cận đại, những vị chủ pháp không ai bằng ngài Chân Như Triết, và khéo giúp tùng lâm không ai bằng ngài Dương Kỳ.
Có người dị nghị cho rằng tính tình ngài Từ Minh thành thực nhưng đại khái, làm việc thì sơ sót, bừa bãi, không kiêng tránh gì cả. Như thế mà ngài Dương Kỳ vẫn quên mình để phụng sự, chỉ sợ không được chu đáo, chỉ lo làm việc không xong. Dù phải chịu sự lạnh buốt hay nóng cháy, chưa bao giờ ngài có nét mặt vội vàng hay lười biếng. Đầu tiên từ chùa Nam Nguyên, sau đến chùa Hưng Hóa, gần ba mươi năm, ngài giữ trọn cương luật, và cho đến khi ngài Từ Minh viên tịch mới thôi.
Ngài Chân Như Triết, từ khi mang túi đi hành cước cho đến khi ra đời lĩnh chúng, vì pháp quên mình chẳng khác nào đói được ăn, khát được uống. Gặp lúc lộn xộn nghiêng ngả, ngài cũng không biến sắc và cũng không nói năng vội vàng. Mùa hạ không mở cửa sổ cho mát, mùa đông không ngồi bên bếp lửa cho ấm. Một căn phòng vắng vẻ, bụi phủ đầy bàn. Ngài thường nói: Tăng sĩ, trong tâm không có kiến thức cao minh, xa rộng, bên ngoài thiếu thầy nghiêm bạn tốt, thì ít có vị thành đại khí được !
Cho nên đương thời, Ương ngạnh như ngài Phù Thiết Cước (1), quật cường như ngài Tú Viên Thông, cùng các vị khác đều kính phục như gió lướt mà cỏ rạp xuống. Hai bậc đại lão này, thực làm gương soi nghiệm cho hàng tăng sĩ nghìn đời vậy.

GHI CHÚ
(1) Phù Thiết Cước tức Trường Lư , Ưng Thiên, Vĩnh Phù thiền sư, nối pháp Lặc Đàm, Hoài Trừng thiền sư, thuộc đời thứ 14 phái Thanh Nguyên. Tính ngài cương ngạnh, không hay chiều chuộng nhân tình và hay du lịch, nên tùng lâm đặt tên cho ngài là Phù Thiết Cước. Một hôm ngài hành cước vào nghỉ tại một quán trọ, bà chủ quán này bắt con gái làm tình với ngài, nhưng suốt đêm ngài ngồi kiết già. Cô kia chịu hàng, trở vào nói với mẹ. Người mẹ nói “Thực là Phật tử vậy”.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

206 – TRỰC NGÔN

Ông Tử Thiều cùng ngài Diệu Hỷ, ngài Vạn Am, ba người đến liêu của Bản thủ tọa. (Bác Sơn, Ngộ Bản thiền sư) hỏi thăm, vì Bản thủ tọa bị bệnh.Tới nơi, ngài Diệu Hỷ nói :
- Người ở chốn lâm hạ, thân có yên, sau mới học được đạo.
Ngài Vạn Am nói ngay rằng
- Không phải, người muốn học đạo không nên đoái tưởng đến thân mình.
Ngài Diệu Hỷ nói
- Tới đây thăm bệnh mà ông nói như vậy, có lẽ ông điên sao ?
Ông Tử Thiều tuy trọng lời nói của ngài Diệu Hỷ, nhưng vẫn thích lời nói của ngài Vạn Am là chính đáng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THIỀN LÂM BẢO HUẤN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

207 – NHƯ Ý

Ông Tử Thiều hỏi ngài Diệu ỷ :
- Nay trụ trì đem thực hiện phương pháp gì trước ?
Ngài Diệu Hỷ nói :
- Yên ổn chúng tăng bất quá cần tiền, gạo mà thôi.
Khi ấy ngài Vạn Am cũng ngồi ở đó liền nói :
- Không phải, suy tính của thường trụ hiện có, khéo lường của thường trụ thu vào, không chi dùng lãng phí mà chi dùng hợp đạo, thì tiên, thóc không thiếu, việc gì phải lo . Song đương kim trụ trì chỉ cần được những tăng sĩ giữ đạo làm trước. Giả sử trụ trì có trí mưu, gom góp được lương thực ăn trong mười năm, mà ở dưới tòa mình không có tăng sĩ nào giữ đạo, thì như tiên thánh thường nói “Ngồi ăn của tín thí, ngửa mặt lên thẹn với long thiên” ích gì cho trụ trì !
Ông Tử Thiều nói :
- Thủ tọa nói rất chính đáng.
Ngài Diệu Hỷ quay lại bảo ngài Vạn Am :
- Cái gì cũng đều giống như ý ông chăng ?
Ngài Vạn Am im lặng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.38 khách