Ngồi Thiền bị rung

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
minh ho
Bài viết: 110
Ngày: 13/12/10 20:08
Giới tính: Nam
Đến từ: Tp.HCM

Ngồi Thiền bị rung

Bài viết chưa xem gửi bởi minh ho »

Chào các Sư Thầy, Sư Cô...Xin các Sư Thầy, Sư Cô...chỉ bày cho con kinh nghiệm về sự tu tập Thiền Định. Con cũng chỉ mới biết tu tập về Thiền. Con tập theo dõi hơi thở như Kinh Tứ Niệm Xứ chỉ dạy. Ngồi được khoảng 25-30 phút thì nguyên cả hệ dưới gồm chân, mông...bị rung lên bần bật. Thế là con nhổm người ngồi thẳng lên lại. Được 1 lúc nữa là lại rung. Thường thì đến lúc đó là con xả, hoặc có khi kiềm giữ được cho tới khoảng 40-45 phút. Con không dám kiềm lâu sợ bản ngã bốc khởi.
Xin các Sư Thầy, Sư Cô...giàu kinh nghiệm chỉ bày cho con !!!

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Ngồi Thiền bị rung

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Tại bạn nóng vội, ép thân - tâm hành cho mau đạt mục tiêu, thân chẳng phục ý, nên mới sanh hiện tượng như vậy.

Tập ngồi thiền, không phải ngồi lâu là tốt mà phải đúng pháp Tứ Niệm Xứ mà hành. Khi thấy chẳng đủ tỉnh táo nữa thì xả, chớ nên gán gượng, nếu không chẳng khác một khúc gổ hay một người tự hành hạ mình theo ý định trước.

Nên ngồi đúng tư thế, thân - tâm thả lỏng tự nhiên, tỉnh táo quán niệm, chớ có ham làm mau cho xong hay ham ngồi cho lâu, tùy nghi tỉnh niệm,..


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Ngồi Thiền bị rung

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Đạo hữu minh ho kính.
Theo như Đ/h trình bày thì bt đoán sự run rẩy của thân là do nhiều nguyên nhân:
Do Nghiệp. Do không nghiêm trì giới luật. Do hành thiền vì tâm mong cầu. Do lỗi lầm nào đó trong quá khứ.

Sự run rẩy là Triền cái phóng dật , trạo hối của thân (1 trong 5 Triền cái ngăn che sự đắc định), nó đưa đến bất an của tâm. Ngày nào còn nó thì sẽ không phát triển tuệ.
Đạo hữu thử khắc phục nó theo 1 trong hai cách sau:

Cách 1:
a) Nhận diện phóng dật, trạo cử, sự lắc lư, rung rẩy …vv….
b) Nhờ lặng lẽ nhận diện ngay khi nó khởi lên nên không bị phản ứng theo chúng (không sân, không cầu…)
c) Cơn run rẩy sẽ theo quy luât vô thường mà mất. Cũng nhờ nhận diện mà có chánh niệm quay trở về hơi thở.

Cách 2:
a) Biến sự run rẩy đó thành đối tượng thiền quán: Nhìn nó và niệm thầm “bất an, bất an hay run, run” , Nếu nó vẫn kéo dài, hãy tác ý: “không có ai bất an, hay run cả, chỉ có tâm biết có sắc đang bất an, hay run”

b) Nếu vẫn chưa hết, bỏ đối tượng “bất an” tạm thời này, quay trở về với hơi thở. Tại đây gia tăng định lực (sự tập trung, chú tâm) vào hơi thở trong 1 thời gian.

c) Sau đó dùng chánh niệm tỉnh giác quán (nhìn một cách khách quan) sự sinh lên và diệt đi của “bất an, run rẩy” đó.
Nếu đủ định tĩnh đạo hữu sẽ thấy được sát na sinh diệt, cảm giác khó chịu sẽ biến mất,- mặc dù có thể sự run rấy vẫn còn, và như chẳng dính gì đến tâm cả - (vì sinh diệt quá ư nhanh chóng, làm sao còn có thể tìm thấy Khổ hay lạc trong sinh diệt không có thời gian tính,) Vạn sự đều có khi có thời gian.

Đạo hữu không nên có suy nghĩ áp chế hay xua đuổi sự Khổ này, vì đó cũng là 1 chướng ngại tạo thành Khổ Khổ, chỉ cần can đảm vì nghiệp mà tu. Thực ra trong khi chúng ta hành thiền mà phải trải qua những kinh nghiệm đớn đau (thí dụ quán cái đau, quán cơn bịnh) thì đó chính là những lúc nghiệp quả nó trổ ra đó đạo hữu ạ. Thà rằng chúng ta trả quả trong tâm thiền thiện, có tỉnh giác và thấy Pháp, vẫn còn hơn trả quả trong mê muội, phải không đạo hữu ? )

Trên đây chỉ có niệm thân, trong khi còn có nhiều chỗ trống để niệm tâm và pháp đồng thời, vì khi nhận diện được Khổ, là một cơ hội để dụng Pháp hầu thấy Pháp.

Hy vọng giúp đạo hữu chút ít và kính chúc đạo hữu thành tựu Pháp này.
bt


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ngồi Thiền bị rung

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi cũng có tập thiền, nhưng không có hiện trạng đó, cho nên không chia sẽ ông được.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi, tôi chỉ thấy ngứa mình, có con gì bò. Theo tôi hiểu khi mình thiền cái biết của mình nhại bén vì nó có tập trung, cho nên biết vi tế, cho nên thân ngứa vi tế là biết, tiếng nhỏ cũng nghe v.v...

Có nhiều Thầy dạy như Cô Biển Tâm nói là phải quán ngay chỗ ngứa đó. Nhưng theo tôi nếu dùng thức tâm mà hướng về chỗ ngứa thì nó lại biết ngứa rõ ràng và lớn mạnh.

Cho nên tôi không để ý cái ngứa mà chỉ trở lại đề mục thiền của mình. Một lúc cũng quên cái ngứa và nó hết.

Rung rẩy chân cũng có lẽ vì lạnh, hoặc ngồi không đúng cách, bị chạm gân động mạch gì đó.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Ngồi Thiền bị rung

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Ngồi thiền sao cho tâm không khởi vọng tưởng, tạp niệm là chính.

Có thể do bạn mới tập ngồi thiền nên có tình trang đó.
Theo cách của mình là ngồi bán già vì chưa quen ngồi kiết già.
Tư thế ngồi: Lưng thẳng, mắt nhắm 2/3, mắt quán mũi, mũi quán tâm, không cho tâm khởi tạp niệm, thả lỏng cơ thể, hai tay đặt sát bụng 2 ngón cái hơi chạm nhau. Miệng niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Bạn nên trì Ngũ giới, từ giới sinh Định, từ Định sinh Trí Tuệ.


Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Ngồi Thiền bị rung

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

@minh ho ! Bất cứ loại thiền nào nó cũng có định hướng và yếu quyết riêng của nó mà hành giả phải nắm rõ và tuân theo ! thiền trong Phật giáo cũng thế ! nếu chưa nắm rõ định hướng và yếu quyết thì chớ nên làm vội ! tình trạng của bạn như xe đang chạy nhanh mà thắng gấp , lại còn chưa quen đường thì rất dễ xảy ra tai nạn !!!


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ngồi Thiền bị rung

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính đ/h minh ho : tôi có mấy điều chia xẻ cùng đạo hữu:
_ Học Thiền trong ấy có Tọa Thiền:
Bạn hỏi về Thiền tứ Niệm xứ _ đúng ra tôi không được góp ý cùng bạn vì tôi không chưa học và thực hành thiền Tứ Niệm xứ _ tôi đã và đang học thiền của Đại Thừa . Nhưng thấy bạn nói ngồi thiền chừng 20 _ 30 phút thì thì toàn bộ phần thân dưới bị rung lên ngày càng nhiều ! do cái này tui có trải qua nên chia xẻ cùng bạn gọi là tham khảo thôi !
1- học tọa thiền muốn chắc chắn không bị lạc phải có thầy ( một vị đạo sư ), học theo sách vở chình qui của những vị có uy tín cũng được , nhưng rất khó _ vì tự mình học sẽ mắc nhiều thiếu sót !
2- học môn Thiền nào thì kiên nhẫn học cho được ít nhất cũng từ 3 năm trở lên! nếu mỗi ngày đều có công phu , không bỏ sót ngày nào !
_ Tọa thiền:
1_ muốn học ngồi thiền trước tiên phải học đều thân trước:
Muốn ngồi thiền thông thường phải có tọa cụ : tọa cụ là một cái gối tròn cao chừng 4 hay 5 phân dùng để lót dưới mông khi ngồi - khi ngồi có tọa cụ thì xương sống dễ dựng thẳng hơn! ( ngồi thiền mà xương sống không thẳng thì rắc rối lắm)
ngồi xuống:
-hai chân theo thế kiết già hay bán già gì cũng được; ( bạn đã biết thế ngồi này rồi chứ) ngồi một lát khi cảm thấy yên ổn và thỏa mái,thì kế đến
_ hai tay để chồng lên nhau và trên chân ngay giữa rún, kế đến
_ dựng thẳng xương sống lên , đầu hơi cuối về trước một tí . hai mắt nhắm hờ ! có thể lay lắc sao cho có tư thế hoàn toàn thư giản , không trân cứng , hay gồng !
đó tạm gọi là điều thân trước khi "Thiền"
2_ Khi đã xong buổi ngồi thiền dù là ngắn hay dài , thì bạn cũng phải biết cách Xả Thiền < nếu bạn không biết cách xả thiền , thì công cuộc học thiền của bạn sẽ không đi đến đâu cả ! đại cương nó cũng như là tập thể dục vậy _ không phải nói ngưng là ngưng cái rụp _ như vậy lá sai!!
_ khi bạn đọc đến đây bạn biết tại sao chân mình bị run lên rồi phải không !?
đây lý do:
1_ do hệ khung xương mỗi người một khác , nên khi ngồi thiền sai tư thế thì biểu hiện cũng khác nhau _ trong trường họp của bạn _hảy thả lỏng , không được gồng người khi tọa thiền!, chắc bạn khi ngồi không có tọa cụ nữa?
một vài ý cùng đ/h mong tinh tấn
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


minh ho
Bài viết: 110
Ngày: 13/12/10 20:08
Giới tính: Nam
Đến từ: Tp.HCM

Re: Ngồi Thiền bị rung

Bài viết chưa xem gửi bởi minh ho »

Con cảm ơn các Sư Cô, Sư Thầy...đã tận tình chỉ dạy con. Nhất là Cô biển tâm và Thầy sotam26 đã có những chia sẻ thật hữu ích. Con sẽ tinh tấn hành trì theo những lời giáo huấn. Mong các Sư Cô, Sư Thầy...thân tâm thường an lạc, vạn sự luôn cát tường.

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Ngồi Thiền bị rung

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Quí đạo hữu kính:

Nếu không chú tâm đến "bất an" trên thân thì tự nó cũng sẽ hết, nhưng rồi nó sẽ quay trở lại.

Bình thản ghi nhận những bất an biến đổi với chánh niệm tỉnh giác thì nó cũng hết, trước khi nó hết, tâm biết nó rõ rệt ( thấy nó mạnh hơn, yếu dần..) suốt quá trình sinh trụ diệt. Nếu làm được thế vài lần "bất an" sẽ không trở lại.

bt mong giúp chút ít từ kinh nghiệm của sự học và hành của tự thân, từ kinh nghiệm của những bạn đồng tu, và từ sự dạy bảo của quí Thầy. Xin quí đạo hữu yên tâm, thiền quán này còn ở mức sơ khởi, không gây nguy hại, thiền chỉ mà tự hành mới có hại.

Ghi nhận sự việc hiện tiền với chánh niệm tỉnh giác trong thiền quán cũng không khác chi với nhìn vạn sự bằng tâm tỉnh giác trong đời sống, trước tiên thì cần ngồi, sau đó đi đứng nằm ngồi cũng vẫn có thể hành được cả.

Kính mong sự từ bi hỉ xã, và xin sám hối nếu có quá lời.

Kính xin đạo hữu minh ho cũng nên suy xét mới hành, và nếu có hành thì xin hoan hỉ chia xẻ sau đó. Nếu đạo hữu biết rõ do nghiệp, do lỗi lầm thì cũng nên Lạy Phật để sám hối trước khi hành thiền.

kính
bt


minh ho
Bài viết: 110
Ngày: 13/12/10 20:08
Giới tính: Nam
Đến từ: Tp.HCM

Re: Ngồi Thiền bị rung

Bài viết chưa xem gửi bởi minh ho »

Dạ, con cảm ơn Cô biển tâm đã tận tình chỉ dạy. Con đang tập hành và quán theo các chỉ dẫn của Cô, Thầy..Nếu có gì tiến triển con sẽ lên chia sẻ với mọi người.

Mong các Cô, Thầy...thân tâm thường an lac, vạn sự luôn cát tường. kinhle kinhle
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách