Vấn đề ăn chay và ăn mặn

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tác hại của việc nóng tính

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Võ Tấn Hưng đã viết:Tôi là người tính tình hay nóng. Đó là một nhược điểm, nhiều khi dẫn đến thất bại trong công việc. Mặc dù việc nóng tính của mình làm cho phát ra những lời nói lớn tiếng, thậm chí quát tháo nhưng không phải sai hoàn toàn thuộc về mình. Sau khi tìm hiểu về Phật tôi tự nghỉ rằng mình phải tự kiềm chế và phải biết nhẫn chứ không là sai với Phật pháp. Vậy mà trong đời sống hằng ngày vẫn không tránh khỏi việc đôi lúc còn lớn tiếng với người khác nhất là các thành viên trong gia đình ( anh chị em, vợ con, các vật nuôi hay những người lamg cùng cơ quan động chạm đến lòng tự ái của mình ).
Nếu tôi lở lời nói lớn hoặc quát tháo với ai đó trước và sau khi Niệm Phật tôi có cảm nghỉ như thế này không biết có đúng không :
- Việc xảy ra trước lúc Niệm, tôi không muốn Niệm vì sợ không linh nghiệm;
- Việc xảy ra sau khi Niệm, tôi nghỉ mình sẽ có tội với Phật.
Bây giờ tôi nghỉ chỉ có một con đường duy nhất là mình không nên nóng tính nữa, nhưng đâu phải dể bởi vì nóng tính hay nguội tính đêu thuộc bẩm sinh hay nói cách khác là thuộc về bản chất, kho sửa.
Mong được tư vấn giúp đỡ.
Nóng tánh không những hại cho mình mà còn hại cho người, mà hại người thì ta có tội ắt chịu quả báo. Nóng tánh dễ làm tổn hại tim mạch và não bộ, thường dẫn đến các bệnh tim mạch, não bộ như suy tim, tai biến,.....

Đối với một người tu học Phật Pháp, nổi nóng là chính mình sai dù bất cứ tình huống nào, dù người khác thế nào, tuyệt đối không được đỗ lỗi cho người khác vì đó chính là che dấu sự nóng tánh.

Tuy nhiên không phải một ngày một bữa mà khắc phục hết được. Chỉ cần kiên trì nhẫn nại, tìm hiểu nguyên nhân, tại sao cơn nổi nóng lại khởi dậy?, có phải lúc nào cũng khởi? hay có điều kiện gì mới khởi? Tự mình quán xét. Lưu ý, tuyệt đối không được đỗ lỗi cho người khác dù cho người ta thế nào, thấy mình chịu thiệt thì phải biết đó là nghiệp chướng mà mình đã gieo nay nhận lại.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Vấn đề ăn chay và ăn mặn

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tu nghĩa là sửa đổi.

Sửa đổi gì? Thân, Miệng, Ý từ không tốt thành tốt.

Vậy nên luôn canh gác cái ý nghĩ, lời nói, và hành vi của mình đừng cho sai trái, đặc biệt là tâm ý.

Biết mình nóng tánh thì khi gặp chuyện phải biết mình đang nỏi nóng, cho nên bây giờ không tiện thốt ra lời hay làm hành động gì, chỉ nên nính giây lác để nguội lại có lý trí mà sử sự, hoặc đi nơi khác như đi nhà vệ sinh một lác.

Biết mình đang nỏi nóng thì cái nóng sẽ nguội lại đi rất nhiều.

Phải luôn nghĩ rằng "Phàm trước khi làm việc gì cũng phải suy xét đến hậu quả của nó", khi mình thốt ra lời la hét, hay đánh đập, mình phải suy xét hậu quả của nó, tổn hại mình và người ra sao?

Bớt dần cái ngã chấp thì bớt đi cái nóng bằng cánh quán vô thường, khổ, vô ngã.
Mở rộng lòng thương người thì bớt đi cái nóng bằng cách quán từ bi hỷ xả.

Chúc anh lành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Võ Tấn Hưng
Bài viết: 27
Ngày: 15/11/10 11:18
Giới tính: Nam

Re: Tu hành không chỉ biết ăn chay, Niệm Phật là đủ.

Bài viết chưa xem gửi bởi Võ Tấn Hưng »

Trước hết cho tôi được gửi lời cảm ơn đến Quý vị ở Ban điều hành và các đạo hữu đã quan tâm đến Võ Tấn Hưng.
Thực ra khi 12 tuổi tôi đã là Phật tử tại gia. Ngày Rằm, Mồng một thì đến một Ngôi chùa rất đơn giản ở vùng quê, nơi có nhiều cuộc chiến tranh khủng khiếp để Niệm Phật. Thời gian không được bao lâu thì bị gián đoạn do chiến tranh cũng như do nhiều ràng buộc trong cuộc sống. Mãi cho đến nay, tôi lại bắt đầu tìm hiểu về Phật tôi cảm thấy rất hối tiết vì mình quá chậm trễ. Những tội lỗi do vô minh mà mình đã gây ra trước đây, bây giờ mới nhìn thấy. Được Phật chỉ bảo, mình tìm đến bài "Chú đại Bi" để niệm và đang cố gắng học thuộc lòng để mỗi lần đến Chùa Niệm cho chuẫn. Nguyện vọng của Hưng là muốn thỉnh Phật về nhà thờ nhưng thấy khó quá, bởi do các trường hợp hình như đang cảng trở :
- Nhà Hưng phía trước cho thuê VP làm việc. Nếu thờ Phật thì tượng Phật phải nhìn ra phía trước nhưng phía trước lại là VP làm việc đã cho thuê;
- Cuộc sống của hai vợ chồng hiện nay đang làm việc trong cơ quan nhà nước. Va chạm với đời sống xã hội không tránh khỏi được những điều cấm kỵ. Chẳng hạn như tiếp khách và đôi khi phải chiều khách chứ không là hỏng công việc;
- Khi tu hành là tự mình phải biết kìm chế mọi sự nóng giận, dứt bỏ mọi hờn ghét, ăn nói phải nhỏ nhặn và nhìn nhượng, phải biết thương yêu mọi người, ... thì mới đúng là người Phật tử.
Hưng vẫn chưa tìm được lời giải nào thật chuẫn xác nhưng mình nghỉ rằng muốn tu hành phải lấy cái tâm làm chue đạo. Hưng có một vài người bạn, họ thờ Phật, ngày Rằm hay Mồng một họ ăn chay nhưng nếu mình đến nhà trong những ngày này thì họ vẫn uống và tiếp mình bằng các loại rượu. Ngoài ra họ còn không trung thực, nhiều khi ám hại với người khác. Nhưng tại sao họ lại không nghỉ đến hậu những việc làm đó.
Nói tóm lại, tu hành không chỉ biết ăn chay, Niệm Phật mà phải hiểu về Phật và phải thể hiện cho bằng được mính là đạo hữu cỏ tri giác. Như vậy mới tạo được niềm tin nơi mọi người.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vấn đề ăn chay và ăn mặn

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Người Niệm Phật Nếu Được Nhất Như Nước Chảy Không Dứt Thì Chẳng Còn Khởi Niệm Tham Sân Si.

Tu Pháp Môn Nào Cũng Vậy Nếu Chưa Thuần Thục Thì Đều Còn Dấy Niệm Tham Sân Si.

Nhưng Có Cái Khác Giữa Người Không Biết Tu Dấy Niệm Tham Sân Si Và Người Biết Tu Dấy Niệm Tham Sân Si.

Không Biết Tu Dấy Niệm Tham Sân Si Thì Theo Niệm Mà Tạo Nghiệp.

Người Biết Tu Dấy Niệm Tham Sân Si Thì Biết Là Sai Rồi Bỏ.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Võ Tấn Hưng
Bài viết: 27
Ngày: 15/11/10 11:18
Giới tính: Nam

Re: Tác hại của việc nóng tính

Bài viết chưa xem gửi bởi Võ Tấn Hưng »

Theo thuyết khoa học những gì đã thuộc về bản chất ( bẩm sinh, thiên nhiên tạo hóa ) thì không hoặc khó mà sửa chữa. Nóng tính là một trường hợp bẩm sinh đâu có phải mình muốn và đâu có phải tự mình tạo ra. Thầy Thánh Tri có khuyên bảo " mình biết mình nóng tính nên gác lại để làm việc khác chẳng hạn như đi ra nhà vệ sinh, ... " Nhưng nó rát ác nghiệt là khi mình nóng tính mình không nghỉ lúc đó mình nóng tính. hành động hay lời nói lúc đó mình cho là đúng nên mình làm những điều đúng, những điều không đúng mình không làm. Hậu sự việc mình đem ra nghỉ lại thì mới biết hành xử của mình trước đó sai do mình nóng tính. Mình rất ân hận và đành chấp nhận sự trả giá nhưng đôi khi sự trả giá này chẳng cứu vớt được gì. Tôi có chứng kiến một trường hợp một Vị trù trì tại Chùa Bình tịnh, xã Bình minh, huyện Thăng bình cũng có sự nóng tính. Hôm Mẹ tôi mất Thầy có đến nhà giúp gia đình tôi tụng kinh trong việc lễ tang. Tối hôm đó gia đình tôi mời Thầy đúng 6 giờ sáng mai đến nhà ( Chùa và nhà tôi cách nhau hơn 100m ). Thầy bảo gia đình cứ yên tâm đúng 6 giờ sáng mai Thầy có mặt không cần phải gọi nữa nhưng sau 6 giờ và mãi cho đến 6 giờ 30 Thầy vẫn chưa đến, gia đình chúng tôi đành phải tự làm lễ. Khi đang hành lễ thì thấy Thầy đến nhưng lúc Thầy đến thấy gia đình làm lễ, Thầy không vô nhà mà đứng ngoài cổng một vài phút rồi Thầy về lại Chùa. Trường hợp đó, theo tôi nghỉ chắc Thầy cũng có nóng tính ? Ý tôi muốn tất cả đạo hữu và những người tu hành phải tự làm giảm nhiết trong cơ thể của mình nghĩa là không được nóng tính. Nhưng muốn không nóng tính thì bằng biện pháp nào cho thất hữu hiệu ? Mong quý đạo hữu cùng tháo gở


trungtamtutam
Bài viết: 525
Ngày: 05/08/10 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Tâm
Nghề nghiệp: “Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”

Re: Vấn đề ăn chay và ăn mặn

Bài viết chưa xem gửi bởi trungtamtutam »

Không Biết Tu Dấy Niệm Tham Sân Si Thì Theo Niệm Mà Tạo Nghiệp.

Người Biết Tu Dấy Niệm Tham Sân Si Thì Biết Là Sai Rồi Bỏ.
kinhle

NHƯ VẬY THÌ CON YÊN TÂM RỒI , VÌ VẪN CÒN DẤY THAM SÂN SI .


[color=#0000FF][b]“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
http://trungtamtutam.com/diendantuthien/[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Vấn đề ăn chay và ăn mặn

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

Đ/H theo thuyết nhà Phật hay thuyết khoa học !!! nếu đ/h nói nóng tính là bẩm sinh là đ/h đang mang trong mình thuyết "thường" thuyết này Phật bác ! nó là một trong những "tri kiến" mà người học Phật cần "thoát khỏi" mục đích của đạo Phật là :"giải thoát giải thoát tri kiến"


Hình đại diện của người dùng
hphilong
Bài viết: 26
Ngày: 12/12/10 06:24
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Vấn đề ăn chay và ăn mặn

Bài viết chưa xem gửi bởi hphilong »

Theo thuyết khoa học những gì đã thuộc về bản chất ( bẩm sinh, thiên nhiên tạo hóa ) thì không hoặc khó mà sửa chữa. Nóng tính là một trường hợp bẩm sinh đâu có phải mình muốn và đâu có phải tự mình tạo ra. Thầy Thánh Tri có khuyên bảo " mình biết mình nóng tính nên gác lại để làm việc khác chẳng hạn như đi ra nhà vệ sinh, ... " Nhưng nó rát ác nghiệt là khi mình nóng tính mình không nghỉ lúc đó mình nóng tính. hành động hay lời nói lúc đó mình cho là đúng nên mình làm những điều đúng, những điều không đúng mình không làm. Hậu sự việc mình đem ra nghỉ lại thì mới biết hành xử của mình trước đó sai do mình nóng tính. Mình rất ân hận và đành chấp nhận sự trả giá nhưng đôi khi sự trả giá này chẳng cứu vớt được gì. Tôi có chứng kiến một trường hợp một Vị trù trì tại Chùa Bình tịnh, xã Bình minh, huyện Thăng bình cũng có sự nóng tính. Hôm Mẹ tôi mất Thầy có đến nhà giúp gia đình tôi tụng kinh trong việc lễ tang. Tối hôm đó gia đình tôi mời Thầy đúng 6 giờ sáng mai đến nhà ( Chùa và nhà tôi cách nhau hơn 100m ). Thầy bảo gia đình cứ yên tâm đúng 6 giờ sáng mai Thầy có mặt không cần phải gọi nữa nhưng sau 6 giờ và mãi cho đến 6 giờ 30 Thầy vẫn chưa đến, gia đình chúng tôi đành phải tự làm lễ. Khi đang hành lễ thì thấy Thầy đến nhưng lúc Thầy đến thấy gia đình làm lễ, Thầy không vô nhà mà đứng ngoài cổng một vài phút rồi Thầy về lại Chùa. Trường hợp đó, theo tôi nghỉ chắc Thầy cũng có nóng tính ? Ý tôi muốn tất cả đạo hữu và những người tu hành phải tự làm giảm nhiết trong cơ thể của mình nghĩa là không được nóng tính. Nhưng muốn không nóng tính thì bằng biện pháp nào cho thất hữu hiệu ? Mong quý đạo hữu cùng tháo gở
Trường hợp của đạo hữu là chuyện thường tình trong các việc làm lễ tang của quý thầy. Quý thầy khi đã thực tu thì không nóng giận những điều nhỏ nhặt như vậy, chuyện đạo hữu nghĩ thầy giận thầy về là suy diễn của đạo hữu với niệm sân si đời thường của mình. Thực ra, 1 đám tang chỉ nên mời các thầy cúa 1 chùa không mời nhiều chùa, mời thầy pháp, hay tự làm lễ vì cách làm việc, tụng niệm không giống nhau, không tương ứng, trong lúc tang gia bối rối chắc chắn sẽ xảy ra chuyện không hay gây tổn hại cho thần thức người mất. Vì lẽ đó, quý thầy nào cũng vậy thôi, khi đến gia đình thân nhân thấy mời các thầy ở chùa khác, thầy pháp, pháp sư ... thì sẽ tự âm thầm ra về tránh gây ra lộn xộn. Gia đình bên dì tôi cũng từng xảy ra chuyện như vậy, khi dượng tôi mất gia đình bên dượng tôi không phải phật tử nên không mời thầy tu ở chùa mà muốn bỏ tiền mời thầy pháp tới làm lễ (10 triệu chi phí làm lễ) trong khi các thầy ở chùa mà mẹ tôi mời về làm lễ thì chỉ làm phật sự không bao h lấy tiền quà gì cả. Nhưng gia đình bên dượng tôi thì chỉ cương quyết đòi cho các thầy pháp làm, khi thầy đến thấy các thầy pháp đang làm lễ thì cũng âm thầm ra về, nhưng dì tôi ( vợ người mất) cũng có biết chút ít phật pháp và nghe lời khuyên của mẹ tôi nên đã cùng mẹ lên chùa thỉnh quý thầy về làm lễ 1 lần nữa, các thầy vẫn hoan hỷ đi ngay không hề có chút giận hờn, suy nghĩ gì cả. Điều tôi muốn nói ở đây là gì ? Đạo hữu khi nhìn nhận 1 vấn đề nên nhìn nhận sâu và thoáng hơn không nên suy nghĩ theo tri kiến và quan niệm 1 chiều của mình mà nghĩ không tốt cho người khác, mà nhất là các bậc chân tu, thực rất tội lỗi.
Nam Mô A Di Đà Phật


Võ Tấn Hưng
Bài viết: 27
Ngày: 15/11/10 11:18
Giới tính: Nam

Re: không phải nghỉ một chiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi Võ Tấn Hưng »

Tôi rất cảm ơn giáo lý của Thầy hphilong Ý tôi muốn hỏi là Thầy trù trì ở Chùa Bình tịnh, nơi quê hương tôi đứng khoản vài phút rồi về lại Chùa có phải do Thầy giận ( giận tất cũng có thể nóng ) không chứ không phải là tôi nghỉ Thầy vậy. Hôm đó tôi không mời bất cứ thầy nào khác nhưng vì theo giờ giất đã đến nên gia đình tiến hành làm theo thủ tục đã tính trước. Sau buổi sáng đó, Thầy tiếp tục đến nhà để làm lễ cho đến khi hoàn tất. Bây giờ thì tôi mới nhận thức được rằng không bao giờ có sự giận ghét ở những Bậc tu hành vì tôi biết rằng người tu hành luôn luôn thương yêu tất cả mọi người trong mọi trường hợp, ngay cả những người có tính hung hăng, xất xượt cũng không ghét vì bản thân những người đó cũng có những nổi khổ riêng của họ do nhiều người đã ghét họ.


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Vấn đề ăn chay và ăn mặn

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Đạo hữu Võ Tấn Hưng đã viết:
"Nhưng muốn không nóng tính thì bằng biện pháp nào cho thất hữu hiệu ? Mong quý đạo hữu cùng tháo gở"

bt biết có 1 phương pháp, xin chia xẻ cùng đạo hữu:
Khi nóng lên, là lúc tâm sân đang hướng về sự việc, người....làm cho mình nóng. Hãy quay trở lại bên trong mình bằng cách tự hỏi "ai sân",
Tâm sẽ rời đối tượng bên ngoài mà quay về cái "Ai" to tổ bố đang hiện diện, thế là hết sân.

Nhiều lần như thế tâm sẽ biết nhìn cái Sân bên trong vv...vv... còn nhiều nữa, nếu đạo hữu muốn thì cứ thử, không có gì nguy hiểm đâu.

Hoặc đ/h tìm đọc Kinh An Trú tầm (Trung Bộ kinh- bài 22) do HT.Thích chơn Thiện giảng giải mà áp dụng.

Kính chúc luôn an lạc.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: không phải nghỉ một chiều.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người xuất gia cũng là người đang tu tập, cho nên cũng không tránh khỏi tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến. Nhưng ít ra nếu họ có tu thì những thứ tâm ấy được giảm bớt.

Tôi mong rằng mọi người chúng ta ai cũng phải hiểu cho người xuất gia. Đôi khi thấy người xuất gia tham, sân, si lên thì mình chê họ, nói sấu họ, nhưng không suy nghĩ rằng họ cũng là con người, đang tu tập thôi, chứ chưa được toàn giác như Phật thì làm sao mà không có phạm sái lầm.

Không nên kỳ vọng quá, mình cũng là người, làm chưa được việc hết tham sân si chính mình thì tại sao lại quan niệm rằng kỳ vọng rằng người xuất gia đã làm được việc đó rồi.

Dĩ nhiên người xuất gia có thọ giới, có học giáo lý, có tu hành cho nên thời thời khắc khắc phải canh gác sáu căn của mình, tập cho thân miệng ý thanh tịnh. Chứ không thể lúc nào cũng buông lung được như người thế tục.

Thấy người khác làm sai việc gì thì học cái sai của họ mà tự mình sửa đổi, chứ đừng sửa sai họ và ép họ sửa sai trong khi chính mình chưa tự sửa sai lấy mình. Như câu nói, rác nhà mình không quét dọn, lại đi quét dọn nhà người. Người ta đâu phải mình, cho nên người ta làm trái ý mình cái mình giận. Như vậy có phải là tự chuốt họa vào mình hay không, cái giận đó mình không trừ bỏ lấy chính mình, lại đem nó từ bên ngoài thẩy vào mình.

Dĩ nhiên khi thấy người ta làm việc không đúng, mình vì tình bạn có thể khuyên họ, nhưng khuyên không được thì thôi, không ép buộc. Ngược lại mình học cái sai đó mà sửa lấy mình, rằng tôi không thể phạm phải sai lầm như bạn tôi nữa.

Đấy mới là người biết tu vậy.

Nói chung học cái sai của người mà mình tự cảnh tỉnh sửa lấy chính mình. Phải tập nghĩ và hiểu cho người khác chứ đừng ít kỹ riêng mình. Rằng người ta lúc nào cũng sai, tôi lúc nào cũng đúng. Chính vì có ý niệm thế mà thấy người ta làm trái ý mình là mình nỏi sân lên. Vậy có tâm sân là do thấy người khác làm sai ý mình, mình cho minh là đúng họ sai. Do thế muốn cái tâm sân không khởi thì mình phải tập ngược lại rằng chính mình sai chứ người khác không sai.

Nhưng dù sao mỗi người phải tự tìm học Kinh Phật, đặc biệt là Tứ Diệu Đế, Tam Pháp Ấn, và Tứ Niệm Xứ.

Từ từ lên học các Kinh Đại Thừa, khi mình càng hiểu nhiều và rộng ra, thì tâm mình cũng mở rộng. Thấy người ta làm sai thì mình liền có tâm khoan dung, thương sót. Bớt đi cái sân giận nhỏ hẹp như lúc trước.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Vấn đề ăn chay và ăn mặn

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Bác Thánh Tri nói rất phãi tangbong


Nếu ĐH Võ Tấn Hưng muốn người khác sữa theo ý mình thì chẵng khác gì "dã tràng xe cát Biễn Đông" hay đơi. cho tới lúc "heo biết bay"; đó là tư. mình rước những cái phiền phức vào mình.

Tai. sao không tư. sữa mình hay hơn vì sữa mình là điều mình hoàn toàn có thễ từ từ làm đươc. cafene

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A Di Đà Phât.
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sammbuddhasa


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]24 khách