Tâm tịnh thì cõi tịnh

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Tâm tịnh thì cõi tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật, chợt gặp Thiền sư Vô Đức từ pháp đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:

- Lành thay! Lành thay! Mỗi ngày anh đều đem hương hoa chí thành dâng cúng Phật, theo kinh nói, thường dùng hương hoa cúng dường, đời sau sẽ được phước báo thân tướng trang nghiêm!

Cư sĩ nghe nói, vui vẻ đáp:

- Đó là bổn phận con phải làm! Mỗi ngày khi đến chùa lễ Phật thì tâm con mát mẻ, giống như được tẩy rửa nhưng khi về đến nhà thì lại phiền muộn. Bà nội trợ thường phiền hà ồn náo như cái chợ, con làm sao giữ gìn tâm mình cho thanh tịnh thuần khiết?

Thiền sư Vô Đức hỏi:

- Ông thường dùng hoa tươi cúng Phật, hẳn có ít nhiều kiến thức về cắm hoa, bây giờ tôi hỏi ông, làm cách nào để giữ cho hoa được tươi lâu, tốt đẹp?

Cư sĩ đáp:

- Muốn giữ gìn hoa được tươi lâu, mỗi ngày phải thay nước, và khi thay nước nên cắt bỏ một phần dưới cành hoa đi, vì phần cành nằm trong nước dễ bị thối rữa. Khi cành thối rữa thì khó hấp thu nước, làm cho hoa mau héo tàn.

Thiền sư Vô Đức nói:

- Giữ gìn cái tâm thanh tịnh thuần khiết cũng giống như thế. Hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta giống như nước trong bình, còn chúng ta là hoa. Chỉ có thường xuyên lọc sạch thân tâm, sửa đổi tính tình và luôn luôn sám hối, sửa đổi khuyết điểm mới có thể tạo nên sự tươi mát, an nhiên.

Nghe xong, cư sĩ hoan hỷ làm lễ cảm tạ:

- Cám ơn thiền sư khai thị cho con! Hy vọng sau này có cơ hội, con sẽ thân cận thiền sư, ở trong tự viện làm thiền giả, an hưởng chuông sớm mõ chiều, yên tâm tĩnh trí trong tiếng kệ lời kinh.

Thiền sư Vô Đức nói:

- Đâu cần đợi cơ hội đến ở trong tự viện, ông hít vô thở ra đó là kinh kệ, mạch đập đó là chuông mõ, thân thể là chùa chiền, hai tai là tỉnh giác thì ở đâu cũng yên tĩnh.

(Theo Tinh Vân thiền thoại)



BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Nước trong bình tự nó không thể trở nên hôi thối nếu không cắm hoa vào. Hoàn cảnh sống của chúng ta cũng như thế, sẽ không rắc rối, phiền phức… nếu chẳng có những tâm niệm xấu ác hiện hành. Kinh Phật nói “Tâm tịnh thì cõi tịnh”. Một khi tâm thanh tịnh thì ở đâu cũng là đạo tràng, trở thành Tịnh độ. Vì vậy, mấu chốt của việc tu tập là luôn tịnh hóa thân tâm của mình.

Nhiều người nghĩ rằng, cuộc đời vốn đầy dẫy những nhiễm ô, tệ nạn, cám dỗ nên khó giữ tâm trong sạch. Họ ước muốn có một hoàn cảnh sống tốt hơn để có thể tu tập, và hẹn một ngày nào đó, có cơ hội sẽ vô chùa tu chẳng hạn. Nhưng họ đâu biết rằng, nếu đem tâm niệm bất thiện vào chùa thì cũng khó giữ được thanh tịnh chốn thiền môn!

Kinh Bát Đại Nhân Giác nói: “Tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc”. Đó là nhân cách của người học Phật. Vẫn sống giữa cuộc đời, phải đối mặt với cơm ăn áo mặc, bon chen danh lợi, nói chung bị vây quanh bởi tiền tài, danh vọng, sắc dục… mà người con Phật vẫn nỗ lực để luôn giữ mình trong sạch, không bị thói đời chi phối, vẩn đục. Để làm được điều này, trước hết bản thân mỗi chúng ta phải “tự tịnh kỳ ý”, tức làm sạch tâm ý của mình. Một khi tâm ý đã thanh tịnh thì mình có thể “Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian nhưng không bị nhấn chìm trong dòng xoáy dơ bẩn của thế gian”.

Kinh Duy Ma nói: “Chúng sinh là Tịnh độ của Bồ tát”. Chúng ta chưa phải là Bồ tát nhưng nếu có thể giữ “tâm bình khí hòa”, biết lắng nghe và chia sẻ trong tinh thần hiểu biết-thương yêu, thì mỗi gia đình của chúng ta cũng sẽ biến thành một Tịnh độ nho nhỏ!


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Tâm tịnh thì cõi tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< >:D< >:D<

Bài viết rất hay .NẾU AI hiểu được . thì cơ duyên GIÁC NGỘ không xa, mong thay ! >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tâm tịnh thì cõi tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

tinhnghia đã viết:Có một vị nam cư sĩ mỗi ngày thường hái hoa tươi trong vườn nhà mình đem đến chùa chí thành dâng cúng Phật. Một hôm, khi đem hoa đến điện Phật, chợt gặp Thiền sư Vô Đức từ pháp đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:

- Lành thay! Lành thay! Mỗi ngày anh đều đem hương hoa chí thành dâng cúng Phật, theo kinh nói, thường dùng hương hoa cúng dường, đời sau sẽ được phước báo thân tướng trang nghiêm!

Cư sĩ nghe nói, vui vẻ đáp:

- Đó là bổn phận con phải làm! Mỗi ngày khi đến chùa lễ Phật thì tâm con mát mẻ, giống như được tẩy rửa nhưng khi về đến nhà thì lại phiền muộn. Bà nội trợ thường phiền hà ồn náo như cái chợ, con làm sao giữ gìn tâm mình cho thanh tịnh thuần khiết?

Thiền sư Vô Đức hỏi:

- Ông thường dùng hoa tươi cúng Phật, hẳn có ít nhiều kiến thức về cắm hoa, bây giờ tôi hỏi ông, làm cách nào để giữ cho hoa được tươi lâu, tốt đẹp?

Cư sĩ đáp:

- Muốn giữ gìn hoa được tươi lâu, mỗi ngày phải thay nước, và khi thay nước nên cắt bỏ một phần dưới cành hoa đi, vì phần cành nằm trong nước dễ bị thối rữa. Khi cành thối rữa thì khó hấp thu nước, làm cho hoa mau héo tàn.

Thiền sư Vô Đức nói:

- Giữ gìn cái tâm thanh tịnh thuần khiết cũng giống như thế. Hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta giống như nước trong bình, còn chúng ta là hoa. Chỉ có thường xuyên lọc sạch thân tâm, sửa đổi tính tình và luôn luôn sám hối, sửa đổi khuyết điểm mới có thể tạo nên sự tươi mát, an nhiên.

Nghe xong, cư sĩ hoan hỷ làm lễ cảm tạ:

- Cám ơn thiền sư khai thị cho con! Hy vọng sau này có cơ hội, con sẽ thân cận thiền sư, ở trong tự viện làm thiền giả, an hưởng chuông sớm mõ chiều, yên tâm tĩnh trí trong tiếng kệ lời kinh.

Thiền sư Vô Đức nói:

- Đâu cần đợi cơ hội đến ở trong tự viện, ông hít vô thở ra đó là kinh kệ, mạch đập đó là chuông mõ, thân thể là chùa chiền, hai tai là tỉnh giác thì ở đâu cũng yên tĩnh.

(Theo Tinh Vân thiền thoại)



BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Nước trong bình tự nó không thể trở nên hôi thối nếu không cắm hoa vào. Hoàn cảnh sống của chúng ta cũng như thế, sẽ không rắc rối, phiền phức… nếu chẳng có những tâm niệm xấu ác hiện hành. Kinh Phật nói “Tâm tịnh thì cõi tịnh”. Một khi tâm thanh tịnh thì ở đâu cũng là đạo tràng, trở thành Tịnh độ. Vì vậy, mấu chốt của việc tu tập là luôn tịnh hóa thân tâm của mình.

Nhiều người nghĩ rằng, cuộc đời vốn đầy dẫy những nhiễm ô, tệ nạn, cám dỗ nên khó giữ tâm trong sạch. Họ ước muốn có một hoàn cảnh sống tốt hơn để có thể tu tập, và hẹn một ngày nào đó, có cơ hội sẽ vô chùa tu chẳng hạn. Nhưng họ đâu biết rằng, nếu đem tâm niệm bất thiện vào chùa thì cũng khó giữ được thanh tịnh chốn thiền môn!

Kinh Bát Đại Nhân Giác nói: “Tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc”. Đó là nhân cách của người học Phật. Vẫn sống giữa cuộc đời, phải đối mặt với cơm ăn áo mặc, bon chen danh lợi, nói chung bị vây quanh bởi tiền tài, danh vọng, sắc dục… mà người con Phật vẫn nỗ lực để luôn giữ mình trong sạch, không bị thói đời chi phối, vẩn đục. Để làm được điều này, trước hết bản thân mỗi chúng ta phải “tự tịnh kỳ ý”, tức làm sạch tâm ý của mình. Một khi tâm ý đã thanh tịnh thì mình có thể “Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian nhưng không bị nhấn chìm trong dòng xoáy dơ bẩn của thế gian”.

Kinh Duy Ma nói: “Chúng sinh là Tịnh độ của Bồ tát”. Chúng ta chưa phải là Bồ tát nhưng nếu có thể giữ “tâm bình khí hòa”, biết lắng nghe và chia sẻ trong tinh thần hiểu biết-thương yêu, thì mỗi gia đình của chúng ta cũng sẽ biến thành một Tịnh độ nho nhỏ!
Một bài học ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa. Của người đang bước vào cửa.
Chúng ta không thể xem qua, mà không học theo. Mà muốn học theo, thì chúng ta bắc đầu, đi từ đâu?

Nên tôi đặt nghi vấn, trong ba câu hỏi của bài "Tâm tịnh thì cõi tịnh" này.

1. Trong đại ý bài này nói về "Pháp Thuyết"?

2. Trong đại ý bài này nói về "Pháp Hành"?

3. Trong đại ý bài này nói về "Pháp Thuyết và luôn cã Pháp Hành"?


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Tâm tịnh thì cõi tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Đại ý bài này nói ta phải thực hành.

Bắt đầu từ trì giới cho thanh tịnh rồi mới học pháp môn như: Thiền, Tịnh, Mật.


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Tâm tịnh thì cõi tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< >:D< >:D<

TỰ TÁNH THANH TỊNH


Xin được trả lời . Nếu nói Pháp thoại tức là lời Phật nói đã được sách ghi lại còn gọi là KINH.

Nếu nói Pháp hành là người học phải Hành , xin thưa rằng Hành đây là do lòng Làm chớ không phải miệng nói hay cái thân làm, Lòng là gì? Thí dụ Tấm lòng vàng,có lòng tốt, lòng khoan hồng, lòng trong sạch v.v… tóm lại là Ý nghĩ suy , với cái thân Tứ đại và chủ trì Ngũ uẩn là thằng Ý Do đó nếu thằng Ý thuần phục trong sạch và chịu Qui Y với Chân Tánh thì Tâm tự Thanh Tịnh ,Tâm Thanh Tịnh thì cõi Phật Tịnh hay Quốc Độ Thanh Tịnh vi một thân là một Quốc Độ, và đây là nói do người học Phật phải Hành , còn người Thượng căn Thắng sĩ hay người sanh ra đã có Trí Bát Nhã thì chỉ một câu cũng thông xuốt tận nguồn Chân Lý ( nhất cú liểu nhiên siêu bách ức ) thì không cần phải Hành . tóm lại lời Lục Tổ đã dạy : Tánh người vốn Tự Định, chứ không phải do ngồi hay nằm mà có Định. >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Tâm tịnh thì cõi tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Có bệnh thì phải uống thuốc!
Bệnh nào thì thuốc đó.


letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: Tâm tịnh thì cõi tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

=D> =D> =D>


khà khà
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Tâm tịnh thì cõi tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Mấy chữ "Tâm Tịnh thì cõi Tịnh" đời ai cũng bàn xuông, cũng vẫn là tưởng tưởng mà chưa được gì. Thế thì Tịnh Độ ấy cũng chỉ là bóng ảnh hư vọng. Vậy mà cứ khen tắm tắc, liếu lo nhất quyết ở cõi Ta Bà đầy ngũ trược.

Còn cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà là có thật, do Phật A Di Đà đã thật tu đến mức của ngài được tâm Thanh Tịnh rồi, nên cõi Tịnh ấy hiện ra. Vậy mà đi chê vức bỏ, chẳng chịu nương sức Phật mà nguyện sanh về.

Dẫu rằng trên lý thuyết thật đúng rằng "Tâm Tịnh thì Cõi Tịnh". Nhưng tâm mình tịnh chưa?

Hay là mình cho rằng suốt ngày miệng nói "Tâm Tịnh Thì Cõi Tịnh", "Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ" là đủ rồi? là tâm mình đã Tịnh rồi?

Ví như có hạt đậu, mà cứ bỏ trong tủ, thế thì hạt đậu có trở thành cây rồi kết quả đậu được không?

Thế mà cứ miệng nói "Tâm Tịnh cõi Tịnh", "Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ" mà thật chưa hề gieo nhân thanh tịnh, thì không thể nào có được quả Tịnh Độ.

Còn người niệm Phật đây là gieo trồng cái nhân Tịnh Độ, chắc chắc cái quả được cõi Tịnh Độ sau nầy. Thế mà người ta nói niệm phật là trái nhân quả! Tịnh độ của Phật không có! Nói như thế mới thật là trái nhân quả!

Kinh Dạy Phật A Di Đà tu hành nhiều kiếp được tâm thanh tịnh, thành Phật, nên cõi Tịnh Độ hiện tiền. Nhân Quả rành rành sao lại không?

Nếu nói Phật A Di Đà tu tâm thanh tịnh, nay thành Phật mà không được cõi Tịnh Độ, thì đấy chính là trái nhân quả! Trái với câu "Tâm tịnh thì cõi Tịnh". Phật A Di Đà thành Phật là đã được tâm thanh tịnh, thế mà không được cõi Tịnh hay sao?

Cho nên ai chấp nhận cái lý "Tâm Tịnh Thì Cõi Tịnh" mà bát bỏ cõi Cực Lạc Tịnh Độ của Phật A Di Đà thì thật vô lý hết sức, và người ấy cũng không được quyền nói và không thể nói câu "Tâm Tịnh thì cõi Tịnh" được vì chẳng biết gì là Tâm tịnh thì cõi Tịnh mà nói.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Tâm tịnh thì cõi tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Tu hành không ngoài nhân quả. Gieo nhân Tịnh Độ thì quả ở Tịnh Độ. Khái niệm '' tâm tịnh thì cõi tịnh'' hay ''tự tánh Di Đà duy tâm Tịnh Độ'' là chỉ việc tu hành niệm Phật đạt đến tâm thanh tịnh thì đâu đâu cũng là Tịnh Độ vì vậy tuy ở Ta Bà mà cũng như ở Tịnh Độ. khi xả bỏ báo thân liền sanh Cực Lạc, việc này chỉ cho niệm Phật đạt đến niệm Phật tam muội, thì Tịnh Độ hiện tiền, trong kinh Hoa Nghiêm có nói'' Nhất Thiết duy tâm tạo''.

Rất nhiều người hiểu lầm giửa Tín - Nguyện - Hạnh và 'tự tánh Di Đà duy tâm Tịnh Độ'' khác nhau. Hai điều này là một mà thôi.
Tín - Nguyện - Hạnh là giai đoạn đầu .''Tự tánh Di Đà duy tâm Tịnh Độ'' là giai đoạn cuối, thực ra mà nói điều này là một giống như một con đường chia làm 2 phần là đầu đường và cuối đường đi hết con đường tức là bạn đã đến Cực Lạc rồi.

Nhân lễ khánh đản Phật A DI ĐÀ 17/11 chúc các đạo hữu an lạc, thân tâm thanh tịnh, gia đạo cát tường.


tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Tâm tịnh thì cõi tịnh

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< >:D< >:D<

TÂM TỊNH CÕI PHẬT TỊNH VÀ CÂU DUY TÂM TỊNH ĐỘ LÀ CÙNH MỘT NGHĨA, tuy khác từ mà không khác NGHĨA.

HAI CÂU NẦY ĐỀU LÀ HAI CÂU TRỰC CHỈ ,do đó chỉ có hàng THƯỢNG THỦ mới lảnh hội mà thôi . >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách